Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang21/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

Quy trình thảo luận VB ngh thuật cho HS
Vic 1  Thảo luận nhng thông tin về ngữ cảnh
1- Thảo luận thông tin về hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh cảm hứng; 2- Thông tin về nhà văn, về sáng tác của nhà văn; 3- Thông tin về thể loại, đặc điểm thể loại, cách tiếp cận thể loại.
Vic 2 –Thảo luận VB, tìm hiểu cấu trúc VB:
1- Thảo luận về tên VB, xác định các nhân tố giao tiếp trong VB; 2- Xác định bố cục VB; 3- Xác định nhân vật, nhân vật chính trong VB; 4- Nhận diện các phương thức biểu đạt trong VB; 5- Kể lại cốt truyện. Xác định tình huống truyện, xung đột của truyện.
Vic 3  Thảo luận nội dung VB:
Phương án 1- theo kết cấu; Phương án 2- theo nhân vật; Phương án 3- theo các khía cạnh của chủ đề.
Vic 4  Thảo luận ý nghĩa VB
HS thảo luận: 1- Ý nghĩa do người viết gửi vào VB (Thông điệp của nhà văn); 2- Ý nghĩa do mối quan hệ giữa VB và cuộc sống đặt ra; 3- Ý nghĩa do người đọc nhận ra, đề xuất (Tạo cơ hội để HS tự khẳng định mình trước những gì các em tiếp nhận được).
Vic 5  Tng kết
Việc thảo luận có thể tiến hành ngoài giờ học, và phải tiến hành sau khi các em học sinh chuyên văn đã đọc văn bản và hình thành hồ sơ đọc cho riêng mình. Như vậy cốt lõi vẫn là việc đọc của học sinh, quá trình tự đọc ấy diễn ra ngoài tầm kiểm soát của nhà trường. Tuy nhiên, để HS có thể trưởng thành, giáo viên cần có kế hoạch để hỗ trợ, phản hồi thường xuyên quá trình đọc của HS. Hồ sơ đọc độc lập chính là một trong những công cụ hữu ích trong trường hợp này. Ngoài ra, luôn tạo cơ hội để HS kết nối được các văn bản tự đọc với các văn bản học trên lớp vừa là cách giúp HS hiểu các văn bản sâu sắc hơn, nhấn mạnh vai trò của việc đọc tích lũy, vừa giúp giáo viên gián tiếp kiểm soát và phản hồi được quá trình đọc cũng như kết quả đọc ngoài giờ của HS.
Bên cạnh đó, có thể hỗ trợ HS bằng cách tổ chức những hoạt động đọc ngoài giờ học thông qua những hình thức đa dạng, phong phú, giúp tăng hứng thú và động cơ đọc. Các hoạt động này cũng là cơ hội để các chủ thể đọc được kết nối và phản hồi về quá trình đọc một cách hiệu quả. Ví dụ, với hình thức câu lạc bộ, phổ biến nhất là câu lạc bộ đọc sách (mỗi tuần/ tháng một cuốn sách) hay các câu lạc bộ khác như: câu lạc bộ văn học - nghệ thuật (bình văn thơ, ngâm thơ, diễn kịch, sáng tác, diễn thuyết…); câu lạc bộ phóng viên (chia sẻ các văn bản thông tin…). Các hoạt động của HS với hình thức dự án (kết nối cả giờ học chính khóa và ngoại khóa) trong đó, đọc là con đường, phương thức chính để làm nên sản phẩm của dự án như: giới thiệu sách; triển lãm sách/ triển lãm nghệ thuật; hội chợ sách; tạp chí điểm sách; chuwong trình truyền hình/ họp báo về sách/ các vấn đề văn học…cũng có thể đem lại sức thu hút lớn với HS, thông qua đó HS được đọc một cách có định hướng và có cơ hội tốt để chia sẻ kết quả đọc của mình.
Tóm lại, việc mở rộng phạm vi đọc và tăng cường khả năng đọc độc lập là vô cùng quan trọng khi hướng tới mục tiêu phát triển năng lực đọc – hểu văn bản cho HS THPT. Biện pháp này đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức ngoài giờ học của giáo viên và HS cũng như sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà trường, cộng đồng; song, bù lại, cũng chính là các hoạt động tạo ra được một bối cảnh đọc lí tưởng, đem sách vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày của HS một cách hiệu quả.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương