Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ


PHƯƠNG PHÁP ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC



tải về 153.1 Kb.
trang10/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

3. PHƯƠNG PHÁP ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
Căn cứ vào các bước đọc hiểu có thể hệ thống phương pháp đọc hiểu như sau:
3.1 Dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa văn bản:
Đọc văn bản, người đọc bao giờ cũng cố nắm bắt cho được ý nghĩa của văn bản. Có nắm được ý nghĩa, người đọc mới có thể đồng cảm, thưởng thức, duy trì hứng thú và bộc lộ tình cảm, thái độ của mình với tác phẩm. Để hiểu được ý nghĩa ngôn từ và cả ý nghĩa hình tượng trong văn bản, người đọc đều phải dựa vào ngữ cảnh. Ngữ cảnh là toàn bộ những điều kiện quy định lời văn, ý nghĩa và giá trị của văn bản. Có ba bình diên ngữ cảnh: ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa.
Ngữ cảnh văn bản là vị trí, trong đó các yếu tố ngôn từ xuất hiện để tạo nên văn bản, và qua đó mỗi yếu tố ngôn từ thể hiện được ý nghĩa và giá trị của nó. Chẳng hạn, trong câu thơ của Hồ Xuân Hương: “Chen ngang mặt đất rêu từng đám – Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” sử dụng đảo ngữ, nếu đặt về vị trí thông thường sẽ có ý nghĩa khác hẳn. Việc đảo lộn trình tự tuyến tính về mặt thời gian trong truyện ngắn Chí Phèo cũng nhằm gửi gắm dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Ngữ cảnh tình huống là tình huống cụ thể khi văn bản và ngôn từ xuất hiện: lời do ai nói, nói với ai, trong tình huống, thời gian, địa điểm nào... Ngữ cảnh tình huống giúp hiểu được dụng ý của bài văn.
Ngữ cảnh văn hóa là bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa mà người phát ngôn (ở đây là nhà văn, nhà thơ) sống và sáng tác. Ngữ cảnh này bao gồm lí tưởng sống, quan niệm về văn học, về cái đẹp, các truyền thống văn hóa, các truyền thống văn học, ngôn ngữ... Ví dụ, thân phận của người phụ nữ trong ca dao, chí làm trai trong sáng tác Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ, tư tưởng nhàn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác Nguyễn Du, tư tưởng yêu nước mang màu sắc bi tráng trong thơ Đồ Chiểu... tất cả đều phải được đặt vào bối cảnh xã hội, triết học, tâm kí... con người đương thời thì mới có thể thấu tỏ được.
3.2 Lấy tư tưởng chính của văn bản mà soi sáng mọi chi tiết trong văn bản
Văn bản văn học là một thể thống nhất, mọi chí tiết trong văn bản đều nhằm mục đích biểu đạt tư tưởng chính của văn bản. Khi đọc, các chi tiết liên hệ với nhau, gợi nên tư tưởng chính, rồi tư tưởng chính ấy soi sáng trở lại các chi tiết, làm cho người đọc nắm bắt được đầy đủ ý nghĩa của văn bản. Ví dụ trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận, ngay từ nhan đề và lời đề từ đã mở ra một không gian rợn ngợp vô biên của sông dài trời rộng và nỗi niềm bâng khuâng, nỗi sầu thiên cổ của nhà thơ. Các khổ thơ trong toàn bài thơ đều diễn tả những nội dung đó. Không gian thơ, ấy là không gian của vũ trụ khôn cùng vô hạn mà ở đó mỗi nét cảnh vật đều hoang vắng, cô liêu, hắt hiu, tàn úa... Còn chủ thể trữ tình, ấy là con người cô đơn, nhỏ bé, u hoài, khao khát trong tuyệt vọng được giao cảm, được sẻ chia với cuộc đời...
Trong quá trình đọc, qua các chi tiết, người đọc có thể phải dự đoán trước tư tưởng chính của văn bản và sau đó quá các chi tiết khác lại điều chỉnh dự đoán ban đầu, khi nào thấy có sự phù hợp giữa tư tưởng chính với tất cả các chi tiết thì mới có thể hiểu được tư tưởng của văn bản. Như các hình ảnh, chi tiết trong 2 câu thơ cuối của bài thơ Tràng giang, nhà thơ gửi gắm lòng quê – nỗi nhớ thương đầy vơi, sâu nặng hướng về quê hương, đất nước, tưởng như không liên quan đến tư tưởng, chủ đề nêu trên, nhưng thực chất lại chính là sự lí giải sâu sắc nhất cho nỗi buồn thăm thẳm của chủ thể trữ tình, nỗi buồn ấy không chỉ bởi tương quan giữa con người nhỏ bé, hữu hạn với vũ trụ rộng lớn khôn cùng, mà xét cho cùng là nỗi buồn của cả một thế hệ lưu vong trên chính quê hương của mình.
3.3 Thể nghiệm ý nghĩa của văn bản văn học
Văn bản văn học bao giờ cũng thể hiện một niềm rung cảm sâu xa về cuộc sống, hoặc say mê về lí tưởng, hoặc đau đớn về tình người, cười cợt thói đời... Các tư tưởng trong văn học bao giờ cũng sâu rộng hơn ý nghĩa của từ ngữ, các công thức, mệnh đề tư tưởng có sẵn. Vì vậy, việc đem kinh nghiệm riêng để thể nghiệm các tình huống trong truyện, các lời trữ tình trong thơ sẽ giúp ta hiểu được chiều sâu của văn bản. Muốn thể nghiệm, người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng, phải cụ thể hóa các chi tiết trong văn bản, phải đặt mình vào tình huống của nhân vật, vị trí người kể chuyện để hiểu được ý tứ của lời văn. Khi thể nghiệm, phải hiểu tác giả là nhân vật, văn học là câu chuyện về sức sống tâm hồn của con người, khi rung động tột độ mới viết ra được, người đọc mà dửng dưng, bàng quan, vô cảm thì không thể hiểu được.
Ngoài ra cần tránh các lỗi cắt xén văn bản và suy diễn tùy tiện sẽ làm sai lệch, đơn giản hóa nội dung tư tưởng tình cảm của tác phẩm.
Trên đây là sự tổng hợp các tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liêu nghiên cứu về nội dung đọc hiểu văn bản văn học, đó là toàn bộ những cơ sở lí luận để xây dựng kế hoạch và thực hiện việc rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản nghệ thuật ngoài chương trình sách giáo khoa cho học sinh chuyên văn. 

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương