Số 49 năm 2013 66 MỘt số ĐIỂm tưƠng đỒng về nghệ thuật trong truyện cổ TÍch hàn quốc nhật bảN



tải về 400.09 Kb.
Chế độ xem pdf
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2023
Kích400.09 Kb.
#55022
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
TƯƠNG ĐỒNG NT TRONG CỔ TÍCH NHẬT HÀN

Số 49 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
74 
Ichiemon, Hai ông già và cục bướu, Vì 
sao nước biển lại mặn, Con chim sẻ bị 
cắt lưỡi, Những chiếc nón lá tặng cho 
Jizo, Chú bé trái đào Momotaro… 
Truyện Cái khăn thần kì có sự vật là 
chiếc khăn thần, giúp ông lão có thể nghe 
và hiểu được tiếng nói của muôn loài. 
Nhờ đó, ông đã biết được nguyên nhân 
cũng như cách để cứu giúp người và vật 
thoát nạn. Kết thúc truyện là niềm vui 
của ông lão vì đã làm được việc tốt, giúp 
đỡ mọi người và cuộc sống của ông cũng 
trở nên đầy đủ hơn. 
Yếu tố thần kì không phải chỉ để 
giải trí mà chủ yếu để giải quyết các yêu 
cầu của nội dung, góp phần làm nổi bật 
tính cách, phẩm chất của nhân vật. Hơn 
nữa, yếu tố thần kì còn nhằm phục vụ 
mục đích chính, đó là giải quyết những 
vấn đề mà thực tế xã hội lúc bấy giờ 
không thể giải quyết được. Cách giải 
quyết thể hiện thái độ, quan điểm của dân 
gian. Truyện Cái lọ thần của người Hàn 
có vật thần kì là cái lọ thần giúp cho gia 
đình người đánh cá nghèo khổ có được 
tất cả: sự giàu sang, người vợ xấu xí trở 
nên xinh đẹp, trẻ trung. Sự xuất hiện của 
chiếc lọ thần làm cho nhân vật người vợ 
tham lam, độc ác của ông lão đánh cá bộc 
lộ hết thảy bản chất xấu xa của mình. Kết 
thúc truyện, người vợ tham lam bị trừng 
phạt, đó cũng là bài học khuyên răn con 
người nên biết dừng lại trong suy nghĩ, 
hành động. Tương tự câu chuyện trên của 
người Hàn, truyện Con chim sẻ bị cắt 
lưỡi của Nhật Bản với nhân vật người 
chồng hiền lành, yêu thương loài vật. 
Trái ngược với tính cách của người 
chồng, người vợ là một người nhẫn tâm, 
tàn ác và tham lam. Con chim thần đã trả 
ơn ông lão tốt bụng bằng những vật phẩm 
quý giá như: vàng, trang sức đủ loại và 
những cuộn lụa đẹp. Nhưng với bản tính 
tham lam, người vợ muốn có được nhiều 
hơn nữa. Hành động nhẫn tâm của bà 
trước đây là cắt lưỡi con chim nhỏ tội 
nghiệp nhưng giờ lại mong nhận được 
thật nhiều vàng bạc, châu báu hơn nữa. 
Yếu tố thần kì xuất hiện qua chi tiết món 
quà chim thần tặng cho bà lão tương ứng 
với lòng tham và bản chất xấu xa của bà. 
Sử dụng yếu tố thần kì để tác giả 
dân gian Nhật tạo cho truyện có tính giáo 
dục sâu sắc, khuyên răn con người tránh 
những điều xấu, sự tham lam và lòng ích 
kỉ. 
Như vậy, yếu tố thần kì đã góp 
phần làm cho cốt truyện phát triển, 
thường dẫn đến kết thúc có hậu (người 
nghèo khổ, lương thiện được sống hạnh 
phúc, sung sướng; những kẻ tham lam
độc ác thì phải chịu sự trừng phạt thích 
đáng). Cùng với kết thúc có hậu, yếu tố 
thần kì là sản phẩm của trí tưởng tượng, 
là ước mơ, khát vọng của dân gian, đã 
làm cho cổ tích mang vẻ đẹp huyền diệu, 
linh thiêng, lãng mạn… Yếu tố thần kì và 
kết thúc có hậu là hai trong những vấn đề 
cổ tích, trong đó yếu tố thần kì là nguyên 
nhân, kết thúc có hậu là kết quả. Tuy 
nhiên, có một số truyện có yếu tố thần kì 
nhưng vẫn kết thúc bi kịch như Chàng 
đống củi và nàng tiên (Hàn Quốc), 
Urashima Taro (Nhật Bản). Yếu tố thần 
kì và kết thúc truyện thể hiện sự phát 
triển ở một chừng mực nhất định của tư 


T
ạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM

tải về 400.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương