SỔ tay hưỚng dẫn phòng ngừa lây nhiễm VI rút corona gây hội chứng viêM ĐƯỜng hô HẤp vùng trung đÔng (mers-coV)


XỬ LÝ THI HÀI NGƯỜI BỆNH NHIỄM HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM MERS-CoV



tải về 0.57 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.57 Mb.
#30859
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

XỬ LÝ THI HÀI NGƯỜI BỆNH NHIỄM
HOẶC NGHI NGỜ NHIỄM MERS-CoV


1. Mục đích

  • Nhân viên y tế xử lý đúng và nghiêm ngặt quy trình, quy định khi xử lý thi hài người bệnh nghi ngời hoặc nhiễm MERS-CoV.

  • Phòng ngừa lây nhiễm MERS-CoV cho nhân viên y tế và người nhà người bệnh.

  • Bảo vệ người phúng viếng và cộng đồng.

2. Phạm vi áp dụng

  • Khoa Giải phẫu bệnh, nhà Đại thể và các khoa lâm sàng có thu dung điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS CoV.

  • Nhân viên y tế và người nhà người bệnh trực tiếp có tiếp xúc với thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS CoV.

3. Nguyên tắc

  • Áp dụng triệt để các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa cách ly theo đường tiếp xúc và giọt bắn khi vận chuyển và xử lý thi hài.

  • Chỉ nhân viên y tế có nhiệm vụ và người nhà người bệnh đã được hướng dẫn quy trình phòng ngừa mới được tham gia xử lý thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS CoV.

4. Phương tiện

4.1. Phương tiện vận chuyển, bảo quản và xử lý thi hài

  • Xe/băng ca vận chuyển thi hài: dễ dàng vệ sinh khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng.

  • Túi nilon hoặc vải không thấm nước có khóa kéo và ga giường sử dụng một lần.

  • Buồng lạnh bảo quản thi hài hoặc buồng giữ thi hài được trang bị phương tiện rửa tay, hoá chất phun khử khuẩn bề mặt, sàn nhà và các phương tiện vệ sinh khử khuẩn bề mặt.

4.2. Phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh tay và thu gom chất thải

Tại khoa lâm sàng có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS CoV và tại nhà Đại thể cần luôn có sẵn các phương tiện cho thực hành phòng ngừa lây nhiễm, gồm:



  • Phương tiện vệ sinh tay: xà phòng rửa tay, dung dịch vệ sinh tay chứa cồn.

  • Phương tiện phòng hộ cá nhân: là các phương tiện sử dụng một lần (găng tay, mũ giấy, khẩu trang y tế, áo choàng giấy, kính mắt, tạp dề). Các phương tiện này phải là loại không thấm nước.

  • Phương tiện thu gom chất thải: Là túi/thùng màu vàng có kích thước đủ lớn để thu gom các phương tiện phòng hộ cá nhân sau sử dụng.

  • Hóa chất khử khuẩn tử thi: dạng dung dịch hoặc bột có Clo hoạt tính 5%.

  • Bình phun tay hoặc máy phun tay.

5. Biện pháp tiến hành

5.1. Tại đơn vị có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV tử vong

Ngay khi có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV tử vong, nhân viên y tế trực tiếp điều trị/chăm sóc người bệnh cần thực hiện các nội dung sau:



  • Không bố trí người bệnh khác (kể cả người bệnh MERS CoV) trong buồng bệnh đang có thi hài người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS CoV. Trường hợp trong buồng bệnh có người bệnh khác thì phải chuyển ngay người bệnh đó sang buồng bệnh khác.

  • Gọi điện thoại thông báo và viết giấy yêu cầu nhà Đại thể cử nhân viên chuyển tử thi về nhà Đại thể.

  • Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ và người nhà người bệnh vào buồng bệnh.

  • Giải thích cho người nhà người bệnh về nguy cơ lây nhiễm và hướng dẫn họ các quy định và biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cần áp dụng khi tiếp xúc với tử thi và trong quá trình khâm liệm, thăm viếng.

  • Tuyệt đối không mang bất cứ vật dụng gì ra khỏi buồng bệnh khi buồng bệnh chưa được phun khử khuẩn lần cuối.

  • Trong khi chờ nhân viên đại thể đến lấy xác, nhân viên khoa phòng che phủ tử thi bằng ga trải giường, lau bề mặt toàn bộ khu vực người bệnh nằm bằng dung dịch Clo hoạt tính 1%, trong trường hợp người bệnh ở phòng riêng có thể phun toàn bộ buồng bệnh bằng máy phun khử khuẩn bề mặt. Trong lúc phun, luôn đóng kín cửa buồng bệnh, tắt quạt trần và quạt thông gió (nếu có).

  • Sau phun khử khuẩn tối thiểu 10 phút, nhân viên nhà Đại thể mặc đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và mang xe chở tử thi vào buồng bệnh và thực hiện mang tử thi ra ngoài.

  • Tiến hành cô lập tử thi theo các bước sau:

  • Bọc kín tử thi bằng một lớp vải trải giường, phun khử khuẩn bên ngoài túi bọc, chú ý không để dịch tiết (nếu có) thấm ra ngoài.

  • Bọc tử thi trong 03 lớp túi đựng tử thi. Sử dụng vật liệu chống thấm lót bên trong lớp túi thứ nhất để hạn chế rò rỉ dịch cơ thể ra bên ngoài và kéo kín khóa. Phun khử khuẩn bên ngoài lớp túi thứ nhất bằng dung dịch hóa chất khử trùng có Clo với nồng độ 1% Clo hoạt tính, để khô. Thực hiện tương tự với lớp túi đựng tử thi thứ hai, thứ ba. Túi đựng tử thi phải bằng vật liệu chống thấm, không trong suốt, chắc chắn, không dễ bị bục/thủng, thành túi có độ dày ≥ 150μm; Khóa kéo phải kín và chắc chắn.

  • Trường hợp không có túi đựng tử thi, bọc kín tử thi bằng 02 lớp vải cot-ton dày, sau đó bọc kín tử thi bằng 03 lớp ni-lon. Sử dụng vật liệu chống thấm lót bên trong lớp ni-lon thứ nhất để hạn chế rò rỉ dịch cơ thể ra bên ngoài. Phun khử khuẩn bên ngoài lớp ni-lon thứ nhất bằng dung dịch hóa chất khử trùng có Clo với nồng độ 1% Clo hoạt tính, để khô và dán kín. Thực hiện tương tự với lớp thứ hai và thứ ba.

  • Sau khi đóng kín túi đựng tử thi, sử dụng thẻ hoặc miếng dán có biểu tượng nguy hại sinh học (theo mẫu trong Quy chế quản lý chất thải y tế, ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT) ở bên ngoài túi.

  • Trải một chiếc vải trải giường sạch lên xe chở tử thi, đặt tử thi lên trên tấm vải sạch, đi tới gần cửa buồng bệnh và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân (để đồ tháo bỏ ở phía trong buồng bệnh), khử khuẩn tay và ra ngoài buồng bệnh.

  • Nhân viên nhà đại thể mang đủ phương tiện phòng hộ tiếp nhận thi hài bên ngoài buồng bệnh, vận chuyển tử thi về nhà đại thể. Phun khử khuẩn trước khi chuyển đi.

  • Khử khuẩn lại toàn bộ buồng bệnh, hành lang sau khi xử lý.

  • Trong suốt thời gian kể từ khi người bệnh tử vong tới khi mang tử thi ra khỏi buồng bệnh, nhân viên y tế tại khoa có người bệnh tử vong cần giám sát nhắc nhở mọi đối tượng vào buồng bệnh phải thực hiện đúng quy định về cách ly phòng ngừa lây nhiễm.

5.2. Vận chuyển tử thi từ buồng bệnh về nhà Đại thể

  • Nhân viên y tế trong suốt quá trình vận chuyển tử thi phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân (khẩu trang ngoại khoa, găng tay, áo choàng giấy, mũ, ủng).

  • Vận chuyển tử thi theo đường cách ly và phải phun khử khuẩn ngay sau đó; Nếu vận chuyển bằng thang máy thì không cho người khác đi cùng, trong trường hợp người nhà người bệnh yêu cầu đi cùng thì phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân. Hạn chế vận chuyển tử thi qua nơi đông người.

  • Ngay sau khi đưa tử thi vào phòng lưu giữ, nhân viên nhà đại thể vận chuyển tử thi phải tiến hành phun khử khuẩn xe vận chuyển tử thi bằng dung dịch Chlorispray (clo 1%) để trong vòng 30 phút, sau đó tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân theo đúng trình tự, thải bỏ các phương tiện này vào túi nilon màu vàng, rửa sạch tay và vệ sinh cá nhân trước khi thực hiện các nhiệm vụ khác.

5.3. Khâm liệm tử thi

Quá trình khâm liệm phải tuân theo quy trình đặc biệt đối với bệnh dịch nguy hiểm:



  • Thực hiện khâm liệm càng sớm càng tốt.

  • Khâm liệm tử thi phải được thực hiện tại Nhà Tang lễ bệnh viện. Hạn chế tối đa số người tham gia khâm liệm.

  • Người trực tiếp tham gia khâm liệm phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân (khẩu trang ngoại khoa, găng tay, áo choàng giấy, mũ, ủng). Khử khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn và rửa sạch tay bằng xà phòng.

  • Tuyệt đối không để người nhà người bệnh thăm viếng tử thi trong suốt thời gian lưu giữ cho tới khi khâm liệm xong.

  • Quy trình khâm liệm tử thi:

  • Lót một tấm vải nilon lớn đủ để bao bọc tử thi dưới đáy quan tài. Để một săng dày tẩm hóa chất Clo 5% xuống đáy.

  • Đặt bao thi hài lên trên lớp vôi bột.

  • Gói kín thi hài bằng tấm vải nilon đã lót phía dưới.

  • Đóng kín quan tài. Kiểm tra và dán kín các ke hở của quan tài (nếu có) bằng băng dính không thấm nước.

  • Nhân viên Nhà Tang lễ thực hiện phun khử khuẩn toàn bộ bề mặt buồng khâm liệm và bề mặt quan tài bằng dung dịch Chlorispray.

  • Tháo các phương tiện phòng hộ cá nhân (khẩu trang ngoại khoa, găng tay, áo choàng giấy, mũ, ủng) và thải bỏ vào túi nilon màu vàng.

  • Khử khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn và rửa sạch tay bằng xà phòng.

  • Tắm vệ sinh thân thể trước khi thực hiện các nhiệm vụ khác.

5.4. Thăm viếng, xử lý tử thi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV

  • Hạn chế người vào viếng. Mọi người vào viếng phải mang khẩu trang ngoại khoa, không đụng chạm vào quan tài và khử khuẩn tay bằng dung dịch cồn sau khi viếng.

  • Không vận chuyển thi hài ra ngoại tỉnh. Chuyển thi hài người bệnh bằng xe ô tô chuyên dụng thẳng tới nơi hoả táng. Người nhà người bệnh không được lên xe chuyển thi hài. Nhân viên lái xe chuyển thi hài phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân.

  • Thi hài người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm MERS-CoV cần được hoả táng càng sớm càng tốt, không để quá 24 giờ kể từ khi người bệnh tử vong.

6. Kiểm tra giám sát và trách nhiệm

  • Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình, quy định xử lý thi hài người bệnh nghi ngờ hoặc nhiễm MERS-CoV:

  • Đơn vị có người bệnh tử vong: đảm bảo tuân thủ các quy định phòng chống lây nhiễm tại khu vực mình quản lý.

  • Nhà tang lễ: thực hiện nhận thi hài, vận chuyển tử thi xuống nhà đại thể, khâm liệm tử thi và tổ chức thăm viếng, xử lý thi hài theo quy định.

  • Đơn vị dịch vụ: bố trí xe vận chuyển tử thi và thực hiện các quy định trong quá trình vận chuyển thi hài tới nghĩa trang. Chuẩn bị sẵn một cơ số phương tiện phòng hộ cá nhân để nhượng lại cho người nhà người bệnh sử dụng khi cần.

  • Phòng Kế hoạch tổng hợp: giám sát thực hiện, tiếp nhận và báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo bệnh viện giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện quy định này.

  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo đúng
    quy định.

  • Lập danh sách tất cả nhân viên y tế, người nhà,… có tham gia xử lý và khâm niệm tử thi, theo dõi 21 ngày.




tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương