Số 49 năm 2013 66 MỘt số ĐIỂm tưƠng đỒng về nghệ thuật trong truyện cổ TÍch hàn quốc nhật bảN



tải về 400.09 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2023
Kích400.09 Kb.
#55022
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
TƯƠNG ĐỒNG NT TRONG CỔ TÍCH NHẬT HÀN

Lưu Thị
 Hồng Việt 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
69 
Cũng giống như tính cách của 
người Hàn, người Nhật từ xưa đến nay 
vẫn rất đề cao ân nghĩa, đã chịu ơn thì sẽ 
tìm mọi cách để trả ơn, dù có hi sinh tính 
mạng cũng luôn cảm thấy hạnh phúc. 
Trong kho tàng truyện cổ tích Nhật Bản 
có truyện Người vợ hạc, Hachisuke - con 
cáo trắng, Con Tengu mũi dài thích rượu, 
Chiếc khăn thần kì, Con cáo và ông lão,
Sự biết ơn của một con chồn... Nhân vật 
chịu ơn và trả ơn là loài vật như: hạc, cáo 
trắng, Tengu (tên của một loài yêu tinh)... 
Câu chuyện Con cáo và ông lão cũng có 
kết thúc giống với truyện Những con ác 
là biết ơn của Hàn Quốc. Để trả ơn ông 
lão đã tha thứ cho tội hái trộm quả đậu, 
con cáo đã tự nguyện giúp ông lão thay 
đổi cuộc sống. Bằng cách hóa thân thành 
con ngựa chiến tuyệt đẹp rồi lại hóa 
thành con bò sữa béo, con cáo đã giúp 
ông lão có được rất nhiều tiền. Lần thứ ba 
biến hóa thành một cái ấm trà, con cáo đã 
gặp bi kịch và chết một cách thảm 
thương: “Trước mặt mọi người là con 
cáo tội nghiệp mình sũng nước nằm chết 
nhe răng.” [4, tr.78]. Sự hi sinh vì ân 
nghĩa của con cáo đối với ông lão lương 
thiện đã khép lại câu chuyện nhưng hình 
ảnh xúc động ấy vẫn còn đọng mãi trong 
lòng người kể, người nghe. 
- Kiểu truyện về sự thông minh 
Truyện cổ tích đem đến cho người 
đọc nhiều cảm xúc và chia sẻ với những 
khát khao, mong ước, niềm vui hay nỗi 
buồn của nhân vật. Nhưng cũng có những 
truyện cổ tích cũng mang lại tiếng cười, 
sự thán phục trước nhân vật thông minh, 
nhanh trí, qua đó thể hiện niềm tự hào, sự 
đề cao trí tuệ con người của tác giả dân 
gian. Người Hàn có truyện Con hổ và vợ 
người bán than, Bán bóng râm của cây, 
Hạt kê đổi vợ, Ba câu đố, Người vợ thông 
minh, Phiên tòa xử tượng đá… Quan hệ 
giữa địa chủ, nhà giàu và những người 
nông dân được phản ánh trong truyện cổ 
tích của người Hàn không mang tính gay 
gắt. Sự chống đối của nhân dân được 
người Hàn thể hiện có phần nhẹ nhàng 
hơn. Nhân vật lão nhà giàu độc ác (truyện 
Dâu tây mùa đông) đã sai người hầu của 
mình thực hiện một việc kì lạ không có 
thực, đó là tìm dâu tây vào mùa đông 
lạnh. Người hầu đã từ chối công việc này 
với những lí do chính đáng: “Điều mà 
ông muốn thì kẻ hầu hạ này không thể 
thực hiện được ạ. Dâu tây không ra quả 
vào mùa đông” [9, tr.280]. Lão nhà giàu 
nghe vậy, quở trách người hầu và một 
mực yêu cầu người hầu của mình thực 
hiện mệnh lệnh. Được người con thông 
minh giúp đỡ, chỉ bằng những dẫn chứng, 
lập luận hợp lí trong một cuộc đối đáp 
ngắn, cậu bé đã khiến lão nhà giàu xấu 
hổ, từ đó lão không bao giờ dám đưa ra 
những mệnh lệnh ngớ ngẩn. Như vậy, có 
thể thấy, mối quan hệ giữa người dân 
nghèo với những kẻ giàu tuy có mâu 
thuẫn, xung đột nhưng mâu thuẫn ấy 
cũng được giải quyết một cách đơn giản 
hơn bởi truyện tập trung làm nổi bật sự 
thông minh, tài trí của các nhân vật. 
Người Hàn còn có truyện Bán bóng râm 
của cây xoay quanh mâu thuẫn giữa 
chàng trai nghèo với một lão nhà giàu 
tham lam, ngu xuẩn. Bản lĩnh cùng với trí 
thông minh đã giúp chàng trai chiến 


T
ạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM

tải về 400.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương