Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang2/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

PHẦN 3. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đọc hiểu là một trong những hoạt động cơ bản của con người nhằm mục đích chiếm lĩnh tri thức văn hóa, từ khi có chữ viết, loài người đã có thể ghi lại lịch sử văn minh của mình, do đó, các sản phẩm thành văn tự cổ chí kim đều mang dấu ấn của thời đại, là nguồn tri thức văn hóa vô tận được hun đúc trong từng con chữ. Dù ngày nay, hoạt động đọc đã không còn là con đường duy nhất, song vẫn luôn là con đường chủ yếu giúp con người có được sự hiểu biết về thế giới. Khái niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú với nhiều loại hình văn bản khác nhau, trong đó, hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn chương có một ý nghĩa và vị trí vô cùng đặc biệt so với các loại văn bản khác. Bởi văn học là nhân học, đọc văn không chỉ để hiểu văn mà “văn học còn giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý” (M.Gorki). Mặt khác việc đọc – hiểu văn bản văn chương cũng có những yêu cầu và cách thức riêng không thể giống như việc anh đọc – hiểu văn bản báo chí, khoa học hay hành chính – công vụ, thực chất đó là một hoạt động giao tiếp với thế giới văn chương, đó còn là một hoạt động mang tính thưởng thức biết bao cái hay, cái đẹp mà loài người đã kết tinh trong các văn bản nghệ thuật. Đọc – hiểu tác phẩm văn học không chỉ góp phần giúp con người phát triển toàn diện các năng lực tinh thần của mình mà còn có tác động đến quá trình hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng những phầm chất đáng quý và làm đời sống tinh thần của mỗi người rộng mở và phong phú biết bao nhiêu.
2. Môn học Ngữ văn trong chương trình THPT là bộ môn liên quan trực tiếp đến hoạt động đọc hiểu văn bản văn học của học sinh. Tất nhiên môn ngữ văn không chỉ có đọc văn, ngoài ra còn làm văn, học các kiến thức bổ trợ khác, nhưng đọc văn vẫn là khâu quan trọng nhất, gắn liền với việc bồi dưỡng năng lực đọc văn, thẩm văn, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cao đẹp. Tuy nhiên một thời gian rất dài nước ta môn văn được gọi là “Giảng văn”, sách dạy văn được gọi là “Văn học trích giảng” , “Văn học giảng luận”. Trong cách hiểu như vậy giảng văn chủ yếu là công việc của thầy. Giá trị của các bài giảng văn, cũng như vị trí, vai trò của thầy trên lớp và lời giảng của thày là điều không phải bàn cãi, nhưng rõ ràng là vị trí của trò trong môn học văn hoàn toàn là một vị trí bị động, trong khi thực chất dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc – hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ (Theo GS Trần Đình Sử). Do đó hiểu bản chất môn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ thể của học sinh. Trong những năm trở lại đây, việc dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đã có nhiều đổi mới, chú trọng hoạt động đọc – hiểu văn bản văn chương của học sinh, trả lại cho bộ môn đúng vai trò thiên chức của mình. Đó là những cơ sở quan trọng giúp học sinh THPT nói chung và học sinh chuyên văn nói riêng được rèn luyện, hình thành tư duy, kỹ năng đọc hiểu các văn bản văn học trong và ngoài chương trình sách giáo khoa.
3. Riêng với đối tượng học sinh chuyên văn THPT, việc đọc hiểu văn bản văn học không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa. Để có được kiến văn sâu sắc, suy tư đa chiều, nghị luận sắc bén, vốn sống phong phú... đúng với tầm vóc học sinh giỏi văn, hoạt động đọc – hiểu tác phẩm ngoài chương trình là một đòi hỏi tất yếu. Hoạt động này có thể là tự phát do niềm say mê, ham thích của học sinh chuyên văn, song sự định hướng, hướng dẫn, rèn kỹ năng của giáo viên là điều cần thiết, để học sinh trong một dung lượng thời gian hữu hạn có thể đào sâu tối đa năng lực đọc – hiểu của mình. Tiếp cận những tác phẩm văn học ngoài chương trình, nhất là những tác phẩm đương đại, sẽ mang đến hơi thở tươi mới cho những bài viết văn, cho tư duy cảm xúc văn chương và sự sáng tạo của học sinh chuyên văn. Hơn thế nữa, phối kết hợp việc đọc hiểu các văn bản trong và ngoài chương trình, không chỉ nhằm mục đích đọc văn, làm văn, mà quan trọng hơn, đó là học cách tư duy, học cách cảm nhận, học cách sống làm người!
Với những lý do kể trên, người viết đã tiến hành tìm hiểu và đúc rút một số kinh nghiệm về việc rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn THPT. Chuyên đề là kết quả của những kinh nghiệm cá nhân còn non nớt cùng với sự tham khảo ý kiến, sách vở tài liệu từ các chuyên gia và đồng nghiệp, hy vọng có thể hữu ích đôi chút trong việc dạy – học Ngữ văn cho học sinh chuyên!

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương