Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang15/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

2.3 Nguyên tắc 3: Đảm bảo học sinh được thực hành các bước đọc hiểu văn bản phù hợp với đặc trưng thể loại
Mục đích cốt lõi của việc đọc là hiểu, tức là có thể kiến tạo ý nghĩa của văn bản và vận dụng, chuyển hóa những gì tiếp nhận được thành sở hữu của bản thân học sinh, đưa kết quả đọc vào thực tiễn đời sống cá nhân, có được hiểu biết mới mẻ, sáng tạo phục vụ cho quá trình viết văn, cảm thụ văn.Chính bởi điều này quá trình đọc hiểu văn bản ngoài chương trình của học sinh chuyên văn cần phải theo một trình tự vừa tuyến tính vừa tổng hợp, bước sau tiếp nối, kế thừa, đào sâu, mở rộng, phát triển đồng thời kiểm tra điều chỉnh những gì đã đạt được ở bước trước.
Đọc – hiểu là một quá trình gồm ba “tiểu giai đoạn” (microperiods): trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc. Cần xem xét từng tiểu giai đoạn này bởi việc phân biệt giữa những điều mà người đọc “đem vào” với những điều mà họ “rút ra” từ quá trình đọc rất quan trọng. Làm thế nào để HS “đem vào” hoạt động đọc tất cả các khả năng nhận thức, siêu nhận thức cùng vốn tri thức, trải nghiệm liên quan để sau đó “rút ra” được tối đa những tri thức mới, trở thành bạn đọc sáng tạo, làm giàu có thêm ý nghĩa cho văn bản cũng như nguồn vốn của bản thân, phát triển tối đa các khả năng và năng lực, đó chính là mục tiêu mà quá trình day học đọc – hiểu cần hướng tới. Hơn nữa, trong từng tiểu giai đoạn ấy, các hành động mà người đọc thực hiện lại được chi phối bởi đặc trưng thể loại từng văn bản khác nhau.
2.3.1 Tc khi đọc văn bản
Nhiệm vụ chính của hoạt động trước khi đọc bao gồm: đưa ra yêu cầu đối với học sinh, học sinh phải xác định mục đích đọc rõ ràng,biết huy động tri thức và trải nghiệm nền gì cho quá trình đọc, tạo tâm thế sẵn sàng hứng thú khi bắt đầu đọc hiểu một văn bản ngoài chương trình, lựa chọn tài liệu ngoài chương trình để đọc, lựa chọn chiến thuật đọc phù hợp.
Trước khi đọc, mỗi người đọc luôn có một tầm đón nhận nhất định, bao gồm các khả năng nhận thức, năng lực ngôn ngữ, phi ngôn ngữ…, cùng với vốn kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến nội dung, chủ đề của văn bản. Đó chính là những tri thức nền nếu bạn đọc thiếu hụt mà không được hay không biết cách bù đắp, hoặc có sở hữu nhưng không có khả năng huy động, giữa họ và văn bản sẽ tồn tại một khoảng cách tiếp nhận lớn. Sự khác biệt về tri thức nền giữa những người đọc cũng chính là nguyên nhân lí giải cho những cách hiểu và mức độ hiểu khác nhau về văn bản.
Do đặc trưng của văn học như tính biểu tượng, tính đa nghĩa, tính hàm ẩn… nên việc tồn tại những khoảng cách thẩm mĩ trong tiếp nhận là điều đương nhiên; sự đồng nhất thẩm mĩ chỉ là tương đối ở những mức độ nhất định. Đọc văn học, người đọc không chỉ cần đến những tri thức nền mà còn phải huy động cả những trải nghiệm, cảm xúc liên quan.
2.3.2 Trong khi đọc văn bản
Đây là bước học sinh tiếp xúc trực tiếp, cụ thể, cảm tính đối với đối tượng đọc hiểu mới mẻ là văn bản ngoài chương trình học. Đây là khâu học sinh bắt đầu va chạm với từng con chữ, câu văn, câu thơ..để chuyển đổi hệ thống kí hiệu ngôn ngữ- giấy trắn, mực đen trên trang sách thành hệ thống tín hiệu vang lên trong đầu óc. Với học sinh chuyên văn quá trình đọc hiểu này còn giúp các em có những rung cảm thực sự dựa trên sự tinh nhạy trong tư duy ngôn ngữ và sự sâu sắc trong cảm nhận.
Học sinh sẽ vận dụng những tri thức công cụ để không chỉ đọc mà còn hiểu và cảm được văn bản. Giải mã văn bản, đánh thức lớp ngôn từ, ghi chép và đánh dấu.Trong quá trình đọc có thể xuất hiện những liên tưởng, kết nối chính vì vậy học sinh chuyên văn không thể đọc một lèo cho xong hay đọc chỉ để lấy vài câu hay dùng để trích dẫn liên hệ khi cần mà quan trong hơn cả đọc hiểu để cảm nhận và kiến tạo những suy nghĩ, tình cảm mới cho bản thân cho sức viết của mình.
Sự trải nghiệm đọc thực sự diễn ra khi bạn đọc tương tác với văn bản. Tất nhiên, những tri thức nền vẫn tiếp tục được huy động, song đây là tiểu giai đoạn đọc thể hiện rõ nhất bản chất phức tạp, năng động, phát triển không ngừng của các hành động đọc và sự sáng tạo của chủ thể đọc ở mọi phương diện. Các thao tác tư duy, các khả năng nhận thức, siêu nhận thức, các cung bậc cảm xúc...đan xen, phức hợp vào nhau để giúp người đọc phản hồi lại văn bản. Tuy vậy, có thể xem xét các hành động cơ bản HS cần được trải nghiệm trong khi đọc như sau:
Giải mã, nhận biết các thông tin và đặc điểm chính về văn bản
Giải mã ngôn từ là bước quan trọng đầu tiên giúp người đọc thâm nhập vào thế giới thông tin của văn bản. Với HS THPT, khả năng giải mã về cơ bản đã hoàn thiện, đối với những mã ngôn ngữ không quen thuộc, có thể dựa vào văn cảnh kết hợp với chủ động tìm kiếm, vận dụng các nguồn thông tin hỗ trợ, từ đó: hiểu tầng nghĩa ngôn từ của văn bản, nắm bắt được nghĩa của các từ khó (ví dụ từ Hán Việt, từ mang nghĩa đặc biệt trong văn cảnh cụ thể, điển tích, điển cố…); xác định cấu trúc, nội dung tổng thể của văn bản (thể loại, bố cục, đề tài); xác định các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, đoạn văn…có giá trị quan trọng, tập trung thể hiện chủ đề văn bản.
Với mỗi thể loại văn học như thơ trữ tình, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…, việc giải mã, nhận biết các thông tin và đặc điểm chính về văn bản lại có những tín hiệu chỉ dẫn riêng. Ví dụ, đọc thơ trữ tình cần nhận ra thể thơ, cảm xúc, âm hưởng chủ đạo cùng chủ thể trữ tình…; đọc truyện ngắn cần nhận diện tình huống truyện, nhân vật chính…
Tái tạo, tưởng tượng, dự đoán trong khi đọc:
Các hành động tái tạo, tưởng tượng, dự đoán trong khi đọc vô cùng quan trọng khi HS trải nghiệm đọc các văn bản văn học, đặc biệt là văn bản văn học hư cấu. Đây chính là các hành động giúp hiểu tầng cấu trúc hình tượng, làm sống dậy vẻ đẹp và sức mạnh của thế giới ngôn từ nghệ thuật. Muốn hiểu được VB văn học, nhất thiếtngười đọc phải có khả năng và phải trải nghiệm các hành động tái tạo, tưởng tượng, dự đoán trong khi đọc với tất cả trí tuệ và tâm hồn mình.
Phân tích, kết nối, tổng hợp, suy luận, cắt nghĩa: Quá trình đọc đồng thời cũng là quá trình độc giả luôn luôn thực hiện các hành động phân tích, kết nối, tổng hợp, suy luận, cắt nghĩa: Phân tích để nhận diện đặc điểm, để tìm ra mối quan hệ của các yếu tố, chi tiết, hình tượng quan trọng… Kết nối với những tri thức nền đã được hoạt hóa trước khi đọc và tiếp tục được huy động khi va chạm với nguồn thông tin từ VB; kết nối đa dạng, đa chiều, nhiều cấp độ theo các hướng: văn bản - cuộc sống, văn bản – văn bản. Tổng hợp nên chủ đề, phương thức trình bày, nét nghệ thuật độc đáo của văn bản. Suy luận ra ý nghĩa của văn bản, mục đích sáng tác, quan niệm riêng, thông điệp của tác giả…Cắt nghĩa, lí giải thông điệp của văn bản, quan niệm và mục đích của tác giả.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương