SỞ giao dịch chứng khoáN, trung tâM giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN


Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành



tải về 1.32 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.32 Mb.
#26580
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

  1. Vị thế của Công ty trong ngành

Tập đoàn TKV giao cho Công ty quản lý tài nguyên, trữ lượng than. Hàng năm, Công ty khai thác than cho Tập đoàn theo Hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển than.Với sự quản lý và điều tiết của Tập đoàn TKV, không có sự cạnh tranh về sản phẩm và thị trường giữa các Công ty khai thác than.

Căn cứ trữ lượng than thăm dò và đưa vào khai thác, Tập đoàn TKV ký hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển than với Công ty. Công ty Cổ phần Than Mông Dương – TKV có trữ lượng than như sau:



STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số liệu

1

Số năm đã triển khai hoạt động khai thác

Năm

26

2

Độ sâu khai thác hiện tại

Mét

-100

3

Năng suất khai thác than hiện tại

Triệu tấn/ năm

1,8

4

Trữ lượng than còn lại (Dưới mức -100)

Triệu tấn

10,243

5

Tổng trữ lượng đang thăm dò bổ sung, hoàn chỉnh để thiết kế bổ sung đưa vào khai thác (từ -100m đến -550m)

Triệu tấn

84,437




Cấp A+B

Triệu tấn

2,180




Cấp C1

Triệu tấn

27,216




Cấp C2

Triệu tấn

25,318




Cấp P

Triệu tấn

29,723

(Nguồn: do Công ty cung cấp)

Ghi chú:

  • Cấp A: Mức sai số từ 10% - 15%

  • Cấp B: Mức sai số từ 15 – 30%

  • Cấp C1: Mức sai số từ 30 – 60%

  • Cấp C2: Mức sai số từ 60 – 90%

  • Cấp P: Dự đoán

  1. Triển vọng phát triển của ngành than

Ngành than là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, có nhiều đóng góp lớn trong sự phát triển của đất nước. Trong 10 năm gần đây, ngành than đã có sự phát triển vượt bậc. Ngành đã sản xuất hơn 40 triệu tấn than hàng năm, nâng con số xuất khẩu lên hơn 10 triệu tấn, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Trên nền tảng sản xuất than, ngành than đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành điện, xi măng, vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng và nhiều ngành nghề khác.

Quảng Ninh là bể than lớn nhất, có diện tích kéo dài từ Phả Lại đến Vạn Hoa 130km với chiều rộng từ 10 – 30km, tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc và có khả năng khai thác lớn nhất cả nước. Trữ lượng than chủ yếu là antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm. Bể than Quảng Ninh có vị trí và các điều kiện địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và xuất khẩu than.

Hiện nay, Quảng Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Mông Dương, Mạo Khê, Vàng Danh, Hà Lầm, Thống Nhất, Dương Huy, Khe Chàm; chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của toàn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Trong tương lai, khi nguồn tài nguyên than lộ thiên cạn kiệt dần, khai thác than hầm lò sẽ đóng vai trò chính trong kế hoạch khai thác than của Tập đoàn TKV.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ của ngành than

Những năm gần đây, ngành than đã tăng mạnh tốc độ khai thác than ở vùng mỏ Quảng Ninh. Theo thống kê về sản lượng khai thác than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) từ năm 2001 đến năm 2007 được thể hiện tại bảng và sơ đồ sau:



TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

1

Than nguyên khai

Triệu tấn

14,6

17,1

20

27,6

34,9

40,75

45




Tăng trưởng

%




17,12

16,96

38,00

26,45

16,76

10,43

2

Than sạch sản xuất

Triệu tấn

12,85

15,44

18,5

25,46

31,32

37,01

41,19




Tăng trưởng

%




20,16

19,82

37,62

23,02

18,17

11,5

3

Than sạch tiêu thụ

Triệu tấn

13,05

14,83

18,82

24,99

30,19

37,67

41,1




Tăng trưởng

%




13,64

26,90

32,78

20,81

24,78

9,1

(Nguồn: TKV)



(Nguồn: TKV)

Từ năm 2001 đến năm 2007, giá trị sản lượng than tiêu thụ trong và ngoài nước được thể hiện tại biểu đồ sau:



(Nguồn: TKV)

Năm 2008, doanh thu của Tập đoàn đạt 50 ngàn tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007. Sang năm 2009, Tập đoàn lên kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, củng cố khai thác các mỏ cũ và đầu tư khai thác các hầm mỏ khoáng sản mới, phấn đấu doanh thu không thấp hơn năm 2008 và tập trung tiêu thụ 40 triệu tấn than, trong đó, tiêu thụ trong nước 19,5 triệu tấn và xuất khẩu 20,5 triệu tấn, đồng thời đảm bảo việc làm cho người lao động với mức lương từ 4,6 – 5 triệu đồng/người/tháng. Theo Tập đoàn, Quý 1 năm 2009, sản lượng than nguyên khai của toàn ngành ước đạt trên 10,2 triệu tấn, bằng 24% kế hoạch năm.

Trên thị trường nội địa, ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất của ngành than (trung bình 17% tổng cầu). Theo quy hoạch phát triển của ngành điện, trong năm năm tới, Việt Nam sẽ phát triển thêm 3000 MW nguồn nhiệt điện than và tối thiểu 4500-5500 MW nguồn nhiệt điện trong 5 năm tiếp theo. Với tiềm năng hạn chế về thủy điện và nguồn khí đốt tại Việt Nam, vai trò của nhiệt điện chạy bằng than tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn, từ gần 5 triệu tấn từ năm 2005 ước tính lên 76 – 78 triệu tấn năm 2025.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ than của các ngành như xi măng, giấy, hóa chất cũng tăng cao, từ 3 triệu tấn năm 2005 lên 15 triệu tấn năm 2025, nhu cầu tiêu thụ than của ngành luyện kim năm 2025 ước tính cao gấp 32 lần so với năm 2005.

Nhu cầu về than gia tăng cùng với yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt thể hiện tiềm năng phát triển mạnh của ngành than.



Tiềm năng thị trường và lĩnh vực khai thác than

Tập đoàn TKV đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác liên quan đến sản phẩm than như: xây dựng các nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng, liên doanh lắp ráp xe tải, máy xúc EKG, máy đào lò, …từ đó, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động trên cả nước.

Trong số các mỏ đang hoạt động (không kể các mỏ than địa phương và than bùn) có 32 mỏ đã được thăm dò tỉ mỉ, 14 mỏ đã được thăm dò sơ bộ, chỉ còn 5 mỏ là đang ở giai đoạn tìm kiếm tỉ mỉ. Ngoài ra, để chuẩn bị tài nguyên cho tương lai, TKV đã được Chính phủ cho phép hợp tác với Tổ chức phát triển năng lượng Nhật Bản (NEDO) tiến hành thăm dò đánh giá tài nguyên bể than Đồng bằng sông Hồng, thăm dò đánh giá than dưới mức -300m đến đáy tầng chứa than bể than Quảng Ninh. Như vậy, tiềm năng thị trường và lĩnh vực khai thác than là rất lớn.

c) Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới


  • Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới: tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính là khai thác, chế biến kinh doanh than theo công nghệ khai thác hầm lò, trong đó chú trọng tới đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Công ty còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách tham gia góp vốn vào các Công ty khác.

Kế hoạch triển khai dự án khai thác giai đoạn II mỏ Than Mông Dương

Kế hoạch triển khai dự án: trong giai đoạn 2006 – 2011, Công ty triển khai dự án đầu tư khai thác giai đoạn II mỏ Than Mông Dương xuống mức sâu -250m với công suất 2.000.000 tấn/năm, tuổi thọ trung bình của công trình là 23 năm (kể cả thời gian xây dựng cơ bản). Trong tương lai xa hơn Công ty hướng tới mục tiêu thăm dò khai thác dưới độ sâu -550m. Bắt đầu từ năm 2011, toàn bộ than của Công ty được khai thác hầm lò. Công ty cũng chú trọng tới đầu tư mở rộng sản xuất, nghiên cứu và pha trộn than, tạo ra thành phẩm có chất lượng cao, đa dạng chủng loại.



Đầu tư đổi mới công nghệ

Công ty tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ khai thác hầm lò, bốc xúc, vận chuyển … phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty, nhằm giảm chi phí tiêu hao vật tư, dầu mỡ, giảm hao phí lao động/1 tấn than sản xuất.



Đào tạo nguồn nhân lực:

Đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu vận hành - sửa chữa các thiết bị công nghệ cao.



Bảo vệ môi trường:

Tập trung xử lý vấn đề môi trường, công nghệ khai thác mỏ như: đổ bãi thải thấp, trồng cây tạo các thảm thực vật phủ bề mặt bãi thải đã kết thúc đổ thải, xử lý nước thải trong quá trình khai thác.



Đầu tư góp vốn

Công ty tham gia góp vốn vào 03 Công ty:



  • Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả: tổng vốn góp của Công ty Cổ phần Than Mông Dương – TKV là 11.167.700.000 đồng, chiếm 0,51% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả. Tính đến ngày 31/12/2008, Công ty đã góp 7.619.707.000 đồng.

  • Công ty Cổ phần Bóng đá – TKV: Vốn góp của Công ty là 300.000.000 đồng, chiếm 3% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Bóng đá – TKV.

  • Công ty Cổ phần đưa đón thợ mỏ: Vốn góp của Công ty là 168.000.000 đồng, chiếm 1% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần đưa đón thợ mỏ.

Đầu tư vào Công trái giáo dục và Trái phiếu Chính Phủ với trị giá 1.100.000.000 đồng

Những khoản đầu tư này hàng năm đã đưa lại nguồn cổ tức đều đặn cho Công ty.



  • Đánh giá sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu hướng chung trên thế giới.

Từ xu hướng phát triển của ngành than, và nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành than trong nước cũng như trên thế giới, có thể thấy định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới là hoàn toàn phù hợp.

  1. Chính sách đối với người lao động

  1. Số lượng người lao động trong Công ty

- Cơ cấu người lao động trong Công ty

Tên các bộ phận

Năm 2007

Năm 2008

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Toàn Công ty

3.636

547

3.692

555

Tổng số

4.183

4.247

(Nguồn: Do Công ty cung cấp)

- Trình độ người lao động trong Công ty tính đến ngày 31/12/2008

STT

Trình độ

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Đại học

223

5,25

2

Cao đẳng, trung cấp

441

10,38

3

Công nhân kỹ thuật

3.014

70,96

4

Trình độ khác

569

13,41

 

Tổng cộng

4.247

100%

(Nguồn: Do Công ty cung cấp)

  1. Chính sách đối với người lao động

Công ty đặc biệt chú trọng tới yếu tố con người, đặt người lao động vào vị trí trung tâm trong quá trình phát triển, xây dựng doanh nghiệp. Ngoài những quyền lợi được quy định trong Bộ Luật Lao động, người lao động trong Công ty còn được hưởng nhiều đãi ngộ dưới các hình thức như: tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát mỗi năm 1 lần vào mùa hè, trợ cấp khi thai sản, ốm đau, trợ cấp khó khăn ...

Công ty luôn quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo sức khỏe cho người lao động, trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động như: Công ty tổ chức ăn tự chọn với nhà ăn 450 chỗ, nhà xông hơi, phân xưởng giặt và sấy khô quần áo, hệ thống vật lý trị liệu giành riêng cho cán bộ công nhân viên.

Với lực lượng lao động đông đảo, Công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua văn hóa, thể thao tại nhà sinh hoạt mỏ, nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó với Công ty, thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo Công ty đến đời sống của người lao động.

Trong công tác đào tạo, Công ty đã chú trọng đến công tác tự đào tạo, đào tạo tại chỗ và đã dành được sự quan tâm thiết thực của cán bộ công nhân viên trong Công ty, khuyến khích được các cán bộ trẻ nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, tạo điều kiện phát huy sáng tạo ra các giá trị mới.

Công ty có chính sách khen thưởng xứng đáng với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có đóng góp sáng kiến về giải pháp kỹ thuật giúp đem lại hiệu quả kinh doanh cao, đồng thời áp dụng các biện pháp, quy định xử phạt đối với các cán bộ có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động, hình ảnh Công ty.

Tiền lương bình quân cho người lao động

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Tổng quỹ lương

251.085.000.000

333.034.000.000

- Trong đó: Các khoản tiền thưởng

7.900.000.000

26.642.720.000

Tiền lương bình quân người/tháng

5.002.092

6.534.691

(Nguồn:Do Công ty cung cấp)


  1. Chính sách cổ tức

Công ty thực hiện chi trả cổ tức theo các quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định về chi trả cổ tức trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. HĐQT có trách nhiệm xây dựng phương án phân phối lợi nhuận và kiến nghị mức cổ tức được trả để trình ĐHĐCĐ quyết định.

Công ty trả cổ tức cho các cổ đông trong năm 2008 là 12%/năm. Công ty duy trì chính sách cổ tức ở mức trung bình, đều đặn qua các năm, nhằm đem lại thu nhập ổn định cho các cổ đông. Đồng thời chính sách chi trả cổ tức này tạo điều kiện cho Công ty có thêm nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ sự phát triển lâu dài, bền vững.



  1. Tình hình hoạt động tài chính

11.1. Các chỉ tiêu cơ bản

a) Trích khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Thời gian khấu hao của các nhóm tài sản cố định được ước tính như sau:



Nhóm TSCĐ

Số năm

Nhà cửa, vật kiến trúc

5 – 30

Máy móc, thiết bị

5 – 10

Phương tiện vận tải

6 – 8

Dụng cụ quản lý

5 – 8

Каталог: data -> HNX -> 2009 -> BAN%20CAO%20BACH
HNX -> Trung tâm giao dịch chứng khoán hà NỘi chấp thuậN ĐĂng ký chứng khoán giao dịch chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦA chứng khoáN
HNX -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊNH
HNX -> I. LỊch sử hoạT ĐỘng của công ty 4
HNX -> Cms: Board resolution
HNX -> Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 báo cáo tài chính tóm tắt quý 3/2008
BAN%20CAO%20BACH -> Ủy ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp giấy chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU
2009 -> Thông điệp từ Hội đồng quản trị Kính thưa Quý vị cổ đông

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương