Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang12/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

1.2 Những hạn chế từ phía người đọc
Bản thân khái niệm đọc hiểu văn bản đã hàm chứa vấn đề chủ thể của quá trình ấy- người đọc. Đặc biệt đối tượng người đọc ở đây là học sinh chuyên văn, và hoạt động đọc của họ đến với những tác phẩm văn học. Người đọc đang nhẩm thầm một dòng thơ hay đôi ba câu văn, đăm chiêu suy nghĩ, nhập thân, hóa thân vào thế giới nghệ thuật, khám phá những vẻ đẹp, những vấn đề, những chiều sâu khuất lấp của đời sống, của tâm linh..., đang được làm giàu có và phong phú lên những giá trị sống. Những người đọc như vậy làm nên năng lượng- sự hiện diện đầy đủ, tích cực, năng động của tư cách chủ thể trong quá trình đọc hiểu văn bản. Nhưng trong thực tế, không phải học sinh nào cũng tràn đầy năng lượng trong hoạt động đọc hiểu tác phẩm như trên, hoặc tràn đầy năng lượng nhưng theo một hướng khác.
Một bộ phận học sinh vẫn tồn tại thái độ học tập thụ động, lười suy nghĩ, ngại tiếp nhận cái mới. Những học sinh này quen làm theo những công thức khôn mẫu có sẵn, thích được gợi ý và định hướng. Đối với những học sinh này, khi tiếp cận một tác phẩm văn học ngoài chương trình, thường có nhu cầu được giáo viên gợi dẫn, định hướng tìm hiểu, và cho đó là lối đi duy nhất dẫn tới thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Chính điều này đã hạn chế khả năng cảm nhận, thấu hiểu, tưởng tượng và tư duy của học sinh, hình thành nên thói quen đọc, học tập và lao động một cách máy móc. Thường những học sinh này không có hứng thú với việc đọc hiểu các văn bản văn học ngoài chương trình, có thể họ sẽ không tâm huyết và hào hứng đối với công việc đó, ngược lại thực hiện việc đọc một cách chiếu lệ, hời hợt.
Một bộ phận khác là những học sinh muốn đọc, thích đọc, thậm chí “nghiện đọc” những tác phẩm mới. Nhưng vấn đề là họ đọc gì: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, sách giáo khoa, tạp chí, tài liệu chuyên ngành... hay chỉ là truyện tranh, ngôn tình, thậm chí cả sách báo “lá cải” trôi nổi chưa được kiểm soát. Nhiều học sinh chuyên văn xa lạ với những tác phẩm kinh điển, nhưng lại thuộc lòng những cái tên viết tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc với những tác phảm mà nghe tên thầy cô đã ... tái mặt! Vậy nên một thực trạng hiện nay là học sinh không hào hứng với những tác phẩm đã được thẩm định là hay, giàu giá trị, mà với tư cách là công chúng của văn học, nhu cầu thẩm mĩ của các em chưa thực cao để hướng đến tiếp cận những giá trị mà thầy cô mong muốn các em đạt đến.
Một bộ phận nữa là những học sinh có năng khiếu, có lòng ham thích và nhu cầu đọc các tác phẩm văn học ngoài chương trình, nhưng các em chưa được dạy cách đọc thật sự hiệu quả và bài bản, vì vậy hoạt động đọc hiểu thiếu đi những kĩ năng cần thiết, kết quả của hoạt động đọc hiểu còn hạn chế.
Từ những biểu hiện trên, một thực trạng đang diễn ra là vốn kiến thức về tác phẩm ngoài chương trình của học sinh còn mỏng. Trong một bài nghị luận văn học, học sinh chưa tự tin để viết những liên hệ, so sánh rộng, nếu có chỉ sử dụng quanh quẩn những ngữ liệu có trong chương trình học đã được dạy, được phân tích kĩ lưỡng, học sinh còn lúng túng hoang mang khi đứng trước một tác phẩm mới mẻ.
Trước những thực trạng đó, chúng tôi đề xuất những cách rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh chuyên văn nhằm làm tăng kết quả học tập, phát triển năng lực cho học sinh.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương