Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ


II. RÈN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH



tải về 153.1 Kb.
trang11/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

II. RÈN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH
CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN
1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA HỌC SINH THPT VÀ HỌC SINH CHUYÊN VĂN
Với đối tượng đặc thù là học sinh chuyên văn, việc giao nhiệm vụ đọc hiểu các văn bản ngoài chương trình, dạy đọc hiểu văn bản ngoài chương trình là việc làm quen thuộc đối với các giáo viên dạy chuyên. Hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là quan niệm về vai trò của giáo viên đối với việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, trình độ chuyên môn của giáo viên... song thực tế việc rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngoài chương trình cho học sinh còn nhiều khó khăn và bất cập.
1.1 Những bất cập từ phía người dạy
Một thực tế diễn ra là mặc dù dạy chuyên, nhưng các giáo viên văn, kể cả những giáo viên dạy giỏi đều chưa thực sự chú trọng đến việc rèn kĩ năng đọc hiểu các văn bản văn học ngoài chương trình cho học sinh. Vẫn nhiều học sinh chuyên văn không được hướng dẫn bài bản để trở thành nhưng người đọc độc lập, từ đó có thể đọc suốt đời theo những bước đi của nhân loại và những đòi hỏi của thời đại mới.
Những bất cập này bắt nguồn trước tiên từ chính mức độ am hiểu về năng lực đọc hiểu của nhiều giáo viên. Còn không ít giáo viên chưa triển khai dạy đọc hiểu theo các chiến lược bài bản mà còn tùy hứng và qua loa. Phát triển trình độ dạy đọc hiểu cho giáo viên cũng chưa đươc chú trọng trong các trường sư phạm. Chủ yếu giáo viên tự mày mò, tự đúc rút kinh nghiệm.
Nhận thức về dạy đọc hiểu cũng là một vấn đề còn tồn tại ở một bộ phận giáo viên. Giáo viên chưa thực sự nhận thức hết tầm quan trọng của đọc hiểu nên không thực sự đầu tư trong soạn giảng và dạy. Đặc biệt là dạy đọc hiểu những văn bản văn học ngoài chương trình, nhiều giáo viên còn cho rằng đó là những kiến thức “thêm nếm”, bổ sung, mục tiêu đề ra cho hoạt động này còn thấp, đôi khi còn mang tâm lí buông lỏng người học, không có hoạt động dạy, không kiểm soát được hiệu quả, phương pháp, mức độ đọc hiểu của học sinh.
Phương pháp dạy đọc hiểu của giáo viên, rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học ngoài chương trình còn nhiều hạn chế, thường thiên về hai thái cực: Hoặc là giáo viên chỉ giao nhiệm vụ đọc cho học sinh, không quan tâm hoạt động đó diễn ra như thế nào, không có sự kiểm soát, nghĩa là vai trò dạy học của giáo viên rất mờ nhạt; hoặc là giáo viên lại quá áp đặt cho học sinh, đó là yêu cầu học sinh đọc văn bản, sau đó trả lời các câu hỏi được giáo viên thiết kế sẵn mà không thực sự chú ý đến việc họ có hiểu và nhớ được nội dung mình đã đọc hay không. Thường quá trình này là giáo viên soạn sẵn một hệ thống câu hỏi mà quá trình đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này của học sinh là để hiểu tác phẩm không phải theo cách các em muốn mà theo cách cô giáo muốn. Nói cách khác là các em đã được định hướng, được mớm để hiểu theo chủ quan của một người chứ không phải chủ quan của bản thân người đọc là các em. Vì vậy, phương pháp này gây nên hệ quả rất lớn, vừa hạn chế, khống chế kết quả của quá trình đọc hiểu, vừa làm mất đi hứng thú, sự ham thích của học sinh đối với tác phẩm.

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương