Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang6/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

1.3 Đọc – hiểu văn bản văn học
Có rất nhiều định nghĩa về đọc - hiểu - tiếng Anh là Reading Comprehension - được phát biểu bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Trong những phát biểu này, nhìn chung, đọc – hiểu được định nghĩa như một quá trình tương tác tích cực và tạo nghĩa. Như vậy, để đọc hiểu được văn bản, người đọc cần phải có năng lực để đạt được mục đích cuối cùng của quá trình “đọc” là sự “hiểu” văn bản.
Trong số các định nghĩa về đọc – hiểu, phải kể tới định nghĩa của PISA. Ở định nghĩa này, thuật ngữ được sử dụng - “Reading literacy” - có thể dịch là “năng lực đọc hiểu”. Trong tiếng Anh, “literacy” có nghĩa là sự biết đọc, biết viết. PISA cũng khai thác nét nghĩa đó - nhằm khẳng định đọc như một công cụ dùng để thu nhận và truyền đạt các thông tin được viết hoặc in ấn - với mục đích nhấn mạnh sự áp dụng hoạt động đọc một cách tích cực, có ý nghĩa và hiệu quả vào các tình huống và mục đích đa dạng trong cuộc sống.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, vậy nên, đọc là con đường chủ yếu để đi vào thế giới của văn chương. Do đó, học văn phải bắt đầu từ học đọc văn. Mặc dù trước nay chưa ai phủ nhận việc đọc văn, nhưng chỉ từ vài năm trở lại đây mới đặt rõ vấn đề đọc – hiểu văn bản văn học là nấc thang thứ nhất mà học sinh phải bước qua trên con đường dài học văn. Thông thường, theo quan niệm tư nhiên, ta mặc định rằng chỉ cần biết chữ là có thể đọc – hiểu, song kỳ thực, đọc văn học, cũng như thưởng thức các loại hình nghệ thuật nói chung, muốn hiểu thực sự đều phải học.
Đọc là hoạt động nhằm nắm bắt ý nghĩa trong các kí hiệu của văn bản, lấy văn bản viết làm đối tượng. Khác với việc đọc của người thoát nạn mù chữ là biết đọc chữ, đọc ở đây đòi hỏi hiểu sâu mọi nội dung, tư tưởng, tình cảm, cái đẹp của văn bản và có thể sử dụng văn bản vào đời sống cá nhân và xã hội.
Đọc đòi hỏi vận dụng một năng lực tổng hợp của con người: dùng mắt để xem, dùng tai để nghe, dùng trí óc để phán đoán, tưởng tượng, dùng miệng để ngân nga khi thích thú, hỏi han, trao đổi, dùng kinh nghiệm để thử nghiệm, dùng tay để giở sách hoặc gõ phím máy vi tính, dùng bút để ghi chép, dùng từ điển để tra cứu... Như thế, đọc góp phần giúp con người phát triển toàn diện các năng lực tinh thần của mình. Biết đọc, dù người đoc có ý thức hay không, là biết giao tiếp với đời sống văn hóa xã hội rộng lớn, vượt ra ngoài tầm hiểu biết trực tiếp của mỗi người và biết hưởng thụ các giá trị văn hóa kết tinh trong văn bản. Biết đọc mới nắm bắt được các thông tin trên báo chí, trong sách để nâng cao trình độ cảm thụ; biết đọc mới biết thưởng thức bao cái hay, cái đẹp mà loài người đã kết tinh trong các văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật.
Trong các kỹ năng đọc – hiểu văn bản nói chung, đọc – hiểu văn bản văn học có một vị trí đặc biệt, bởi văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo độc đáo của con người, có sức sống lâu bền và không thể thay thế được. Khái niệm hiểu không chỉ là nhận ra kí kiệu và ý nghĩa của kí hiệu, mà còn là phán đoán ra ý muốn biểu đạt. Hiểu còn bao hàm nội dung sâu rộng hơn như hiểu biết, đồng cảm, hiểu văn ở đây có nghĩa là hiểu đời, hiểu người.
Khi đọc văn bản văn học, dù với bất cứ mục đích cụ thể nào, người đọc đều thực hiện việc tiếp nhận các giá trị tư tưởng, nghệ thuật; giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác giả, với những người đã đọc trước; bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản văn học. Muốn tiếp nhận đúng các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản văn học thì người đọc phải trải qua quá trình đọc – hiểu, từ hiểu ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng, đến hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả, hình thành thái độ, sự đánh giá đối với văn bản, biết thưởng thức các giá trị của văn bản.
Muốn hình thành kỹ năng đọc – hiểu văn bản văn học, người đọc chẳng những phải thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học, mà còn phải biết tra cứu, học hỏi, biết tưởng tượng, suy ngẫm, tạo thành thói quen phân tích và thưởng thức văn học. Năng khiếu bẩm sinh tuy là cần thiết và đáng quý, song có học cách đọc hiểu văn bản văn học thì năng khiếu ấy mới phát huy tác dụng đầy đủ.
Đọc – hiểu là năng lực mang tính cá thể, bên cạnh sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh thì cơ sở chủ yếu vẫn là sự nỗ lực, ý thức luyện rèn của mỗi người. Tự chiếm lĩnh văn bản với sự hướng dẫn, tổ chức của thầy cô giáo là hoạt động quan trọng và cần thiết, để từ đó học sinh có nền tảng kỹ năng để tự đọc – hiểu các tác phẩm văn chương phong phú của thời đại, bởi nếu không tự đọc mà để người khác đọc hộ, giảng giải cho thì sẽ không bao giờ biết tự khám phá và cảm nhận được tác phẩm.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương