Số 49 năm 2013 66 MỘt số ĐIỂm tưƠng đỒng về nghệ thuật trong truyện cổ TÍch hàn quốc nhật bảN



tải về 400.09 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2023
Kích400.09 Kb.
#55022
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
TƯƠNG ĐỒNG NT TRONG CỔ TÍCH NHẬT HÀN

Số 49 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
68 
mà còn xuất hiện trong truyện cổ tích 
Trung Quốc (Ngưu Lang Chức Nữ) và 
truyện cổ tích Việt Nam (Ông Ngâu bà 
Ngâu), điều này chứng tỏ sự tương đồng 
về văn hóa, trong đó có văn học dân gian 
của bốn nước. 
- Kiểu truyện về sự đền ơn 
Ước mơ một cuộc sống công bằng, 
một xã hội lí tưởng của dân gian các dân 
tộc được gửi gắm qua các truyện cổ tích 
và chi phối quá trình hình thành, phát 
triển của truyện. Đây là niềm tin và mơ 
ước của nhân dân, đồng thời cũng chi 
phối tới việc xây dựng các nhân vật chính 
diện, phản diện và các lực lượng siêu 
nhiên trong truyện cổ tích. Kiểu truyện về 
sự đền ơn là một trong những kiểu truyện 
cho thấy sự tương đồng về nghệ thuật 
giữa truyện cổ tích hai nước Hàn Quốc, 
Nhật Bản. Nhân vật được đền ơn là 
những nhân vật hiền lành, có lòng tốt, 
tình yêu thương đối với muôn loài. Đối 
tượng đi trả ơn thường là những nhân vật 
siêu nhiên, có phép màu. Người sống 
lương thiện, chăm chỉ lao động, giàu lòng 
thương yêu, đối xử tốt với những người 
xung quanh, với người gặp nạn hay với 
những con vật gặp nạn đều nhận được 
những phần thưởng xứng đáng: vàng bạc, 
châu báu, cuộc sống hạnh phúc, yên 
bình… như nhân vật người em trong 
truyện Hưng Pu và Non Pu (Hàn Quốc), 
nhân vật ông lão trong truyện Con chim 
sẻ bị cắt lưỡi (Nhật Bản) và nhân vật bà 
lão nhân từ trong truyện Chim sẻ đền ơn 
trả oán (Nhật Bản)... Với trí tưởng tượng 
phong phú và việc sử dụng yếu tố thần kì 
đã tạo cho kiểu truyện về sự đền ơn có 
đặc trưng nổi bật trong phương pháp 
phản ánh hiện thực và ước mơ của người 
Hàn và người Nhật xưa. 
Từ xa xưa, dân gian hai nước Hàn 
Quốc, Nhật Bản đã đưa nội dung đề cao 
ân nghĩa vào trong các câu chuyện cổ tích 
để giáo dục các thế hệ sống tốt hơn và tin 
vào tình người, biết cảm ơn và trân trọng 
những người giúp đỡ mình khi gặp khó 
khăn, hoạn nạn. Người Hàn và người 
Nhật đều tạo nên những câu chuyện, 
trong đó để nhân vật cố gắng trả ơn (đền 
ơn) trong một hoàn cảnh, thử thách quyết 
liệt. Các nhân vật đó còn có chung một 
đặc điểm là tự nguyện, sẵn sàng hi sinh 
cả tính mạng để trả ơn người đã giúp đỡ 
mình. Truyện Những con ác là biết ơn 
của người Hàn kết thúc với hình ảnh rất 
xúc động, đó là cái chết tự nguyện của 
hai con ác là, trả ơn chàng trai đã cứu con 
của chúng. Chàng trai trên đường đến 
kinh đô dự thi đã giết chết con rắn để cứu 
những con ác là nên bị một con rắn tìm 
cách giết hại, trả thù cho rắn chồng. 
Chàng trai phải đối mặt trước một thử 
thách lớn: làm cho cái chuông kêu lên ba 
tiếng, trong khi đó cái thang dùng để leo 
lên tháp chuông đã mục nát. Trong thời 
khắc nguy nan, tính mạng khó giữ thì 
chính những con ác là đã dùng cả tính 
mạng của mình để làm cho cái chuông 
kêu lên ba tiếng, cứu chàng trai thoát 
khỏi cái chết: “Anh rất ngạc nhiên khi 
thấy xác của hai con ác là. Xác của 
chúng đẫm máu và đầu của chúng vỡ 
toác. Nước mắt chàng trai trào ra khi 
anh hiểu ra lí do vì sao mà chuông đã cất 
tiếng kêu lúc nửa đêm.” [9, tr.238]. 


T
ạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM

tải về 400.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương