Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang3/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Đọc hiểu là một kĩ năng quan trọng trong số các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của nhân loại, bởi vậy đọc hiểu văn bản cũng là một nội dung thu hút nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học giáo dục và các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như ở nước ta, đặc biệt là trong khoảng mấy chục năm trở lại đây.
Có hoạt động sản sinh ra văn bản, nghĩa là có hoạt động đọc để tiếp nhận nó. Người ta đọc văn bản từ những chất liệu sơ khai in dấu chữ viết: đã, mai rùa, xương thú, lá cây... cho đến các thành tựu của công nghệ in ấn và ngày nay là sách điện tử.
Tác phẩm nào, thơi đại nào cũng có người đọc của nó, ngay cả khi viết kí hay nhật kí, thì hình thức đó cũng nhằm hướng tới một đối tượng tiếp nhận cụ thể là chính mình, bởi thế, khi bàn đến câu chuyện văn chương, không thể thiếu gương mặt của người đọc.
Lĩnh vực đọc – hiểu trên thế giới đến nay đã có một lịch sử nghiên cứu bề thế và đạt được nhiều thành tựu lớn. Không ít những công trình mang tính chất tổng thuật với dung lượng lớn đến bảy, tám trăm trang; thậm chí có những bộ tổng thuật được biên tập thành các tập để cập nhật, bổ sung những nghiên cứu mang tính thời sự, mỗi tập cũng với dung lượng lớn, đã chứng tỏ được sức hấp dẫn, đa diện của vấn đề cũng như tâm lực của các nhà nghiên cứu. Ví dụ, bốn tập của cuốn Handbook of Reading Research được P. David Pearson và các cộng sự biên tập gồm: tập 1 (NXB Psychology Press, 1984) với 899 trang; tập 2 (NXB Psychology Press, 1996) với 1086 trang; tập 3 (NXB Lawrence Erlbaum Associates, 2000) với 1010 trang; tập 4 (NXB Taylor & Francis, 2010) với 774 trang. Đó là chưa kể đến sự nở rộ của những trang web, những hiệp hội, những tổ chức tầm quốc gia và quốc tế có nội dung chính và tên miền liên quan trực tiếp tới đọc – hiểu, hỗ trợ đọc – hiểu.
Ở Việt Nam, thuật ngữ đọc – hiểu xuất hiện trong chương trình SGK phổ thông từ năm 2000, 2002, thể hiện sự đổi mới tư tưởng dạy học văn. Các nghiên cứu về đọc – hiểu vì thế có tâm điểm từ nội dung dạy học văn trong nhà trường. Còn không ít những băn khoăn, thậm chí không đồng tình với khái niệm này khi nó được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “giảng văn”. Nhìn chung, lĩnh vực nghiên cứu đọc – hiểu trong nước vẫn cần thêm nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng cả ở phương diện lí thuyết và thực tiễn. Mặc dù vậy, phải khẳng định, trong vòng hơn một thập kỉ qua, với sự đóng góp tích cực của những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Thanh Hùng, Trần Đình Sử, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Nam…cùng với một số nhà nghiên cứu khác, “diện mạo” của đọc hiểu trong khoa học giáo dục đã được xác định rõ nét ở các quan niệm và đường hướng lí thuyết cơ bản. Tiếp thu các thành tựu nghiên cứu trên thế giới, các nhà nghiên cứu về đọc hiểu ở Việt Nam nhận thức, phân tích làm sáng tỏ bản chất phức tạp của hoạt động đọc hiểu ở nhiều bình diện như bình diện nhận thức, bình diện tâm lí, bình diện văn hóa, bình diện sư phạm. Khái niệm đọc – hiểu còn được xem xét qua các góc độ khác nhau như: những khái niệm then chốt về đọc – hiểu; phản ứng và đáp ứng trong quá trình đọc – hiểu; mô hình lí thuyết đọc – hiểu; kĩ năng đọc hiểu... Trong đó, các tác giả đặc biệt quan tâm tới nội dung đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường – “một dạng đọc - hiểu vô cùng đặc biệt và phức tạp”, “hầu như chưa được nghiên cứu công phu, thích đáng và có được những kết luận tin cậy”. Ở dạng đọc – hiểu này, vai trò sáng tạo, tích cực của người đọc, trong đó có bạn đọc HS, được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết:“Bản chất của hoạt động đọc - hiểu văn là quá trình lao động sáng tạo mang tính thẩm mĩ nhằm phát hiện ra những giá trị của tác phẩm trên cơ sở phân tích đặc trưng văn bản” ; “đọc văn chương là đọc cái chủ quan của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của mình vào trang sách”; “hiểu tác phẩm văn chương là phát hiện ra và đánh giá mối quan hệ hữu cơ giữa các tầng cấu trúc trên, trong tính chỉnh thể và toàn vẹn của tác phẩm”. (Theo Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc  hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trưng, NXB Giáo dục, Hà Nội). “Mỗi ln đọc, mỗi cách đọc ch  một chặng trên con đường chy tiếp sc của biết bao đc giả để đến với tác phm Mọi người đọc đều   hội bình đẳng như nhau trong t ci tìm nghĩa. Không ai có tiếng nói cuối cùng. Không ai là duy nhất đúng. Tác phm ngày càng giàu  lên trong tình yêu văn học của mọi người” (Trần Đình Sử (2003), Đọc văn, học n, NXB Giáo dục); “Người đọc không phải “đm”, mà đã “chơi” tác phm trên bản nhạc của nhà văn, do vy tùy theo người “chơi” mà tác phm  sự khác nhau”...
Tuy nhiên, nghien cứu về việc rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn là một vấn đề mới mẻ chưa được nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhà giáo dục nào nghiên cứu và đề cập tới. Đây cũng là vấn đề trăn trở của rất nhiều giáo viên dạy chuyên văn.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương