Qcvn XXX : 2011/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) hoạT ĐỘng ở BĂng tầN



tải về 0.78 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.78 Mb.
#20095
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2.7. Các yêu cầu kỹ thuật khác

2.7.1. Cường độ sáng hiệu dụng của đèn hiệu

2.7.1.1. Định nghĩa


Giá trị được tính toán theo công thức như trong Nghị quyết A689 (17) của IMO.

2.7.1.2. Phương pháp đo


Cường độ sáng được đo ở các điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn.

Cường độ sáng hiệu dụng được tính theo công thức sau:

Ieff­|cd =

trong đó:

- Ieff là cường độ hiệu dụng;

- I(t) là cường độ tức thời;

- (t2 - t1) là thời gian phát sáng (giây).

2.7.1.3. Yêu cầu


Cường độ sáng hiệu dụng nhỏ nhất là 0,75 cd, tốc độ nhấp nháy thấp nhất là 20 lần trong 1 phút, thời gian một lần phát sáng nằm trong khoảng 10-6 giây và 1giây.

2.7.2. Dung lượng ắc-qui

2.7.2.1. Định nghĩa


Dung lượng ắc-qui là khả năng của nguồn điện bên trong cung cấp đủ công suất cho hoạt động liên tục của thiết bị trong một khoảng thời gian xác định.

2.7.2.2. Phương pháp đo


Sử dụng một ắc-qui mới, EPIRB được kích hoạt (tại nhiệt độ môi trường) trong một thời gian được nhà sản xuất đưa ra tương ứng với sự giảm dung lượng do tự thử và tự phóng điện trong thời gian hoạt động có ích của ắc-qui . Nhà sản xuất phải giải thích phương pháp sử dụng để xác định thời gian này.

EPIRB được đặt trong một phòng có nhiệt độ bình thường. Sau đó giảm nhiệt độ và giữ ở -400C ( 30C) với EPIRB loại 1 hoặc -300C ( 30C) với EPIRB loại 2 trong thời gian 10 giờ.

Cuối thời gian trên, bộ phận điều khiển nhiệt độ được bật và phòng được chuyển tới nhiệt độ -200C ( 30C) (với thiết bị loại 2). Quá trình này phải hoàn thành trong 20 phút.

30 phút sau, thiết bị được kích hoạt và duy trì hoạt động liên tục trong thời gian 48 giờ. Nhiệt độ của buồng đo phải được duy trì ổn định trong suốt 48 giờ.


2.7.2.3. Yêu cầu


EPIRP phải tuân theo yêu cầu của các mục 2.4.1 (công suất đầu ra), mục 2.4.2 (tần số đặc trưng), mục 2.4.3 (độ ổn định tần số thời hạn ngắn), mục 2.4.4 (độ ổn định tần số thời hạn trung bình) và mục 2.6 (mã hoá EPIRP) trong 48 giờ.

2.7.3. Thiết bị dẫn đường

2.7.3.1. Yêu cầu chung

2.7.3.1.1. Loại phát xạ

Tín hiệu song biên cả sóng mang (A3X).
2.7.3.1.2. Tần số điều chế

Tín hiệu âm thanh quét từ cao xuống thấp giữa 1.600 Hz và 300 Hz trong một dải không nhỏ hơn 700 Hz.
2.7.3.1.3. Chu trình hoạt động của máy phát

Trong khi phát tín hiệu 406 MHz, máy phát phải đảm bảo làm việc liên tục và chỉ có thể bị gián đoạn tối đa là 2 giây.
2.7.3.1.4. Tốc độ quét lặp lại

Tốc độ quét lặp lại của máy phát là: 2 Hz đến 4 Hz.

2.7.3.2. Sai số tần số

2.7.3.2.1. Định nghĩa

Sai số tần số là hiệu giữa tần số đo được và giá trị danh định của nó.
2.7.3.2.2. Phương pháp đo

Tần số sóng mang được đo bằng một máy đếm tần số hoặc một máy phân tích phổ ở các điều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn.
2.7.3.2.3. Yêu cầu

Tần số sóng mang là: 121,5 MHz  50 ppm.

2.7.3.3. Chu trình hoạt động điều chế

2.7.3.3.1. Định nghĩa

Chu trình hoạt động điều chế =

trong đó:

- T1là khoảng thời gian nửa chu kỳ dương của điều chế âm tần được đo ở các điểm nửa biên độ của đường bao điều chế; và

- T2 là chu kỳ của tần số điều chế âm tần cơ bản.


2.7.3.3.2. Phương pháp đo

Đầu ra máy phát được nối với một máy hiện sóng có nhớ. T1 và T2 được đo tại điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của chu kỳ điều chế. Chu kỳ hoạt động điều chế phải được tính toán.
2.7.3.3.3. Yêu cầu

Chu trình hoạt động điều chế phải nằm giữa: 33% và 55%.

2.7.3.4. Hệ số điều chế

2.7.3.4.1. Định nghĩa

Hệ số điều chế =

trong đó:

- A là giá trị biên độ cực đại của đường bao;

- B là giá trị biên độ cực tiểu của đường bao.


2.7.3.4.2. Phương pháp đo

Đầu ra máy phát được nối với một máy hiện sóng có nhớ. A và B được đo tại các điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của chu kỳ điều chế. Hệ số điều chế phải được tính toán.
2.7.3.4.3. Yêu cầu

Hệ số điều chế phải nằm trong khoảng: 0,85 và 1.

2.7.3.5. Công suất phát xạ hiệu dụng đỉnh

2.7.3.5.1. Định nghĩa

Là công suất trung bình trong một khoảng chu kỳ tần số vô tuyến tại đỉnh của đường bao điều chế.
2.7.3.5.2. Phương pháp đo

Phép đo được thực hiện ở các điều kiện nhiệt độ bình thường và sử dụng EPIRB mà ắc-qui của nó đã được bật trong ít nhất 44 giờ. Nếu thời gian đo vượt qúa 4 giờ, ắc-qui có thể được thay thế bởi cái khác với điều kiện đã bật trong ít nhất 44 giờ.

Khi đo kiểm ngoài buồng đo, đề phòng phát các tín hiệu cứu nạn trên các tần số an toàn và cứu nạn, ví dụ bằng cách bù tần số.

Máy thu phải dò được tần số sóng mang của máy phát. Ăng ten đo kiểm phân cực đứng. Điều chỉnh độ cao của Ăng ten đo kiểm sao cho máy thu đo thu được mức tín hiệu cực đại. Máy phát phải quay 3600 quanh trục thẳng đứng để dò tìm hướng tín hiệu cực đại. Ghi lại mức tín hiệu cực đại của máy thu đo tìm được.Máy phát phải được thay bằng ăngten thay thế. Ăngten thay thế phải được nối với máy tạo tín hiệu chuẩn. Tần số của máy tạo tín hiệu chuẩn phải được điều chỉnh từ tần số sóng mang của máy phát. Suy hao đầu vào của máy thu đo phải điều chỉnh được để làm tăng độ nhạy thu của máy thu nếu cần.

Ăngten đo phải được điều chỉnh được trong phạm vi của độ cao đã chỉ định để đảm bảo rằng thu được tín hiệu cực đại.

Tín hiệu đầu vào ăngten thay thế phải được điều chỉnh đến mức mà máy thu đo dò được mà bằng với mức dò được từ thiết bị bằng việc hiệu chỉnh đo do thay đổi suy hao đầu vào của máy thu đo.

ERPEP cực đại bằng công suất máy phát tín hiệu, được tăng thêm nhờ tăng ích của ăngten thay thế và được hiệu chỉnh bằng sự thay đổi của bộ suy hao.


2.7.3.5.3. Yêu cầu

Công suất phát xạ hiệu dụng đỉnh phải nằm trong khoảng 25 mW và 100 mW.

2.7.3.6. Phát xạ giả

2.7.3.6.1. Định nghĩa

Các phát xạ giả là các phát xạ trên một hay nhiều tần số ngoài băng thông cần thiết và mức phát xạ có thể được làm giảm nhưng không ảnh hưởng đến sự truyền thông tin tương ứng. Các phát xạ giả bao gồm phát xạ hài, phát xạ ký sinh, sản phẩm xuyên điều chế và sản phẩm biến đổi tần số nhưng không gồm phát xạ ngoài băng.
2.7.3.6.2. Phương pháp đo

Các phát xạ giả được đo trong các băng tần 108 MHz - 137 MHz; 156 MHz - 162 MHz; 406,0 MHz - 406,1 MHz và 450 MHz đến 470 MHz.
2.7.3.6.3. Yêu cầu

Công suất của thành phần phát xạ giả ở tần số bất kỳ ≤ 25W.

2.8. Đo công suất phát xạ

2.8.1. Yêu cầu chung


Phương pháp đo công suất phát xạ cung cấp số liệu biểu thị đặc tính ăngten bằng cách đo phân cực sóng đứng và ngang.

2.8.2. Công suất phát xạ

2.8.2.1. Định nghĩa


Công suất phát xạ là công suất phát xạ đẳng hướng tương đương (e.i.r.p).

2.8.2.2. Phương pháp đo


EPIRB phát bình thường và sử dụng một ắc-qui mới. Tín hiệu từ ăngten đo được đưa tới một máy phân tích phổ hoặc một máy đo cường độ trường. EPIRB được xoay 360o với ít nhất 12 bước bằng nhau 30o( 3o) và các phép đo được thực hiện.

Để đo e.i.r.p toàn phần, ăngten đo phải phân cực tuyến tính và được đặt ở hai vị trí để đồng chỉnh với hai thành phần phân cực đứng và ngang của tín hiệu phát xạ.

Sau đó ăngten đo được đặt tại góc ngẩng 10o, 20o, 30o,40o và 50o(3o) với các góc phương vị 0o đến 360o theo các bước 30o và đo điện áp cảm ứng cho mỗi loại phân cực ở 60 vị trí đó.

Các giá trị Vh vàVv ở mỗi vị trí đo được ghi lại.

Các bước sau được thực hiện cho mỗi bộ điện áp đo được và các kết quả được ghi lại.

Bước 1: Tính điện áp cảm ứng toàn phần Vrec theo dBV sử dụng công thức:

Vrec(dBV) = 20log

Trong đó:

- Vv và Vh là các số đo điện áp cảm ứng (V) khi ăngten đo được định hướng trong mặt phẳng đứng và ngang.

Bước 2: Tính toán cường độ trường E theo dBV/m tại ăngten đo sử dụng công thức:

E(dBV/m) = Vrec+ 20logAFc + Lc

Trong đó:

- Vrec là mức tín hiệu được tính từ bước 1 (dBV);

- AFc là tham số hiệu chỉnh của ăngten đo;

- L­c là độ suy giảm hệ thống thu và suy hao cáp (dB).

Bước 3: Tính e.i.r.p

Tính e.i.r.p cho mỗi tọa độ góc theo công thức:

e.i.r.p(W) =

Trong đó:

- R là khoảng cách giữa EPIRB và ăngten lưỡng cực đo;

- E là cường độ trường được chuyển đổi trong bước 2 thành V/m.

Các phép đo được thực hiện ở các điều kiện đo kiểm bình thường.


2.8.2.3. Yêu cầu


Công suất phát xạ phải nằm trong giới hạn từ -5 dB đến +6 dB so với mức e.i.r.p 5 W.

2.8.3. Các đặc tính ăngten

2.8.3.1. Định nghĩa


Các đặc tính ăngten được xác định với các góc ngẩng lớn hơn 5o và nhỏ hơn 60o.

2.8.3.2. Phương pháp đo


Hệ số khuếch đại ăngten được tính cho từng bộ toạ độ góc theo công thức:

Gi =

Trong đó:

- e.i.r.p. là công suất phát xạ;

- Pt là công suất cấp cho ăngten EPIRB;

- Gi là tỷ số hệ số khuếch đại của ăngten EPIRB so với ăngten đẳng hướng.

Phân tích số liệu (Vv,Vh) thu được trong khi đo, ăngten phải đủ để xác định phân cực của ăngten EPIRB là tuyến tính hoặc tròn.

Nếu các phép đo điện áp cảm ứng (Vv ,Vh) cho mỗi bộ toạ độ góc (góc phương vị, góc ngẩng) khác nhau ít nhất 10 dB, phân cực là tuyến tính. Phân cực sẽ là đứng hoặc ngang nếu Vv hoặc Vh lớn hơn.

Nếu các phép đo điện áp cảm ứng (Vv,Vh) khác nhau trong khoảng 10 dB , ăngten EPIRB là phân cực tròn.

So sánh các tín hiệu thu được sử dụng các ăngten phân cực tròn phải và phân cực tròn trái đã biết khi ăngten EPIRB đang phát xạ. Kết quả ăngten có tín hiệu thu được lớn hơn xác định chiều của phân cực.


2.8.3.3. Giới hạn.


Ăngten có các đặc tính sau:

- Kiểu: Bán cầu;

- Phân cực: Phân cực tròn phải hoặc tuyến tính;

- Tăng ích (ở hướng vuông góc với mặt phẳng): Từ -3 dBi đến +4 dBi;

- Biến đổi tăng ích (theo góc phương vị): < 3 dB;

- Tỷ số điện áp sóng đứng của ăngten ≤1,5.


2.9. Cơ cấu tự thả

2.9.1. Yêu cầu chung

2.9.1.1. Các điều kiện hoạt động


Cơ cấu tự thả phải được chế tạo từ các vật liệu phù hợp không bị ăn mòn. Không mạ hoặc các hình thức phủ kim loại khác trên các phần của cơ cấu tự thả.

Có thể kiểm tra cơ cấu tự thả bằng một phương pháp đơn giản mà không cần kích hoạt EPIRB.

Cơ cấu tự thả phải được trang bị các bộ phận để tránh phóng hay kích hoạt EPIRB một cách vô ý.

Có thể thả EPIRB bằng tay không cần các dụng cụ.


2.9.1.2. Nhãn


Cơ cấu tự thả phải có một hoặc nhiều nhãn chứa thông tin sau :

- Kí hiệu kiểu;

- Các chỉ dẫn khai thác khi thả EPIRB bằng tay;

- Khoảng cách an toàn tới thiết bị la bàn;

- Ngày bảo dưỡng và /hoặc thay thế cơ cấu tự thả, nếu có thể.

2.9.1.3. Các chỉ dẫn khai thác


Nhà sản xuất thiết bị phải cung cấp tất cả các chỉ dẫn và thông tin liên quan đến việc sắp xếp, lắp đặt và khai thác cơ cấu tự thả.
      1. Tự động thả EPIRB

        1. Định nghĩa


Tự động thả là khả năng tự thả EPIRB của cơ cấu tự thả khi chìm trong nước ở các điều kiện xác định.

2.9.2.2. Phương pháp đo


EPIRB được lắp trong cơ cấu tự thả và được dìm xuống nước. Nhiệt độ của nước được ghi lại.

Thử nghiệm được thực hiện sáu lần và thiết bị được xoay trong mỗi lần như sau:

- Vị trí lắp ráp bình thường;

- Xoay 900 về phía mạn phải tàu;

- Xoay 900 về phía mạn trái tàu;

- Xoay 900 về phía mũi tàu;

- Xoay 900 về phía đuôi tàu;

- Vị trí ngược lại.

Thử nghiệm ở điều kiện nhiệt độ tới hạn (mục 2.2.11) chỉ được thực hiện ở vị trí lắp ráp bình thường.

2.9.2.3. Yêu cầu


EPIRB phải tự động phóng và nổi tự do trước khi đạt tới độ sâu 4m.

Cơ cấu tự thả phải có khả năng hoạt động ở dải nhiệt độ:

-30oC đến +65oC.

  1. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ


Các thiết bị phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 406,025 MHz phải tuân thủ các quy định trong Quy chuẩn này.

  1. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN


Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 406,025 MHz và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


5.1 Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai quản lý các thiết bị phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz theo Quy chuẩn này.

5.2 Quy chuẩn này được áp dụng thay thế tiêu chuẩn ngành mã số TCN 68-198:2001 “Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 406,025 MHz - Yêu cầu kỹ thuật”.



5.3 Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.


Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương