SỞ giao dịch chứng khoáN, trung tâM giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN


NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH



tải về 1.32 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.32 Mb.
#26580
1   2   3   4   5   6   7   8   9

NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH


  1. Tổ chức niêm yết: Công ty Cổ phần Than Mông Dương - TKV

Ông: Phùng Mạnh Đắc Chức vụ: Chủ tịch HĐQT

Ông: Nguyễn Văn Thành Chức vụ: Giám đốc

Ông: Nguyễn Trọng Tốt Chức vụ: Phó Giám đốc

Ông: Bùi Văn Kiểm Chức vụ: Phó Giám đốc

Ông: Tạ Văn Bền Chức vụ: Phó Giám đốc

Ông: Vũ Tiến Quang Chức vụ: Phó Giám đốc

Bà : Phạm Thị Hải Chức vụ: Kế toán trưởng

Ông: Mai Thạch Nguyễn Chức vụ: Trưởng ban Kiểm soát

Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.


  1. Tổ chức tư vấn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An (TAS)

Đại diện theo pháp luật: Ông LÊ HỒ KHÔI

Chức vụ : Tổng Giám đốc

Bản cáo bạch này là một phần của Hồ sơ đăng ký niêm yết do Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An tham gia lập trên cơ sở Hợp đồng tư vấn niêm yết cổ phiếu với Công ty Cổ phần Than Mông Dương - TKV. Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do Công ty Cổ phần Than Mông Dương - TKV cung cấp.

  1. CÁC KHÁI NIỆM


UBCKNN : Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước

TTGDCK : Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Công ty : Công ty Cổ phần Than Mông Dương - TKV

Tổ chức niêm yết : Công ty Cổ phần Than Mông Dương - TKV

Tổ chức tư vấn : Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An

TKV : Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông

HĐQT : Hội đồng quản trị

BKS : Ban Kiểm soát

KTT : Kế toán trưởng

Điều lệ : Điều lệ Công ty Cổ phần Than Mông Dương - TKV

TSCĐ : Tài sản cố định

PX : Phân xưởng

VT : Vận tải

BCKT : Báo cáo kiểm toán

  1. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT


  1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Ngày 01/04/1982, Mỏ Than Mông Dương - Khe Chàm được thành lập trực thuộc Liên hiệp Than Hòn Gai - Bộ Mỏ và Than.

Tháng 04/1987, Mỏ Than Mông Dương - Khe Chàm được tách thành 2 mỏ: Mỏ Than Mông Dương và Mỏ Than Khe Chàm trực thuộc Công ty Than Cẩm Phả - Bộ Năng lượng. Ngày 30/06/1993, Mỏ Than Mông Dương được thành lập lại theo Quyết định số 418 NL/TCCBLĐ ngày 30/06/1993 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng, là đơn vị trực thuộc Công ty Than Cẩm Phả.

Ngày 29/12/1997, Mỏ Than Mông Dương được chuyển thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ của Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) theo Quyết định số 24-1997/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Ngày 01/10/2001, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam ban hành quyết định số 405/QĐ-HĐQT về việc đổi tên Mỏ Than Mông Dương thành Công ty Than Mông Dương - doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam.

Ngày 08/11/2006, Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (được đổi tên từ Tổng Công ty Than Việt Nam) ký quyết định số 2456/QĐ-HĐQT về việc đổi tên Công ty Than Mông Dương thành Công ty Than Mông Dương - TKV

Theo quyết định số 3673/QĐ-BCN ngày 18/12/2006 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hoá Công ty Than Mông Dương – TKV, Quyết định số 35/QĐ-HĐQT ngày 08/01/2007 của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc phê duyệt kế hoạch triển khai cổ phần hóa các đơn vị năm 2007, Công ty Than Mông Dương - TKV đã thực hiện triển khai đầy đủ các bước cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước từ ngày 01/01/2007 và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần kể từ ngày 01/01/2008 với tên gọi mới là “Công ty Cổ phần Than Mông Dương - TKV”.

Ngày 02/01/2008 Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 2203001196 với mức vốn điều lệ 120.850.000.000 đồng (Một trăm hai mươi tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng chẵn).


  1. Giới thiệu về Công ty

2.1. Thông tin về Công ty

Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG - TKV

Tên giao dịch : VINACOMIN - MONG DUONG COAL JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt : VMDC

Trụ sở chính : Phường Mông Dương - Thị Xã Cẩm Phả - Quảng Ninh

Điện thoại : (033) 3 868 271 – 3 868 272

Fax : (033) 3 868 276

Email : thanmongduong@vnn.vn

Website : http://mongduongcoal.com

Lô gô: :

Vốn điều lệ : 120.850.000.000 đồng (Một trăm hai mươi tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng)

2.2. Ngành nghề kinh doanh

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2203001196 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 02 tháng 01 năm 2008, Công ty có ngành nghề kinh doanh như sau:



  • Sản xuất, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác;

  • Chế tạo, sửa chữa, phục hồi thiết bị mỏ, phương tiện vận tải và sản phẩm cơ khí khác;

  • Vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển;

  • Tư vấn mỏ và công nghiệp;

  • Xây dựng công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng, giao thông và san lấp mặt bằng;

  • Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

  • Quản lý, khai thác cảng và bến thủy;

  • Kinh doanh hạ tầng và bất động sản;

  • Mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư, phụ tùng, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống.

3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. ĐHĐCĐ có các quyền sau:



  • Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

  • Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của BKS, của HĐQT và của các kiểm toán viên;

  • Quyết định số lượng thành viên của HĐQT;

  • Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS; phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm Tổng Giám đốc điều hành;

  • Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

Hội đồng quản trị

Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ. HĐQT có các quyền sau:



  • Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty;

  • Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích, chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;

  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty;

  • Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty trình ĐHĐCĐ;

  • Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ;

  • Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty;

  • Các quyền khác được quy định tại Điều lệ;

Ban Kiểm soát

BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm, BKS thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của Ban:



  • Kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;

  • Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và Ban Giám đốc;

  • Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết;

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc gồm Giám đốc điều hành, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm. Ban Giám đốc có nhiệm vụ:



  • Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, Điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật;

  • Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty;

  • Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh;

  • Ký kết, thực hiện các Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật;

  • Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho Công ty;

  • Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua.

Các phòng ban nghiệp vụ

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Giám đốc Công ty giao cho từng phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc theo từng lĩnh vực quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh, cụ thể như sau:



Phòng An toàn: quản lý và đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Phòng Công nghệ khai thác hầm lò và Phòng công nghệ khai thác lộ thiên: quản lý kỹ thuật - công nghệ trong suốt quá trình khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên.

Phòng Trắc địa, Phòng Địa chất: có nhiệm vụ quản lý công tác địa chất và công tác trắc địa mỏ.

Phòng Cơ điện - Vận tải: thực hiện công tác quản lý kỹ thuật đối với các thiết bị điện, vận tải mỏ và các hệ thống cung cấp năng lượng trong toàn Công ty.

Phòng Đầu tư: quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và môi trường lao động.

Phòng Thông gió: có nhiệm vụ quản lý hệ thống thông gió mỏ.

Trung tâm điều hành an toàn và sản xuất: chỉ huy, điều hành sản xuất và kiểm tra hàng ngày, giám sát thực hiện các quy định, quy trình, biện pháp kỹ thuật an toàn trong khai trường sản xuất (cả lộ thiên và hầm lò).

Phòng Giám định: thực hiện các công viêc trong lĩnh vực quản lý chất lượng, sản phẩm than.

Phòng Vật tư: có nhiệm vụ quản lý, cung ứng vật tư, nguyên liệu vật liệu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.

Phòng Thanh tra - Bảo vệ: bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, trật tự an toàn trong khai trường sản xuất của Công ty và trên địa bàn Công ty đóng quân; công tác quân sự, công tác thanh tra , kiểm tra.

Trạm Y tế: thực hiện các công viêc trong công tác tổ chức, chăm sóc sức khỏe đối với người lao động trong toàn Công ty. Thực hiện công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường...

Văn phòng Giám đốc: thực hiện các công viêc trong công tác quản lý văn phòng, hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý nội vụ và thực hiện nội quy của cơ quan văn phòng.

Phòng Tổ chức Đào tạo: thực hiện các công viêc trong công tác tổ chức sản xuất (cán bộ, cơ cấu), công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn Kỹ thuật - Nghiệp vụ và tay nghề cho CBCN trong toàn Công ty.

Phòng Kế hoạch: thực hiện các công viêc trong các lĩnh vực: xây dựng, triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán quản trị chi phí sản xuất trong toàn Công ty.

Phòng Lao động Tiền lương: thực hiện các công viêc trong các lĩnh vực: quản lý tiền công, tiền lương và lao động; các chế độ chính sách đối với người lao động và chính sách xã hội.

Phòng Kiểm toán: thực hiện các công viêc trong công tác kiểm toán nội bộ đảm bảo đúng các quy định về tài chính, về quản lý Nhà nước, của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và quy chế tài chính của Công ty.

Phòng Kế toán Tài chính và Phòng Thống kê tổng hợp: phụ trách công tác kế toán, tài chính, thống kê và việc sử dụng các nguồn vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh, các dịch vụ khác theo Luật Kế toán và các quy định quản lý Tài chính - Kế toán - Thống kê của Nhà nước, TKV.

Phòng Văn hóa, thi đua: phụ trách thi đua, tuyên truyền, quản lý, phục vụ văn hóa, thể thao của Công ty.

Các đơn vị sản xuất:

- Công ty có 07 công trường khai thác hầm lò, 01 công trường khai thác lộ thiên, 06 công trường đào lò, 03 phân xưởng vận tải, 02 phân xưởng phục vụ, 01 phân xưởng cung cấp năng lượng (hơi quá nhiệt, điện, nước, khí nén), 01 phân xưởng cơ khí, 01 phân xưởng chế biến than.

- Các đơn vị sản xuất thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch giao khoán sản lượng và quản lý chi phí theo quy định của Công ty, kết hợp cùng các phòng ban liên quan giải quyết công việc theo chức năng và nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về tình hình thực hiện kế hoạch được giao.


Sơ đồ: Bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Cổ phần Than Mông Dương – TKV

4. Danh sách cổ đông sáng lập và tỉ lệ cổ phần nắm giữ; Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty; Cơ cấu cổ đông của Công ty.

4.1. Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ.

Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ nhất ngày 02/01/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp, danh sách cổ đông sáng lập của Công ty và tỷ lệ nắm giữ như sau:



STT

Cổ đông

Địa chỉ

Số CMND, ĐKKD

Số lượng cổ phần nắm giữ

Giá trị theo mệnh giá (đồng)

Tỷ lệ (%)

1

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

226 - Lê Duẩn - Trung Phụng - Đống Đa - Hà Nội


0106000574


6.528.547


65.285.470.000


54,02





Đại diện: Ông Phùng Mạnh Đắc

2

Nguyễn Văn Thành

Tổ 129 - Phường Cẩm Sơn - Cẩm Phả - Quảng Ninh

100563401

1.967

19.670.000

0,02

3

Vũ Tiến Quang

Tổ 1 - Phường Mông Dương – Cẩm Phả - Quảng Ninh

101013120

626

6.260.000

0,01

Tổng cộng 

6.531.140

65.311.400.000

54,05

Căn cứ Quyết định số 2222/QĐ-HĐQT ngày 19/09/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc phê duyện phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Than Mông Dương- TKV thành Công ty cổ phần: vốn điều lệ của Công ty là 120.850.000.000 đồng, trong đó cổ phần Nhà nước do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nắm giữ là 6.163.350 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong Công ty là 3.504.650 cổ phần, chiếm 29% vốn điều lệ; số cổ phần bán đấu giá công khai là 2.417.000 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ.

Ngày 08/11/2007, Công ty tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với tổng số cổ phần chào bán là 2.417.000 cổ phần. Tuy nhiên, sau ngày thanh toán tiền mua cổ phần của nhà đầu tư trúng đấu giá, có 16 nhà đầu tư từ chối quyền trúng đấu giá mua cổ phần tương ứng với 365.197 cổ phần. Theo kế hoạch, ngày 21/12/2007 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ tổ chức phiên thỏa thuận bán tiếp cổ phần của Công ty Than Mông Dương. Tuy nhiên, tính đến thời điểm kết thúc đăng ký là 16h ngày 18/12/2007 không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia phiên thỏa thuận bán tiếp cổ phần. Vì vậy, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không tổ chức phiên thỏa thuận bán tiếp cổ phần của Công ty Than Mông Dương vào ngày 21/12/2007.

Ngày 21/12/2007, Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ra Quyết định số 3109/QĐ-HĐQT về việc điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ trong Phương án cổ phần hoá Công ty Than Mông Dương – TKV, trong đó phần vốn Nhà nước (do Tập đoàn nắm giữ) là 6.528.547 cổ phần, chiếm 54,02% vốn điều lệ, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong Công ty là 3.504.650 cổ phần, chiếm 29% vốn điều lệ, cổ phần bán đấu giá công khai là 2.051.803 cổ phần, chiếm 16,98% vốn điều lệ.

* Theo Khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005: Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khác nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ. Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.

Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 2203001196 ngày 02/01/2008, như vậy đến ngày 02/01/2011 các hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập sẽ được bãi bỏ.

4.2. Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của Công ty tính đến ngày 16/03/2009

STT

Cổ đông

Số ĐKKD

Nơi cấp

Địa chỉ

Số lượng cổ phần nắm giữ

Giá trị (nghìn đồng)

Tỷ lệ nắm giữ (%)

1

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

106000574

Việt Nam

226 Lê Duẩn Trung Phụng – Đống Đa – Hà Nội

6.528.547

 


65.285.470

 


54,02

 


Đại diện: Ông Phùng Mạnh Đắc

2

Raw & Refined Commodities AG

CH-170.3.026.287-9

Thụy Sỹ

Bahnhofstrasse 13, 6340 Baar, Thụy Sỹ

2.046.578

 


20.465.780

 


16,93

 


Đại diện: Ông Michael Wilhelm Gahwiler

4.3. Cơ cấu cổ đông của Công ty tính đến ngày 16/03/2009

Stt

Loại cổ đông

Số lượng cổ phần

Tỷ lệ nắm giữ (%)

1

Nhà nước (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam)

6.528.547

54,02

Đại diện: Ông Phùng Mạnh Đắc

2

Cổ đông trong Công ty

1.784.084

14,76

3

Cổ đông ngoài Công ty

3.772.369

31,22

- Pháp nhân

2.058.567

17,04

- Thể nhân

1.713.802

14,18

Tổng

12.085.000

100




STT

Loại cổ đông

Số lượng cổ phần

Tỷ lệ nắm giữ (%)

1

Cổ đông trong nước

10.038.422

83,07

2

Cổ đông nước ngoài

2.046.578

16,93

Tổng

12.085.000

100

  1. Danh sách những công ty mẹ và công ty con của tổ chức đăng ký niêm yết, những công ty mà tổ chức đăng ký niêm yết đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức đăng ký niêm yết

5.1. Công ty mẹ - nắm cổ phần chi phối đối với Tổ chức đăng ký niêm yết

Tên doanh nghiệp: TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Tên giao dịch: VIETNAM NATIONAL COAL, MINERAL INDUSTRIES GROUP

Tên viết tắt: VINACOMIN

Địa chỉ trụ sở chính: Số 226 Lê Duẩn - Phường Trung Phụng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Điện thoại: (04) 3 8510 780 Fax: (04) 3 8510 724

Email: vanphong@vinacoal.com.vn

Website: www.vinacoal.com.vn , www.vinacomin.com.vn

Số cổ phần nắm giữ tại Công ty Cổ phần Than Mông Dương:

6.528.547 cổ phần (tương đương 54,02 % vốn điều lệ).

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (trước kia là Tổng Công ty Than Việt Nam) là một trong số những Tổng Công ty 90 - 91 hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Con, được thành lập theo Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số: 653/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ và số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc Thành lập Tập Đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Ngành nghề Kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:


  • Công nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khoáng sản khác đi cùng với than;

  • Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bôxit - alumin - nhôm và các khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng sản khác;

  • Công nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

  • Cơ khí: đúc, cán thép, sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác;

  • Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp, cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

  • Quản lý, khai thác cảng biển, bến thuỷ nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa;

  • Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia, sản xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác;

  • Xây lắp đường dây và trạm điện, xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng;

  • Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản;

  • Cấp nước, xử lý chất thải, trồng rừng và sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

  • Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng, cung ứng vật tư, thiết bị;

  • Các dịch vụ: đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn đầu tư, thiết kế, khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hóa, in ấn, xuất bản, đào tạo, y tế, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch, hàng hải, xuất khẩu lao động, bảo hiểm, tài chính;

  • Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam gồm 11 đơn vị trực thuộc, 40 Công ty cổ phần, 06 Công ty con do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, 04 Công ty liên kết và 03 trường đào tạo nghề.

Về tình hình khai thác than: hiện tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm được khai thác bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò, trong đó có 05 mỏ lộ thiên công suất khai thác từ 1.000.000 - trên 3.000.000 tấn/năm.

Ngoài ra, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò, trong đó có 07 hầm lò có công suất trên dưới 2 triệu tấn than, gồm các mỏ: Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy. Hầu hết các mỏ còn lại đã được cải tạo công suất để đạt mức 300.000 tấn - 1.000.000 tấn/năm.

5.2. Công ty con, công ty mà tổ chức đăng ký niêm yết đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối.

Không có.



  1. Hoạt động kinh doanh

6.1. Sản lượng sản phẩm/ giá trị dịch vụ qua các năm

a. Các sản phẩm và dịch vụ

Công ty sản xuất than, cung cấp các dịch vụ như vận tải đường bộ than và hàng hóa khác, sửa chữa, phục hồi thiết bị mỏ, phương tiện vận tải và sản phẩm cơ khí.

Với đặc thù ngành, sản phẩm chủ yếu của Công ty là than. Công ty khai thác than theo hai hình thức là hầm lò và lộ thiên. Công nghệ khai thác lộ thiên được Công ty khai thác ở độ sâu -20m và sẽ kết thúc vào năm 2010. Từ năm 2011, toàn bộ sản phẩm than của Công ty sẽ được khai thác theo công nghệ hầm lò.

Than được sản xuất theo 02 chủng loại sản phẩm: than cám và than cục xô. Than sạch theo tỷ lệ AK của Công ty được phân ra thành than tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và tiêu chuẩn than cơ sở.

Trong đó:


  • Than đạt tiêu chuẩn Việt Nam (than cục và than từ cám 2 đến cám 6): kết quả thí nghiệm cho thấy than của Công ty Cổ phần Than Mông Dương – TKV là loại than antraxit, thuộc loại than có nhiệt lượng cao. 

  • Than đạt tiêu chuẩn cơ sở (Cám 7A, 7B, 7C): tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại than cục, cám thương phẩm của vùng Hòn Gai - Cẩm Phả thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam ngoài các loại than của tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Tỷ lệ doanh thu các sản phẩm dịch vụ của Công ty qua các năm 2007, 2008 và 3 tháng đầu năm 2009 như sau:

Đơn vị tính: đồng

STT

Chi tiết doanh thu

Năm 2007

Năm 2008

3 tháng đầu năm 2009

Giá trị (đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (đồng)

Tỷ trọng (%)

1

Than

711.944.685.866

99,48

963.917.985.361

99,63

324.336.875.796

99,96

2

Kinh doanh khác

3.721.463.979

0,52

3.573.801.526

0,37

115.550.284

0,04

Tổng doanh thu thuần

715.666.149.845

100

967.491.786.887

100

324.452.426.080

100

(Nguồn: Do Công ty cung cấp)

Doanh thu từ than trên tổng doanh thu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, năm 2007 là 99,48%, năm 2008 là 99,63%, điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của các công ty trong ngành khai thác than. Ngoài ra, Công ty còn phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ khác từ than, và các sản phẩm dịch vụ này luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu.



b. Thị trường

Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giao tài nguyên, trữ lượng, ranh giới mỏ mà Tập đoàn là đại diện chủ sở hữu cho Công ty quản lý để khai thác và giao nộp sản phẩm cho Tập đoàn thông qua Hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển. Do đó, thị trường của Công ty được xác định gián tiếp thông qua thị trường tiêu thụ than của Tập đoàn TKV.



6.2. Nguyên vật liệu

  1. Nguồn nguyên nhiên vật liệu

Nguyên nhiên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xất kinh doanh bao gồm:

- Nguyên vật liệu dùng để khai thác than: Thuốc nổ, gỗ lò, vỉ chống các loại, lưới thép B40, lưới sàng, thuốc nổ…

- Nguyên vật liệu phục vụ chế biến, sàng tuyển than:

+ Nhóm nguyên vật liệu phục vụ chế biến trực tiếp: tạp liệu, dầu mỡ, hóa chất, vật liệu xây dựng.

+ Nhóm nguyên vật liệu phụ trợ: Bảo hộ lao động, văn phòng phẩm.

- Nguyên liệu phục vụ cho bốc xúc, vận tải: các loại xúc, gạt, phụ tùng phục vụ cho sửa chữa, bảo trì các thiết bị hiện có: hàng điện, hàng xúc …

- Nhiên liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh: xăng, dầu, mỡ nhớt

- Điện năng: Công ty sử dụng mạng lưới điện quốc gia phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.



  1. Sự ổn định của các nguồn cung cấp

Nguyên nhiên vật liệu là yếu tố khởi đầu góp phần vào sự ổn định sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, các nhà cung cấp được Công ty lựa chọn thông qua việc đánh giá khả năng cung ứng hàng hoá theo các chỉ tiêu: số lượng cung ứng, thời hạn giao hàng, sự ổn định của nguyên liệu cũng như giá cả cung ứng.

Công ty lựa chọn nhà cung cấp trong nước, trong đó có các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Danh sách một số nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho Công ty được thể hiện trong bảng sau:



STT

Nhà cung cấp

Quốc tịch

Nguyên liệu cung cấp

1

Các Công ty: Lâm nghiệp Quảng Ninh, Kế Bào, Cẩm Phả, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn.

Việt Nam

Gỗ lò, cột chống, gỗ tà vẹt, chèn lò, gỗ thìu ...

2

Công ty Thép An Khánh

Việt Nam

Thép chống lò các loại, ray P24

Công ty Chế tạo máy TKV

Vì chống lò, Răng gầu xúc các loại

3

Trung tâm Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư

Việt Nam

Cột thuỷ lực, xà ma sát ...

Dàn chống, giá chống.

4

Công ty Cổ phần cơ khí thiết bị áp lực

Việt Nam

Choòng khoan và mũi khoan các loại.

5

Công ty Cổ phần Trường Sơn

Việt Nam

Kim loại đen, kim loại màu

6

Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Vật tư thiết bị.

Việt Nam

Lưới thép B40, lưới sàng các loại.

7

Công ty Cổ phần Cơ điện Uông Bí.

Việt Nam

Goòng chở than, máy cào

8

Xí nghiệp Thương mại và Xây dựng Hà Nội.

Việt Nam

Hàng điện, hàng xúc, cáp điện cao su phòng nổ, Cáp thép các loại.

9

Công ty Tia sáng Hải Phòng.

Việt Nam

Bình ắc quy ôtô, tàu điện.

10

Công ty Cổ phần Cơ khí thiết bị áp lực

Việt Nam

Con lăn, băng tải

Công ty Cổ phần cơ điện Uông Bí.

11

Công ty Hóa chất Mỏ

Việt Nam

Thuốc nổ

12

Xí nghiệp sản xuất và tiêu dùng dầu bôi trơn 12/11

Việt Nam

Xăng, dầu nhờn, mỡ máy các loại

(Nguồn: Do Công ty cung cấp)

  1. Ảnh hưởng của giá cả nguyên nhiên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận

Cho đến nay, xăng dầu vẫn là nguồn nhiêu liệu có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng, sự bình ổn của các nền kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia. Nguồn nguyên liệu này đã, đang và sẽ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các nước trên thế giới. Đối với tình hình kinh tế trong nước, giá dầu dao động mạnh trong giai đoạn 2003 - 2008 đã khiến giá cả của các mặt hàng cũng biến động theo. Cùng với xăng dầu, ngành năng lượng điện có sự điều chỉnh tăng, đặc biệt là giá điện dùng cho sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả các mặt hàng.

Tuy nhiên, đối với Công ty Cổ phần Than Mông Dương - TKV, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cả năm không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố chi phí đầu vào, do: Công ty là một thành viên thuộc Tập đoàn TKV nên từ đầu năm, trên cơ sở các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ của kế hoạch kỹ thuật, mặt bằng giá cả thời điểm, Tập đoàn sẽ tính toán chi phí sản xuất than của Công ty, từ đó quy định giá mua than nội bộ để đảm bảo cân đối được chi phí sản xuất và lợi nhuận (theo tỷ lệ do HĐQT Tập đoàn TKV quy định). Các chỉ tiêu khai thác, chi phí, giá mua hàng năm được quy định trong “Hợp đồng giao thầu khai thác, chế biến, kinh doanh than với Tập đoàn”, Hợp đồng giao thầu được xây dựng theo “Quy chế quản trị chi phí, giá thành, giá mua/bán trong Tập đoàn TKV”, cụ thể như sau:

- Về chi phí: chi phí đầu vào hợp lý như xăng, dầu, thuốc nổ, kim loại màu … được Tập đoàn bù giá nếu mua trên thị trường cao hơn giá dự kiến trong Hợp đồng giao thầu với Tập đoàn. Việc thanh toán bù giá được Tập đoàn thực hiện 6 tháng/lần, cuối năm sẽ thanh toán toàn bộ lại cho Công ty. Trường hợp các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ biến động khách quan làm tăng chi phí thì Công ty (bên nhận giao thầu) phải cập nhật tài liệu kỹ thuật, sản xuất liên quan gửi cho Tập đoàn (bên giao thầu), căn cứ đề nghị của Công ty và trong thời hạn quy định sẽ ký phụ lục Hợp đồng. Chỉ những chỉ tiêu được điều chỉnh trong phụ lục Hợp đồng mới làm cơ sở để xem xét tính giá trị thanh toán khi thanh lý Hợp đồng (Nguồn: Quy chế quản trị chi phí, giá thành, giá mua/bán của Tập đoàn TKV).

- Giá bán: hàng năm, Tập đoàn quyết toán với Công ty trên cơ sở sản phẩm giao cho Tập đoàn đã được nghiệm thu, giá bán nội bộ và thực hiện các chỉ tiêu công nghệ. Trường hợp Công ty không hoàn thành các chỉ tiêu công nghệ ghi trong Hợp đồng thì giá bán nội bộ sẽ bị giảm trừ tương ứng. Giá bán than nội bộ trong năm không được điều chỉnh tăng/giảm ngay cả khi giá bán than trên thị trường có biến động tăng/giảm. Khi Công ty xây dựng được khung chỉ tiêu công nghệ, giá bán nội bộ, sản lượng khai thác cho các sản phẩm than khai thác chuẩn xác thì doanh thu cả năm của Công ty ít có sự biến động, và cũng không có sự biến động theo giá bán than trên thị trường (Nguồn: Quy chế quản trị chi phí, giá thành, giá mua/bán của Tập đoàn TKV).

Do đó, kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tại các thời điểm trong năm sẽ có những biến động đột biến theo mức biến động của giá nguyên vật liệu đầu vào trên thị trường, biến động các chỉ tiêu công nghệ, nhưng đến cuối năm được điều chỉnh hợp lý theo hợp đồng và phụ lục hợp đồng ký kết với Tập đoàn.

6.3. Chi phí sản xuất

Các yếu tố chi phí của Công ty được thể hiện tại bảng sau:



STT

Yếu tố

chi phí

Năm 2007

Năm 2008

3 tháng đầu năm 2009

Giá trị (đồng)

% Doanh thu thuần

Giá trị (đồng)

% Doanh thu thuần

Giá trị (đồng)

% Doanh thu thuần

1

Giá vốn hàng bán

627.249.187.131

87,65

820.888.401.960

84,85

286.991.371.610

88,45

2

Chi phí

tài chính



4.113.691.715

0,57

3.962.412.535

0,41

593.516.668

0,18

3

Chi phí bán hàng

18.194.034.655

2,54

20.419.900.635

2,11

4.641.038.313

1,43

4

Chi phí QLDN

48.616.290.459

6,79

97.590.808.139

10,09

21.963.200.874

6,77

Tổng

698.173.203.960

97,55

942.861.523.269

97,46

314.189.127.465

96,83

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008 và báo cáo tài chính 3 tháng đầu năm 2009)

6.4. Trình độ công nghệ

Các thiết bị thi công phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được nhập khẩu từ các nước: Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc ….với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo an toàn và phù hợp với điều kiện quản lý. Các máy móc thiết bị của Công ty được thể hiện tại bảng sau:



Tên thiết bị

Số lượng

Năm sản xuất

Công suất

I- Máy móc thiết bị động lực










1- Biến áp lực 35/6

02

2003

1800 KVA

2- Biến áp lực 6/0,4

36

1979-2003

100-630 KVA

3- Máy cắt 35 KV

02

2006, 2007




4- Máy cắt 6 KV

73

2005-2007




5- Bơm thoát nước chính LHP từ 320 – 630 KW cho toàn khu vực -97,5m

04

1972-2004

Từ 450 – 1.250 m3/h

6- Quạt gió BOK -24m

02

1978, 2004

320 KW/h

7- Máy nâng giếng chính, phụ

02

1999, 2007

320 – 400 KW

II- Máy móc thiết bị khai thác










1- Combai đào lò

02

2003

169 KW

2- Khoan Tamroc

02

2006

45 KW

3- Máy khoan KZ

08

2001-2006

20 KW

4- Máy xúc EKG – 4,6

01

2006

250 KW

5- Các máy xúc khác

04

2002-2004

Từ 1,6 – 2,5 m3

III- Phương tiện vận tải










1- Xe ô tô belaz

21

1984-2005

27 tấn

2- Xe Kamaz

22

1982-2003

10 tấn

3- Đầu tàu điện

14

1984-2005

2×13KW

4- Xe Goòng

465

1997-2005

03 tấn

IV- Dụng cụ quản lý

28

1996-2007




1- Máy vi tính

165

1995-2007




2- Dụng cụ quản lý khác

200

1990-2007




V- Nhà cửa, vật kiến trúc

98

1982-2007




(Nguồn: Do Công ty cung cấp)

Công ty đã xây dựng và thực hiện theo quy trình sản xuất than phù hợp với đặc điểm khai thác cũng như công nghệ hiện có như sau:





Giải thích chi tiết từng khâu trong quy trình sản xuất

1 - Đào hệ thống các đường lò xây dựng cơ bản (XDCB) mở vỉa ở các cánh từ các đường lò XDCB sẽ đào hệ thống các đường lò chuẩn bị sản xuất (CBSX) tạo diện lò chợ khai thác.

2 - Than được đào từ các đường lò chuẩn bị sản xuất, khai thác từ các lò chợ ở các khu vực sau đó được vận chuyển theo hệ thống máng trượt, máng cào trong lò chợ rót tải xuống tuyến máy cào chân chợ sau đó được rót xuống goòng 3T dưới lò dọc vỉa vận chuyển -97,5m (DVVC - 97,5) qua các phễu rót than.

3 - Khi rót đủ đoàn goòng thì được đầu tầu điện kéo từ các ga chân chợ, các chân máng rót của các đường lò kéo về nhánh có tải của giếng chính đến quang lật giếng chính.

4 - Từ quang lật giếng chính goòng có được đổ vào thùng Skíp của giếng chính sau đó được kéo lên miệng giếng chính đổ tải lên tuyến băng tải mặt bằng.

5 - Than được vận chuyển theo tuyến băng tải đổ tải ra Bunke trung tâm, kho than trung tâm qua khâu chế biến sàng tuyển. Than được phân làm hai loại: than nguyên khai có cỡ hạt ≤ 100 mmm, AK trung bình 28% được rót lên các toa xe 30 tấn đưa ra nhà máy tuyển than Cửa Ông bằng đường sắt. Than đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn cở sở (TCCS) được chất tải lên ô tô đưa đi tiêu thụ tại các cảng lẻ.

6 - Từ Bunke được rót tải các đoàn tầu xuất cảng Cửa Ông.

7 - Từ kho than, than được máy xúc xúc tải lên ôtô đến các cảng lẻ trong khu vực.



Quy trình sản xuất than lộ thiên



Giải thích chi tiết từng khâu trong quy trình sản xuất

+ Thiết kế khai thác: Sau khi tìm hiểu địa chất vùng quy hoạch được khai thác, Công ty tiến hành xây dựng, thiết kế kế hoạch khai thác trình Tập đoàn.

+ Khoan nổ mìn: Nguồn than nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi Công ty phải khoan nổ bằng mìn để bóc tách lớp đất đá bao phủ.

+ Bốc xúc đất đá: Sau khi công đoạn khoan nổ, lớp đất đá bóc tách sẽ được bốc xúc để lộ ra nguồn than.

+ Vận tải than – đất: Than, đất sau đó sẽ được chuyển đến nhà máy sàng để thực hiện sàng tuyển, chế biến thành từng loại theo yêu cầu của khách hàng.

+ Tiêu thụ: Than thành phẩm sẽ được vận chuyển đến khách hàng theo hợp đồng đã ký kết.



6.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Công ty đã tiến hành quy hoạch ổn định các khu vực bãi chứa than, đầu tư công nghệ sàng tuyển mới (nhà sàng tuyển Bắc Mông Dương) để đáp ứng nhu cầu tận thu, pha trộn than đảm bảo ổn định và nâng cao chất lượng than theo yêu cầu của thị trường.

Công ty luôn chú trọng đến việc khai thác sàng tuyển than với công nghệ khai thác lộ thiên và công nghệ khai thác hầm lò, nghiên cứu các phương pháp để đưa ra sản phẩm than có chất lượng cao.

Đầu tư khai thác lộ thiên: tài nguyên than khai thác lộ thiên ở độ sâu -20m đã cạn kiệt và sẽ kết thúc vào năm 2010 nên Công ty không chú trọng nhiều vào đầu tư thiết bị khai thác mới, mà tận dụng năng lực thiết bị hiện có để thi công khoan xúc vận tải đất đá khai thác than.

Đầu tư khai thác hầm lò: Đặc thù của tài nguyên than là càng khai thác xuống sâu, chất lượng than càng tốt nên Công ty rất chú trọng đầu tư triển khai dự án khai thác than bằng công nghệ hầm lò. Hiện nay, Công ty đang triển khai đầu tư Dự án khai thác giai đoạn II mỏ Than Mông Dương xuống sâu mức -250m. Công ty đã mời các chuyên gia tư vấn thiết kế, khảo sát công nghệ khai thác hầm lò phù hợp với điều kiện của Công ty.

6.6. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm


  1. Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty

Tổ chức hoạt động Giám định chất lượng (GĐCL) sản phẩm trong Công ty được chỉ đạo từ Giám đốc và sự phối kết hợp của các phòng kỹ thuật, nghiệp vụ cùng với các Trạm kiểm nghiệm (KN) kiểm tra chất lượng, tạo thành một hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm trong Công ty.


Đốc công

Trạm KN Cảng tiêu thụ 3 ca
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

SẢN PHẨM HÀNG HOÁ TRONG SẢN XUẤT TIÊU THỤ


Phòng Tổ chức- Đào tạo

Phòng

Kế toán thống kê tài chính



Phòng Kế hoạch

Phòng công nghệ khai thác

Phòng Lao động tiền lươơng

Trung tâm điều hành an toàn sản xuất





PHÒNG GĐCL


Каталог: data -> HNX -> 2009 -> BAN%20CAO%20BACH
HNX -> Trung tâm giao dịch chứng khoán hà NỘi chấp thuậN ĐĂng ký chứng khoán giao dịch chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦA chứng khoáN
HNX -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊNH
HNX -> I. LỊch sử hoạT ĐỘng của công ty 4
HNX -> Cms: Board resolution
HNX -> Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 báo cáo tài chính tóm tắt quý 3/2008
BAN%20CAO%20BACH -> Ủy ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp giấy chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU
2009 -> Thông điệp từ Hội đồng quản trị Kính thưa Quý vị cổ đông

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương