Post-synodal apostolic exhortation amoris lætitia


Chapter Five: Love Made Fruitful



tải về 1.45 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích1.45 Mb.
#32722
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

Chapter Five: Love Made Fruitful


165. Love always gives life. Conjugal love “does not end with the couple... The couple, in giving themselves to one another, give not just themselves but also the reality of children, who are a living reflection of their love, a permanent sign of their conjugal unity and a living and inseparable synthesis of their being a father and a mother”.351

Chương Năm: Lòng yêu thương sinh hoa trái


165. Lòng yêu thương luôn đem lại sự sống. Lòng yêu thương phu thê “không chấm dứt với cặp vợ chồng... Khi hiến thân cho nhau, cặp vợ chồng không trao ban cho nhau mà thôi mà còn trao ban thực tại con cái nữa, vốn phản ảnh một cách sống động lòng yêu thương của họ, một dấu chỉ vĩnh viễn sự hợp nhất phu thê của họ và là một tổng hợp sinh động và bất khả phân tư cách làm cha làm mẹ của họ”352.

Welcoming A New Life


166. The family is the setting in which a new life is not only born but also welcomed as a gift of God. Each new life “allows us to appreciate the utterly gratuitous dimension of love, which never ceases to amaze us. It is the beauty of being loved first: children are loved even before they arrive”.353 Here we see a reflection of the primacy of the love of God, who always takes the initiative, for children “are loved before having done anything to deserve it”.354 And yet, “from the first moments of their lives, many children are rejected, abandoned, and robbed of their childhood and future. There are those who dare to say, as if to justify themselves, that it was a mistake to bring these children into the world. This is shameful! ... How can we issue solemn declarations on human rights and the rights of children, if we then punish children for the errors of adults?”355 If a child comes into this world in unwanted circumstances, the parents and other members of the family must do everything possible to accept that child as a gift from God and assume the responsibility of accepting him or her with openness and affection. For “when speaking of children who come into the world, no sacrifice made by adults will be considered too costly or too great, if it means the child never has to feel that he or she is a mistake, or worthless or abandoned to the four winds and the arrogance of man”.356 The gift of a new child, entrusted by the Lord to a father and a mother, begins with acceptance, continues with lifelong protection and has as its final goal the joy of eternal life. By serenely contemplating the ultimate fulfilment of each human person, parents will be even more aware of the precious gift entrusted to them. For God allows parents to choose the name by which he himself will call their child for all eternity.357

Chào đón sự sống mới


166. Gia đình là khung cảnh trong đó sự sống mới không những được sinh ra mà còn được chào đón như một ơn phúc của Thiên Chúa. Mỗi sự sống mới “đều giúp chúng ta biết đánh giá chiều kích hoàn toàn nhưng không của lòng yêu thương, điều không lúc nào không làm chúng ta thán phục. Đó chính là vẻ đẹp của việc được thương yêu trước: con cái được yêu thương trước cả khi ra đời”358. Ở đây, ta thấy có sự phản ảnh tính ưu vị (primacy) của tình yêu Thiên Chúa, Đấng luôn đưa ra sáng kiến, vì con cái “được yêu thương trước khi làm bất cứ điều gì để đáng được như thế”359. Ấy thế nhưng, “từ những giây phút đầu tiên trong đời chúng, nhiều trẻ em đã không được chấp nhận, bị bỏ rơi và bị tước hết tuổi thơ và tương lai. Như để tự biện minh, có những người dám nói rằng đưa những đứa trẻ này vào đời là một sai lầm. Họ thực đáng xấu hổ!... Làm thế nào ta có thể long trọng tuyên bố về nhân quyền và quyền trẻ em nếu sau đó ta trừng phạt trẻ em vì các sai lầm của người lớn?”360. Nếu một đứa trẻ ra đời trong những hoàn cảnh không mong muốn, thì cha mẹ và các thành viên khác của gia đình phải làm mọi sự có thể để nhận đứa trẻ này như một ơn phúc của Thiên Chúa và nhận trách nhiệm chấp nhận em với sự cởi mở và lòng âu yếm. Vì “khi nói tới các trẻ em sinh ra đời, không hy sinh nào của người lớn được coi là quá đắt hay quá lớn, nếu có nghĩa em không bao giờ phải cảm nhận mình là một sai lầm hay vô giá trị hoặc bị bỏ bê cho gió sương và sự ngạo mạn của con người”361. Ơn phúc đứa con mới, được Thiên Chúa ủy thác cho một người cha và một người mẹ, bắt đầu với việc chấp nhận, tiếp diễn với việc che chở suốt đời và có niềm vui cuộc sống vĩnh cửu làm mục tiêu cuối cùng. Thanh thản chiêm niệm sự thành toàn tối hậu của mỗi con người nhân bản, các cha mẹ càng ý thức được ơn phúc qúy giá đã ủy thác cho họ. Vì Thiên Chúa cho phép các cha mẹ chọn tên để Người dùng gọi con họ vào cõi vĩnh hằng362.

167. Large families are a joy for the Church. They are an expression of the fruitfulness of love. At the same time, Saint John Paul II rightly explained that responsible parenthood does not mean “unlimited procreation or lack of awareness of what is involved in rearing children, but rather the empowerment of couples to use their inviolable liberty wisely and responsibly, taking into account social and demographic realities, as well as their own situation and legitimate desires”.363

167. Các gia đình lớn là một niềm vui cho Giáo Hội. Họ nói lên tính sinh hoa trái của lòng yêu thương. Đồng thời, Thánh Gioan Phaolô II rất đúng khi giải thích rằng làm cha mẹ có trách nhiệm không có nghĩa “sinh đẻ vô giới hạn hay không ý thức những điều có liên hệ với việc dưỡng dục con cái, nhưng đúng hơn là giúp các cặp vợ chồng có khả năng sử dụng sự tự do bất khả xâm phạm của họ một cách khôn ngoan và có trách nhiệm, có tính đến các thực tại xã hội và dân số, cũng như hoàn cảnh riêng và các nguyện vọng chính đáng của họ”364.

Love and pregnancy


168. Pregnancy is a difficult but wonderful time. A mother joins with God to bring forth the miracle of a new life. Motherhood is the fruit of a “particular creative potential of the female body, directed to the conception and birth of a new human being”.365 Each woman shares in “the mystery of creation, which is renewed with each birth”.366 The Psalmist says: “You knit me together in my mother’s womb” (Ps 139:13). Every child growing within the mother’s womb is part of the eternal loving plan of God the Father: “Before I formed you in the womb I knew you, and before you were born I consecrated you” (Jer 1:5). Each child has a place in God’s heart from all eternity; once he or she is conceived, the Creator’s eternal dream comes true. Let us pause to think of the great value of that embryo from the moment of conception. We need to see it with the eyes of God, who always looks beyond mere appearances.

Lòng yêu thương và việc thai nghén


168. Thai nghén là một thời gian khó khăn nhưng kỳ diệu. Người mẹ hợp tác với Thiên Chúa để sản sinh phép lạ sự sống mới. Làm mẹ là hoa trái của “một tiềm năng sáng tạo đặc thù của thân xác phụ nữ, được điều hướng cho việc thụ thai và sinh hạ một con người nhân bản mới”367. Mỗi người đàn bà đều được dự phần vào “mầu nhiệm sáng tạo được đổi mới với mỗi lần sinh hạ”368. Thánh vịnh gia viết rằng: “Ngài dệt nên con trong lòng mẹ con” (Tv 139:13). Mọi đứa trẻ lớn lên trong lòng mẹ đều là một phần trong kế hoạch yêu thương đời đời của Chúa Cha: “trước khi tạo hình con trong dạ mẹ, Ta đã biết con, và trước khi con sinh ra, Ta đã thánh hiến con” (Grm 1:5). Mỗi đứa con đều có một chỗ đặc biệt trong trái tim Thiên Chúa từ thuở đời đời; khi em được thụ thai, giấc mơ đời đời của Thiên Chúa thành sự thực. Ta hãy dừng lại để nghĩ tới giá trị lớn lao của bào thai từ lúc được thụ thai. Ta cần nhìn em bằng đôi mắt của Thiên Chúa, Đấng luôn nhìn quá bên kia các vẻ bề ngoài.

169. A pregnant woman can participate in God’s plan by dreaming of her child. “For nine months every mother and father dreams about their child... You can’t have a family without dreams. Once a family loses the ability to dream, children do not grow, love does not grow, life shrivels up and dies”.369 For Christian married couples, baptism necessarily appears as a part of that dream. With their prayers, parents prepare for baptism, entrusting their baby to Jesus even before he or she is born.

169.Người đàn bà mang thai có thể tham dự vào kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách mơ tưởng tới đứa con của mình. “Suốt chín tháng, mọi người mẹ và người cha đều mơ tưởng tới đứa con của họ... Bạn không thể có một gia đình mà lại không có những giấc mơ. Gia đình nào đánh mất khả năng mơ, thì con cái họ không lớn lên, lòng yêu thương không lớn mạnh, sự sống quắt lại và chết”370. Đối với một cặp vợ chồng Kitô hữu, phép rửa nhất thiết phải là một phần của giấc mơ này. Với lời cầu nguyện của họ, các cha mẹ sẽ chuẩn bị cho phép rửa, phó thác con thơ của mình cho Chúa Giêsu ngay cả trước khi em ra đời.

170. Scientific advances today allow us to know beforehand what colour a child’s hair will be or what illnesses they may one day suffer, because all the somatic traits of the person are written in his or her genetic code already in the embryonic stage. Yet only the Father, the Creator, fully knows the child; he alone knows his or her deepest identity and worth. Expectant mothers need to ask God for the wisdom fully to know their children and to accept them as they are. Some parents feel that their child is not coming at the best time. They should ask the Lord to heal and strengthen them to accept their child fully and wholeheartedly. It is important for that child to feel wanted. He or she is not an accessory or a solution to some personal need. A child is a human being of immense worth and may never be used for one’s own benefit. So it matters little whether this new life is convenient for you, whether it has features that please you, or whether it fits into your plans and aspirations. For “children are a gift. Each one is unique and irreplaceable... We love our children because they are children, not because they are beautiful, or look or think as we do, or embody our dreams. We love them because they are children. A child is a child”.371 The love of parents is the means by which God our Father shows his own love. He awaits the birth of each child, accepts that child unconditionally, and welcomes him or her freely.

170. Ngày nay, các tiến bộ khoa học giúp ta biết trước mầu tóc của đứa con, căn bệnh có thể một ngày kia đứa con sẽ mắc phải, vì mọi đặc điểm của thân xác một con người đã được viết trong mã di truyền ngay ở giai đoạn bào thai. Ấy thế nhưng chỉ có Chúa Cha, Đấng Tạo Dựng, mới biết đứa con cách trọn vẹn; chỉ một mình Người biết bản sắc và giá trị sâu kín nhất của nó. Các bà mẹ đang mang thai cần cầu xin Thiên Chúa ban cho mình sự khôn ngoan để hiểu biết con cái mình một cách trọn vẹn và chấp nhận chúng trong con người thực của chúng. Một số cha mẹ cảm thấy đứa con của họ không đến đúng lúc tốt nhất. Họ nên cầu xin Chúa chữa lành và tăng sức để họ chấp nhận đứa con của họ một cách trọn vẹn và hết tâm trí. Điều quan trọng đối với đứa con là cảm nhận mình được ước muốn. Nó không phải là một đồ phụ tùng hay một giải pháp giải quyết một nhu cầu bản thân nào đó. Đứa con là một hữu thể nhân bản có giá trị vô song và không bao giờ có thể bị sử dụng cho một lợi ích riêng nào của người ta. Thành thử sự sống mới này có thuận lợi cho anh chị em hay không, nó có những đặc điểm làm anh chị em vui lòng hay không, hay nó có thuận theo các kế hoạch và hoài mong của anh chị em hay không, điều này ít quan trọng. Vì “con cái luôn là một ơn phúc. Mỗi đứa con đều độc đáo và không thể thay thế... Ta yêu con cái ta vì chúng là con cái ta, không phải vì chúng đẹp đẽ, hay trông giống hoặc suy nghĩ như ta, hay hiện thân các giấc mơ của ta. Ta yêu chúng vì chúng là con cái ta. Đứa con là đứa con”372. Lòng yêu thương của cha mẹ là phương thế Chúa Cha dùng để biểu lộ lòng yêu thương của chính Người. Người mong chờ sự sinh hạ của mỗi đứa con, chấp nhận đứa con này một cách vô điều kiện và đón chào em một cách hoàn toàn tự do.

171. With great affection I urge all future mothers: keep happy and let nothing rob you of the interior joy of motherhood. Your child deserves your happiness. Don’t let fears, worries, other people’s comments or problems lessen your joy at being God’s means of bringing a new life to the world. Prepare yourself for the birth of your child, but without obsessing, and join in Mary’s song of joy: “My soul proclaims the greatness of the Lord and my spirit exults in God my Saviour, for he has looked with favour on the lowliness of his servant” (Lk 1:46-48). Try to experience this serene excitement amid all your many concerns, and ask the Lord to preserve your joy, so that you can pass it on to your child.



171. Với một lòng âu yếm lớn lao, tôi thúc giục mọi bà mẹ tương lai: hãy luôn hạnh phúc và đừng để bất cứ điều gì tước mất của các con niềm vui sướng nội tâm được làm mẹ. Đứa con của các con xứng đáng để các con được hạnh phúc. Đừng để các sợ sệt, lo lắng của các con, cũng như lời bình phẩm hay các câu hỏi của người khác làm giảm niềm vui của các con được làm phương thế để Thiên Chúa đem một sự sống mới vào thế gian. Hãy chuẩn bị để đứa con của các con ra đời, nhưng đừng bị ám ảnh, hãy cùng Đức Mẹ hát lên bài ca hân hoan: “Linh hồn con ca tụng sự cao cả của Chúa và thần trí con hớn hở trong Thiên Chúa, Đấng cứu độ con, vì Người đã đoái nhìn phận hèn của tôi tớ Người” (Lc 1:46-48). Hãy cố gắng cảm nhận sự hứng khởi thanh thản này giữa mọi ưu tư của các con, và hãy xin Chúa gìn giữ niềm vui của các con, để các con có thể chuyền niềm vui này cho đứa con của các con.

The love of a mother and a father


172. “Children, once born, begin to receive, along with nourishment and care, the spiritual gift of knowing with certainty that they are loved. This love is shown to them through the gift of their personal name, the sharing of language, looks of love and the brightness of a smile. In this way, they learn that the beauty of human relationships touches our soul, seeks our freedom, accepts the difference of others, recognizes and respects them as a partner in dialogue... Such is love, and it contains a spark of God’s love!”373 Every child has a right to receive love from a mother and a father; both are necessary for a child’s integral and harmonious development. As the Australian Bishops have observed, each of the spouses “contributes in a distinct way to the upbringing of a child. Respecting a child’s dignity means affirming his or her need and natural right to have a mother and a father”.374 We are speaking not simply of the love of father and mother as individuals, but also of their mutual love, perceived as the source of one’s life and the solid foundation of the family. Without this, a child could become a mere plaything. Husband and wife, father and mother, both “cooperate with the love of God the Creator, and are, in a certain sense, his interpreters”.375 They show their children the maternal and paternal face of the Lord. Together they teach the value of reciprocity, of respect for differences and of being able to give and take. If for some inevitable reason one parent should be lacking, it is important to compensate for this loss, for the sake of the child’s healthy growth to maturity.

Lòng yêu thương của người mẹ và người cha


172. “Con cái, vừa sinh ra, song song với việc nuôi dưỡng và săn sóc, đã bắt đầu nhận lãnh ơn phúc thiêng liêng để biết chắc chắn mình được yêu thương. Lòng yêu thương này được biểu lộ cho các em qua việc ban cho một tên riêng, một ngôn ngữ chung, những cái nhìn yêu thương và nét tươi thắm của nụ cười. Nhờ cách này, các em học biết được rằng vẻ đẹp trong các mối liên hệ nhân bản đụng tới linh hồn ta, mưu cầu tự do cho ta, chấp nhận sự dị biệt nơi người khác, thừa nhận và tôn trọng họ như người đồng đối thoại... Đó chính là lòng yêu thương, và nó chứa tia lửa yêu thương của Thiên Chúa!”376. Mỗi đứa con đều có quyền nhận được lòng yêu thương của một người mẹ và một người cha; cả hai người đều cần thiết đối với sự phát triển toàn diện và hoà hợp của đứa con. Như các giám mục Úc Châu đã nhận xét, mỗi người phối ngẫu “góp phần một cách khác biệt vào việc dưỡng dục đứa con. Tôn trọng phẩm giá đứa con có nghĩa phải xác nhận nhu cầu của nó và quyên tự nhiên của nó được có một người mẹ và một người cha”377. Chúng ta đang nói không những đến lòng yêu thương của người cha và người mẹ như những cá nhân, mà còn đến cả lòng yêu thương hỗ tương của họ nữa, được nhận rõ như nguồn sự sống của người ta và là nền tảng vững chắc của gia đình. Không có lòng yêu thương này, đứa con chỉ có thể trở thành một đồ chơi nguyên vẹn. Chồng và vợ, cha và mẹ, cả hai phải “hợp tác với lòng yêu thương của Thiên Chúa Hóa Công, và là các giải thích viên của Người, theo một nghĩa nào đó”378. Họ biểu lộ với con cái gương mặt mẫu thân và phụ thân của Chúa. Cùng với nhau, họ dạy dỗ giá trị của tính hỗ tương, của sự tôn trọng các dị biệt và của khả năng cho và nhận. Nếu vì một lý do bất khả kháng, mà thiếu cha hoặc mẹ, thì điều quan trọng là phài bù trừ sự mất mát này, để đứa con phát triển cách lành mạnh cho tới lúc trưởng thành.

173. The sense of being orphaned that affects many children and young people today is much deeper than we think. Nowadays we acknowledge as legitimate and indeed desirable that women wish to study, work, develop their skills and have personal goals. At the same time, we cannot ignore the need that children have for a mother’s presence, especially in the first months of life. Indeed, “the woman stands before the man as a mother, the subject of the new human life that is conceived and develops in her, and from her is born into the world”.379 The weakening of this maternal presence with its feminine qualities poses a grave risk to our world. I certainly value feminism, but one that does not demand uniformity or negate motherhood. For the grandeur of women includes all the rights derived from their inalienable human dignity but also from their feminine genius, which is essential to society. Their specifically feminine abilities – motherhood in particular – also grant duties, because womanhood also entails a specific mission in this world, a mission that society needs to protect and preserve for the good of all.380

173. Ngày nay, cảm thức bị mồ côi, hiện đang ảnh hưởng tới nhiều trẻ em và thiếu niên, thực ra sâu xa hơn ta nghĩ. Hiện nay, chúng ta đã thừa nhận là hợp pháp và là điều thực sự đáng ước mong việc phụ nữ muốn được học hành, làm việc, phát triển các kỹ năng của họ và có các mục tiêu riêng. Đồng thời, ta cũng không thể không biết tới việc con cái cần sự hiện diện của người mẹ, nhất là trong các năm tháng đầu đời. Thực vậy, “người đàn bà đứng trước người đàn ông trong tư cách người mẹ, chủ thể sự sống nhân bản mới đã được thụ thai và đang phát triển trong họ, và từ họ, được sinh hạ vào thế gian”381. Việc làm cho sự hiện diện mẫu thân với các phẩm chất nữ tính này ra suy yếu đang đặt ra một nguy cơ trầm trọng cho thế giới. Tôi chắc chắn qúy trọng phong trào nữ quyền, nhưng là một nữ quyền không đòi tính độc dạng hay bác bỏ chức phận làm mẹ. Vì sự cao cả của phụ nữ bao gồm mọi thứ quyền phát xuất từ nhân phẩm bất khả nhượng của họ nhưng cũng bao gồm nét thiên tài nữ tính của họ nữa, một nét thiên tài hết sức chủ yếu đối với xã hội. Các khả năng nữ tính chuyên biệt của họ, nhất là khả năng làm mẹ, cũng đem lại nhiều bổn phận, vì chức phận làm phụ nữ bao hàm một sứ mệnh đặc biệt trong thế giới, một sứ mệnh mà xã hội phải bảo vệ và duy trì ví lợi ích mọi người382.

174. “Mothers are the strongest antidote to the spread of self-centred individualism... It is they who testify to the beauty of life”.383 Certainly, “a society without mothers would be dehumanized, for mothers are always, even in the worst of times, witnesses to tenderness, dedication and moral strength. Mothers often communicate the deepest meaning of religious practice in the first prayers and acts of devotion that their children learn... Without mothers, not only would there be no new faithful, but the faith itself would lose a good part of its simple and profound warmth... Dear mothers: thank you! Thank you for what you are in your family and for what you give to the Church and the world”.384

174. “Các bà mẹ là đối cực mạnh mẽ nhất chống lại việc lan tràn thứ chủ nghĩa duy cá nhân chỉ biết có mình... Chính họ chứng thực cho vẻ đẹp của sự sống”385. Chắc chắn, “xã hội nào không có các bà mẹ đều sẽ bị phi nhân hóa, vì các bà mẹ luôn luôn là chứng nhân của lòng âu yếm, tận tụy và sức mạnh tinh thần, ngay trong các thời khắc tồi tệ nhất. Các bà mẹ thường thông truyền ý nghĩa sâu sắc nhất của việc thực hành tôn giáo trong các lời cầu nguyện và hành vi sùng kính đầu tiên mà con cái họ học được... Không có các bà mẹ, không những không có các tín hữu mới, mà chính đức tin cũng sẽ mất cái phần tốt đẹp là sự ấm áp đơn sơ và sâu sắc của nó... Hỡi các bà mẹ thân yêu: Xin cám ơn các bà! Xin cám ơn các bà về con người của các bà trong gia đình và về những gì các bà hiến tặng Giáo Hội và thế giới”386.

175. A mother who watches over her child with tenderness and compassion helps him or her to grow in confidence and to experience that the world is a good and welcoming place. This helps the child to grow in self-esteem and, in turn, to develop a capacity for intimacy and empathy. A father, for his part, helps the child to perceive the limits of life, to be open to the challenges of the wider world, and to see the need for hard work and strenuous effort. A father possessed of a clear and serene masculine identity who demonstrates affection and concern for his wife is just as necessary as a caring mother. There can be a certain flexibility of roles and responsibilities, depending on the concrete circumstances of each particular family. But the clear and well-defined presence of both figures, female and male, creates the environment best suited to the growth of the child.

175. Người mẹ nào chăm sóc đứa con của mình một cách âu yếm và cảm thương sẽ giúp nó lớn lên đầy tin tưởng và cảm nghiệm được rằng thế giới quả là nơi tốt đẹp và đầy chào đón. Điều này giúp đứa con lớn lên trong tự trọng và, ngược lại, khai triển được khả năng biết nhận ra các giới hạn của đời sống, biết cởi mở trước các thách đố của thế giới rộng lớn, và biết nhìn thấy việc phải chăm chỉ làm việc và hăng hái cố gắng. Người cha nào có được một căn tính nam giới rõ ràng và thanh thản, biết biểu lộ âu yếm và quan tâm đối với vợ, cũng là người cần thiết như người mẹ biết chăm nom. Có thể có một sự linh động nào đó trong các vai trò và trách nhiệm, tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình. Nhưng sự hiện diện rõ ràng và được xác định đàng hoàng của cả hai nhân vật nam và nữ này tạo nên môi trường trường thích đáng nhất cho việc phát triển của đứa con.

176. We often hear that ours is “a society without fathers”. In Western culture, the father figure is said to be symbolically absent, missing or vanished. Manhood itself seems to be called into question. The result has been an understandable confusion. “At first, this was perceived as a liberation: liberation from the father as master, from the father as the representative of a law imposed from without, from the father as the arbiter of his children’s happiness and an obstacle to the emancipation and autonomy of young people. In some homes authoritarianism once reigned and, at times, even oppression”.387 Yet, “as often happens, one goes from one extreme to the other. In our day, the problem no longer seems to be the overbearing presence of the father so much as his absence, his not being there. Fathers are often so caught up in themselves and their work, and at times in their own self-fulfilment, that they neglect their families. They leave the little ones and the young to themselves”.388 The presence of the father, and hence his authority, is also impacted by the amount of time given over to the communications and entertainment media. Nowadays authority is often considered suspect and adults treated with impertinence. They themselves become uncertain and so fail to offer sure and solid guidance to their children. A reversal of the roles of parents and children is unhealthy, since it hinders the proper process of development that children need to experience, and it denies them the love and guidance needed to mature.389

176. Ta thường nghe nói rằng xã hội của ta là “một xã hội không có các người cha”. Trong nền văn hóa Tây Phương, người ta cho rằng gương mặt người cha đang vắng bóng, mất hút hay mất dạng một cách đầy biểu tượng. Chính đàn ông tính cũng đang bị nghi vấn. Kết quả là một sự mơ hồ có thể hiểu được. “Thoạt đầu, điều này được nhận thức như một cuộc giải thoát: giải thoát khỏi người cha như một bạo chúa, khỏi người cha như một đại diện của luật lệ áp đặt từ bên ngoài, khỏi người cha như một quan tòa phân xử hạnh phúc của con cái và như một trở lực đối với việc giải phóng và quyền tự lập của giới trẻ. Trong một số gia hộ, chủ nghĩa độc đoán có thời đã thống trị và đôi lúc còn áp chế nữa”390. Ấy thế nhưng, “như thường xẩy ra, người ta từ cực đoan này bước sang cực đoan nọ. Ngày nay, vấn đề xem ra không còn phải là sự hiện diện độc đoán của người cha nữa cho bằng sự vắng mặt của họ, sự không có đó của họ. Các người cha thường tập chú vào chính họ hay công việc của họ, và đôi lúc, vào việc thành tựu bản thân của họ đến nỗi lãng quên cả gia đình. Họ để mặc trẻ thơ và người trẻ tự lo liệu lấy”391. Sự hiện diện của người cha, và do đó, uy quyền của ông, cũng chịu tác động của lượng thời gian dành cho truyền thông và các phương tiện giải trí trên truyền thông. Ngày nay, uy quyền thường bị coi là đáng ngờ vực và người lớn thường bị đối xử cách hỗn xược. Chính người lớn cũng trở nên không chắc chắn và do đó, không cung cấp cho con cái họ các hướng dẫn chắc chắn và vững vàng. Việc lật ngược các vai trò của cha mẹ và con cái là điều không lành mạnh, vì nó ngăn cản diễn trình phát triển thích đáng mà con cái cần được cảm nhận, và nó tước mất của chúng lòng yêu thương và sự hướng dẫn cần thiết để trưởng thành”392.

177. God sets the father in the family so that by the gifts of his masculinity he can be “close to his wife and share everything, joy and sorrow, hope and hardship. And to be close to his children as they grow – when they play and when they work, when they are carefree and when they are distressed, when they are talkative and when they are silent, when they are daring and when they are afraid, when they stray and when they get back on the right path. To be a father who is always present. When I say ‘present’, I do not mean ‘controlling’. Fathers who are too controlling overshadow their children, they don’t let them develop”.393 Some fathers feel they are useless or unnecessary, but the fact is that “children need to find a father waiting for them when they return home with their problems. They may try hard not to admit it, not to show it, but they need it”.394 It is not good for children to lack a father and to grow up before they are ready.

177. Thiên Chúa đặt người cha trong gia đình để nhờ các ơn phúc nam tính của mình, ông có thể “gần gũi vợ ông và chia sẻ mọi sự, cả vui lẫn buồn, hy vọng lẫn gian nan. Và để gần gũi con cái khi chúng lớn lên, khi chúng chơi đùa và khi chúng làm việc, khi chúng vô tư và khi chúng đau buồn, khi chúng liến thoắng và khi chúng im lặng, khi chúng dạn dĩ và khi chúng sợ sệt, khi chúng lầm lỡ và khi chúng trở về chính lộ. Để làm một người cha luôn có mặt. Khi nói ‘có mặt’ tôi không có ý nói ‘kiểm soát’. Những người cha quá kiểm soát sẽ làm lu mờ con cái mình, không để chúng phát triển”395. Một số người cha cảm thấy mình vô dụng hay không cần thiết, nhưng sự thật vẫn là “con cái cần nhìn thấy một người cha chờ đợi chúng khi chúng về nhà với những vấn đề của chúng. Có thể chúng không muốn nhìn nhận việc này, không muốn biểu lộ nó ra, nhưng chúng cần nó”396. Điều không tốt chút nào là con cái thiếu một người cha và phải lớn lên trước khi chúng sẵn sàng.

An Expanding Fruitfulness


178. Some couples are unable to have children. We know that this can be a cause of real suffering for them. At the same time, we know that “marriage was not instituted solely for the procreation of children... Even in cases where, despite the intense desire of the spouses, there are no children, marriage still retains its character of being a whole manner and communion of life, and preserves its value and indissolubility”.397 So too, “motherhood is not a solely biological reality, but is expressed in diverse ways”.398

Tính sinh hoa trái mở rộng


178. Một số cặp vợ chồng không thể có con. Ta biết rằng đây là nguyên nhân gây đau khổ thực sự cho họ. Đồng thời, ta cũng biết rằng “hôn nhân không được thiết lập chỉ để sinh con cái... Ngay trong các trường hợp, bất chấp ước muốn nồng cháy của cặp vợ chồng, họ cũng không có con, thì hôn nhân vẫn giữ đưọc đặc điểm của nó như một cộng đoàn và hiệp thông sự sống trọn vẹn, và vẫn duy trì được giá trị và tính bất khả tiêu của nó”399. Cũng thế, “chức phận làm mẹ không phải chỉ là một thực tại sinh học, nhưng được phát biểu nhiều cách khác nhau”400.

179. Adoption is a very generous way to become parents. I encourage those who cannot have children to expand their marital love to embrace those who lack a proper family situation. They will never regret having been generous. Adopting a child is an act of love, offering the gift of a family to someone who has none. It is important to insist that legislation help facilitate the adoption process, above all in the case of unwanted children, in order to prevent their abortion or abandonment. Those who accept the challenge of adopting and accepting someone unconditionally and gratuitously become channels of God’s love. For he says, “Even if your mother forgets you, I will not forget you” (Is 49:15).

179. Nhận con nuôi là cách rất quảng đại để trở thành cha mẹ. Tôi khuyến khích những người không thể có con hãy mở rộng tình yêu phu phụ của họ để bảo bọc những ai thiếu một hoàn cảnh gia đình thích đáng. Họ sẽ không ân hận vì đã quảng đại. Nhận một đứa trẻ làm con nuôi là một hành vi yêu thương, hiến tặng ơn phúc gia đình cho một người không có ơn phúc này. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là: luật pháp nên làm dễ dàng cho diễn trình nhận con nuôi, nhất là trong trường hợp đứa trẻ bị hắt hủi, để ngăn ngừa em bị phá thai hay bị bỏ rơi. Những người chấp nhận thách đố nhận con nuôi và chấp nhận một ai đó một cách vô điều kiện và nhưng không quả đã trở nên máng chuyển tình yêu của Thiên Chúa. Vì Người từng phán, “Ngay cả khi mẹ con quên con, ta cũng sẽ không quên con” (Is 49:15).

180. “The choice of adoption and foster care expresses a particular kind of fruitfulness in the marriage experience, and not only in cases of infertility. In the light of those situations where a child is desired at any cost, as a right for one’s self-fulfilment, adoption and foster care, correctly understood, manifest an important aspect of parenting and the raising of children. They make people aware that children, whether natural, adoptive or taken in foster care, are persons in their own right who need to be accepted, loved and cared for, and not just brought into this world. The best interests of the child should always underlie any decision in adoption and foster care”.401 On the other hand, “the trafficking of children between countries and continents needs to be prevented by appropriate legislative action and state control”.402

180. “Quyết định nhận con nuôi và chăm sóc nuôi dưỡng (foster) nói lên một thứ tính sinh hoa trái đặc thù trong kinh nghiệm hôn nhân, và không những trong trường hợp hiếm muộn mà thôi. Đối diện với các hoàn cảnh trong đó, đứa trẻ được ước muốn bằng bất cứ giá nào, như một quyền lợi được tự thể hiện chính mình, việc nhận con nuôi hay nhận nuôi dưỡng, nếu hiểu cho đúng, cũng biểu hiện một khía cạnh quan trọng của việc làm cha mẹ dưỡng dục con cái. Những việc này giúp người ta ý thức được rằng con cái, bất kể là con tự nhiên, con nuôi hay được nhận để nuôi dưỡng, tự quyền của chúng, đều là những nhân vị cần được chấp nhận, yêu thương và săn sóc, chứ không phải chỉ được đem vào đời này. Các quyền lợi tốt nhất của đứa trẻ luôn phải nằm bên dưới bất cứ quyết định nhận con nuôi hay nhận nuôi dưỡng nào”403. Mặt khác, “việc buôn bán trẻ em giữa các quốc gia và lục địa cần phải được ngăn cản bằng hành động luật pháp và kiểm soát thích đáng của nhà nước”404.

181. We also do well to remember that procreation and adoption are not the only ways of experiencing the fruitfulness of love. Even large families are called to make their mark on society, finding other expressions of fruitfulness that in some way prolong the love that sustains them. Christian families should never forget that “faith does not remove us from the world, but draws us more deeply into it... Each of us, in fact, has a special role in preparing for the coming of God’s kingdom in our world”.405 Families should not see themselves as a refuge from society, but instead go forth from their homes in a spirit of solidarity with others. In this way, they become a hub for integrating persons into society and a point of contact between the public and private spheres. Married couples should have a clear awareness of their social obligations. With this, their affection does not diminish but is flooded with new light. As the poet says:

“Your hands are my caress,

The harmony that fills my days.

I love you because your hands

Work for justice.

If I love you, it is because you are

My love, my companion and my all,

And on the street, side by side,

We are much more than just two”.406

181. Ta cũng nên nhớ rằng sinh sản và nhận con nuôi không phải là những cách duy nhất để cảm nghiệm tính sinh hoa trái của lòng yêu thương. Ngay các gia đình lớn cũng được kêu gọi in dấu của họ lên xã hội, bằng cách tìm ra các cách phát biểu khác cho tính sinh hoa trái nhằm nối dài cách nào đó lòng yêu thương vốn nâng đỡ họ. Các gia đình Kitô hữu không bao giờ nên quên rằng “đức tin không tách chúng ta ra khỏi thế giới này, nhưng kéo chúng ta vào nó cách sâu xa hơn... Thực thế, mỗi người chúng ta có một vai trò đặc biệt trong việc chuẩn bị cho Nước Chúa ngự đến trong thế giới của chúng ta”407. Các gia đình không nên coi mình như là nơi trú ẩn khỏi xã hội, nhưng thay vào đó, nên ra khỏi tổ ấm của mình trong một tinh thần liên đới với người khác. Nhờ cách này, họ trở thành một trung tâm để hội nhập người ta vào xã hội và là điểm tiếp xúc giữa các lãnh vực công và tư. Các cặp vợ chồng nên ý thức rõ ràng các nghĩa vụ xã hội của họ. Với ý thức này, lòng âu yếm của họ không giảm đi mà được tràn ngập ánh sáng mới. Như nhà thi sĩ từng ngâm nga:

Tay em là mơn trớn của anh, sự hòa điệu đổ đầy năm tháng anh. Anh yêu em vì tay em làm việc cho công lý.



Anh yêu em, vì em là tình yêu của anh, bạn đồng hành và tất cả của anh, và trên phố phường, sát cánh bên nhau, Ta không chỉ là hai”408.

182. No family can be fruitful if it sees itself as overly different or “set apart”. To avoid this risk, we should remember that Jesus’ own family, so full of grace and wisdom, did not appear unusual or different from others. That is why people found it hard to acknowledge Jesus’ wisdom: “Where did this man get all this? Is not this the carpenter, the son of Mary?” (Mk 6:2- 3). “Is this not the carpenter’s son?” (Mt 13: 55). These questions make it clear that theirs was an ordinary family, close to others, a normal part of the community. Jesus did not grow up in a narrow and stifling relationship with Mary and Joseph, but readily interacted with the wider family, the relatives of his parents and their friends. This explains how, on returning from Jerusalem, Mary and Joseph could imagine for a whole day that the twelve-year-old Jesus was somewhere in the caravan, listening to people’s stories and sharing their concerns: “Supposing him to be in the group of travellers, they went a day’s journey” (Lk 2:44). Still, some Christian families, whether because of the language they use, the way they act or treat others, or their constant harping on the same two or three issues, end up being seen as remote and not really a part of the community. Even their relatives feel looked down upon or judged by them.

182. Không gia đình nào có thể sinh hoa trái nếu họ tự coi họ như hoàn toàn khác biệt hoặc “được để riêng ra”. Để tránh nguy cơ này, ta nên nhớ rằng gia đình riêng của Chúa Giêsu, tràn đầy ơn thánh và khôn ngoan là thế, nhưng không tỏ ra là bất thường hay khác biệt với các gia đình khác. Đó là lý do tại sao người ta thấy khó thừa nhận sự khôn ngoan của Chúa Giêsu: “Người này từ đâu mà có được mọi sự như thế này? Ông ta há không phải là tay thợ mộc, con trai bà Maria đó sao?” (Mc 6:2-3). “Người này há không phải là con trai bác thợ mộc đó sao?” (Mt 13:55). Các câu hỏi này chứng tỏ rõ ràng rằng gia đình của các ngài là một gia đình bình thường, gần gũi với các gia đình khác, một thành phần bình thường của cộng đồng. Chúa Giêsu không lớn lên trong một mối liên hệ chật hẹp và ngột ngạt với Đức Mẹ và Thánh Giuse, nhưng sẵn sàng hành động qua lại với gia đình rộng lớn hơn, tức các thân nhân của cha mẹ Người và các bằng hữu của họ. Điều này giải thích tại sao, trên đường từ Giêrusalem về nhà, Đức Mẹ và Thánh Giuse, cả một ngày trời, vẫn cứ tưởng đứa con Giêsu 12 tuổi của mình ở đâu đó trong đoàn hành hương, lắng nghe họ kể truyện và chia sẻ các lắng lo của họ: “các ngài đã đi một ngày đường, vẫn tưởng Người ở trong đoàn du hành” (Lc 2:44). Thế mà, một số gia đình Kitô hữu, hoặc vì ngôn ngữ sử dụng, cách họ hành động hay cư xử với ngưòi khác, hoặc vì cứ nhai đi nhai lại cùng hai hay ba vấn đề, nên kết cục bị coi là xa cách và không thực sự là một phần của cộng đồng. Ngay các thân nhân của họ cũng cảm thấy bị họ coi thường hay phê phán.

183. A married couple who experience the power of love know that this love is called to bind the wounds of the outcast, to foster a culture of encounter and to fight for justice. God has given the family the job of “domesticating” the world409 and helping each person to see fellow human beings as brothers and sisters. “An attentive look at the everyday life of today’s men and women immediately shows the omnipresent need for a healthy injection of family spirit... Not only is the organization of ordinary life increasingly thwarted by a bureaucracy completely removed from fundamental human bonds, but even social and political mores show signs of degradation”.410 For their part, open and caring families find a place for the poor and build friendships with those less fortunate than themselves. In their efforts to live according to the Gospel, they are mindful of Jesus’ words: “As you did it to one of the least of these my brethren, you did it to me (Mt 25:40)”. In a very real way, their lives express what is asked of us all: “When you give a dinner or a banquet, do not invite your friends or your brothers or your kinsmen or rich neighbours, lest they also invite you in return, and you be repaid. But when you give a feast, invite the poor, the maimed, the lame, the blind, and you will be blessed” (Lk 14:12-14). You will be blessed! Here is the secret to a happy family.

183. Cặp vợ chồng nào cảm nghiệm được sức mạnh của yêu thương đều biết rằng lòng yêu thương này được kêu gọi băng bó vết thương cho người bị hắt hủi, phát huy nền văn hóa gặp gỡ và đấu tranh cho công lý. Thiên Chúa vốn ban cho gia đình công việc “gia hóa” (domesticate) thế giới411 và giúp mỗi người coi người đồng loại của mình như anh chị em. “Một cái nhìn chú tâm vào đời sống hàng ngày của những người đàn ông đàn bà ngày nay lập tức cho ta thấy nhu cầu cùng khắp phải thổi vào đó một tinh thần gia đình lành mạnh... Không những chỉ là việc tổ chức đời sống bình thường đang càng ngày càng bị chắn ngang bởi một nền hành chánh hòan toàn tách biệt khỏi các mối dây nối kết nhân bản nền tảng, mà cả các tập tục xã hội và chính trị cũng cho thấy nhiều dấu hiệu thoái hóa”412. Về phần họ, các gia đình cởi mở và biết chăm sóc luôn tìm ra chỗ cho người nghèo và xây đắp các tình bằng hữu với những người kém may mắn hơn họ. Trong các cố gắng sống phù hợp với Tin Mừng, họ luôn nhớ lời Chúa Giêsu: “khi các con làm điều ấy cho một trong các anh em nhỏ bé nhất của Thầy này, là các con làm cho Thầy” (Mt 25:40). Đời sống của họ thực sự nói lên những gì tất cả chúng ta đều được đòi hỏi: “Khi tổ chức một bữa ăn hay một bữa tiệc, các con đừng mời bằng hữu hay anh chị em các con hoặc bà con của các con hay những người láng giềng giầu có, kẻo họ cũng mời lại các con để đáp lễ, và như thế các con đã được trả công rồi. Nhưng khi tổ chức một tiệc tùng, các con hãy mời người nghèo, người thương tật, người què, người mù, thì các con sẽ được chúc phúc” (Lc 14:12-14). Các con sẽ được chúc phúc! Đó là bí quyết đối với một gia đình hạnh phúc.

184. By their witness as well as their words, families speak to others of Jesus. They pass on the faith, they arouse a desire for God and they reflect the beauty of the Gospel and its way of life. Christian marriages thus enliven society by their witness of fraternity, their social concern, their outspokenness on behalf of the underprivileged, their luminous faith and their active hope. Their fruitfulness expands and in countless ways makes God’s love present in society.

184. Qua các chứng tá cũng như lời nói của họ, các gia đình nói cho người khác về Chúa Giêsu. Họ thông truyền đức tin và kích thích lòng thèm khát Thiên Chúa cũng như phản ảnh vẻ đẹp của Tin Mừng và lối sống của nó. Các cuộc hôn nhân Kitô Giáo, do đó, lên men xã hội bằng chứng tá huynh đệ, quan tâm xã hội, mạnh mẽ lên tiếng cho người yếu thế, đức tin sáng ngời và niềm hy vọng tích cực của họ. Tính sinh hoa trái của họ mở rộng và trong rất nhiều phương cách, làm cho lòng yêu thương của Thiên Chúa hiện diện trong xã hội.

Discerning the body


185. Along these same lines, we do well to take seriously a biblical text usually interpreted outside of its context or in a generic sense, with the risk of overlooking its immediate and direct meaning, which is markedly social. I am speaking of 1 Cor 11:17-34, where Saint Paul faces a shameful situation in the community. The wealthier members tended to discriminate against the poorer ones, and this carried over even to the agape meal that accompanied the celebration of the Eucharist. While the rich enjoyed their food, the poor looked on and went hungry: “One is hungry and another is drunk. Do you not have houses to eat and drink in? Or do you despise the Church of God and humiliate those who have nothing?” (vv. 21-22).

Biện phân nhiệm thể


185. Theo cùng đường hướng trên, ta nên thận trọng sử dụng một đoạn văn Thánh Kinh thường bị giải thích bên ngoài ngữ cảnh của nó hay theo một nghĩa chung chung (generic) với nguy cơ bỏ qua nghĩa tức khắc và trực tiếp của nó, vốn có đặc tính xã hội rõ rệt. Tôi muốn nói tới đoạn thư 1Côrintô 11:17-34, trong đó, Thánh Phaolô nói tới hoàn cảnh đáng xấu hổ trong cộng đồng. Các thành viên giầu có hơn có khuynh hướng kỳ thị các thành viên nghèo hơn, và việc này được đưa vào cả bữa ăn agape (đức ái) vốn song hành với việc cử hành Thánh Thể. Trong khi người giầu vui hưởng thức ăn thì người nghèo chỉ biết ngồi trông và ra về bụng đói: “Người thì đói meo kẻ thì say sưa. Anh em há không có nhà để no say hay sao? Hay anh em khinh miệt Giáo Hội của Chúa và nhục mạ những người tay trắng?” (các câu 21-22).

186. The Eucharist demands that we be members of the one body of the Church. Those who approach the Body and Blood of Christ may not wound that same Body by creating scandalous distinctions and divisions among its members. This is what it means to “discern” the body of the Lord, to acknowledge it with faith and charity both in the sacramental signs and in the community; those who fail to do so eat and drink judgement against themselves (cf. v. 29). The celebration of the Eucharist thus becomes a constant summons for everyone “to examine himself or herself” (v. 28), to open the doors of the family to greater fellowship with the underprivileged, and in this way to receive the sacrament of that eucharistic love which makes us one body. We must not forget that “the ‘mysticism’ of the sacrament has a social character”.413 When those who receive it turn a blind eye to the poor and suffering, or consent to various forms of division, contempt and inequality, the Eucharist is received unworthily. On the other hand, families who are properly disposed and receive the Eucharist regularly, reinforce their desire for fraternity, their social consciousness and their commitment to those in need.



186. Phép Thánh Thể đòi chúng ta phải là các chi thể của một thân thể duy nhất là Giáo Hội. Những người tới gần Mình và Máu Chúa Kitô không được gây thương tích cho Thân Thể ấy bằng cách tạo ra các phân biệt và chia rẽ đầy tai tiếng giữa các chi thể của nó. Đây là điều có nghĩa “biện phân” thân thể Chúa, nhìn nhận nó bằng đức tin và đức ái cả trong dấu chỉ bí tích lẫn trong cộng đồng; những ai không làm thế là ăn uống án phạt dành cho họ (xem câu 29). Do đó, việc cử hành Thánh Thể trở thành một lời mời liên lỉ để mọi người “xét mình” (câu 38), mở cửa gia đình mình cho tình hiệp thông lớn lao hơn với những người kém may mắn, và bằng cách này, lãnh nhận bí tích tình yêu Thánh Thể làm cho chúng ta nên một thân thể. Ta đừng nên quên rằng “ ‘huyền nhiệm học’ của bí tích có đặc điểm xã hội”414. Khi những người lãnh nhận nó không lưu tâm tới người nghèo và người đau khổ, hay đồng thuận với các hình thức chia rẽ, khinh miệt hay bất bình đẳng đa diện, là họ đã không lãnh nhận bí tích cách xứng đáng. Mặt khác, các gia đình nào có thiên hướng thích đáng và lãnh nhận Thánh Thể thường xuyên, sẽ tăng cường ước nguyện kết tình huynh đệ, ý thức xã hội và dấn thân cho những người thiếu thốn.

Life In The Wider Family


187. The nuclear family needs to interact with the wider family made up of parents, aunts and uncles, cousins and even neighbours. This greater family may have members who require assistance, or at least companionship and affection, or consolation amid suffering.415 The individualism so prevalent today can lead to creating small nests of security, where others are perceived as bothersome or a threat. Such isolation, however, cannot offer greater peace or happiness; rather, it straitens the heart of a family and makes its life all the more narrow.

Đời sống trong gia đình rộng lớn hơn


187. Gia đình hạch nhân cần phải tương tác với gia đình rộng lớn hơn gồm cha mẹ, cô chú, anh chị em họ và ngay cả hàng xóm. Gia đình lớn hơn này có thể cónhững thành viên cần được giúp đỡ hay ít nữa là tình đồng hành và tình âu yếm, hoặc ủi an trong lúc đau khổ416. Chủ nghĩa duy cá nhân đang rất thịnh hành ngày nay có thể dẫn tới việc tạo ra những cái tổ an toàn nho nhỏ, những nơi người khác bị coi như gây rối hay đe dọa. Tuy nhiên, sự cô lập như thế không thể đem lại bình an hay hạnh phúc lớn lao hơn; đúng hơn, nó túng quẫn hóa trái tim của một gia đình và làm cho cuộc sống của nó càng thêm chật hẹp.

Being sons and daughters


188. First, let us think of our parents. Jesus told the Pharisees that abandoning one’s parents is contrary to God’s law (cf. Mk 7:8-13). We do well to remember that each of us is a son or daughter. “Even if one becomes an adult, or an elderly person, even if one becomes a parent, if one occupies a position of responsibility, underneath all of this is still the identity of a child. We are all sons and daughters. And this always brings us back to the fact that we did not give ourselves life but that we received it. The great gift of life is the first gift that we received”.417

189. Hence, “the fourth commandment asks children... to honour their father and mother (cf. Ex 20:12). This commandment comes immediately after those dealing with God himself. Indeed, it has to do with something sacred, something divine, something at the basis of every other kind of human respect. The biblical formulation of the fourth commandment goes on to say: ‘that your days may be long in the land which the Lord your God gives you’. The virtuous bond between generations is the guarantee of the future, and is the guarantee of a truly humane society. A society with children who do not honour parents is a society without honour... It is a society destined to be filled with surly and greedy young people”.418


Làm con trai con gái


188. Trước hết, ta hãy nghĩ tới cha mẹ ta. Chúa Giêsu nói với các Biệt Phái rằng bỏ rơi cha mẹ mình là đi ngược lại lề luật của Thiên Chúa (xem Mc 7:8-13). Ta nên nhớ rằng mỗi người chúng ta đều là con trai hay con gái. “Ngay khi đã nên người trưởng thành, hoặc người cao niên, ngay khi trở thành bậc cha mẹ, có địa vị trọng trách, dưới tất cả những điều này vẫn là căn tính của người con. Tất cả chúng ta đều là những con trai và con gái. Và điều này luôn đem chúng ta trở lại với sự thật này: chúng ta không tự mình ban sự sống cho chính mình mà là tiếp nhận nó. Ơn phúc vĩ đại sự sống là ơn phúc thứ nhất chúng ta lãnh nhận được”419.

189. Do đó, “giới răn thứ tư đòi con cái... trọng kính cha mẹ mình (xem Xh 20:12). Giới răn này xuất hiện liền sau các giới răn nói về chính Thiên Chúa. Thực thế, nó quả nói tới một điều thánh thiêng, một điều thần thánh, một điều làm căn bản cho mọi thứ trọng kính nhân bản khác.Phát biểu của Thánh Kinh về giới răn thứ tư nói tiếp: ‘để năm tháng của ngươi dài lâu trên lãnh thổ mà Chúa, Thiên Chúa của ngươi, sẽ ban cho ngươi’. Dây gắn bó đạo hạnh giữa các thế hệ là một bảo đảm cho tương lai, và là một bảo đảm cho xã hội thực sự nhân ái. Một xã hội với những đứa con không trọng kính cha mẹ là một xã hội không có danh dự... Đó là một xã hội chắc chắn sẽ đầy rẫy những người trẻ bất thân thiện và tham lam”420.

190. There is, however, another side to the coin. As the word of God tells us, “a man leaves his father and his mother” (Gen 2:24). This does not always happen, and a marriage is hampered by the failure to make this necessary sacrifice and surrender. Parents must not be abandoned or ignored, but marriage itself demands that they be “left”, so that the new home will be a true hearth, a place of security, hope and future plans, and the couple can truly become “one flesh” (ibid.). In some marriages, one spouse keeps secrets from the other, confiding them instead to his or her parents. As a result, the opinions of their parents become more important than the feelings and opinions of their spouse. This situation cannot go on for long, and even if it takes time, both spouses need to make the effort to grow in trust and communication. Marriage challenges husbands and wives to find new ways of being sons and daughters.

190. Tuy nhiên, có mặt kia của đồng tiền. Như lời Thiên Chúa nói với ta, “người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình” (St 2:24). Điều này không luôn xẩy ra, và cuộc hôn nhân gặp trở ngại vì việc không thực hiện được sự hy sinh và lià bỏ cần thiết này. Không được bỏ rơi hay làm ngơ cha mẹ, nhưng hôn nhân tự nó đòi các ngài bị “lìa bỏ” để tổ ấm mới trở thành một lò sưởi thực sự, một nơi của an toàn, của hy vọng và của các dự kiến tương lai, và cặp vợ chồng có thể thực sự trở nên “một thân xác” (ibid.). Trong một số cuộc hôn nhân, một trong hai người phối ngẫu giữ kín các bí mật với người kia, để chỉ thổ lộ với cha mẹ mình mà thôi. Kết quả: ý kiến của cha mẹ trở nên quan trọng hơn các tâm tư và ý kiến của người phối ngẫu. Tình huống này không thể kéo dài được, và dù cần nhiều thì giờ, cả hai người phối ngẫu cũng phải hết sức cố gắng để lớn lên trong tin tưởng và đối thoại. Hôn nhân thách thức người chồng và người vợ tìm ra các cách mới để hiếu thảo với cha mẹ.


The Elderly


191. “Do not cast me off in the time of old age; forsake me not when my strength is spent” (Ps 71:9). This is the plea of the elderly, who fear being forgotten and rejected. Just as God asks us to be his means of hearing the cry of the poor, so too he wants us to hear the cry of the elderly.421 This represents a challenge to families and communities, since “the Church cannot and does not want to conform to a mentality of impatience, and much less of indifference and contempt, towards old age. We must reawaken the collective sense of gratitude, of appreciation, of hospitality, which makes the elderly feel like a living part of the community. Our elderly are men and women, fathers and mothers, who came before us on our own road, in our own house, in our daily battle for a worthy life”.422 Indeed, “how I would like a Church that challenges the throw-away culture by the overflowing joy of a new embrace between young and old!”423

Người cao niên


191. “Đừng vứt bỏ con lúc tuổi già; đừng bỏ rơi con lúc con đã lực tàn sức yếu” (Tv 71:9). Đó là lời van xin của người cao niên, sợ bị quên lãng và từ bỏ. Như Thiên Chúa đã yêu cầu ta trở thành phương thế để Người nghe thấy tiếng than của người nghèo thế nào, Người cũng muốn ta nghe tiếng kêu của người cao niên như vậy424. Điều này nói lên một thách đố cho các gia đình và cộng đồng, vì “Giáo Hội không thể và không muốn sống theo não trạng nôn nóng, nhất là não trạng dửng dưng và khinh miệt, đối với tuổi già. Ta phải đánh thức một lần nữa cảm thức biết ơn, biết đánh giá cao, biết hiếu khách một cách tập thể nhằm làm cho người cao niên cảm thấy như đang là thành phần sống động của cộng đồng. Các người cao niên của chúng ta đều là những người đàn ông đàn bà, những người cha người mẹ, đến trước chúng ta trên chính con đường ta đang đi, trong chính căn nhà ta đang ở, trong cuộc đấu tranh hàng ngày của ta để có được một cuộc sống đáng sống”425. Thực thế, “Tôi sẽ yêu thương xiết bao một Giáo Hội biết thách thức nền văn hóa vứt bỏ bằng một niềm vui tràn trề của cái ôm mới giữa người trẻ và người già!”426.

192. Saint John Paul II asked us to be attentive to the role of the elderly in our families, because there are cultures which, “especially in the wake of disordered industrial and urban development, have both in the past and in the present set the elderly aside in unacceptable ways”.427 The elderly help us to appreciate “the continuity of the generations”, by their “charism of bridging the gap”.428 Very often it is grandparents who ensure that the most important values are passed down to their grandchildren, and “many people can testify that they owe their initiation into the Christian life to their grandparents”.429 Their words, their affection or simply their presence help children to realize that history did not begin with them, that they are now part of an age-old pilgrimage and that they need to respect all that came before them. Those who would break all ties with the past will surely find it difficult to build stable relationships and to realize that reality is bigger than they are. “Attention to the elderly makes the difference in a society. Does a society show concern for the elderly? Does it make room for the elderly? Such a society will move forward if it respects the wisdom of the elderly”.430

192.Thánh Gioan Phaolô II yêu cầu chúng ta lưu ý tới vai trò của người cao niên trong gia đình chúng ta, vì hiện có những nền văn hóa “nhất là tiếp theo cuộc phát triển kỹ nghệ và đô thị vô trật tự, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, đã gạt người cao niên qua một bên một cách không thể chấp nhận được”431. Người cao niên giúp chúng ta biết đánh giá cao “sự liên tục của các thế hệ”, bằng “các đặc sủng xóa bỏ các hố phân cách”432. Các ông bà rất hay là những người lo sao cho các giá trị quan trọng nhất được truyền lại cho con cháu, và “nhiều người có thể chứng thực rằng nhờ ông bà, họ lãnh nhận được việc khai tâm gia nhập đời sống Kitô hữu”433. Lời lẽ của các ngài, lòng âu yếm của các ngài hoặc chỉ cần sự hiện diện của các ngài cũng đã giúp các cháu hiểu ra rằng lịch sử không bắt đầu với chúng, nay chúng chỉ là một phần của cuộc hành hương muôn thuở và chúng cần phải trọng kính tất cả những ai đã đến trước chúng. Những người cắt đứt mọi dây liên kết với quá khứ, chắc chắn sẽ thấy khó có thể xây dựng được các mối liên hệ bền vững và hiểu ra rằng thực tại lớn hơn chính họ. “Lưu tâm tới người cao niên sẽ tạo ra sự khác biệt xã hội. Một xã hội biểu lộ sự quan tâm tới người cao niên ư? Nó dành chỗ cho người cao niên ư? Một xã hội như thế sẽ thăng tiến nếu nó tôn trọng sự khôn ngoan của người cao niên”434.

193. The lack of historical memory is a serious shortcoming in our society. A mentality that can only say, “Then was then, now is now”, is ultimately immature. Knowing and judging past events is the only way to build a meaningful future. Memory is necessary for growth: “Recall the former days” (Heb 10:32). Listening to the elderly tell their stories is good for children and young people; it makes them feel connected to the living history of their families, their neighborhoods and their country. A family that fails to respect and cherish its grandparents, who are its living memory, is already in decline, whereas a family that remembers has a future. “A society that has no room for the elderly or discards them because they create problems, has a deadly virus”;435 “it is torn from its roots”.436 Our contemporary experience of being orphans as a result of cultural discontinuity, uprootedness and the collapse of the certainties that shape our lives, challenges us to make our families places where children can sink roots in the rich soil of a collective history.

193. Thiếu ký ức lịch sử là một thiếu sót nghiêm trọng trong xã hội ta. Một não trạng chỉ biết nói: “lúc ấy là lúc ấy, bây giờ là bây giờ” cuối cùng sẽ là một não trạng ấu trĩ. Biết và phán đoán các biến cố quá khứ là con đường duy nhất để xây dựng một tương lai có ý nghĩa. Ký ức là điều cần thiết cho việc phát triển: “Hãy nhớ lại những ngày đầu” (Thư Do Thái 10:32). Lắng nghe người cao niên kể các câu truyện của các ngài là điều tốt đối với trẻ em và giới trẻ; nó làm họ cảm thấy được nối kết với lịch sử sống động của gia đình họ, khu xóm họ và đất nước họ. Gia đình nào thiếu tôn trọng và trân qúy ông bà của mình, những vị vốn là ký ức sống động của mình, thực sự đã sa sút rồi, trong khi gia đình nào biết tưởng nhớ đều sẽ có tương lai. “Xã hội nào không có chỗ dành cho người cao niên hoặc vứt bỏ họ vì họ gây ra vấn đề, thực sự đã mang một vi khuẩn chết người rồi”437; “nó bị nát từ gốc”438. Cảm nghiệm bị mồ côi hiện thời do sự bất liên tục của văn hóa, sự bứng gốc và mất hết các chắc chắn từng lên khuôn đời ta gây nên, đang thách thức ta biến gia đình thành nơi, ở đó, con cái có thể bén rễ sâu vào mảnh đất mầu mỡ của lịch sử tập thể.

Being brothers and sisters


194. Relationships between brothers and sisters deepen with the passing of time, and “the bond of fraternity that forms in the family between children, if consolidated by an educational atmosphere of openness to others, is a great school of freedom and peace. In the family, we learn how to live as one. Perhaps we do not always think about this, but the family itself introduces fraternity into the world. From this initial experience of fraternity, nourished by affection and education at home, the style of fraternity radiates like a promise upon the whole of society”.439

Làm anh chị em


194. Với dòng thời gian, các mối liên hệ giữa anh chị em sẽ thâm hậu hơn, và “sợi dây huynh đệ được hình thành trong gia đình giữa con cái, nếu được củng cố bằng một bầu khí giáo dục cởi mở đối với người khác, là trường học vĩ đại của tự do và hòa bình. Trong gia đình, ta học cách sống như một. Có lẽ ta không luôn luôn nghĩ về điều này, nhưng chính gia đình đã du nhập tình huynh đệ vào thế giới. Từ cảm nghiệm tình huynh đệ ban đầu được nuôi dưỡng bằng âu yếm và giáo dục tại nhà này, phong thái huynh đệ sẽ sáng lên như một lời thề hứa đối với toàn bộ xã hội”440.

195. Growing up with brothers and sisters makes for a beautiful experience of caring for and helping one another. For “fraternity in families is especially radiant when we see the care, the patience, the affection that surround the little brother or sister who is frail, sick or disabled”.441 It must be acknowledged that “having a brother or a sister who loves you is a profound, precious and unique experience”.442 Children do need to be patiently taught to treat one another as brothers and sisters. This training, at times quite demanding, is a true school of socialization. In some countries, where it has become quite common to have only one child, the experience of being a brother or sister is less and less common. When it has been possible to have only one child, ways have to be found to ensure that he or she does not grow up alone or isolated.

195. Lớn lên với các anh chị em đem lại cho ta một cảm nghiệm tươi đẹp của việc chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau. Vì “tình huynh đệ trong các gia đình tỏa sáng cách đặc biệt khi ta thấy sự săn sóc, lòng kiên nhẫn, tình âu yếm bảo bọc đứa em trai hay em gái bé nhỏ yếu ớt, đau ốm hay khuyết tật”443. Cần phải nhìn nhận điều này: “có được người anh em hay người chị em yêu thương bạn là một cảm nghiệm sâu sắc, qúy gía và độc đáo”444. Trẻ em cần được kiên nhẫn dạy dỗ cách cư xử với nhau như anh chị em. Việc huấn luyện, đôi lúc, khá đòi hỏi này, quả là trường học thực sự của việc xã hội hóa. Ở một số quốc gia, nơi sự kiện chỉ có một đứa con đã thành ra khá thông thường, cảm nghiệm được làm anh em hay chị em càng ngày càng kém thông thường hơn. Khi chỉ có thể có một đứa con, thì ta phải tìm cách để bảo đảm đứa con này không lớn lên một mình hoặc bị cô lập.

A big heart


196. In addition to the small circle of the couple and their children, there is the larger family, which cannot be overlooked. Indeed, “the love between husband and wife and, in a derivative and broader way, the love between members of the same family – between parents and children, brothers and sisters and relatives and members of the household – is given life and sustenance by an unceasing inner dynamism leading the family to ever deeper and more intense communion, which is the foundation and soul of the community of marriage and the family”.445 Friends and other families are part of this larger family, as well as communities of families who support one another in their difficulties, their social commitments and their faith.

Một trái tim lớn


196. Cộng với tiểu gia đình gồm vợ chồng và con cái, ta còn có gia đình rộng lớn hơn mà ta không thể bỏ qua. Thực vậy, “lòng yêu thương giữa chồng và vợ và, theo nghĩa phát sinh (derivative) và rộng lớn hơn, lòng yêu thương giữa các thành viên của cùng một gia đình, giữa cha mẹ và con cái, anh chị em và thân nhân và thành viên của gia hộ, được ban cho sự sống và nâng đỡ nhờ một năng động tính nội tâm không ngừng dẫn gia đình tới một hiệp thông mỗi ngày một sâu xa và nồng đượm hơn, một hiệp thông vốn là nền tảng và linh hồn của cộng đồng hôn nhân và gia đình”446. Bằng hữu và các gia đình khác là thành phần của gia đình rộng lớn hơn này, cũng như của cộng đồng các gia đình biết nâng đỡ nhau trong các khó khăn, các cam kết xã hội và đức tin của họ.

197. This larger family should provide love and support to teenage mothers, children without parents, single mothers left to raise children, persons with disabilities needing particular affection and closeness, young people struggling with addiction, the unmarried, separated or widowed who are alone, and the elderly and infirm who lack the support of their children. It should also embrace “even those who have made shipwreck of their lives”.447 This wider family can help make up for the shortcomings of parents, detect and report possible situations in which children suffer violence and even abuse, and provide wholesome love and family stability in cases when parents prove incapable of this.

197. Gia đình rộng lớn hơn này nên cung cấp yêu thương và nâng đỡ các bà mẹ thiếu niên, các trẻ em không cha mẹ, các bà mẹ đơn chiếc phải dưỡng dục con cái một mình, những người khuyết tật cần sự âu yếm và gần gũi đặc biệt, những người trẻ đang chiến đấu với nghiện ngập, những người không kết hôn, ly thân hay góa bụa ở một mình, và những vị cao niên và già yếu thiếu sự nâng đỡ của con cái. Gia đình này cũng nên bảo bọc “cả những người đánh đắm cuộc đời họ”448. Gia đình rộng lớn hơn này có thể giúp bù trừ các thiếu sót của cha mẹ, khám phá và tường trình các hoàn cảnh có thể có trong đó, trẻ em bị bạo hành và thậm chí lạm dụng nữa, và cung cấp lòng yêu trương lành mạnh và cảnh ổn định gia đình trong các trường hợp cha mẹ tỏ ra bất lực về phương diện này.

198. Finally, we cannot forget that this larger family includes fathers-in-law, mothers-in-law and all the relatives of the couple. One particularly delicate aspect of love is learning not to view these relatives as somehow competitors, threats or intruders. The conjugal union demands respect for their traditions and customs, an effort to understand their language and to refrain from criticism, caring for them and cherishing them while maintaining the legitimate privacy and independence of the couple. Being willing to do so is also an exquisite expression of generous love for one’s spouse.



198. Cuối cùng, ta không thể quên rằng gia đình lớn hơn này bao gồm luôn cha mẹ vợ, cha mẹ chồng và mọi thân nhân của hai người phối ngẫu. Một khía cạnh đặc biệt tế nhị của lòng yêu thương là học cách đừng coi các thân nhân này như những người cạnh tranh, đe dọa hay xâm lấn. Sự kết hợp vợ chồng đòi phải tôn trọng các truyền thống và phong tục của họ, phải cố gắng hiểu ngôn ngữ của họ và tự chế việc phê bình, săn sóc họ và qúy trọng họ trong khi vẫn phải duy trì sự tư riêng và độc lập hợp pháp của vợ chồng. Việc sẵn sàng làm thế cũng là một phát biểu thanh nhã của lòng yêu thương đối với người phối ngẫu của mình.



tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương