Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang8/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

2.2 Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật
Hình tượng trong văn bản văn học được xây dựng, biểu đạt, sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn từ, qua chi tiết, cốt truyện, hình ảnh, tâm trạng... tùy thể loại mà có sự khác nhau về chất liệu ngôn từ, hình tượng luôn hàm chưa nhiều lớp ý nghĩa. Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết thâm nhập vào hình tượng để tưởng tượng, biết cụ thể hóa các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát. Ví như, trong câu thơ đầu tiên của Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão): Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, sau khi đối chiếu phần dịch nghĩa học sinh có thể hình dung, tưởng tượng ra hình ảnh người tráng sĩ đời Trần đang cầm ngang ngọn giáo (không phải là múa giáo mang tính chất phô trương, biểu diễn như trong dịch thơ), đó là một tư thế tĩnh như dồn nén sức mạnh để bùng nổ. Và tầm nhìn của người tráng sĩ như bao quát cả giang sơn. Tư thế và tầm nhìn ấy là của một người chủ đang canh giữ giang sơn quý báu của mình, sẵn sàng đón đánh quân cướp nước. Ngọn giáo cầm trong tay tráng sĩ như đo chiều rộng, chiều dài của tổ quốc, và khát vọng bảo vệ tổ quốc, ý chí quyết tâm sức mạnh tinh thần dồn cả vào đôi cánh tay người tráng sĩ đang chắc tay cồm ngang ngọn giáo, bất chấp cả thời gian trải mấy thu đã trôi qua. Như vậy, bằng việc tưởng tượng, người đọc có thể hình dung rất cụ thể và chính xác điều mà tác giả chỉ viết có mấy lời. Thiếu năng lực cụ thể hóa thật khó để cảm nhận được hết cái hay của văn.
Đọc – hiểu hình tượng còn phải biết phát hiện được các mặt đối lập trong bản thân hình tượng, logic ẩn chứa bên trong nó mà nhà văn muốn gửi gắm, những mâu thuẫn tiềm ẩn và những chi tiết độc đáo chính là nơi tập trung ngòi bút của tác giả, chưa đựng cái lí của văn bản. Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật là đòi hỏi người đọc phải giải đáp được vấn đề nêu ra ở bước đọc – hiểu ngôn từ. Chẳng hạn, khi học sinh cảm nhận câu ca dao: Em tưởng giếng nước sâu – Em nối sợi gầu dài – Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây... sẽ nhận ra cái phi lý: giếng cạn hay sâu thì dây vẫn còn đó, có mất đi đâu mà phải tiếc để phát hiện ra rằng ý thơ đâu phải chuyện nối dây, tiếc dây. Đặt trong hệ thống những bài ca dao yêu thương tình nghĩa thì câu thơ chính là những hình ảnh mang tính biểu tượng: giếng sâu, giếng cạn là tình yêu của chàng trai, còn sợi dây dài kia chính là tình yêu của cô gái, cô gái tưởng chàng trai yêu thương mình thật lòng nên đã dành cho anh tình yêu chân thành, tha thiết, nặng sâu, nhưng hóa ra anh ta chỉ có thứ tình cảm hời hợt, nông cạn, nên cô gái tiếc tình yêu của mình, tiếc mình thương mình... Hay như đoạn thơ trong Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu: Tôi muốn tắt nắng đi – Cho màu đừng nhạt mất – Tôi muốn buộc gió lại – Cho hương đừng bay đi, rõ ràng là, đây là những mơ ước viển vông, ngông cuồng, phi lí, bởi ai có thể đoạt quyền tạo hóa, chế ngự thiên nhiên? Hóa ra, cái ý muốn làm thay tạo hóa ấy xuất phát từ những lí do rất nên thơ: tắt nắng cho màu đừng nhạt, buộc gió cho hương đừng bay. Chính Xuân Diệu chàng thơ cũng biết rằng: Làm sao cầm giữ được mùi hương, nhưng vẫn không thôi ao ước, có lẽ bởi màu sắc và hương thơm, trong cảm nhận của nhà thơ, đó là sự sống đang hiện hữu, là những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Vì gắn bó với cuộc đời, hiểu được mỗi giây phút tồn tại trên đời là vô cùng quý giá mà nhà thơ nảy sinh ao ước làm vĩnh cửu những cái đẹp quá đỗi mong manh: ánh sáng và hương thơm. Như vậy phải khám phá logic bên trong hình tượng nghệ thuật thì mới thực sự hiểu các hiện tượng văn học bề ngoài có vẻ như là mâu thuẫn.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương