Số 49 năm 2013 66 MỘt số ĐIỂm tưƠng đỒng về nghệ thuật trong truyện cổ TÍch hàn quốc nhật bảN



tải về 400.09 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2023
Kích400.09 Kb.
#55022
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
TƯƠNG ĐỒNG NT TRONG CỔ TÍCH NHẬT HÀN

Số 49 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
70 
thắng lão nhà giàu và khiến lão phải rời 
bỏ làng. Chàng trai trở thành chủ nhân 
ngôi nhà to lớn của lão nhà giàu một cách 
dễ dàng.
Dù bất kì hoàn cảnh nào, nhân vật 
thông minh cũng dạy cho những kẻ gian 
tham, độc ác bài học nhớ đời, khiến họ 
mất hết gia tài và nhục nhã ê chề. Đó là 
nhân vật người vợ xinh đẹp, thông minh 
ở truyện Ba câu đố của người Hàn. Cả ba 
lần đối diện trước thử thách về trí tuệ của 
viên quan tham lam, háo sắc, người vợ 
của Ibang đã trả lời một cách rất tự tin: 
“Ao sen này có bao nhiêu nước? (…) Nó 
chứa một chén nước to bằng cái ao này 
(…) Mặt trời đi được bao xa trong một 
ngày? Mặt trời đi được tám dặm một 
ngày (…) Nếu cô phải tết tóc của ta 
thành bím như con gái thì nó sẽ dài bao 
nhiêu ?(…) Cô thản nhiên trả lời: bảy 
thước rưỡi (…) Nếu không tin, tôi sẽ cắt 
tóc ông và tết thành bím để ông xem.” [9, 
tr.381-382]. Như vậy, cái bẫy của viên 
quan để dồn Ibang vào tình cảnh mất vợ 
đã trở thành bi kịch đối với chính viên 
quan tham tàn. Viên quan không những 
bị mất thể diện mà còn phải đưa tất cả 
vàng bạc, châu báu cho gia đình người 
nông dân. 
Tuy không xây dựng tình huống 
truyện như trong truyện của người Hàn, 
nhưng tác giả dân gian Nhật cũng thông 
qua các câu chuyện để khẳng định rằng 
trí tuệ của con người thật tuyệt vời, 
không gì có thể sánh bằng. Con người có 
hiểu biết sẽ có tất cả. Truyện Hai anh em 
đề cao giá trị của sự thông thái và nhấn 
mạnh tầm quan trọng, trách nhiệm mà 
người con cả phải gánh vác trong hệ 
thống gia đình của đất nước Nhật Bản. 
Mặc dù không làm ra nhiều tiền bằng 
việc buôn bán, kinh doanh như người em 
nhưng người anh đã đi nhiều nơi, gặp gỡ, 
tiếp xúc với rất nhiều hạng người khác 
nhau trong xã hội, bản thân anh có nhiều 
kiến thức hơn so với mấy chục năm chỉ ở 
quê hương. Anh hiểu rõ việc tốt thì nên 
làm và tránh những điều xấu.
Tất cả gia 
tài, sự kí thác của người cha dành cho 
người con cả sống đôn hậu, có hiểu biết 
rộng là một kết thúc rất phù hợp với tính 
cách, lối sống của người Nhật.
Đến với truyện Một cuộc thi tài
người đọc như được tận mắt chứng kiến 
một cuộc thi vừa có sự tài hoa vừa có sự 
tỏa sáng của trí tuệ con người trên đất 
nước Nhật Bản. Khả năng tư duy cao đã 
đem tới cho người thợ chạm Seishichi 
một ý tưởng sáng tạo độc đáo. Một con 
chuột được Seishichi làm bằng thịt cá 
ngừ khô trông giống hệt một con chuột 
thật đã thu hút sự quan tâm, khen ngợi 
của người dân thị trấn, nhưng về bề 
ngoài, như thế vẫn chưa đủ để khẳng định 
tài trí của người thợ chạm. Sự sáng tạo 
của anh được khẳng định hoàn toàn qua 
việc dùng nguyên liệu làm nên con chuột 
mang mùi vị thu hút được cả loài mèo. 
Kết thúc truyện, người Nhật không khẳng 
định Seishichi và Heishiro, ai là người 
thắng trong cuộc thi nhưng chỉ qua lời 
đánh giá, nhận xét của người dân thị trấn 
về Seishichi “Hay lắm, chúng ta phải bỏ 
phiếu cho Seishichi vì trò láu cá của anh 
ta. Dù sao thì trò bịp bợm ấy cũng thức 
tỉnh tư duy nhạy bén của mọi người” [4, 


T
ạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM

tải về 400.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương