Post-synodal apostolic exhortation amoris lætitia



tải về 1.45 Mb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích1.45 Mb.
#32722
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20

Passionate Love


142. The Second Vatican Council teaches that this conjugal love “embraces the good of the whole person; it can enrich the sentiments of the spirit and their physical expression with a unique dignity and ennoble them as the special features and manifestation of the friendship proper to marriage”.275 For this reason, a love lacking either pleasure or passion is insufficient to symbolize the union of the human heart with God: “All the mystics have affirmed that supernatural love and heavenly love find the symbols which they seek in marital love, rather than in friendship, filial devotion or devotion to a cause. And the reason is to be found precisely in its totality”.276 Why then should we not pause to speak of feelings and sexuality in marriage?

Tình yêu say mê


142. Công Đồng Vatican II dạy rằng lòng yêu thương vợ chồng này “bao gồm thiện ích của toàn bộ con người; nó có thể phong phú hóa các tâm tư tình cảm và các phát biểu thể lý của chúng bằng một phẩm giá độc đáo và cao thượng hóa chúng thành những nét đặc biệt và biểu hiện cho tình bạn chuyên biệt của hôn nhân”277. Vì lý do này, lòng yêu thương nào thiếu khoái cảm hay say mê đều không đủ để biểu tượng hóa sự kết hợp của trái tim con người với Thiên Chúa: “Mọi nhà huyền nhiệm đều quả quyết rằng tình yêu siêu nhiên và tình yêu thiên giới tìm được biểu tượng mà chúng tìm kiếm nơi tình yêu vợ chồng, hơn là tình bạn, tình hiếu thảo hay việc hiến thân cho một chính nghĩa. Còn lý do thì phải tìm trong chính tính toàn bộ của nó”278. Vậy thì làm sao ta có thể không dừng lại để nói tới các tâm tình và dục tính trong hôn nhân?

The world of emotions


143. Desires, feelings, emotions, what the ancients called “the passions”, all have an important place in married life. They are awakened whenever “another” becomes present and part of a person’s life. It is characteristic of all living beings to reach out to other things, and this tendency always has basic affective signs: pleasure or pain, joy or sadness, tenderness or fear. They ground the most elementary psychological activity. Human beings live on this earth, and all that they do and seek is fraught with passion.

Thế giới xúc cảm


143. Thèm muốn, cảm giác, xúc cảm, những điều mà người xưa gọi là “các đam mê”, tất cả đều có vị trí quan trọng trong đời sống vợ chồng. Chúng được đánh thức mỗi khi “người kia” trở nên hiện diện và là một phần đời ta. Đặc điểm của mọi sinh vật là muốn vươn tới những sinh vật khác, và khuynh hướng này luôn có những dấu hiệu căn bản thuộc cảm giới: khoan khoái hay đau đớn, vui mừng hay buồn bã, âu yếm hay sợ sệt. Chúng làm cơ sở cho sinh hoạt tâm lý sơ đẳng nhất. Con người nhân bản sống trên trái đất này, nên tất cả những gì họ làm và tìm kiếm đều nhuốm mầu đam mê.

144. As true man, Jesus showed his emotions. He was hurt by the rejection of Jerusalem (cf. Mt 23:27) and this moved him to tears (cf. Lk 19:41). He was also deeply moved by the sufferings of others (cf. Mk 6:34). He felt deeply their grief (cf. Jn 11:33), and he wept at the death of a friend (cf. Jn 11:35). These examples of his sensitivity showed how much his human heart was open to others.

144. Là người thật, Chúa Giêsu cũng đã biểu lộ các xúc cảm của Người. Người đau đớn vì bị Giêrusalem từ bỏ (xem Mt 23:27) và điều này làm rơi nước mắt Người (xem Lc 19:41). Người cũng xúc động sâu xa trước nỗi đau khổ của người khác (xem Mc 6:34). Người cảm nhận sâu xa cảnh tang chế của họ (xem Ga 11:33), và Người khóc trước cái chết của một người bạn (xem Ga 11:35). Các điển hình nhậy cảm này của Người cho thấy trái tim nhân bản của Người đã rộng mở ra sao đối với người khác.

145. Experiencing an emotion is not, in itself, morally good or evil.279 The stirring of desire or repugnance is neither sinful nor blameworthy. What is morally good or evil is what we do on the basis of, or under the influence of, a given passion. But when passions are aroused or sought, and as a result we perform evil acts, the evil lies in the decision to fuel them and in the evil acts that result. Along the same lines, my being attracted to someone is not automatically good. If my attraction to that person makes me try to dominate him or her, then my feeling only serves my selfishness. To believe that we are good simply because “we feel good” is a tremendous illusion. There are those who feel themselves capable of great love only because they have a great need for affection, yet they prove incapable of the effort needed to bring happiness to others. They remain caught up in their own needs and desires. In such cases, emotions distract from the highest values and conceal a self-centredness that makes it impossible to develop a healthy and happy family life.

145. Tự nó, cảm thấy một xúc cảm là điều không tốt không xấu về phương diện luân lý280. Bắt đầu cảm thấy thèm muốn hay ghê tởm không hề có tội hay đáng trách. Chính hành vi ta làm, do một đam mê kích thích hay đi kèm, mới xấu hay tốt. Nhưng nếu các xúc cảm được vun sới, duy trì, và vì chúng ta phạm các hành vi xấu, thì cái xấu là ở trong quyết định nuôi dưỡng chúng và trong các hành vi xấu do đó mà ra. Cũng trong đường hướng này, sự kiện một ai đó làm tôi khoan khoái không nhất thiết là một điều tích cực. Nếu với sự khoan khoái này, tôi đi tìm cách để người này trở thành nô lệ của tôi, thì xúc cảm này rõ ràng là để phục vụ tính ích kỷ của tôi. Tin rằng chúng ta tốt chỉ vì “chúng ta cảm thấy tốt” là một sai lầm lớn lao. Có những người cảm thấy mình có khả năng yêu thương lớn lao vì họ có nhu cầu âu yếm lớn lao, nhưng họ không biết chiến đấu cho hạnh phúc của người khác và sống khép kín trong các thèm muốn riêng của mình. Trong trường hợp như thế, các cảm xúc chỉ làm ta quên đi các giá trị lớn lao và che đậy tính vị kỷ vốn không cho phép ta có được một cuộc sống gia đình lành mạnh và hạnh phúc.

146. This being said, if passion accompanies a free act, it can manifest the depth of that act. Marital love strives to ensure that one’s entire emotional life benefits the family as a whole and stands at the service of its common life. A family is mature when the emotional life of its members becomes a form of sensitivity that neither stifles nor obscures great decisions and values, but rather follows each one’s freedom,281 springs from it, enriches, perfects and harmonizes it in the service of all.

146. Nói thế, nhưng nếu đam mê đi kèm một hành vi tự do, nó có thể biểu lộ sự sâu sắc của hành vi này. Lòng yêu thương vợ chồng luôn cố gắng bảo đảm để toàn bộ đời sống xúc cảm của người ta mang lợi ích lại cho gia đình như một toàn thể và phục vụ cuộc sống chung của gia đình. Gia đình sẽ trưởng thành khi đời sống xúc cảm của các thành viên trở thành một hình thức nhậy cảm không làm ngột ngạt hay che khuất các quyết định và giá trị lớn lao, nhưng đúng hơn tuân thủ tự do của mỗi người282, phát sinh từ tự do này, phong phú hóa, hoàn thiện hóa và hoà hợp tự do này để phục vụ mọi người.

God loves the joy of his children


147. This calls for a pedagogical process that involves renunciation. This conviction on the part of the Church has often been rejected as opposed to human happiness. Benedict XVI summed up this charge with great clarity: “Doesn’t the Church, with all her commandments and prohibitions, turn to bitterness the most precious thing in life? Doesn’t she blow the whistle just when the joy which is the Creator’s gift offers us a happiness which is itself a certain foretaste of the Divine?”283 He responded that, although there have been exaggerations and deviant forms of asceticism in Christianity, the Church’s official teaching, in fidelity to the Scriptures, did not reject “eros as such, but rather declared war on a warped and destructive form of it, because this counterfeit divinization of eros... actually strips it of divine dignity and dehumanizes it”.284

Thiên Chúa yêu thích niềm vui của con cái Người


147. Điều trên đòi phải có một diễn trình sư phạm bao gồm việc quên mình. Xác tín của Giáo Hội này thường bị bác bỏ như đi ngược lại hạnh phúc con người. Đức Bênêđíctô XVI tóm lược lời tố cáo này một cách hết sức rõ ràng như sau: “Với tất cả các giới điều và lệnh cấm, há Giáo Hội đã không biến điều qúy giá nhất ở trên đời thành đắng đót đó ư? Há Giáo Hội đã không thổi còi vào đúng lúc niềm vui, vốn là ơn phúc Đấng Tạo Hóa ban cho, đem lại cho chúng ta một hạnh phúc, mà, tự nó, vốn là một tiền vị của Đấng Thần Linh đó sao?”285. Ngài trả lời rằng, dù các thổi phồng và các hình thức lệch lạc của lối sống khổ hạnh trong Kitô Giáo không thiếu, nhưng giáo huấn chính thức của Giáo Hội, một giáo huấn luôn trung thành với Thánh Kinh, không bác bỏ “ái dục (eros) đúng nghĩa, nhưng đúng hơn tuyên chiến với hình thức biến dạng và phá hoại của nó, vì việc thần hóa giả tạo eros... đã tước hết phẩm giá thần thiêng của nó và đã phi nhân hóa nó”286.

148. Training in the areas of emotion and instinct is necessary, and at times this requires setting limits. Excess, lack of control or obsession with a single form of pleasure can end up weakening and tainting that very pleasure287 and damaging family life. A person can certainly channel his passions in a beautiful and healthy way, increasingly pointing them towards altruism and an integrated self-fulfilment that can only enrich interpersonal relationships in the heart of the family. This does not mean renouncing moments of intense enjoyment,288 but rather integrating them with other moments of generous commitment, patient hope, inevitable weariness and struggle to achieve an ideal. Family life is all this, and it deserves to be lived to the fullest.

148. Việc huấn luyện trong lãnh vực xúc cảm và bản năng là điều cần thiết, và đôi lúc, việc này cần phải đặt ra các giới hạn. Đi quá trớn, thiếu kiểm soát hay bị ám ảnh bởi một hình thức khoái cảm đơn nhất có thể đưa tới kết quả làm suy yếu hay làm vấy bẩn chính khoái cảm này289 và phá hoại cuộc sống gia đình. Con người chắc chắn có thể vận dụng các đam mê của mình một cách tốt đẹp và lành mạnh, dần dần hướng chúng về lòng vị tha và việc tự hoàn thành mình một cách toàn diện, một thành toàn chỉ có thể làm giầu cho các mối liên hệ liên bản ngã giữa lòng gia đình. Việc này không có nghĩa phải từ bỏ các giờ phút hưởng thụ sâu sắc290, nhưng đúng hơn, tổng hợp những giờ phút này với những giờ phút dành cho các cam kết quảng đại, các hy vọng kiên nhẫn, các mệt mỏi và đấu tranh để đạt một lý tưởng. Đời sống gia đình là tất cả những điều đó, và nó đáng được sống hết sức viên mãn.

149. Some currents of spirituality teach that desire has to be eliminated as a path to liberation from pain. Yet we believe that God loves the enjoyment felt by human beings: he created us and “richly furnishes us with everything to enjoy” (1 Tim 6:17). Let us be glad when with great love he tells us: “My son, treat yourself well... Do not deprive yourself of a happy day” (Sir 14:11-14). Married couples likewise respond to God’s will when they take up the biblical injunction: “Be joyful in the day of prosperity” (Ec 7:14). What is important is to have the freedom to realize that pleasure can find different expressions at different times of life, in accordance with the needs of mutual love. In this sense, we can appreciate the teachings of some Eastern masters who urge us to expand our consciousness, lest we be imprisoned by one limited experience that can blinker us. This expansion of consciousness is not the denial or destruction of desire so much as its broadening and perfection.

149. Một số trào lưu linh đạo dạy rằng thèm muốn phải bị trừ khử, coi đây như là con đường giải thoát khỏi đau khổ. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng Thiên Chúa yêu thích việc vui hưởng được con người nhân bản cảm nhận: Người dựng nên chúng ta và “cung cấp dồi dào mọi sự để chúng ta vui hưởng” (1Tm 6:17). Chúng ta hãy vui mừng khi vì yêu thương lớn lao, Người phán với ta: “này con, hãy cư xử tốt với chính con... Đừng để con mất một ngày vui” (Hc 14:11-14). Các cặp vợ chồng cũng thế, họ đáp trả thánh ý Thiên Chúa khi tiếp nhận huấn thị của Thánh Kinh: “Hãy hân hoan trong ngày thịnh vượng” (Gv 7:14). Điều quan trọng là được tự do để thực hiện niềm khoái cảm vốn tìm được các cách phát biểu khác nhau ở những thời điểm khác nhau của đời sống, phù hợp với nhu cầu của tình yêu hỗ tương. Theo chiều hướng này, ta có thể đánh giá cao các giáo huấn của một số bậc thầy Đông Phương: họ thúc giục ta mở rộng ý thức, kẻo ta trở nên nghèo nàn bởi chỉ có duy một trải nghiệm hạn hẹp có thể che kuuất mắt ta.Việc mở rộng ý thức này không bác bỏ hay tiêu diệt thèm muốn cho bằng làm nó rộng lớn và hoàn hảo hơn.

The erotic dimension of love


150. All this brings us to the sexual dimension of marriage. God himself created sexuality, which is a marvellous gift to his creatures. If this gift needs to be cultivated and directed, it is to prevent the “impoverishment of an authentic value”.291 Saint John Paul II rejected the claim that the Church’s teaching is “a negation of the value of human sexuality”, or that the Church simply tolerates sexuality “because it is necessary for procreation”.292 Sexual desire is not some thing to be looked down upon, and “and there can be no attempt whatsoever to call into question its necessity”.293

Chiều kích gợi dục của tình yêu


150. Tất cả các điều trên đem ta tới chiều kích tính dục của hôn nhân. Chính Thiên Chúa đã tạo ra tính dục, một ơn phúc kỳ diệu dành cho các tạo vật của Người. Nếu ơn phúc này cần được vun sới và điều hướng, thì chính là để ngăn ngừa “việc làm nghèo đi một giá trị chân chính”294. Thánh Gioan Phaolô II bác bỏ chủ trương cho rằng giáo huấn của Giáo Hội là “một chối bỏ giá trị của tính dục con người” hoặc Giáo Hội chỉ dung tha tính dục “vì nó cần thiết cho việc sinh sản”295. Thèm muốn tính dục không phải là một điều để khinh miệt và “không thể có bất cứ mưu toan nào nhằm nghi vấn sự cần thiết của nó”296.

151. To those who fear that the training of the passions and of sexuality detracts from the spontaneity of sexual love, Saint John Paul II replied that human persons are “called to full and mature spontaneity in their relationships”, a maturity that “is the gradual fruit of a discernment of the impulses of one’s own heart”.297 This calls for discipline and self-mastery, since every human person “must learn, with perseverance and consistency, the meaning of his or her body”.298 Sexuality is not a means of gratification or entertainment; it is an interpersonal language wherein the other is taken seriously, in his or her sacred and inviolable dignity. As such, “the human heart comes to participate, so to speak, in another kind of spontaneity”.299 In this context, the erotic appears as a specifically human manifestation of sexuality. It enables us to discover “the nuptial meaning of the body and the authentic dignity of the gift”.300 In his catecheses on the theology of the body, Saint John Paul II taught that sexual differentiation not only is “a source of fruitfulness and procreation”, but also possesses “the capacity of expressing love: that love precisely in which the human person becomes a gift”.301 A healthy sexual desire, albeit closely joined to a pursuit of pleasure, always involves a sense of wonder, and for that very reason can humanize the impulses.

151. Đối với những người sợ rằng việc huấn luyện về đam mê và tính dục có thể làm người ta ít chú ý tới tính tự phát của tình yêu tính dục, Thánh Gioan Phaolô II trả lời rằng con người nhân bản “được kêu gọi tiến tới tính tự phát trọn vẹn và thuần thục trong các mối liên hệ của họ”, một sự thuần thục “là hoa trái tiệm tiến của việc biện phân các thôi thúc trong trái tim họ”302. Điều này đòi phải có kỷ luật và tự chủ, vì mỗi con người nhân bản “đều phải kiên trì và nhất quán học biết ý nghĩa của thân xác mình”303. Tính dục không phải là một phương thế để thỏa mãn hay giải trí; nó là một ngôn ngữ liên bản ngã nhờ đó người khác được coi trọng, trong phẩm giá thánh thiêng và bất khả xâm phạm của họ. Trong tư cách này, “trái tim con người tiến tới chỗ tham dự vào một thứ tự phát khác, có thể nói như thế”304. Trong bối cảnh này, việc gợi tình xem ra đã bày tỏ tính dục con người một cách chuyên biệt. Nó giúp ta có khả năng khám phá ra “ý nghĩa hôn nhân của thân xác và phẩm giá chân chính của ơn phúc”305. Trong các bài giáo lý của ngài về thần học thân xác, Thánh Gioan Phaolô II dạy rằng sự dị biệt hóa tính dục không những là “một nguồn phát sinh ra tính sinh hoa trái và sự sinh sản”, mà nó còn có “khả năng phát biểu lòng yêu thương: lòng yêu thương mà trong nó con người nhân bản trở thành một ơn phúc”306. Một sự thèm muốn tính dục lành mạnh, dù được nối kết chặt chẽ với việc tìm kiếm khoái cảm, luôn bao hàm một cảm thức thán phục, và vì chính lý do này, nó có thể nhân bản hóa các thôi thúc.

152. In no way, then, can we consider the erotic dimension of love simply as a permissible evil or a burden to be tolerated for the good of the family. Rather, it must be seen as gift from God that enriches the relationship of the spouses. As a passion sublimated by a love respectful of the dignity of the other, it becomes a “pure, unadulterated affirmation” revealing the marvels of which the human heart is capable. In this way, even momentarily, we can feel that “life has turned out good and happy”.307

152. Như thế, không có cách chi ta có thể coi chều kích gợi dục của tình yêu chỉ như một sự xấu được phép làm hay một gánh nặng được dung túng vì lợi ích gia đình. Đúng hơn, phải nhìn nó như một ơn phúc của Thiên Chúa nhằm phong phú hóa mối liên hệ vợ chồng. Trong tư cách một đam mê được thăng hoa bởi một tình yêu biết tôn trọng phẩm giá người khác, nó trở thành “lời khẳng định tinh trong, thuần khiết” nói lên sự kỳ công mà trái tim con người có khả năng thực hiện. Nhờ cách này, ta có thể cảm thấy “đời sống kết cục quả tốt lành và hạnh phúc”, dù chóng qua308.

Violence and manipulation


153. On the basis of this positive vision of sexuality, we can approach the entire subject with a healthy realism. It is, after all, a fact that sex often becomes depersonalized and unhealthy; as a result, “it becomes the occasion and instrument for self-assertion and the selfish satisfaction of personal desires and instincts”.309 In our own day, sexuality risks being poisoned by the mentality of “use and discard”. The body of the other is often viewed as an object to be used as long as it offers satisfaction, and rejected once it is no longer appealing. Can we really ignore or overlook the continuing forms of domination, arrogance, abuse, sexual perversion and violence that are the product of a warped understanding of sexuality? Or the fact that the dignity of others and our human vocation to love thus end up being less important than an obscure need to “find oneself?”

Bạo lực và thao túng


153. Dựa vào viễn kiến tích cực về tính dục nói trên, ta có thể tiếp cận toàn bộ chủ đề bằng một thái độ thực tiễn lành mạnh. Dù sao, sự thật vẫn là tính dục thường bị phi bản vị hóa và không lành mạnh: kết quả, “nó trở thành dịp và dụng cụ để tự khẳng định chính mình và để thoả mãn một cách ích kỷ các thèm muốn và bản năng bản thân”310. Thời ta, tính dục có nguy cơ bị đầu độc bởi não trạng “dùng rồi vứt bỏ”. Thân xác của người khác thường bị coi như một đồ vật để sử dụng bao lâu nó còn làm ta thỏa mãn, và bị vứt bỏ khi không còn lôi cuốn nữa. Ta có thể thực sự làm ngơ hay bỏ qua các hình thức thống trị, ngạo mạn, lạm dụng, trụy lạc và bạo lực tính dục khôn nguôi vốn là sản phẩm của cái hiểu méo mó về tính dục không? Hay sự kiện này: phẩm giá người khác và ơn gọi yêu thương có tính nhân bản của ta do đó kết cục trở thành kém quan trọng hơn cái nhu cầu tối tăm đi “tìm chính mình” không?

154. We also know that, within marriage itself, sex can become a source of suffering and manipulation. Hence it must be clearly reaffirmed that “a conjugal act imposed on one’s spouse without regard to his or her condition, or personal and reasonable wishes in the matter, is no true act of love, and therefore offends the moral order in its particular application to the intimate relationship of husband and wife”.311 The acts proper to the sexual union of husband and wife correspond to the nature of sexuality as willed by God when they take place in “a manner which is truly human”.312 Saint Paul insists: “Let no one transgress and wrong his brother or sister in this matter” (1 Th 4:6). Even though Paul was writing in the context of a patriarchal culture in which women were considered completely subordinate to men, he nonetheless taught that sex must involve communication between the spouses: he brings up the possibility of postponing sexual relations for a period, but “by agreement” (1 Cor 7:5).

154. Ta cũng biết rằng bên trong chính hôn nhân, tính dục có thể trở thành một nguồn gây đau khổ và thao túng. Do đó, cần phải tái khẳng định một cách rõ ràng rằng “một hành vi vợ chồng áp đặt lên người phối ngẫu mà không đếm xỉa gì tới điều kiện của họ, hay các ước muốn bản thân và hợp lý của họ trong vấn đề này, thì không phải là một hành vi yêu thương thực sự, và do đó, phạm tới trật tự luân lý trong việc áp dụng nó một cách đặc thù vào mối liên hệ thân mật vợ chồng”313. Các hành vi thích đáng của việc kết hợp tính dục giữa chồng và vợ phù hợp với bản chất của tính dục như đã được Thiên Chúa ấn định khi chúng diễn ra “một cách thực sự nhân bản”314. Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng: “trong vấn đề này, đừng ai làm tổn thương hay lừa dối anh chị em mình” (1Tx 4:6). Cho dù Thánh Phaolô viết trong bối cảnh của nền văn hóa tổ phụ trong đó phụ nữ bị coi là hoàn toàn phụ thuộc đàn ông, tuy nhiên, ngài vẫn đã dạy rằng tình dục phải bao gồm việc thông đạt giữa các người phối ngẫu: ngài đưa ra khả thể trì hoãn các liên hệ tính dục trong một thời gian, nhưng phải “do thỏa thuận” (1Cr 7:5).

155. Saint John Paul II very subtly warned that a couple can be “threatened by insatiability”.315 In other words, while called to an increasingly profound union, they can risk effacing their differences and the rightful distance between the two. For each possesses his or her own proper and inalienable dignity. When reciprocal belonging turns into domination, “the structure of communion in interpersonal relations is essentially changed”.316 It is part of the mentality of domination that those who dominate end up negating their own dignity.317 Ultimately, they no longer “identify themselves subjectively with their own body”,318 because they take away its deepest meaning. They end up using sex as form of escapism and renounce the beauty of conjugal union.

155. Thánh Gioan Phaolô II cảnh cáo một cách rất tinh tế rằng vợ chồng có thể “bị đe dọa bởi tính tham lam vô độ”319. Nói cách khác, dù được kêu gọi mỗi ngày phải kết hợp sâu sắc hơn, họ có thể có nguy cơ xóa bỏ các dị biệt của mình và khoảng cách đúng đắn giữa hai người. Vì mỗi người đều có phẩm giá riêng và bất khả nhượng của mình. Khi việc thuộc về nhau biến thành sự thống trị, thì “cơ cấu hiệp thông trong các liên hệ liên bản ngã sẽ thay đổi một cách chủ yếu”320. Trong luận lý học thống trị, người thống trị kết cục cũng sẽ bác bỏ chính phẩm giá của mình321 và nhất định sẽ không còn “tự đồng nhất hóa với chính thân xác mình một cách chủ quan” nữa322, vì đã tước mất của nó mọi ý nghĩa. Người này sống tính dục như thể trốn chạy chính mình và như thể từ bỏ cả vẻ đẹp của việc kết hợp.

156. Every form of sexual submission must be clearly rejected. This includes all improper interpretations of the passage in the Letter to the Ephesians where Paul tells women to “be subject to your husbands” (Eph 5:22). This passage mirrors the cultural categories of the time, but our concern is not with its cultural matrix but with the revealed message that it conveys. As Saint John Paul II wisely observed: “Love excludes every kind of subjection whereby the wife might become a servant or a slave of the husband... The community or unity which they should establish through marriage is constituted by a reciprocal donation of self, which is also a mutual subjection”.323 Hence Paul goes on to say that “husbands should love their wives as their own bodies” (Eph 5:28). The biblical text is actually concerned with encouraging everyone to overcome a complacent individualism and to be constantly mindful of others: “Be subject to one another” (Eph 5:21). In marriage, this reciprocal “submission” takes on a special meaning, and is seen as a freely chosen mutual belonging marked by fidelity, respect and care. Sexuality is inseparably at the service of this conjugal friendship, for it is meant to aid the fulfilment of the other.

156. Mọi hình thức khuất phục tính dục phải bị bác bỏ một cách rõ ràng. Việc này bao gồm mọi giải thích không thích đáng đối với đoạn văn trong thư gửi tín hữu Êphêsô trong đó Thánh Phaolô nói với các phụ nữ “phải tùng phục chồng” (Ep 5:22). Đoạn này phản ảnh các phạm trù văn hóa thời ấy, nhưng quan tâm của ta không liên hệ tới phạm trù văn hóa mà liên hệ tới sứ điệp mạc khải mà nó chuyên chở. Như Thánh Gioan Phaolô II đã khôn ngoan nhận xét: “lòng yêu thương loại trừ mọi thứ khuất phục qua đó, người vợ liều mình trở thành đầy tớ hay nô lệ của chồng... Cộng đồng hay sự hợp nhất mà họ nên thiết lập bằng hôn nhân được tạo lập bởi việc hiến thân cho nhau, cũng là việc tùng phục nhau”324. Do đó, Thánh Phaolô nói tiếp rằng “các người chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân thể mình” (Ep 5:28). Bản văn thánh kinh thực sự lưu ý tới việc khuyến khích mọi người khắc phục chủ nghĩa duy cá nhân tự mãn và không ngừng biết quan tâm tới người khác: “hãy tùng phục nhau” (Ep 5:21). Trong hôn nhân, việc ‘tùng phục” hỗ tương này mang một ý nghĩa đặc biệt, và được coi như một việc tự ý quyết định thuộc về nhau, có đặc điểm trung thành, tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau. Tính dục luôn gắn chặt với việc phục vụ tình bạn phu thê này vì nó nhằm giúp người khác nên trọn vẹn.

157. All the same, the rejection of distortions of sexuality and eroticism should never lead us to a disparagement or neglect of sexuality and eros in themselves. The ideal of marriage cannot be seen purely as generous donation and self-sacrifice, where each spouse renounces all personal needs and seeks only the other’s good without concern for personal satisfaction. We need to remember that authentic love also needs to be able to receive the other, to accept one’s own vulnerability and needs, and to welcome with sincere and joyful gratitude the physical expressions of love found in a caress, an embrace, a kiss and sexual union. Benedict XVI stated this very clearly: “Should man aspire to be pure spirit and to reject the flesh as pertaining to his animal nature alone, then spirit and body would both lose their dignity”.325 For this reason, “man cannot live by oblative, descending love alone. He cannot always give, he must also receive. Anyone who wishes to give love must also receive love as a gift”.326 Still, we must never forget that our human equilibrium is fragile; there is a part of us that resists real human growth, and any moment it can unleash the most primitive and selfish tendencies.

157. Cũng thế, việc bác bỏ các lệch lạc về tính dục và sự gợi dục không bao giờ được dẫn ta tới chỗ hạ giá hay lãng quên tính dục và sự gợi dục ngay trong chúng. Không thể quan niệm lý tưởng hôn nhân hoàn toàn như một việc hiến thân và hy sinh quảng đại, trong đó mỗi người phối ngẫu phải từ khước mọi nhu cầu bản thân và chỉ đi tìm thiện ích của người kia, không hề quan tâm tới việc thỏa mãn bản thân. Ta cần nhớ rằng lòng yêu thương chân chính cũng cần có khả năng tiếp nhận người khác, chấp nhận chỗ yếu và các nhu cầu của chính mình, và, với lòng biết ơn thành thực và hân hoan, chào đón các biểu thức thể lý của lòng yêu thương trong việc vuốt ve, ôm hôn và kết hợp tính dục. Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố về điều này rất rõ ràng: “Khi người đàn ông mong trở thành thuần thần và bác bỏ xác thịt như chỉ thuộc về bản chất thú vật của anh ta mà thôi, thì cả tinh thần lẫn thân xác anh ta đều mất hết phẩm giá của chúng”327. Vì lý do này, “người đàn ông không thể sống nguyên bằng một lòng yêu thương dâng hiến, đi xuống mà thôi. Họ không thể cho đi mãi, họ cũng phải tiếp nhận. Bất cứ ai muốn trao ban tình yêu thì cũng phải tiếp nhận tình yêu như một ơn phúc”328. Ta cũng không bao giờ quên rằng sự thăng bằng nhân bản của ta có tính mong manh; một phần trong ta luôn chống đối sự tăng trưởng nhân bản thực sự, và bất cứ lúc nào, cái phần này cũng có thể cho xổ lồng nhiều khuynh hướng ban sơ (primitive) và ích kỷ nhất.

Marriage and virginity


158. “Many people who are unmarried are not only devoted to their own family but often render great service in their group of friends, in the Church community and in their professional lives. Sometimes their presence and contributions are overlooked, causing in them a sense of isolation. Many put their talents at the service of the Christian community through charity and volunteer work. Others remain unmarried because they consecrate their lives to the love of Christ and neighbour. Their dedication greatly enriches the family, the Church and society”.329

Hôn nhân và trinh khiết


158. “Nhiều người không kết hôn không những tận hiến cho gia đình riêng của họ mà thường còn phục vụ lớn lao trong các nhóm thân hữu, trong cộng đồng Giáo Hội và trong sinh hoạt nghề nghiệp của họ. Đôi khi, sự hiện diện và các đóng góp của họ bị coi thường, đem lại cho họ cả một cảm thức cô lập. Nhiều người đem tài năng của họ phục vụ cộng đồng Kitô Giáo qua các công việc bác ái và thiện nguyện. Nhiều người khác ở độc thân vì hiến đời mình để yêu thương Chúa Kitô và người lân cận. Sự tận tụy của họ đã làm gia đình, Giáo Hội và xã hội được phong phú lớn lao”330.

159. Virginity is a form of love. As a sign, it speaks to us of the coming of the Kingdom and the need for complete devotion to the cause of the Gospel (cf. 1 Cor 7:32). It is also a reflection of the fullness of heaven, where “they neither marry not are given in marriage” (Mt 22:30). Saint Paul recommended virginity because he expected Jesus’ imminent return and he wanted everyone to concentrate only on spreading the Gospel: “the appointed time has grown very short” (1 Cor 7:29). Nonetheless, he made it clear that this was his personal opinion and preference (cf. 1 Cor 7:6-9), not something demanded by Christ: “I have no command in the Lord” (1 Cor 7:25). All the same, he recognized the value of the different callings: “Each has his or her own special gift from God, one of one kind and one of another” (1 Cor 7:7). Reflecting on this, Saint John Paul II noted that the biblical texts “give no reason to assert the ‘inferiority’ of marriage, nor the ‘superiority’ of virginity or celibacy”331 based on sexual abstinence. Rather than speak absolutely of the superiority of virginity, it should be enough to point out that the different states of life complement one another, and consequently that some can be more perfect in one way and others in another. Alexander of Hales, for example, stated that in one sense marriage may be considered superior to the other sacraments, inasmuch as it symbolizes the great reality of “Christ’s union with the Church, or the union of his divine and human natures”.332

159. Trinh khiết là một hình thức yêu thương. Như một dấu chỉ, nó nói với ta về việc xuất hiện của Nước Trời và nhu cầu phải tận hiến vì chính nghĩa Tin Mừng (xem 1Cr 7:32). Nó cũng phản ảnh sự viên mãn của Nước Trời, nơi “người ta không lấy vợ lấy chồng nữa” (Mt 22:30). Thánh Phaolô khuyên nên sống trinh khiết vì ngài mong chờ Chúa Giêsu trở lại nay mai và muốn mọi người chỉ nên chú tâm vào việc truyền bá Tin Mừng: “thời gian chẳng còn bao nhiêu” (1Cr 7:29). Tuy thế, ngài minh xác đây chỉ là ý kiến và ý thích riêng của ngài mà thôi (xem 1Cr 7:6-9), chứ không phải là điều Chúa Kitô đòi hỏi: “tôi không có chỉ thị nào của Chúa” (1Cr 7:25). Cũng vậy, ngài nhìn nhận giá trị của các ơn gọi khác nhau: “Mỗi người có đặc sủng riêng của họ do Thiên Chúa ban, kẻ thế này, người thế khác” (1Cr 7:7). Suy nghĩ về điều này, Thánh Gioan Phaolô II nhận định rằng các bản văn Thánh Kinh “không cho ta bất cứ lý do gì để quả quyết ‘sự thấp kém’ của hôn nhân hay ‘sự trổi vượt’ của trinh khiết hay độc thân.”333 dựa vào việc tiết dục. Thay vì nói một cách tuyệt đối về sự trổi vượt của trinh khiết, ta chỉ cần nhấn mạnh rằng các bậc sống khác nhau bổ túc cho nhau, và do đó, một số người có thể hoàn thiện hơn ở một bậc, trong khi nhiều người khác lại hoàn thiện hơn ở một bậc khác. Alexander thành Hales, chẳng hạn, tuyên bố rằng theo một nghĩa nào đó, hôn nhân có thể được coi là trổi vượt hơn các bí tích khác, khi nó tượng trưng cho thực tại vĩ đại “Chúa Kitô kết hợp với Giáo Hội hay bản tính Thiên Chúa của Người kết hợp với bản tính nhân loại của Người”334.

160. Consequently, “it is not a matter of diminishing the value of matrimony in favour of continence”.335 “There is no basis for playing one off against the other... If, following a certain theological tradition, one speaks of a ‘state of perfection’ (status perfectionis), this has to do not with continence in itself, but with the entirety of a life based on the evangelical counsels”.336 A married person can experience the highest degree of charity and thus “reach the perfection which flows from charity, through fidelity to the spirit of those counsels. Such perfection is possible and accessible to every man and woman”.337

160. Thành thử, “không có vấn đề phải giảm giá trị của hôn nhân để đề cao đức tiết dục”338. “Đặt điều này chống lại điều nọ là điều không hề có căn bản nào cả... Nếu, theo một truyền thống thần học nào đó, ta nói tới ‘bậc sống hoàn thiện’ (status perfectionis), thì điều này liên quan không phải tới chính đức tiết dục, mà tới toàn bộ cuộc sống đặt căn bản trên các lời khuyên Tin Mừng”339. Người kết hôn có thể cảm nghiệm được mức độ đức ái cao nhất và nhờ đó, “vươn tới sự hoàn thiện vốn phát sinh từ đức ái, nhờ lòng trung thành với tinh thần của các lời khuyên này. Sự hoàn thiện như thế là điều có thể có và mọi người đàn ông và đàn bà đều có thể vươn tới”340.

161. The value of virginity lies in its symbolizing a love that has no need to possess the other; in this way it reflects the freedom of the Kingdom of Heaven. Virginity encourages married couples to live their own conjugal love against the backdrop of Christ’s definitive love, journeying together towards the fullness of the Kingdom. For its part, conjugal love symbolizes other values. On the one hand, it is a particular reflection of that full unity in distinction found in the Trinity. The family is also a sign of Christ. It manifests the closeness of God who is a part of every human life, since he became one with us through his incarnation, death and resurrection. Each spouse becomes “one flesh” with the other as a sign of willingness to share everything with him or her until death. Whereas virginity is an “eschatological” sign of the risen Christ, marriage is a “historical” sign for us living in this world, a sign of the earthly Christ who chose to become one with us and gave himself up for us even to shedding his blood. Virginity and marriage are, and must be, different ways of loving. For “man cannot live without love. He remains a being that is incomprehensible for himself, his life is senseless, if love is not revealed to him”.341

161. Giá trị của đức trinh khiết hệ ở việc nó tượng trưng cho một lòng yêu thương không cần chiếm hữu người khác; bằng cách này, nó phản ảnh sự tự do của Nước Trời. Đức trinh khiết khuyến khích các cặp vợ chồng sống lòng yêu thương phu phụ của họ trước tấm phông yêu thương dứt khoát của Chúa Kitô, cùng nhau đồng hành hướng về sự viên mãn của Nước Trời. Về phần nó, lòng yêu thương vợ chồng tượng trưng cho nhiều giá trị khác. Một đàng, nó đặc biệt phản ảnh sự kết hợp trọn vẹn trong đa dạng tìm thấy nơi Ba Ngôi. Gia đình cũng là dấu chỉ Chúa Kitô. Nó biểu hiện sự gần gũi của Thiên Chúa, Đấng vốn là một phần của mọi sự sống nhân bản, vì Người đã nên một với chúng ta qua việc nhập thể, qua cái chết và sự phục sinh của Người. Mỗi người phối ngẫu trở nên “một thân xác” với người kia như dấu chỉ sẵn sàng chia sẻ mọi sự với họ cho tới chết. Trong khi đức trinh khiết là dấu chỉ “cánh chung” của Chúa Kitô sống lại, thì hôn nhân là dấu chỉ “lịch sử”cho chúng ta đang sống trên thế gian, một dấu chỉ của Chúa Kitô trần thế, Đấng đã quyết định trở nên một với chúng ta và hiến mình cho chúng ta đến đổ cả máu Người ra. Trinh khiết và hôn nhân là, và phải là, những cách yêu thương khác nhau. Vì “ con người không thể sống nếu không có lòng yêu thương. Họ mãi là một hữu thể mà chính họ không tài nào hiểu nổi, đời họ cứ mãi vô nghĩa, nếu họ không được mạc khải về lòng yêu thương”342.

162. Celibacy can risk becoming a comfortable single life that provides the freedom to be independent, to move from one residence, work or option to another, to spend money as one sees fit and to spend time with others as one wants. In such cases, the witness of married people becomes especially eloquent. Those called to virginity can encounter in some marriages a clear sign of God’s generous and steadfast fidelity to his covenant, and this can move them to a more concrete and generous availability to others. Many married couples remain faithful when one of them has become physically unattractive, or fails to satisfy the other’s needs, despite the voices in our society that might encourage them to be unfaithful or to leave the other. A wife can care for her sick husband and thus, in drawing near to the Cross, renew her commitment to love unto death. In such love, the dignity of the true lover shines forth, inasmuch as it is more proper to charity to love than to be loved.343 We could also point to the presence in many families of a capacity for selfless and loving service when children prove troublesome and even ungrateful. This makes those parents a sign of the free and selfless love of Jesus. Cases like these encourage celibate persons to live their commitment to the Kingdom with greater generosity and openness. Today, secularization has obscured the value of a life-long union and the beauty of the vocation to marriage. For this reason, it is “necessary to deepen an understanding of the positive aspects of conjugal love”.344



162. Sống độc thân có thể có nguy cơ trở nên cuộc sống thoải mái một mình, đem lại tự do độc lập, di chuyển từ chỗ ở này, việc làm này hay chọn lựa này tới chọn lựa khác, tiêu tiền theo ý muốn và dành thì giờ với ai tùy thích. Trong những trường hợp như thế, chứng tá của các cặp vợ chồng trở nên hùng hồn một cách đặc biệt. Những người được kêu gọi sống trinh khiết có thể tìm thấy nơi một số cuộc hôn nhân một dấu chỉ rõ ràng lòng trung tín đầy quảng đại và bền bỉ của Thiên Chúa đối với giao ước của Người, và điều này khuyến khích họ sẵn sàng có đó cho người khác một cách cụ thể và quảng đại hơn. Nhiều cặp vợ chồng vẫn sống trung thành khi một trong hai người không còn quyến rũ nữa về thể lý hay không thể thỏa mãn các nhu cầu của người kia, bất chấp nhiều giọng nói trong xã hội đang khích lệ họ bất trung hay lìa bỏ nhau. Một bà vợ có thể chăm sóc người chồng bệnh hoạn của mình và nhờ thế, nhờ xích lại gần Thập Giá hơn, bà đổi mới cam kết yêu thương cho đến chết của mình. Trong một tình yêu như thế, phẩm giá của người yêu đích thực sáng rực lên, vì điều thích đáng hơn đối với đức ái quả là yêu hơn là được yêu345. Trong nhiều gia đình, ta cũng có thể lưu ý tới sự hiện diện của một khả năng phục vụ quên mình và đầy yêu thương khi con cái tỏ ra gây rối và thậm chí tỏ ra vô ơn. Điều này khiến các cha mẹ đó trở thành dấu chỉ tình yêu tự ý và quên mình của Chúa Giêsu. Những trường hợp như thế khuyến khích các người độc thân sống cam kết đối với Nước Trời của họ một cách quảng đại và rộng lòng hơn. Ngày nay, hiện tượng thế tục hóa đã che khuất giá trị của việc kết hợp suốt đời và vẻ đẹp của ơn gọi hôn nhân. Vì lý do này, “điều cần là phải thâm hậu hóa việc hiểu biết các khía cạnh tích cực của tình yêu vợ chồng”346.

The Transformation Of Love


163. Longer life spans now mean that close and exclusive relationships must last for four, five or even six decades; consequently, the initial decision has to be frequently renewed. While one of the spouses may no longer experience an intense sexual desire for the other, he or she may still experience the pleasure of mutual belonging and the knowledge that neither of them is alone but has a “partner” with whom everything in life is shared. He or she is a companion on life’s journey, one with whom to face life’s difficulties and enjoy its pleasures. This satisfaction is part of the affection proper to conjugal love. There is no guarantee that we will feel the same way all through life. Yet if a couple can come up with a shared and lasting life project, they can love one another and live as one until death do them part, enjoying an enriching intimacy. The love they pledge is greater than any emotion, feeling or state of mind, although it may include all of these. It is a deeper love, a lifelong decision of the heart. Even amid unresolved conflicts and confused emotional situations, they daily reaffirm their decision to love, to belong to one another, to share their lives and to continue loving and forgiving. Each progresses along the path of personal growth and development. On this journey, love rejoices at every step and in every new stage.

Sự biến đổi của lòng yêu thương


163. Hiện nay, quãng đời dài hơn có nghĩa: các mối liên hệ gần gũi và độc chiếm hẳn sẽ kéo dài cả bốn, năm hay thậm chí sáu thập niên; thành thử, quyết định lúc ban đầu cần được thường xuyên canh tân. Dù một trong hai người phối ngẫu không còn cảm nghiệm được một thèm muốn tính dục mạnh mẽ nào nữa đối với người kia, nhưng họ vẫn thấy khoan khoái được thuộc về nhau, được biết rằng cả hai người họ đều không cô đơn nhưng vẫn có “người chung phần” (partner) mà với người này họ có thể chia sẻ mọi sự ở trong đời. Họ là người cùng đi trên hành trình cuộc sống, một người để cùng đương đầu với các khó khăn của cuộc sống và vui hưởng các khoan khoái của nó. Sự thỏa mãn này là một phần của tình âu yếm vốn là của riêng tình yêu vợ chồng. Không hề có bảo đảm là chúng ta sẽ cảm nhận như nhau suốt cả đời. Thế nhưng, nếu một cặp vợ chồng có thể cùng có với nhau một kế hoạch sống chung lâu dài, họ có thể yêu thương nhau và sống với nhau như một cho tới lúc cái chết chia rẽ họ, luôn hưởng được một sự thân mật phong phú hóa. Lòng yêu thương mà họ đoan hứa lớn hơn bất cứ xúc cảm, tâm tư hay tâm thức nào, dù nó có thể bao gồm tất cả những điều này. Nó là một lòng yêu thương sâu sắc hơn, một quyết định suốt đời của trái tim. Ngay giữa các tranh chấp chưa giải quyết và các tình huống xúc cảm lẫn lộn, hàng ngày họ vẫn tái khẳng định quyết định yêu thương, thuộc về nhau, chia sẻ cuộc sống chung và tiếp tục yêu thương và tha thứ của họ. Mỗi người tiến theo con đường lớn mạnh và phát triển bản thân. Trên hành trình này, lòng yêu thương hân hoan trong mọi bước đi và trong mọi giai đoạn mới lạ.

164. In the course of every marriage physical appearances change, but this hardly means that love and attraction need fade. We love the other person for who they are, not simply for their body. Although the body ages, it still expresses that personal identity that first won our heart. Even if others can no longer see the beauty of that identity, a spouse continues to see it with the eyes of love and so his or her affection does not diminish. He or she reaffirms the decision to belong to the other and expresses that choice in faithful and loving closeness. The nobility of this decision, by its intensity and depth, gives rise to a new kind of emotion as they fulfil their marital mission. For “emotion, caused by another human being as a person... does not per se tend toward the conjugal act”.347 It finds other sensible expressions. Indeed, love “is a single reality, but with different dimensions; at different times, one or other dimension may emerge more clearly”.348 The marriage bond finds new forms of expression and constantly seeks new ways to grow in strength. These both preserve and strengthen the bond. They call for daily effort. None of this, however, is possible without praying to the Holy Spirit for an outpouring of his grace, his supernatural strength and his spiritual fire, to confirm, direct and transform our love in every new situation.



164. Trong cuộc sống của mọi cuộc hôn nhân, các hình dạng thể lý sẽ thay đổi, nhưng điều này không có nghĩa là lòng yêu thương và sự lôi cuốn sẽ phai mờ. Chúng ta yêu người khác vì con người của họ, chứ không phải chỉ là thân xác của họ. Dù thân xác có già đi, nó vẫn nói lên điều này: chính bản sắc bản thân đã chiếm hữu được trái tim ta. Cho dù những người khác không còn nhìn thấy vẻ đẹp của bản sắc đó, người phối ngẫu vẫn tiếp tục thấy nó bằng đôi mắt yêu thương và do đó, lòng âu yếm của họ không hề suy giảm. Họ tái khẳng định quyết định thuộc về người kia và phát biểu quyết định ấy trong một sự gần gũi trung thành và đầy yêu thương. Tính cao thượng của quyết định này, do cường độ và độ sâu của nó, phát sinh ra cả một thứ xúc cảm mới khi họ chu toàn sứ mệnh vợ chồng của họ. Vì “xúc cảm, được tạo ra bởi một hữu thể nhân bản khác trong tư cách một ngôi vị... tự nó hướng về hành vi vợ chồng”349. Nó sẽ tìm ra các cách phát biểu mẫn cảm khác. Thực thế, lòng yêu thương “là thực tại đơn nhất, nhưng với nhiều chiều kích đa dạng; ở những thời điểm khác nhau, chiều kích này hay chiều kích nọ sẽ trồi lên một cách rõ ràng hơn”350. Dây hôn phối tìm được các hình thức phát biểu mới và không ngừng đi tìm những cách mới mẻ để lớn lên mạnh mẽ. Cả hai điều này sẽ duy trì và củng cố sợi dây ấy. Chúng đòi một cố gắng hàng ngày. Tuy nhiên, tất cả đều bất khả nếu không có việc cầu nguyện để Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thánh của Người, sức mạnh siêu nhiên của Người và ngọn lửa siêu nhiên của Người, để củng cố, hướng dẫn và biến đổi lòng yêu thương của chúng ta trong mọi hoàn cảnh mới.



tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương