Qcvn XXX : 2011/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) hoạT ĐỘng ở BĂng tầN



tải về 0.78 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.78 Mb.
#20095
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2.3. Thử nghiệm môi trường

2.3.1. Yêu cầu chung


Các thử nghiệm môi trường trong mục này được thực hiện trước các phép đo kiểm khác và phải được thực hiện dưới điều kiện đo kiểm bình thường trừ khi có chỉ định khác. EPIRB phải được lắp đặt trong cơ cấu tự thả ở điều kiện hoạt động bình thường nhưng không được phát, trừ khi có chỉ định khác.

2.3.2. Thử nhiệt độ

2.3.2.1. Định nghĩa


Khả năng của thiết bị duy trì chỉ tiêu điện và cơ không đổi sau khi thử nhiệt độ.

Tốc độ tăng và giảm nhiệt độ của buồng đo tối đa là 10C/phút.


2.3.2.2. Thử nung khô

2.3.2.2.1. Phương pháp thử

Thiết bị phải được đặt trong một buồng đo có nhiệt độ phòng bình thường. Sau đó tăng nhiệt độ và giữ ở 700C ( 30C) trong một khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ.

Sau thời gian này, bộ phận điều khiển nhiệt độ trong thiết bị mới được bật và nhiệt độ buồng đo được giảm xuống +550C ( 30C). Quá trình giảm nhiệt độ phải hoàn thành trong 30 phút.

Sau đó EPIRB được bật và duy trì làm việc bình thường trong 2 giờ. Nhiệt độ của buồng đo phải được giữ ở +550C ( 30C) trong thời gian này. Thiết bị phải được kiểm tra chất lượng trong thời gian 30 phút cuối.

Cuối quá trình thử, buồng đo phải được giảm nhiệt độ trong thời gian không ít hơn 1 giờ. Thiết bị được đặt trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phòng bình thường trong thời gian không ít hơn 3 giờ trước khi phép đo tiếp theo được thực hiện.


2.3.2.2.2. Yêu cầu

Các yêu cầu của kiểm tra chất lượng phải được thoả mãn.

2.3.2.3. Thử nung ẩm

2.3.2.3.1. Phương pháp thử

Thiết bị phải được đặt trong một buồng đo ở nhiệt độ phòng bình thường. Độ ẩm của phòng được giữ không đổi trong thời gian 3 giờ ( 0,5 giờ). Thiết bị được nung từ nhiệt độ phòng tới 400C ( 30C) và trong khoảng thời gian này phải duy trì độ ẩm tương đối ở 93 % ( 2 %).

Những điều kiện này phải được duy trì trong một khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ.

30 phút sau, EPIRB được bật và duy trì làm việc trong 2 giờ.

Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của buồng đo phải giữ ở 400C ( 30C) và 93 %


( 2 %) trong khoảng thời gian 2 giờ 30 phút. Thiết bị phải được kiểm tra chất lượng trong thời gian 30 phút cuối.

Cuối quá trình thử, buồng đo phải được giảm xuống nhiệt độ phòng bình thường trong thời gian không ít hơn 1 giờ. Thiết bị được đặt trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phòng bình thường trong thời gian không ít hơn 3 giờ hoặc tới khi độ ẩm được phân tán đều trước khi thực hiện kiểm tra chất lượng tiếp theo.


2.3.2.3.2. Yêu cầu

Các yêu cầu của kiểm tra chất lượng phải được thoả mãn.

2.3.2.4. Thử nhiệt độ thấp

2.3.2.4.1. Phương pháp thử

Thiết bị phải được đặt trong một buồng đo có nhiệt độ phòng bình thường. Sau đó giảm nhiệt độ và giữ ở -400C ( 30C) với EPIRB loại 1 và -300C ( 30C) với EPIRB loại 2 trong một khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ.

Bộ phận điều khiển nhiệt độ của thiết bị được bật và phòng được chuyển tới nhiệt độ -200C ( 30C) (với thiết bị loại 2). Quá trình này phải hoàn thành trong


25 phút ( 5 phút).

Nhiệt độ của phòng phải được duy trì ở -200C ( 30C) trong thời gian 2 giờ.

Thiết bị được kiểm tra chất lượng trong 30 phút cuối của quá trình thử nghiệm.

Cuối quá trình thử, buồng đo phải được giảm xuống nhiệt độ phòng bình thường trong thời gian không ít hơn 1 giờ. Thiết bị được đặt trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phòng bình thường trong thời gian không ít hơn 3 giờ hoặc tới khi độ ẩm được phân tán đều trước khi thực hiện phép đo tiếp theo.

Trong khi thử nghiệm thiết bị phải hoạt động bình thường.

2.3.2.4.2. Yêu cầu

Các yêu cầu của kiểm tra chất lượng phải được thoả mãn.

2.3.3. Thử rung

2.3.3.1. Định nghĩa


Khả năng của thiết bị duy trì chỉ tiêu điện và cơ không đổi sau khi thử rung.

2.3.3.2. Phương pháp thử


Thiết bị được gắn vào một bàn rung bởi các phương tiện hỗ trợ của nó. Thiết bị có thể được treo để bù trọng lượng mà bàn rung không chịu được.

Tránh các ảnh hưởng đến chỉ tiêu thiết bị do trường điện từ của khối rung.

Thiết bị phải chịu rung dạng sin theo phương thẳng đứng ở tất cả các tần số nằm giữa:

- 2 Hz (-0/+3 Hz) và 13,2 Hz với khoảng rung  1 mm  10 % (gia tốc tối đa


7 m/s2 ở 13,2 Hz); và

- 13,2 Hz và 100 Hz với gia tốc tối đa không đổi 7 m/s2.

Tốc độ quét tần số phải đủ thấp để cho phép phát hiện sự cộng hưởng trong các phần của thiết bị.

Dò tìm cộng hưởng phải được thực hiện trong khi thử rung. Nếu tìm thấy sự cộng hưởng ở bất kỳ phần nào, thiết bị phải được thử sự chịu rung ở tần số cộng hưởng đó với thời gian không ít hơn 2 giờ. Thử nghiệm phải được lặp lại với mức rung như trên ở hướng vuông góc tương hỗ trong mặt phẳng ngang.

Kiểm tra chất lượng của EPIRB và khối điều khiển từ xa (nếu trang bị) phải được thực hiện trong và sau khi thử rung. Cuối quá trình thử, thiết bị được xem xét các sai hỏng cơ khí.

2.3.3.3. Yêu cầu


EPIRB phải không phóng khỏi vị trí lắp ráp của nó và không tự động kích hoạt trong khi thử rung.

Các yêu cầu của kiểm tra chất lượng phải thoả mãn. Không có sai hỏng cơ khí nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.


      1. 2.3.4. Thử va chạm

2.3.4.1. Định nghĩa


Khả năng của thiết bị duy trì chỉ tiêu điện và cơ không đổi sau khi thử va chạm.

2.3.4.2. Phương pháp thử


EPIRB phải được lắp trong cơ cấu tự thả của nó. Thử nghiệm được tiến hành với:

- Gia tốc đỉnh: 98 m/s2  10 %;

- Độ rộng xung: 18 ms  20 %;

- Dạng sóng: Sóng hình sin nửa chu kỳ;

- Trục thử: Thẳng đứng;

- Số va chạm: 4000.

Cuối quá trình thử nghiệm, thiết bị phải được kiểm tra các sai hỏng cơ khí. Thực hiện tự thử EPIRB (mục 2.1.8).

2.3.4.3. Yêu cầu


EPIRB không được phóng khỏi vị trí của nó và không tự động kích hoạt trong quá trình thử.

Việc hoàn thành tự thử phải được chỉ báo.

Không có sai hỏng cơ khí nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

2.3.5. Thử ăn mòn


Thử nghiệm có thể không cần nếu nhà sản xuất có khả năng cung cấp đầy đủ các thông tin về các thành phần, các chất và khả năng duy trì các chỉ tiêu điện và cơ không đổi đối với các ảnh hưởng của sự ăn mòn.

2.3.5.1. Định nghĩa


Khả năng của thiết bị duy trì chỉ tiêu điện và cơ không đổi sau khi thử ăn mòn.

2.3.5.2. Phương pháp thử


Sử dụng thiết bị phun sương dung dịch muối có thành phần như trong Bảng 2.

Bảng 2- Thành phần dung dịch muối

NaCl

26,5

g

 10 %

MgCl2

2,5

g

 10 %

MgSO4

3,3

g

 10 %

CaCl2

1,1

g

 10 %

KCl

0,73

g

 10 %

Na2CO3

0,20

g

 10 %

NaBr

0,28

g

 10 %

Thêm nước cất để tạo thành 1 lít dung dịch

Ngoài ra có thể sử dụng dung dịch NaCl 5 %. Muối được sử dụng trong thử nghiệm phải là NaCl chất lượng cao (0,1 % Iốt và 0,3 % tổng tạp chất).

Dung dịch được pha chế bằng cách hoà tan 5 phần ( 1) trọng lượng của muối trong 95 phần trọng lượng của nước cất hoặc nước được khử khoáng.

Độ pH của dung dịch phải nằm giữa 6,5 và 7,2 ở nhiệt độ 200C ( 20C). Duy trì độ pH trong khoảng này bằng cách pha thêm HCl hoặc NaOH để điều chỉnh
độ pH.

Các thiết bị phun sương phải đảm bảo không có thành phần ăn mòn trong dung dịch muối.

Phun sương dung dịch muối trên toàn bộ mặt ngoài của thiết bị trong thời gian 1 giờ. Sau mỗi lần phun, thiết bị được lưu trữ với thời gian 7 ngày ở nhiệt độ 400C ( 20C). Độ ẩm tương đối trong khi lưu trữ được giữ trong khoảng 90 % và 95 %. Quá trình trên được thực hiện 4 lần.

Cuối thời gian thử nghiệm, thiết bị phải được xem xét bằng mắt thường. Quá trình tự thử EPIRB (mục 2.1.8) phải được thực hiện.


2.3.5.3. Yêu cầu


Các yêu cầu của kiểm tra chất lượng phải được thoả mãn và các phần kim loại không bị ăn mòn.

Trong trường hợp được lắp kín, thiết bị phải không có dấu hiệu bị thấm ẩm.

Việc hoàn thành tự thử phải được chỉ báo.

2.3.6. Thử rơi vào nước

2.3.6.1. Định nghĩa


Khả năng của EPIRB duy chỉ tiêu điện và cơ không đổi sau khi thử rơi vào nước.

2.3.6.2. Phương pháp thử


EPIRB được tháo khỏi cơ cấu tự thả và được thả vào nước. EPIRB được thả ba lần vào nước từ độ cao 20 m  1 m ở vị trí hoạt động bình thường, vị trí đảo ngược và vị trí vuông góc so với vị trí hoạt động bình thường.

Cuối quá trình thử nghiệm, thực hiện quá trình tự thử (mục 2.1.8).


2.3.6.3. Yêu cầu


Việc hoàn thành tự thử phải được chỉ báo.

Không có sai hỏng nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.


2.3.7. Thử sốc nhiệt

2.3.7.1. Định nghĩa


Khả năng của thiết bị duy trì được chỉ tiêu điện và cơ không đổi sau khi thử sốc nhiệt.

2.3.7.2. Phương pháp thử


Thiết bị được đặt trong môi trường không khí +650C ( 30C) trong 1 giờ. Sau đó nó được ngâm trong nước với nhiệt độ +200C ( 30C) ở độ sâu 10 cm (đo từ điểm cao nhất của EPIRB đến mặt nước) trong thời gian 1 giờ.

Cuối quá trình thử nghiệm, thực hiện quá trình tự thử (mục 2.1.8).


2.3.7.3. Yêu cầu


Việc hoàn thành tự thử phải được chỉ báo.

Không có sai hỏng nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.


2.3.8.Thử ngâm nước

2.3.8.1. Định nghĩa


Khả năng của EPIRB duy trì chỉ tiêu điện và cơ không đổi sau khi thực hiện thử ngâm nước.

2.3.8.2. Phương pháp thử


Thiết bị phải chịu áp suất thuỷ lực 100 kPa (tương ứng với độ sâu 10 m) trong thời gian 5 phút.

Cuối quá trình thử nghiệm, thực hiện quá trình tự thử (mục 2.1.8).


2.3.8.3. Yêu cầu


Việc hoàn thành tự thử phải được chỉ báo.

Không có sai hỏng nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.


2.3.9. Thử tác động của dòng phun nước

2.3.9.1. Định nghĩa


Khả năng giữ EPIRB trong cơ cấu tự thả của nó và không phát báo động cấp cứu khi thử tác động của dòng phun nước.

2.3.9.2. Phương pháp thử


EPIRB được lắp trong cơ cấu tự thả. Phun nước trực tiếp vào EPIRB trong thời gian 5 phút. Vòi phun nước phải có đường kính danh định là 63,5 mm và tốc độ phun nước là 2300 lit nước một phút. Điểm đầu của vòi phun phải cách EPIRB 3,5 m và cao hơn điểm gốc của ăngten 1,5 m. Vòi phun nước được di chuyển trong khi thử nghiệm để phun nước tới EPIRB từ tất cả các hướng trong cung 1800 vuông góc với vị trí lắp ráp bình thường của EPIRB.

2.3.9.3. Yêu cầu


EPIRB không được phóng khỏi vị trí của nó và phải không tự động kích hoạt trong quá trình thử.

2.3.10. Thử nổi

2.3.10.1. Định nghĩa


Độ nổi được tính theo phần trăm của tỷ số lực nổi trên trọng lực.

2.3.10.2. Phương pháp thử


EPIRB được ngâm trong nước.

Có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:

- Lực nổi được đo trong khi toàn bộ EPIRB ngập trong nước. Sau đó lấy lực nổi chia cho trọng lực đo được. Kết quả được ghi lại; hoặc

- Độ nổi có thể được tính bằng cách chia thể tích của khối trên mặt nước cho thể tích của khối dưới mặt nước. Kết quả được ghi lại.


2.3.10.3. Yêu cầu


Độ nổi ≥ 5 %.

2.3.11. Thử bức xạ mặt trời


Thử nghiệm này có thể không cần nếu nhà sản xuất có thể cung cấp đủ các chứng cớ mà các thành phần, vật liệu... duy trì được chỉ tiêu điện và cơ xác định dưới ảnh hưởng của bức xạ mặt trời liên tục.

2.3.11.1. Định nghĩa


Khả năng của thiết bị duy trì được chỉ tiêu điện và cơ không đổi sau khi thử bức xạ mặt trời được thực hiện.

2.3.11.2. Phương pháp thử


Thiết bị phải được đặt dưới nguồn bức xạ mặt trời giả (xem bảng 3) trong 80 giờ.

Cuối quá trình thử nghiệm, quá trình tự thử (mục 4.1.8) phải được thực hiện.

Cường độ sáng ở điểm thử (gồm cả bức xạ phản xạ từ xung quanh) phải là 1120 kW/m2  10 % với sự phân bố phổ như trong bảng 3.

Bảng 3 - Phân bố phổ


Vùng phổ

Tử ngoại B

Tử ngoại A

Nhìn thấy

Hồng ngoại

Băng thông

(m)


0,28-0,32

0,32-0,40

0,40-0,52

0,52-0,64

0,64-0,78

0,78-3,00

Bức xạ

(W/m2)



5

63

200

186

174

492

Dung sai

(%)


 35

 25

 10

 10

 10

 20

CHÚ THÍCH: Bức xạ có bước sóng ngắn hơn 0,30 m tới bề mặt trái đất là không đáng kể



2.3.11.3. Yêu cầu


Việc hoàn thành tự thử phải được chỉ báo.

Không có sai hỏng nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.


2.3.12. Thử tác dụng của dầu


Thử nghiệm này có thể không cần nếu nhà sản xuất có thể cung cấp đủ các chứng cớ mà các thành phần, vật liệu... duy trì được chỉ tiêu điện và cơ do tác dụng của dầu.

2.3.12.1. Định nghĩa


Khả năng của thiết bị duy trì các chỉ tiêu điện và cơ không đổi sau khi thử nghiệm ngâm trong dầu được thực hiện.

2.3.12.2. Phương pháp thử


EPIRB phải được nhúng trong dầu trong 6 giờ ở nhiệt độ 190C ( 10C) với yêu cầu sau:

- Điểm Aniline: 1200C  50C;

- Điểm Flash: Tối thiểu là 2400C;

- Độ nhớt: 10 - 25 cSt ở 990C.

Các dầu sau có thể được sử dụng:

- Dầu ATSM số 1;

- Dầu ATSM số 2;

- Dầu ISO số 1.

Cuối quá trình thử nghiệm, thực hiện quá trình tự thử (mục 4.1.8). Sau khi thử nghiệm, EPIRB phải được rửa sạch theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất.

2.3.12.3. Yêu cầu


Việc hoàn thành tự thử phải được chỉ báo.

EPIRB phải không có dấu hiệu hỏng như co, vỡ, nở, tan hoặc thay đổi các đặc tính cơ khí.



Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương