Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang16/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

2.3.3. Sau khi đc văn bản
Đây là giai đoạn học sinh hoàn thành việc tri giác tổng thể văn bản nhưng không có nghĩa việc đọc đã dừng lại.Vì văn bản đọc hiểu nằm ngoài chương trình cho nên học sinh có thể đọc đi đọc lại để suy luận, đánh giá, cảm nhận.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tạo ra những kết nối cần thiết trong và sau quá trình đọc cho học sinh. Việc này có thể thực hiện trên lớp trong giờ giảng văn và trong quá trình học sinh luyện viết. Ví dụ trên lớp giáo viên có thể yêu cầu học sinh liên hệ, đánh giá, so sánh những văn bản trong chương trình với những văn bản ngoài chương trình học sinh lựa chọn đọc. Sự liên hệ này giúp học sinh chuyên văn có cái nhìn toàn diện và sâu rộng, biết cách thể hiện quan điểm giúp học sinh có tư duy phản biện,biết cách liên tưởng so sánh giúp học sinh có được những suy luận tích cực, mới mẻ. Mới mẻ, sáng tạo là yêu cầu rất cần thiết đối với một học sinh chuyên văn, nó cũng là tố chất để làm nên những bài văn hay, sâu sắc.
Quá trình đọc còn tiếp diễn sau khi người đọc đã đi hết hành trình của văn bản. Mặc dù văn bản đã “tạm thời” được hiểu một cách tương đối đầy đủ, song người đọc tiếp tục có những kết nối sâu hơn, rộng hơn, tổng thể hơn; từ đó có những phản hồi, đánh giá và vận dụng cụ thể. Sự phản hồi, đánh giá và vận dụng sau khi đọc có biên độ rất rộng, vô cùng phong phú, phụ thuộc vào tiềm năng tạo nghĩa của văn bản và bạn đọc. Nó thể hiện sự tổng hợp, kết nối giữa văn bản và người đọc theo rất nhiều chiều, nhiều cấp độ. Đó có thể là sự giàu có lên của người đọc về mặt thông tin, tri thức, cũng có thể là những vỡ lẽ về xúc cảm có giá trị thanh lọc tâm hồn. Đó có thể là những băn khoăn, khúc mắc mới hình thành hay những giải pháp, những câu trả lời bấy lâu nay vẫn đang tìm kiếm…
Không những vậy, trong hành trình đọc sau này, người đọc có thể quay trở lại với VB bất cứ khi nào để làm nền tảng cho việc đọc – hiểu một văn bản khác. Ngược lại, có khi, chính từ việc đọc những văn bản khác, có thêm kiến thức nền, có thêm những trải nghiệm, người đọc lại có nhu cầu quay về với văn bản để có thêm những ý hiểu mới, cách hiểu mới.
Các hành động sau khi đọc của HS THPT cần đặc biệt được quan tâm, bởi qua đó, chứng tỏ người đọc đã thực sự hiểu văn bản một cách sâu sắc hay mới ở một mức độ nhất định. Hiểu thấu đáo văn bản sẽ đem đến những phản hồi có giá trị, cũng như những đánh giá và vận dụng xác đáng. Lớp học chính là môi trường lí tưởng để các phản hồi về văn bản có dịp giao thoa, nhất là khi tương tác với giáo viên - một bạn đọc tinh hoa có nhiều trải nghiệm, HS tiếp tục có sự phát triển về cách hiểu văn bản, sự đánh giá và vận dụng sâu sắc hơn.
Tóm lại, khi và chỉ khi HS được thực hành đầy đủ các bước đọc – hiểu, họ mới thực sự là những bạn đọc sáng tạo. Bằng việc trải nghiệm đọc của chính bản thân, HS sẽ có cơ hội trở thành những người đọc có năng lực.
Cần nhận thấy được rằng hoạt động đọc hiểu của học sinh chuyên văn chính là quá trình đối thoại của bạn đọc với tác giả (nhà văn và đọc giả) một cách chủ động và độc lập. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn chính là quá trình hướng dẫn tự học và học tập độc lập, chủ động. Giáo viên cần gợi mở, định hướng để phát huy sự tưởng tượng, suy luận, đặt câu hỏi cho những vẫn đề mà học sinh đã đọc. Giáo viên cần tạo ra môi trường đối thoại cho học sinh ( trực tiếp hay gián tiếp qua bài viết) một cách chủ động và độc lập. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn chính là quá trình hướng dẫn tự học và học tập độc lập, chủ động. Giáo viên cần gợi mở, định hướng để phát huy sự tưởng tượng, suy luận, đặt câu hỏi cho những vẫn đề mà học sinh đã đọc. Giáo viên cần tạo ra môi trường đối thoại cho học sinh ( trực tiếp hay gián tiếp qua bài viết), cần sự định hướng phù hợp cho quá trình hiểu biết của bản thân học sinh.
Tóm lại: Văn bản nào cũng là những cấu trúc vẫy gọi, còn độc giả- những người ngồi trước trang sách tự mình quyết định sẽ hiện thực hay khuất bóng vô hình. Rèn học sinh kĩ năng đọc hiểu là một yêu cầu quan trọng. Đối với việc đọc hiểu văn bản ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn sẽ giúp việc học văn, dạy văn trở nên hấp dẫn, văn chương sẽ đi đúng quỹ đạo của sự sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn. Quá trình này cũng sẽ giúp giá trị của tác phẩm văn chương được mở rộng đó là đánh thức và cảm hóa những tình cảm tích cực, chủ động. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn cần được làm thường xuyên để tạo thành thói quen, cách học văn theo hướng đổi mới.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương