Số 49 năm 2013 66 MỘt số ĐIỂm tưƠng đỒng về nghệ thuật trong truyện cổ TÍch hàn quốc nhật bảN


  Yếu tố thần kì và kết thúc truyện



tải về 400.09 Kb.
Chế độ xem pdf
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2023
Kích400.09 Kb.
#55022
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
TƯƠNG ĐỒNG NT TRONG CỔ TÍCH NHẬT HÀN

3. 
Yếu tố thần kì và kết thúc truyện 
Yếu tố thần kì góp phần tạo nên sự 
sinh động, sức sống mãnh liệt của cổ tích 
trong lòng người nghe, người đọc. Yếu tố 
thần kì đóng vai trò quan trọng trong 
truyện cổ tích, nó vừa là thủ pháp nghệ 
thuật để xây dựng câu chuyện, vừa là 
niềm tin của nhân dân. Nhân vật thần kì 
cũng có sự đối lập, có nhân vật tiên, phật, 
thần (phúc thần) và các nhân vật ma quái, 
quỷ sứ (ác thần) và “yếu tố thần kì phát 
huy sức mạnh, hỗ trợ hay làm hại nhân 
vật chính diện, tuỳ theo nó đứng về phe 
THIỆN hay phe ÁC” [10, tr.31]. Trí 
tưởng tượng của dân gian pha trộn với 
mê tín, hoang tưởng đã gắn cho nhiều 
hiện tượng thiên nhiên những quy mô kì 
vĩ, những hình trạng quái lạ… tạo nên 
một thế giới khác biệt, xa lạ với thế giới 
con người đang sống. Trong truyện cổ 
tích hai nước, có những yếu tố thần kì 
đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên 
giá trị của truyện, tạo cho truyện một vẻ 
đẹp lung linh, huyền ảo, vừa hư vừa thực. 
Mỗi khi nhân vật chính lâm vào hoàn 
cảnh hiểm nguy, khốn khó thì yếu tố thần 
kì xuất hiện để giúp đỡ họ vượt qua tất 
cả, cuối cùng họ được hưởng một cuộc 
sống hạnh phúc, no ấm. Người Hàn có 
truyện Chàng đốn củi và nàng tiên, kể về 
tình yêu đẹp của chàng trai làm nghề đốn 
củi với tiên nữ. Xuất phát từ tấm lòng 
lương thiện, anh đã cứu sống một con 
hươu bị người thợ săn đuổi bắt. Con 


T
ạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM
Lưu Thị
 Hồng Việt 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
73 
hươu trả ơn anh bằng cách giúp cho anh 
có được một người vợ để cùng anh sống 
hạnh phúc. Con hươu nói tiếng người 
chính là vật thần, là yếu tố thần kì đầu 
tiên giúp đỡ anh thực hiện ước nguyện 
của mình. Tiếp theo đó là nàng tiên - 
nhân vật thần kì đem đến cho chàng cuộc 
sống gia đình đầm ấm. Hạnh phúc đến 
với chàng trai nhưng sau đó lại rời xa 
chàng, để cho chàng sống với nỗi nhớ vợ 
con khôn nguôi. Như vậy, truyện có yếu 
tố thần kì nhưng vẫn kết thúc bi kịch, đây 
là điểm khác biệt giữa truyện Chàng đốn 
củi và nàng tiên với các truyện khác của 
người Hàn. Truyện Nàng tiên ốc của 
người Hàn mang đậm yếu tố thần kì: Một 
cô gái bước ra khỏi vỏ ốc trở thành một 
cô gái xinh đẹp, dịu hiền dọn dẹp nhà cửa 
và nấu những món ăn ngon cho chàng 
trai. Nhờ có yếu tố thần kì mà cuộc sống 
của nhân vật được biến đổi theo chiều 
hướng tích cực, chàng trai không còn 
phải sống trong cảnh cô đơn mà đã được 
hưởng một cuộc sống hạnh phúc bên 
người vợ xinh đẹp. Bên cạnh sự ủng hộ, 
giúp đỡ của nhân vật thần kì, chàng trai 
còn nhận được sự hỗ trợ của vật thần kì 
để chiến thắng mọi âm mưu đen tối, độc 
ác của nhà vua: đó là một trái bầu thần, 
một chiếc thuyền thần và một con ngựa 
thần. 
Dù ở bất kì không gian nào, ở cõi 
tiên, phật, cõi trần, thủy phủ hay địa 
ngục, các không gian thần kì này cũng 
được miêu tả mang nét giống như trần 
thế, ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu, cái 
ác, cái thiện… Sự liên hệ giữa các không 
gian này không mấy khó khăn, không 
mấy phức tạp, mà ngược lại, các nhân vật 
có thể từ cõi trần lên cõi tiên, từ cõi tiên 
xuống hạ giới một cách dễ dàng như một 
sự đi lại bình thường.
Đặc điểm vừa nêu cũng xuất hiện 
trong truyện cổ tích Nhật Bản. Truyện 
Công chúa Kaguya với nhiều hình thức 
của yếu tố thần kì. Trước hết, đó là trong 
một bụi tre rậm rạp có một vòng hào 
quang vàng rực phát ra từ thân một cây 
tre. Hoàn cảnh này khiến ông lão đốn tre 
hết sức ngạc nhiên và là yếu tố đầu tiên 
giúp ông lão có được niềm vui, hạnh 
phúc. Một cô bé tí hon bước ra từ thân 
cây tre. Từ đó, đôi vợ chồng già có được 
một người con đúng như lòng họ khát 
khao, mong ước. Hai vợ chồng được 
sống trong không khí của một gia đình 
thực sự. Tuy yếu tố thần kì xuất hiện để 
làm đổi thay cuộc sống của vợ chồng 
người đốn tre theo chiều hướng tích cực, 
nhưng cũng chính yếu tố thần kì lại là 
nguyên nhân làm cho họ buồn bã, thương 
nhớ người con đã cùng họ chia sẻ mọi 
niềm vui, nỗi buồn. Cô bé Kaguya lớn 
lên thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, 
lúc ấy cũng là thời điểm cô phải trở về 
với thế giới của chính mình - trở về thiên 
giới. Ngày chia tay giữa Kaguya và cha 
mẹ già là một ngày tràn đầy nước mắt. 
Như vậy, yếu tố thần kì không tạo cho 
truyện có kết thúc có hậu, nhưng qua đó, 
tác giả dân gian Nhật muốn khẳng định 
tình cảm vô bờ bến của cha mẹ dành cho 
con cái. Đến với các truyện khác của 
Nhật Bản, chúng ta thấy yếu tố thần kì 
góp phần tạo nên kết thúc có hậu như: 
Cái khăn thần kì, Chàng câu cá 


T
ạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM

tải về 400.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương