Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ


MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ RÈN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU VĂN VĂN NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI VỚI HỌC SINH CHUYÊN VĂN



tải về 153.1 Kb.
trang17/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ RÈN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU VĂN VĂN NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI VỚI HỌC SINH CHUYÊN VĂN
3.1 Sử dụng chiến thuật đọc – hiểu
Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh chuyên văn các chiến thuật đọc hiểu thông qua các mẫu phiếu với mục đích giúp hục sinh ghi ra được những thông tin liên quan đến văn bản đọc – hiểu và cảm nhận ban đầu về văn bản, điều này sẽ thúc đẩy học sinh tìm kiếm và trang bị những tri thức ngoài văn bản: tác giả, hoàn cảnh sáng tác... điều này quan trọng đặc biệt đối với tác giả ngoài sách giáo khoa.
Một số chiến thuật đọc hiu thưng được sử dụng trong các tài liệu đọc – hiểu

Tên chiến thuật

Thời đim sử dụng
[khi đọc]

 thể cho HS vận dụng ngay

Cần dạy HS trưc khi vận dụng

Trước

Trong

Sau

Đánh dấu  ghi c bên lề


X

X

x


Tổng quan về VB

x



x


Cuộc giao tiếp văn học

x

X

X

x


Câu hỏi kết nối tng hợp


X

X


X

Mối quan hệ hỏi đáp

x

X

X


X

Đọc suy luận


X

X


X

Nhân vật mong muốn,
nhưng…


X

X

x


Cuốn phim trí óc


X

X


X

Dự đoán

x

X


x


Với các chiến thuật học sinh có thể vận dụng ngay, giáo viên chỉ cần hướng dẫn 1 lần để học sinh ấp dụng cho mọi văn bản ngoài chương trình: Đánh dấu bên lề (Hoặc gạch chân những chi tiết quan trọng), ghi chú (Tra nghĩa những từ khó hiểu, ghi chú bên lề), tổng quan về văn bản (những hiểu biết ngoài văn bản: tác giả, hoàn cảnh sáng tác...), cuốn phim trí óc (tái hiện trong đầu óc các tình tiết, diễn biến cốt truyện, hình dung diện mạo cử chỉ hành động nhân vật, vẽ ra bức tranh thiên nhiên cuộc sống trong trí óc theo sự miêu tả của tác giả), nhân vật mong muốn, nhưng... (đọc và trả lời câu hỏi: Nhân vật mong mỏi, khát vọng điều gì, thực tế diễn ra mâu thuãn, trái ngược với mong muốn đó ra sao, dẫn tới tâm trạng hành động gì của nhân vật...), dự đoán (đọc và suy đoán các tình tiết sự kiện xung đột sẽ diễn ra tiếp theo chiều hướng như thế nào, kết quả ra sao)....
Chẳng hạn mẫu phiếu sau:
Tổng quan v văn bn

Quan sát ban đầu ca tôi về VB

Cm nhn, dự đoán ban đầu của tôi

1. Nhan đề: Long Thành cầm giả ca


2. Tác giả Nguyễn Du


3. Thể thơ


4. Chủ thể trữ tình trong bài thơ,
âm hưởng, cảm xúc chủ đạo


Với những chiến thuật cần dạy học sinh trước khi vận dụng, giáo viên cần định hướng và thảo luận với học sinh về kết quả nhiều lần giúp học sinh làm quen, nhuần nhuyễn về chiến thuật, dần dần học sinh sẽ hình thành các năng lực đọc – hiểu với văn bản mới, khi đó giáo viên có thể đặt hàng tác phẩm để học sinh tự đọc – hiểu.
Ví dụ, với loại câu hỏi kết nối tổng hợp:
Câu hỏi kết nối tổng hợp về hình tượng thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ Mưa xuân (Nguyễn Bính)

Loại câu hỏi

Miêu tả

Câu hỏi

VB

Thông tin  được  phát
hiện trong VB.

Hình tượng thiên nhiên mùa xuân trong văn bản được miêu tả với những chi tiết nào? (mưa xuân phơi phới bay – đã ngại bay, hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy – đã nát dưới chân giày...)

VB  VB

Kết nối thông tin giữa
VB đang đọc với các
VB khác cùng thể loại

Hãy kể thêm một số chi tiết tương đồng trong các văn bản khác mà bạn biết? (Các chi tiết về mưa xuân: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng (Anh Thơ); Lại có mưa xuân nước vỗ trời (Nguyễn Trãi)... Các chi tiết về hoa xoan: Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan...) Mục đích sử dụng các chi tiết nghệ thuật này này có những điểm tương đồng và khác biệt ra sao?

VB  hin
thực đi sống

Kết nối thông tin giữa
VB đang đọc và vấn đề hiện thực

Những hiểu biết của bạn về những hiện tượng thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân là gì? (Nhất là hiện tượng có liên quan đến mưa, hoa xoan)

Câu hỏi
kết nối,
tổng hợp

Kết nối thông tin của
tất cả các mặt trên vào một câu hỏi tổng hợp.

Vẻ đẹp và nét riêng biệt của hình tượng thiên nhiên mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính là gì?

Tương tự, với các chiến thuật đọc – hiểu khác, giáo viên hướng dẫn học sinh và đưa ra những đơn đặt hàng phù hợp.
3.2. Hướng dẫn học sinh tạo lập  sử dụng hiệu qu hồ sơ đọc
Hồ sơ đọc chính là một loại hồ sơ học tập, là bộ sưu tập có mục đích và có tổ chức những hoạt động đọc của HS trong suốt một thời gian dài,  hiển thị một cách cụ thể và chân thực những thông tin về quá trình đọc cũng như kết quả đọc của HS. Hồ sơ đọc thể hiện sự tích hợp giữa hoạt động đọc và hoạt động viết của HS, vì thế tạo lập và sử dụng hồ sơ đọc dưới sự hướng dẫn, phản hồi của GV là cách thức quan trọng để giúp HS phát triển năng lực. Quan trọng hơn, hồ sơ đọc chính là một cách tự phản hồi của HS về quá trình đọc, là cách thức giám sát hoạt động đọc và sự hiểu của bản thân một cách hiệu quả, từ đó tự có những điều chỉnh phù hợp, hướng tới khả năng đọc độc lập và thành thục.
Hồ sơ đọc có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức sáng tạo song cần phản ánh được các thông tin cơ bản như: Danh sách các VB đưc đọc; Hành trình đọc từng VB; Phản hồi ca người đọc về VB; Sự ơng tác của người đọc vi các chủ thể đọc khác; Nhng s thay đổi, trưởng tnh của ngưi đọc sau khi ơng tác vi VB  các ch thể đọc khác.
Thực chất, hình thức vở soạn và vở ghi chép trên lớp của HS trong dạy học đọc hiểu hiện nay chính là một phần trong hồ sơ đọc của HS. Song cần thay đổi quan niệm, chuyển việc soạn bài và ghi bài truyền thống thành hoạt động tạo lập hồ sơ đọc, nghĩa là soạn bài và ghi bài đứng từ cương vị của những người đọc trên hành trình đọc, từ đó, vai trò, trách nhiệm và hứng thú của HS trong khi đọc hiểu sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn. Ngoài ra, khi hướng đến việc mở rộng phạm vi đọc và khả năng đọc độc lập cho người học thì hồ sơ đọc là một công cụ vô cùng quan trọng giúp quan sát và phản hồi quá trình đọc ngoài giờ của HS.
Vai trò chủ động của HS trong việc lập hồ sơ đọc nên được thể hiện ngay từ việc tham gia thảo luận cùng GV để thống nhất cấu trúc, tiêu chí lựa chọn các nội dung và hình thức trình bày.
Những gợi ý tạo lập hồ  đọc hiu với văn bn ngoài chương trình
****************
HÀNH TRÌNH ĐỌC VB:……………………………………………………
(1)“Hoàn cảnh gặp g của tôi và VB
- Tôi biết đến VB như thế nào? Vì sao VB “lọt vào mắt xanh” của tôi?
- Tôi lấy VB từ nguồn nào?
- Ấn tượng đầu tiên của tôi về VB là gì?
(2) Sự tương tác gia tôi và VB
- Tôi mong muốn và dự đoán gì trước khi đọc VB?
- Những yếu tố “tổng quan về VB” gợi nên trong tôi những kinh nghiệm nào?
- Một số cuốn phim trí óc tiêu biểu của tôi khi đọc VB.
- Tôi đã huy động những chiến thuật nào khi đọc VB?
- Kết quả đọc của tôi (Ghi lại ngắn gọn những ý chính như: VB viết về nội dung gì? Cấu trúc của VB như thế nào? Những chi tiết/ hình tượng…nào đóng vai trò quan trọng trong VB? Ý nghĩa hay mục đích của VB là gì? Những điều còn băn khoăn, chưa hiểu về VB là gì? Dự định giải quyết những băn khoăn ấy bằng cách nào - tìm sự hỗ trợ từ các tài liệu khác hay trao đổi với bạn cùng lớp, GV?
(3) VB  sự chiêm nghim của tôi
- Những kết luận “tạm thời” của tôi về VB (ý nghĩa của VB, đánh giá về VB), những thay đổi của tôi (về quan niệm, kinh nghiệm, hành động) hay sự trưởng thành trong kĩ năng đọc của bản thân…
- Tôi quay trở lại VB và có những thay đổi gì khi nhận được sự chia sẻ của các chủ thể đọc khác?
************
Về hình thức trình bày, hồ sơ đọc cần được gợi ý theo hướng mở để HS có thể hứng thú, sáng tạo trong cách thể hiện cũng như có thể quay trở lại VB bất cứ lúc nào để bổ sung, điều chỉnh cách hiểu của bản thân. Giáo viên cũng cần có kế hoạch xem xét, phản hồi và định hướng thường xuyên, định kì để giúp HS sử dụng hồ sơ đọc một cách hiệu quả. Hồ sơ đọc nên được chia sẻ cho các bạn cùng lớp để nhận được sự phản hồi đồng đẳng song song với việc phản hồi của giáo viên.
Chẳng hạn, 1 học sinh chuyên văn đã hoàn thành hành trình đọc văn bản Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam) như sau:

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương