Số 49 năm 2013 66 MỘt số ĐIỂm tưƠng đỒng về nghệ thuật trong truyện cổ TÍch hàn quốc nhật bảN



tải về 400.09 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2023
Kích400.09 Kb.
#55022
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
TƯƠNG ĐỒNG NT TRONG CỔ TÍCH NHẬT HÀN

Nhật Bản. [4] 
2. 
Các kiểu truyện và đặc điểm cốt 
truyện 


T
ạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM
Lưu Thị
 Hồng Việt 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
67 
2.1. Các kiểu truyện tiêu biểu 
- Kiểu truyện Ả Chức chàng Ngưu 
Qua kiểu truyện này, người Hàn và 
người Nhật ca ngợi tình yêu sâu sắc, thủy 
chung của lứa đôiTruyện Kyon-u, người 
chăn gia súc  Chik-Nyo, người thợ dệt  
của người Hàn nói về câu chuyện tình 
đẫm nước mắt của nàng tiên Chik-nyo 
với hoàng tử ở nước láng giềng tên là 
Kyon-u. Hai người trở thành vợ chồng, 
sống với nhau thật hạnh phúc, tình yêu 
sâu nặng đến nỗi lúc nào họ cũng nhớ về 
nhau, muốn được ở gần bên nhau, từ đó 
công việc bị xao nhãng. Vua cha biết 
chuyện nên đã trừng phạt và chia rẽ hạnh 
phúc hai người. Kyon-u phải đi đến một 
vương quốc xa xôi ở phương Nam để 
chăn gia súc, còn Chik-nyo phải tới 
vương quốc hẻo lánh ở phía Tây để dệt 
vải và mỗi năm chỉ được gặp nhau một 
lần vào ngày mùng bảy tháng bảy. Nhân 
vật người cha là đại diện cho thế lực xã 
hội ngăn cản tình yêu tự do và hạnh phúc 
của đôi trẻ. Sự chia li, nỗi đau khổ của 
hai người yêu nhau được người Hàn nhấn 
mạnh, từ đó nói lên khát vọng giải phóng 
tình yêu của các chàng trai cô gái khỏi 
những ràng buộc xã hội, để có được tình 
yêu tự do và hạnh phúc. Truyện của Nhật 
Bản Hiko Boshi và Ôri Himê kể về cô 
công chúa dệt vải Ôri Himê - người Trời 
và chàng trai Hiko Boshi - người hạ giới 
làm việc chăm chỉ trên đồng ruộng. 
Chàng trai yêu cô gái ngay từ cái nhìn 
đầu tiên và hai người đã có thời gian 
hạnh phúc bên nhau nơi hạ giới. Nếu như 
chiếc áo tiên là cầu nối hạnh phúc giữa 
hai người thì đó cũng chính là nguyên 
nhân dẫn tới sự xa cách và những bất 
hạnh của lứa đôi yêu nhau. Người cha 
trong truyện của người Nhật cũng như 
nhân vật người cha trong truyện của 
người Hàn đều là đối tượng chia rẽ hạnh 
phúc con trẻ.
Trong truyện, người Hàn và người 
Nhật đã sử dụng con số có nguồn gốc từ 
quan niệm mang đậm tính văn hóa của 
các dân tộc: con số 7 “mang ý nghĩa triết 
học và thể hiện quan niệm dân gian sâu 
sắc, 7 là số sinh, con số kết hợp hai số 
âm - dương với ngũ hành (kim, mộc, 
thủy, hỏa, thổ), năm yếu tố vật chất đầu 
tiên và quan trọng nhất đối với người 
xưa. Sự vận hành của âm dương, ngũ 
hành làm cho con người, thiên nhiên, vũ 
trụ sinh sôi, nảy nở vì vậy con số 7 có ý 
nghĩa tượng trưng cho vũ trụ đang vận 
động, là sự hoàn thành và đổi mới một 
chu kì…” [11, tr.831-832].
 
Số 7 đã trở 
thành con số thiêng nên dân gian có câu 
với ý nghĩa kiêng kị “chớ đi ngày bảy”
Ở các truyện thuộc kiểu truyện này, con 
số 7 thường được dùng để diễn tả những 
hiện tượng kì lạ: Ở Hàn Quốc, vào ngày 
7 tháng 7, người ta thường ít khi thấy ác 
là và quạ trên bầu trời, và tảng sáng, hai 
sao Altair, Vega hiện lên rõ nhất ở hai 
bên dải Ngân hà, buổi sáng cũng thường 
có mưa nhỏ. Nhưng trong truyện của 
Nhật Bản, khi Hiko Boshi và Ôri Himê 
được gặp nhau vào một ngày duy nhất 
trong năm là ngày 7 tháng 7 thì họ rất vui 
mừng, hạnh phúc cho nên bầu trời trong 
sáng và rất đẹp.
Đây là kiểu truyện không chỉ có 
trong truyện cổ tích Nhật Bản, Hàn Quốc 


T
ạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM

tải về 400.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương