Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ


CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG KHI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA



tải về 153.1 Kb.
trang13/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

2. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG KHI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA
2.1 Nguyên tắc 1Đảm bảo học sinh được tiếp cận nguồn văn bản đa dạng v thể loại, phù hợp với khả năng, nhu cầu, hứng t đc hiểu.
Đảm bảo để HS được tiếp cận nguồn văn bản văn học đa dạng về thể loại, phù hợp với khả năng, nhu cầu, hứng thú đọc – hiểu là một trong những nguyên tắc quan trọng. Nguyên tắc này xuất phát từ luận điểm mang tính nền tảng: mỗi văn bản là ngữ liệu, là phương tiện phục vụ cho việc phát triển năng lực đọc – hiểu; đích đến cuối cùng của quá trình dạy học là kĩ năng, năng lực đọc hiểu của người học, không phải là các kiến thức về từng văn bản cụ thể.
Mục tiêu cốt lõi của việc dạy học đọc hiểu, nhất là đối với học sinh chuyên văn trong nhà trường là HS trở thành những người đọc độc lập, có khả năng làm chủ, khai thác giá trị các văn bản phục vụ cho cuộc sống của mình. Trong khi chương trình dạy học ở nhà trường có hạn thì kho tàng các văn bản của nhân loại không ngừng phát triển. Vì thế, bên cạnh việc chú trọng trang bị các chiến thuật, kĩ năng đọc cho HS, giáo viên cần giúp HS làm quen với các thể loại đa dạng bởi nói đến thể loại là nói đến những yếu tố tương đối ổn định bên cạnh mặt biến động, thay đổi. Đặc trưng thể loại chính là chìa khóa quan trọng giúp giải mã văn bản. Tất nhiên, một văn bản có thể là sự giao thoa của nhiều thể loại và xu hướng tích hợp thể loại ngày càng phổ biến, song khi đã được làm quen và làm chủ được những đặc trưng thể loại cơ bản, HS có thể dễ nhận diện được các tính chất loại thể và áp dụng những chiến thuật, kĩ năng đọc phù hợp.
Trong chương trình ngữ văn hiện hành, yếu tố thể loại đã được chú trọng, trở thành một trong những căn cứ để kết nối các bài học đọc – hiểu thành cụm thể loại. Tuy vậy, quan điểm cung cấp kiến thức văn học một cách bài bản, hệ thống cho HS theo tiến trình lịch sử vẫn chi phối mạnh mẽ nên phạm vi lựa chọn các văn bản bị giới hạn, do đó, các thể loại văn học được đọc trong mỗi năm học còn hạn chế. HS cần được tiếp xúc thêm với nhiều thể loại văn học của dân tộc và thế giới ở các thời kì khác nhau, đồng thời, đảm bảo học sinh được tiếp cận với nguồn văn bản phù hợp với khả năng, nhu cầu, hứng thú đọc hiểu. Bởi vì, một văn bản dù phức tạp cũng sẽ trở nên đơn giản hơn đối với những người có tri thức nền, có nhiều kinh nghiệm và có kĩ năng đọc, đồng thời đối với những bạn đọc thực sự có hứng thú và động cơ đọc. Ngược lại, một văn bản văn chương dù đơn giản cũng sẽ trở nên phức tạp hơn, khó tiếp nhận hơn đối với một bạn đọc thiếu tri thức nền, ít kinh nghiệm, thiếu kĩ năng đọc hay không quan tâm và không muốn đọc.
Trở lại với chương trình ngữ văn hiện hành, việc HS trong mỗi năm học không được tiếp cận với nguồn văn bản đa dạng là một bất cập lớn. Ví dụ Ngữ văn 10 “khoanh vùng” nguồn văn bản văn học trong bộ phận văn học dân gian và văn học trung đại không những hạn chế về thể loại HS được tiếp cận mà còn đem đến một thực trạng là sự hứng thú của người học khó có thể duy trì suốt chương trình học. Quả thật, “dẫu biết văn học trung đại là tinh hoa văn hóa tinh thần, lắng đọng truyền thống yêu nước và nhân đạo chính trực của dân tộc Việt”, song cần cắt giảm tỉ lệ văn học giai đoạn này để nhường chỗ cho các văn bản thông tin và văn học hiện đại. “Nên chăng cần cởi mở với văn học hiện đại và hậu hiện đại như một sự bứt phá cách tân nghệ thuật, một sự đổi mới cách nhìn thế sự tỉnh táo và tự do sáng tạo vừa được phản biện công khai trên mặt bằng lịch sử” . HS cần được tiếp xúc với cả những văn bản văn học thuộc thời đại của chính mình. Đồng thời, nhu cầu, thị hiếu văn học phù hợp với lứa tuổi cũng là một cũng là một tiêu chí đáng được quan tâm, xem xét, ví dụ như sự hứng thú đặc biệt của học sinh dành cho mảng văn học thể hiện thế giới đậm chất hư cấu hay giả tưởng, kì ảo…hay mảng văn học chuyên biệt dành cho các đối tượng tuổi học trò có giá trị như các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh...
Do vậy, ngay từ năm lớp 10, giáo viên đã yêu cầu học sinh chuyên văn tăng cường việc đọc đa dạng về thể loại, về bộ phận thời kỳ văn học... chứ không nhất thiết học chính khóa đến giai đoạn bộ phận văn học nào mới yêu cầu học sinh mở rộng việc đọc với các tác phẩm ngoài chương trình ở giai đoạn tương ứng. Chẳng hạn, giáo viên có thể đưa ra một “list” (danh sách) các văn bản văn học ngoài chương trình yêu cầu hoặc khuyến khích học sinh đọc vào bất cứ lúc nào có thể thu xếp được thời gian:
- Với các thể loại của văn học dân gian: học sinh đọc và tìm hiểu thêm các bài ca dao than thân (chùm ca dao mở đầu bằng Thân em...), ca dao yêu thương tình nghĩa (một số bài ca dao nên cảm nhận trong hình thức diễn xướng của nó: dân ca, như dân ca quan học Bắc Ninh), truyện cổ tích Việt Nam và thế giới (các truyện cổ tích cùng motif Tấm Cám trên thế giới) (đọc và có khả năng khu biệt một số nét riêng của truyện cổ tích Việt Nam, truyên cổ Grim, truyện cổ tích Anđecxen...); đọc trọn vẹn sử thi Đăm Săm, Iliat, Odixe, Ramayana...
- Với văn học trung đại: Tìm hiểu trọn vẹn Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, các tác phẩm Văn chiêu hồn, Long Thành cầm giả ca, Sở kiến hành, Truyện Kiều... của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến...
- Với văn học hiện đại: Đọc trọn vẹn tiểu thuyết, truyện ngắn Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, đọc thêm thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Huy Cận, Chế Lan Viên... (tập trung trong cuốn Thi nhân Việt Nam- Hoài Thanh, Hoài Chân), đọc thêm thơ Tố Hữu, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, thơ Lưu Quang Vũ, kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, tản văn Vũ Bằng, truyện Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Dương Hướng, Bảo Ninh, thơ Vi Thùy Linh, truyện Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư....
- Với văn học nước ngoài: Học sinh cần đọc được các tác phẩm kinh điển, tác giả bất hủ của văn học thế giới: tiểu thuyết Huygo, Banzac, L.Tonxtoi, F.Kafka... truyện ngắn Lỗ Tấn, Hemingway, O.Henry... các tác phẩm đương đại: một số tác phẩm, tác giả được giải Nobel văn học gần đây: Cao lương đỏ, Phố của những cửa hiệu u tối... các tác phẩm ngụ ngôn hiện đại: Truyện con mèo dạy hải âu bay, Nhà giả kim...
- Một số văn bản khác: Không chỉ đọc các văn bản văn học, học sinh chuyên văn nên tiếp xúc với các văn bản thông tin, văn bản nhật dụng hay các tác phẩm chính luận, văn bản cận văn học để nắm bắt được sự đa dạng của văn bản và thể loại: Bức xúc không làm ta vô can, Thiện, ác và smartphone, Điểm đến của cuộc đời (Đặng Hoàng Giang), Nếu biết trăm năm là hữu hạn (Phạm Lữ Ân); một số cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh, Minh Niệm, hay John đi tìm Hùng (trần Hùng), Trở về nơi hoang dã (Trang Nguyễn). Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới...
Những gợi ý này không có tính chất bắt buộc mà chỉ là sự định hướng để học sinh chuyên văn được tiếp cận với các tác phẩm văn học hoặc gần gũi với văn học thực sự có giá trị thay vì tốn thời gian cho các tác phẩm ngôn tình, đam mỹ mà giới trẻ hay “nghiền” ngày nay. Học sinh có thể đọc ngay cả trước khi được hướng dẫn đọc – hiểu; việc rèn kỹ năng đọc –hiểu trong quá trình đọc sẽ giúp “nâng tầm hiểu” của học sinh khi xem lại các tác phẩm đã đọc.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương