Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang4/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về vấn đề đọc hiểu văn bản văn học dựa trên các tài liệu sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học Ngữ văn.
2. Đúc rút một số kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm văn học ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn trong quá trình dạy học chính khóa và bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc rèn kỹ năng đọc hiểu dựa trên thể loại văn học, thời đại văn học, phong cách văn học... trên cơ sở phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT và thiên hướng, sở thích văn học của các trò.
3. Tìm hiểu hiệu quả cụ thể của việc rèn kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm văn học ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn ở các khía cạnh: Khả năng cảm nhận văn chương, kỹ năng tư duy phân tích độc lập, khả năng vận dụng đọc văn vào viết văn, việc trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh....
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
V. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Đề tài được chia làm ba phần: phần Đặt vấn đề, phần Giải quyết vấn đề và phần Kết luận. Phần nội dung gồm ba mục như sau:
I. Cơ sở lí luận về đọc hiểu văn bản.
II. Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản văn học ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn
III. Vận dụng đọc – hiểu văn bản văn học ngoài chương trình vào khâu viết văn của hoc sinh.
Ngoài ra đề tài còn có Thư mục tài liệu tham khảo.
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. LÍ THUYẾT VỀ ĐỌC – HIỂU
1.1 Khái niệm và phân loại văn bản
Về khái niệm văn bản, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, từ VB có thể hiểu theo hai nghĩa – nghĩa thông dụng là “Bản viết hoặc in, mang ni dung là những gì cần được ghi để lưu lại làm bằng”; nghĩa chuyên môn là “Chuỗi kí hiệu ngôn ng hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành mt chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trn vẹn”. Tác giả Trần Ngọc Thêm thì nhìn nhận văn bản như một đơn vị giao tiếp: “Đúng ra chỉ  văn bản - cái nm ở cấp độ trên cùng của cấp hệ ngôn ngữ -  đơn vị dunhất trc tiếp tham gia vào giao tiếp,  tính độc lập giao tiếp…Văn bản, và chỉ  VB, mới va  phương tiện giao tiếp va  chính đơn vị của giao tiếp”. Đây cũng chính là cách hiểu phổ biến về văn bản của nhiều nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam và được trình bày trong SGK Ngữ văn phổ thông hiện hành. Bài học Văn bản trong SGK Ngữ văn 10 nâng cao có đoạn khái quát về văn bản, theo đó có thể có những cách hiểu khác nhau:
- Hiểu theo nghĩa hẹp, văn bản là một biết thể liên tục dạng viết của chuỗi các yếu tố ngôn ngữ mà người giao tiếp tạo nên để truyền đạt nội dung giao tiếp.
- Hiểu theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ mà người giao tiếp tạo nên để truyền đạt nội dung giao tiếp, tồn tại ở cả dạng viết lẫn dạng nói. Nói cách khác, văn bản là một loại đơn vị làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài ... loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường... (Theo Diệp Quang Ban).
Theo đó, văn bản vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là sản phẩm giao tiếp.
Về phân loại văn bản, có nhiều cách phân loại văn bản: phân loại theo phương thức biểu đạt, phân loại theo phong cách chức năng ngôn ngữ... Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ là phân loại văn bản theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp mà ở đó văn bản được tạo lập và tiếp nhận. Trên cơ sở đó, có 6 loại văn bản:
- Văn bản sinh hoạt
- Văn bản hành chính
- Văn bản khoa học
- Văn bản báo chí
-Văn bản chính luận
- Văn bản nghệ thuật
Văn bản nghệ thuật (Văn bản văn học) được xếp ở đây là theo cách dạy học truyền thống. Thực chất văn bản nghệ thuật thường được xếp riêng trong nghiên cứu bởi ngôn ngữ được dùng trong phong cách này mang vai trò chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật với giá trị thẩm mĩ, khác với tất cả các loại phong cách ngôn ngữ còn lại. Đồng thời, văn bản văn học có thể chứa đặc điểm của các phong cách chức năng khác, sử dụng các phong cách đó theo cách riêng của mình.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương