Số 49 năm 2013 66 MỘt số ĐIỂm tưƠng đỒng về nghệ thuật trong truyện cổ TÍch hàn quốc nhật bảN



tải về 400.09 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2023
Kích400.09 Kb.
#55022
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
TƯƠNG ĐỒNG NT TRONG CỔ TÍCH NHẬT HÀN

Lưu Thị
 Hồng Việt 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
71 
tr.94] thì người nghe cũng hiểu được mục 
đích đề cao trí tuệ con người của tác giả 
dân gian Nhật. 
2.2. Đặc điểm cốt truyện 
Cốt truyện thường có ba nhiệm vụ 
chủ yếu: phải là một phương tiện để bộc 
lộ tính cách của các nhân vật, phải phản 
ánh được những mâu thuẫn và xung đột, 
cuối cùng cốt truyện phải giúp cho tư 
tưởng chủ đề và nội dung nghệ thuật có 
điều kiện bộc lộ ra một cách đầy đủ nhất 
trong mỗi truyện, mỗi tác phẩm. 
Do đặc tính ước lệ và tượng trưng, 
cốt truyện của truyện cổ tích hai nước 
còn khá đơn giản, trong đó nhân vật xuất 
hiện mang tính phiếm chỉ, vì cốt truyện 
của truyện cổ tích hai nước Hàn - Nhật 
mang tính đơn tuyến, theo một đường 
thẳng nên các nhân vật không có sự phát 
triển về tính cách. Tính cách chỉ được 
bộc lộ qua lời kể một cách ngắn gọn ngay 
từ đầu truyện.
Thông thường, nhân vật được xây 
dựng quanh hai motif: ở hiền gặp lành, ác 
giả ác báo. Cái thiện thường chiến thắng 
cái ác và cái thiện mang tính lí tưởng, nó 
chứng minh cho bản chất nhân đạo và 
hướng thiện của con người. Truyện cổ 
của hai quốc gia thường theo một trục 
thời gian và không gian, trình tự đầu 
cuối, trước sau, việc gì xảy ra trước kể 
trước, việc xảy ra sau kể sau, không gian 
và thời gian quá khứ không xác định. Vì 
thế, người nghe và người đọc truyện cổ 
tích cũng có thể thấy hình bóng thôn 
xóm, quê hương mình trong đó. Thời 
gian diễn ra theo sự việc và hành động 
của nhân vật một cách trật tự, một chiều, 
không có thời gian tâm tưởng, hồi ức. 
Cũng giống như thời gian, không gian 
trong cổ tích thường phiếm định, ước lệ 
và mang tính chất khái quát, cổ xưa, 
không có không gian tâm lí. Nhân vật 
buồn hay vui như thế nào cũng không 
được miêu tả nhiều mà chỉ được bộc lộ 
qua cử chỉ, hành động đơn giản: khóc, 
không nói, không cười… Truyện kể lại 
những biến cố và hành động chủ yếu nhất 
của nhân vật, động cơ, lí do nội tâm hết 
sức ít ỏi. Sườn truyện và cốt truyện gần 
như đồng nhất với nhau và chỉ nhằm 
thông báo một loạt sự kiện liên tiếp, một 
loạt hành động liên tiếp, chưa có điều 
kiện đi sâu vào tâm lí. Đây là cốt truyện 
tiêu biểu của văn học truyền miệng. Cốt 
truyện của các truyện cổ tích người Hàn 
và người Nhật thường sử dụng những 
motif quen thuộc được lặp đi lặp lại như 
motif ngày xửa ngày xưa, kể từ đó, một 
hôm sau, ở một làng nọ hay như motif 
gặp chim thần, trả ơn, trừng phạt… 
Cốt truyện cơ bản đều có đầy đủ 
các thành phần: trình bày, khai đoan (thắt 
nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và 
kết thúc (mở nút). Mở đầu truyện, dân 
gian dành những lời ngắn gọn để giới 
thiệu về nhân vật chính, về thân thế, gia 
cảnh, tính nết sau đó là một chuỗi những 
hành động của nhân vật được diễn ra liên 
tục: Cô gái chậu hoa, Bức hình của 
người đẹp, Cái khăn thần kì; Isum Boshi, 
anh chàng Samurai tí hon, Sự đền ơn của 
con hạc, Tình nghĩa chị em (Nhật Bản) 
và những truyện của người Hàn như: 
Shim Ch’ong người con gái hiếu thảo, 
Tình yêu của nàng công chúa, Choon 


T
ạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM

tải về 400.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương