Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ


CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC



tải về 153.1 Kb.
trang7/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

2. CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
Trong hoạt động đọc văn bản văn học thì các bước đọc – hiểu là quan trọng nhát, bởi nó đạt tới mức sâu nhất của hiểu biết và làm cơ sở cho đọc đánh giá, đọc sáng tạo và vận dụng. Công việc tìm hiểu văn bản bắt đầu từ trước khi đọc, đươc mở ra trong quá trình đọc và tiếp tục suy nghĩ cả sau khi đọc xong. Theo quan điểm của ngôn ngữ học thì hiểu văn bản là đọc được ra các thông tin của văn bản: thông tin sự việc (cốt truyện, nhân vật), thông tin hàm ẩn, thông tin quan niệm. Với các văn bản văn học được đưa vào chương trình sách giáo khoa, các bước đọc hiểu được các tác giả SGK thể hiện một cách có chủ ý qua hệ thống câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài, với một số văn bản con có phần luyện tập. Số lượng câu hỏi, mức độ câu hỏi và các bài luyện tập nhằm giúp học sinh hình thành các bước đọc hiểu, tiến tới hình thành gần như là một quy trình đọc – hiểu, có thể hình dung với các bước như sau:
2.1 Đọc – hiểu ngôn từ
Để đọc - hiểu văn bản văn học thì trước hết phải có ấn tượng toàn vẹn về văn bản, muốn vậy, cần đọc thông suốt toàn văn bản (nếu là văn bản dịch nếu có thể tiếp cận văn bản gốc là điều tốt nhất), hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, phép tu từ, bút pháp nghệ thuật... Đối với thơ, nếu có thể thì nên đọc thuộc, khi đó ấn tượng về âm hưởng, hình ảnh thơ sẽ ăn sâu vào tâm trí, đó là cơ sở để hiểu thơ, nếu không đọc thuộc thì cũng cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần nhằm đọc ra được tứ thơ và âm hưởng, giọng điệu chủ đạo của tác phẩm. Đối với văn xuôi, nắm được cốt truyện và các các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc. Đối với kịch hay các tác phẩm văn học dân gian được sinh thành trong môi trường diễn xướng đặc trưng của nó thì sẽ là một thiếu sót đáng tiếc nếu không được tiếp xúc trực tiếp với văn bản kịch được công diễn sống động trên sân khấu hay đọc tác phẩm dân gian trong diễn xướng cụ thể (các làn điệu dân ca, chiếu chèo...). Việc tìm hiểu các vấn đề xung quanh văn bản văn học cũng hết sức quan trọng: tác giả, hoàn cảnh sáng tác... Với các văn bản văn học trong sách giáo khoa thì học sinh có rất nhiều định hướng đọc – hiểu: Phần Tiểu dẫn đặt trước văn bản cung cấp cho học sinh tri thức thiết yếu về tác giả, tác phẩm. Các từ ngữ khó, điển cố, điển tích.. được người soạn sách chú giải ngay ở cuối trang sách mà nó xuất hiện. Còn với các văn bản văn học ngoài chương trình, rõ ràng học sinh chuyên văn phải tự tìm hiểu những vấn đề này thông qua việc tìm hiểu, tra cứu, giải nghĩa từ... để nắm bắt được những ấn tượng chung về nội dung và hình thức của văn bản đó.
Khi đọc văn bản cần hiểu được cách diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này sang ý khác, đặc biệt là phát hiện ra mạch văn ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó, mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, cần đọc thật kĩ thì mới phát hiện ra những điểm đặc sắc, khác thường, thú vị. Chẳng hạn với câu kệ của Mãn Giác thiền sư: Xuân khứ, bách hoa lạc – Xuân đáo, bách hoa khai (Xuân qua trăm hoa rụng - Xuân tới trăm hoa tươi...) học sinh đọc kỹ để phát hiện ra trật tự thông thường của ý thơ đã bị đảo ngược, thay vì miêu tả quy luật sinh trưởng thường tình của tự nhiên, tạo hóa: xuân tới, xuân đi; hoa nở, hoa tàn thì vị thiền sư lại chọn cách viết ngược lại. Từ đó, phát hiện ý nghĩa ngầm ẩn của văn bản: ý thơ không chỉ gợi ra một mùa xuân, một đời hoa mà đó là vòng biến thiên tuần hoàn vô lượng của vũ trụ, vòng luân hồi muôn kiếp của tạo vật giữa nhân gian, ý thơ ngưng đọng lại ở sự khai mở, sinh sôi còn gợi nên được niềm lạc quan, hy vọng vào sự sống... cho nên người ta nói “trật tự là ý nghĩa”. Tương tự trong văn xuôi, sự trở lại của hình ảnh cái lò gạch cũ trong Chí Phèo, mở đầu và kết thúc là cánh rừng xà nu trong Rừng xà nu đều là những tín hiệu ngôn từ mang ý nghĩa sâu xa, gửi gắm mạch ngầm văn bản.
Với các văn bản văn học trong sách giáo khoa, giáo viên thường cho học sinh nhận rõ các yêu cầu để học sinh tự kiểm tra mức độ đọc của mình về đọc – hiểu văn bản ngôn từ. Thông thường, giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh đọc một bài thơ xem có lưu loát không; hỏi một vài chữ, câu, đoạn; hỏi một vài từ khó là có thể biết học sinh đã đọc – hiểu ngôn từ văn bản hay chưa. Giáo viên cững có thể kiểm tra bằng việc yêu cầu học sinh diễn xuôi thơ hay kể lại nôi dung đoạn trích để biết học sinh có đọc – hiểu cốt truyện hay không. Với các văn bản ngoài sách, giáo viên hoàn toàn có thể giao việc cho học sinh và kiểm tra những khâu này. Học văn luôn đòi hỏi phải hiểu, cảm và nhớ, càng nhớ nhiều càng tốt, vì có nhớ mới cảm nhận và thưởng thức được cái hay, cái đẹp.
Đọc – hiểu văn bản ngôn từ là tiền đề cho đọc kỹ và đọc sâu. Đọc kỹ là tìm mạch ý và đọc sâu là đọc phát hiện vấn đề. Mạch ý là sự liên kết ý từ câu này sang câu khác, từ đoạn này sang đoạn khác. Cách đọc này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc làm văn. Có đọc kỹ mới biết cách vào đề, cách dẫn dắt, chuyển ý của văn bản, học sinh do không đọc kĩ nên thường viết văn rời rạc, thiếu liên kết ý. Như thế, đọc kỹ mạch văn là tiền đề để từ ngôn từ mà đi sâu vào các lớp nội dung của văn bản.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương