Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ


Đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học



tải về 153.1 Kb.
trang9/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

2.3 Đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học
Nhà văn sáng tác bao giờ cũng nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm, song tư tưởng tình cảm nhà văn gửi vào trong tác phẩm không chỉ là của cá nhân họ về cuộc đời, về con người mà còn là của tầng lớp, giai cấp, thời đại mà nhà văn như là một đại diện. Chiều sâu tư tưởng, tình cảm đó là linh hồn của tác phẩm văn chương. Vì vây, đọc – hiểu văn bản văn học là phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên, tư tưởng tình cảm của tác giả trong văn bản nghệ thuật thường không được trực tiếp nói ra thành lời, chúng thường được thể hiện giữa lời, ngoài lời; nói cách khác không ở lời nói trực tiếp, ở ngôn ngữ tường minh mà ở hàm ý; vì thế, người ta đọc - hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng; phán đoán tư tưởng từ mối quan hệ của các nhân vật, ở thái độ và cách miêu tả... Điều đó đòi hỏi người đọc phải có năng lực khái quát chính xác, phải đọc có sáng tạo.
2.4 Đọc – hiểu và thưởng thức văn học
Về hình thức thì văn bản văn học là hệ thống ký hiệu ngôn ngữ tồn tại khách quan theo cách sắp xếp nào đó tùy vào tài nghê của người viết. Đọc tác phẩm – từ ngôn từ đến hình tượng – người đọc sẽ tiếp nhận tư tưởng tình cảm của người viết gửi gắm vào ngôn từ, hình tượng đó, tìm ra tầng hàm nghĩa, nhận ra tín hiệu mà người viết kí thác điều muốn nói, quan niệm nhân sinh, hoài bão và ước mơ... Lúc đó, người đọc như lại một lần hiểu chính mình, hiểu cuộc đời với bao số phận khác nhau, chia sẻ sự xúc động, niềm say mê, nỗi giận hờn với tác giả. Tinh thần được thăng hoa, tâm hồn được thanh lọc, nhận thức được sâu sắc hơn, tầm nhìn được rộng mở... Có được điều đó chứng tỏ việc đọc đạt được tầm cao của sự rung cảm và thụ hưởng tinh thần.
Mọi sự hiểu đều mang tính cá thể, khi một ý nghĩa nào đó xuất hiện trong văn bản văn học, nói chung đều gắn với mong muốn, chờ đợi của người đọc, một sự chờ đợi phù hợp với cách bểu đạt của ngôn từ và logic của hình tượng. Đọc – hiểu như vậy là sự tự khẳng định của người đọc về nhiều mặt. Người đọc sung sướng nhận ra tư tưởng của tác phẩm, nhận ra sự thống nhất toàn vẹn của văn bản xung quanh tư tưởng ấy, cảm nhận được vẻ đẹp hài hòa của văn bản và có được khoái cảm về tinh thần.
Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của tác giả, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản văn học. Khi đọc tác phẩm ưu tú của nhân loại mà chưa đạt đến trạng thái tinh thần ấy, thì có thể nói, việc đọc chưa đạt được cảnh giới của sự thưởng thức.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương