Post-synodal apostolic exhortation amoris lætitia


Chapter Four: Love In Marriage



tải về 1.45 Mb.
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích1.45 Mb.
#32722
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Chapter Four: Love In Marriage


89. All that has been said so far would be insufficient to express the Gospel of marriage and the family, were we not also to speak of love. For we cannot encourage a path of fidelity and mutual self-giving without encouraging the growth, strengthening and deepening of conjugal and family love. Indeed, the grace of the sacrament of marriage is intended before all else “to perfect the couple’s love”.207 Here too we can say that, “even if I have faith so as to remove mountains, but have not love, I am nothing. If I give all I have, and if I deliver my body to be burned, but have not love, I gain nothing” (1 Cor 13:2-3). The word “love”, however, is commonly used and often misused.208

Chương Bốn: Lòng Yêu Thương và Hôn Nhân


89. Tất cả những điều đã nói từ trước đến nay sẽ không đủ để nói về Tin Mừng hôn nhân và gia đình, nếu ta không đồng thời nói đến lòng yêu thương. Vì ta không thể khuyến khích con đường trung tín và hiến thân cho nhau nếu không khuyến khích việc tăng triển, việc củng cố và việc thâm hậu hóa lòng yêu thương vợ chồng và gia đình. Thực vậy, ơn thánh của bí tích hôn phối, trước nhất, nhằm “bảo vệ lòng yêu thương của cặp vợ chồng”209. Cả ở đây nữa, ta cũng có thể nói “Giả như tôi có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có lòng yêu thương, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có lòng yêu thương, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1Cr 13:2-3). Tuy nhiên, hạn từ “yêu thương” thường hay được sử dụng nhưng cũng thường hay bị lạm dụng210.

Our Daily Love


90. In a lyrical passage of Saint Paul, we see some of the features of true love:

“Love is patient, love is kind;

love is not jealous or boastful;

it is not arrogant or rude.

Love does not insist on its own way, it is not irritable or resentful;

it does not rejoice at wrong,

but rejoices in the right.

Love bears all things,

believes all things,

hopes all things,

endures all things” (1 Cor 13:4-7).

Love is experienced and nurtured in the daily life of couples and their children. It is helpful to think more deeply about the meaning of this Pauline text and its relevance for the concrete situation of every family.


Lòng yêu thương hàng ngày của ta


90. Trong một đoạn trữ tình của Thánh Phaolô, ta đọc thấy một số đặc điểm của lòng yêu thương chân thực:

Lòng yêu thương thì kiên nhẫn, hiền hậu,

không ghen tương, không vênh vang, không cao ngạo hay khiếm nhã,

Lòng yêu thương không tìm tư lợi,

Nó không nóng giận, không nuôi hận thù,

không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.

Lòng yêu thương tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả (1Cr 13:4-7)

Lòng yêu thương được cảm nghiệm và nuôi dưỡng trong cuộc sống hàng ngày của vợ chồng và con cái họ. Suy nghĩ sâu hơn về ý nghĩa đoạn văn này của Thánh Phaolô và sự liên hệ của nó đối với hoàn cảnh cụ thể của mọi gia đình là điều hữu ích.


Love is patient


91. The first word used is makrothyméi. This does not simply have to do with “enduring all things”, because we find that idea expressed at the end of the seventh verse. Its meaning is clarified by the Greek translation of the Old Testament, where we read that God is “slow to anger” (Ex 34:6; Num 14:18). It refers, then, to the quality of one who does not act on impulse and avoids giving offense. We find this quality in the God of the Covenant, who calls us to imitate him also within the life of the family. Saint Paul’s texts using this word need to be read in the light of the Book of Wisdom (cf. 11:23; 12:2, 15-18), which extols God’s restraint, as leaving open the possibility of repentance, yet insists on his power, as revealed in his acts of mercy. God’s “patience”, shown in his mercy towards sinners, is a sign of his real power.

Lòng yêu thương thì kiên nhẫn


91. Chữ đầu tiên được dùng ở đây là makrothyméi. Chữ này không đơn giản chỉ nói tới việc “chịu đựng mọi sự”, vì ta thấy ý tưởng này được phát biểu ở cuối câu bẩy. Ý nghĩa của nó sẽ được rõ ràng hơn nhờ bản dịch Cựu Ước sang tiếng Hy Lạp, trong đó, ta đọc thấy Thiên Chúa “chậm nổi giận” (Xh 34:6; Ds 14:18). Như thế, chữ này chỉ đức tính của một người không hành động bốc đồng nhưng họ tránh gây xúc phạm. Ta thấy đức tính này nơi Thiên Chúa của Giao Ước, Đấng mời gọi ta bắt chước Người ngay trong đời sống gia đình. Bản văn của Thánh Phaolô khi dùng chữ này cần được đọc dưới sự soi sáng của Sách Khôn Ngoan (xem 11:23; 12:2, 15-18), là Sách vốn tán dương sự kiềm chế của Thiên Chúa, cũng như mở ra khả thể ăn năn, mà vẫn nhấn mạnh tới uy quyền của Người, như đã được mạc khải trong các hành vi thương xót của Người. Sự “kiên nhẫn” của Thiên Chúa, được chứng tỏ qua lòng thương xót của Người đối với những người tội lỗi, là dấu chỉ uy quyền thực sự của Người.

92. Being patient does not mean letting ourselves be constantly mistreated, tolerating physical aggression or allowing other people to use us. We encounter problems whenever we think that relationships or people ought to be perfect, or when we put ourselves at the centre and expect things to turn out our way. Then everything makes us impatient, everything makes us react aggressively. Unless we cultivate patience, we will always find excuses for responding angrily. We will end up incapable of living together, antisocial, unable to control our impulses, and our families will become battlegrounds. That is why the word of God tells us: “Let all bitterness and wrath and anger and clamour and slander be put away from you, with all malice” (Eph 4:31). Patience takes root when I recognize that other people also have a right to live in this world, just as they are. It does not matter if they hold me back, if they unsettle my plans, or annoy me by the way they act or think, or if they are not everything I want them to be. Love always has an aspect of deep compassion that leads to accepting the other person as part of this world, even when he or she acts differently than I would like.

92. Kiên nhẫn không có nghĩa để mình luôn bị đối xử tệ, khoan thứ những vụ gây hấn thể lý hoặc để người khác lợi dụng ta. Ta sẽ luôn gặp vấn đề bất cứ khi nào ta tưởng mối liên hệ ấy hay người ấy hẳn phải hoàn hảo, hay khi ta đặt ta vào trung tâm và mong chờ mọi sự sẽ xoay chiều thuận lợi cho ta. Rồi, mọi sự làm ta mất kiên nhẫn, mọi sự làm ta phản ứng một cách hung hãn. Nếu không vun đắp tính kiên nhẫn, ta sẽ luôn tìm kế bào chữa cho việc phản ứng đầy giận dữ. Kết cục ta sẽ mất hết khả năng sống với nhau, phản xã hội, không kiểm soát được các bốc đồng của ta, và gia đình ta sẽ trở thành bãi chiến trận. Chính vì thế Lời Chúa dạy ta rằng “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác” (Ep 4:31). Kiên nhẫn bén rễ khi ta thừa nhận rằng người khác cũng có quyền sống trong thế giới này, trong con người hiện thực của họ. Đâu có quan hệ gì nếu họ là gánh nặng của tôi, nếu họ phá hoại kế hoạch của tôi, hay làm tôi khó chịu do cung cách hành động hay suy nghĩ của họ, nếu họ không phải như mọi điều tôi muốn họ là. Lòng yêu thương luôn có khía cạnh cảm thương sâu xa dẫn ta tới chỗ chấp nhận người khác như là một phần thế giới này, ngay cả lúc họ hành động khác với ý thích của tôi.

Love is at the service of others


93. The next word that Paul uses is chrestéuetai. The word is used only here in the entire Bible. It is derived from chrestós: a good person, one who shows his goodness by his deeds. Here, in strict parallelism with the preceding verb, it serves as a complement. Paul wants to make it clear that “patience” is not a completely passive attitude, but one accompanied by activity, by a dynamic and creative interaction with others. The word indicates that love benefits and helps others. For this reason it is translated as “kind”; love is ever ready to be of assistance.

Lòng yêu thương phục vụ người khác


93. Chữ kế tiếp được Thánh Phaolô sử dụng là chrestéuetai. Chữ này chỉ được dùng ở đây trong toàn bộ Thánh Kinh. Nó do chữ gốc chrestós: người tốt lành, người tỏ lòng tốt bằng hành động. Ở đây, trong một song hành chặt chẽ với động từ đi trước nó, nó được dùng như một bổ nghĩa. Thánh Phaolô muốn minh xác rằng “kiên nhẫn” không phải là một thái độ hoàn toàn thụ động, nhưng là một thái độ được kèm theo bằng hành động, bằng hành động qua lại đầy năng động và sáng tạo với người khác. Chữ này muốn xác định rằng lòng yêu thương có lợi ích và có tính giúp đỡ người khác. Vì lý do này, nó được dịch là “hiền hậu”; lòng yêu thương luôn sẵn sàng giúp đỡ.

94. Throughout the text, it is clear that Paul wants to stress that love is more than a mere feeling. Rather, it should be understood along the lines of the Hebrew verb “to love”; it is “to do good”. As Saint Ignatius of Loyola said, “Love is shown more by deeds than by words”.211 It thus shows its fruitfulness and allows us to experience the happiness of giving, the nobility and grandeur of spending ourselves unstintingly, without asking to be repaid, purely for the pleasure of giving and serving.

94. Suốt trong đoạn văn này, điều rõ ràng là Thánh Phaolô muốn nhấn mạnh rằng lòng yêu thương không phải chỉ là một cảm xúc xuông. Đúng hơn, ta nên hiểu nó theo đường hướng động từ “yêu” của tiếng Hípri; tức là “làm điều tốt”. Như Thánh Inhaxiô thành Loyola từng nói, “Lòng yêu thương được biểu lộ bằng hành động hơn là bằng lời nói”212. Nó biểu lộ tính sinh hoa trái của nó như thế và cho phép ta cảm nghiệm hạnh phúc cho đi, tính cao thượng và vẻ cao cả của việc chúng ta tự cho đi một cách hào phóng không đòi được đền trả, nguyên tuyền vì niềm hân hoan được cho đi và phục vụ.

Love is not jealous


95. Saint Paul goes on to reject as contrary to love an attitude expressed by the verb zelói – to be jealous or envious. This means that love has no room for discomfiture at another person’s good fortune (cf. Acts 7:9; 17:5). Envy is a form of sadness provoked by another’s prosperity; it shows that we are not concerned for the happiness of others but only with our own well-being. Whereas love makes us rise above ourselves, envy closes us in on ourselves. True love values the other person’s achievements. It does not see him or her as a threat. It frees us from the sour taste of envy. It recognizes that everyone has different gifts and a unique path in life. So it strives to discover its own road to happiness, while allowing others to find theirs.

Lòng yêu thương không ghen tương


95. Thánh Phaolô tiếp tục bác bỏ thái độ do động từ zelói (ghen tương hay ghen tị) diễn tả như là trái ngược với lòng yêu thương. Điều này có nghĩa: lòng yêu thương không có chỗ dành cho việc không vui trước vận may của người khác (xem Cv 7:9; 17:5). Lòng ghen tị là một hình thức buồn rầu gây ra bởi sự thịnh vượng của người khác; nó chứng tỏ: ta không quan tâm tới hạnh phúc của người khác mà chỉ quan tâm tới hạnh phúc của ta mà thôi. Trong khi lòng yêu thương làm chúng ta vươn cao quá chúng ta, thì lòng ghen tị khoá kín chúng ta vào trong chính mình. Lòng yêu thương đích thực biết đánh giá cao các thành tựu của người khác. Nó không coi họ như môt đe dọa. Nó giải thoát ta khỏi vị chua chát của lòng ghen tị. Nó thừa nhận rằng mọi người đều có những ơn phúc khác nhau và con đường đi riêng ở trong đời. Nên nó cố gắng khám phá ra con đường tiến tới hạnh phúc của riêng mình, trong khi để người khác tìm ra con đường riêng của họ.

96. In a word, love means fulfilling the last two commandments of God’s Law: “You shall not covet your neighbour’s house; you shall not covet your neighbour’s wife, or his manservant, or his maidservant, or his ox, or his donkey, or anything that is your neighbour’s” (Ex 20:17). Love inspires a sincere esteem for every human being and the recognition of his or her own right to happiness. I love this person, and I see him or her with the eyes of God, who gives us everything “for our enjoyment” (1 Tim 6:17). As a result, I feel a deep sense of happiness and peace. This same deeply rooted love also leads me to reject the injustice whereby some possess too much and others too little. It moves me to find ways of helping society’s outcasts to find a modicum of joy. That is not envy, but the desire for equality.



96. Nói tóm lại, yêu thương là chu toàn hai mệnh lệnh cuối cùng của Luật Thiên Chúa: “Ngươi đừng thèm muốn nhà cửa của người lân cận ngươi; ngươi đừng thèm muốn vợ của người lân cận ngươi, hay đầy tớ nam đầy tớ nữ của họ, hay bò lừa, hoặc bất cứ điều gì của người lân cận ngươi” (Xh 20:17). Lòng yêu thương linh hứng cho lòng qúy mến thành thực đối với mọi người và nhìn nhận quyền được hạnh phúc của họ. Tôi yêu thương người này, và tôi nhìn họ bằng đôi mắt Thiên Chúa, Đấng ban cho ta mọi sự “để ta vui hưởng” (1Tm 6:17). Do đó, tôi cảm thấy một cảm thức hạnh phúc và bình an sâu xa. Cũng một lòng yêu thương bén rễ sâu này đã dẫn tôi tới chỗ bác bỏ mọi bất công trong đó, một số người sở hữu quá nhiều trong khi những người khác thì chẳng sở hữu bao nhiêu. Nó thúc đẩy tôi tìm cách giúp những người bị xã hội vứt bỏ tìm được chút ít niềm vui. Đấy không phải là ghen tị mà là ước nguyện bình đẳng.

Love is not boastful


97. The following word, perpereúetai, denotes vainglory, the need to be haughty, pedantic and somewhat pushy. Those who love not only refrain from speaking too much about themselves, but are focused on others; they do not need to be the centre of attention. The word that comes next – physioútai – is similar, indicating that love is not arrogant. Literally, it means that we do not become “puffed up” before others. It also points to something more subtle: an obsession with showing off and a loss of a sense of reality. Such people think that, because they are more “spiritual” or “wise”, they are more important than they really are. Paul uses this verb on other occasions, as when he says that “knowledge puffs up”, whereas “love builds up” (1 Cor 8:1). Some think that they are important because they are more knowledgeable than others; they want to lord it over them. Yet what really makes us important is a love that understands, shows concern, and embraces the weak. Elsewhere the word is used to criticize those who are “inflated” with their own importance (cf. 1 Cor 4:18) but in fact are filled more with empty words than the real “power” of the Spirit (cf. 1 Cor 4:19).

Lòng yêu thương không vênh vang


97. Chữ sau đây, perpereúetai, diễn tả sự vênh vang, nhu cầu cần phải kiêu kỳ, dạy đời và đôi chút tự đề cao. Những người biết yêu thương không những tự chế, không nói quá nhiều về chính họ, mà còn tập chú vào người khác; họ không cần là tâm điểm để được chú ý. Chữ sau đó, physioútai, cũng tương tự như thế, cho thấy lòng yêu thương không ngạo mạn. Về phương diện chiểu tự, nó có nghĩa ta không tự “thổi phồng” trước mặt người khác. Nó cũng chỉ một điều tinh tế hơn: bị ám ảnh phải khoe khoang, mất hết cảm thức thực tại. Những người như thế nghĩ rằng, vì “tâm linh” hay “khôn ngoan” hơn, nên họ quan trọng hơn chính con người thực của họ. Thánh Phaolô sử dụng động từ này trong nhiều dịp khác, như khi ngài nói: “sự hiểu biết thổi phồng” trong khi “lòng yêu thương thì xây dựng” (1Cr 8:1). Một số người nghĩ rằng họ quan trọng vì họ hiểu biết hơn những người khác; họ muốn khống chế những người này. Ấy thế nhưng điều thực sự làm chúng ta quan trọng chính là một lòng yêu thương hiểu biết, tỏ ra quan tâm, và bảo bọc người yếu đuối. Ở nơi khác, chữ này được dùng để phê phán những người “bị thổi phồng” bởi sự quan trọng của mình (xem 1Cr 4:18) nhưng thực ra họ đầy tràn những chữ nghĩa trống rỗng hơn là “sức mạnh” thực sự của Thần Khí (xem 1Cr 4:19).

98. It is important for Christians to show their love by the way they treat family members who are less knowledgeable about the faith, weak or less sure in their convictions. At times the opposite occurs: the supposedly mature believers within the family become unbearably arrogant. Love, on the other hand, is marked by humility; if we are to understand, forgive and serve others from the heart, our pride has to be healed and our humility must increase. Jesus told his disciples that in a world where power prevails, each tries to dominate the other, but “it shall not be so among you” (Mt 20:26). The inner logic of Christian love is not about importance and power; rather, “whoever would be first among you must be your slave” (Mt 20:27). In family life, the logic of domination and competition about who is the most intelligent or powerful destroys love. Saint Peter’s admonition also applies to the family: “Clothe yourselves, all of you, with humility towards one another, for ‘God opposes the proud, but gives grace to the humble’” (1 Pet 5:5).



98. Đối với các Kitô hữu, điều quan trọng là biểu lộ lòng yêu thương của họ qua cách cư xử với các thành viên trong gia đình ít hiểu biết đức tin, yếu ớt hay kém chắc chắn trong các xác tín của họ. Có khi, điều ngược lại đã diễn ra: các người có đức tin được coi là chín chắn hơn trong gia đình đã trở thành những người cao ngạo không ai chịu thấu. Đàng khác, lòng yêu thương có đặc điểm khiêm nhường; nếu ta muốn hiểu biết, tha thứ và phục vụ người khác với tấm lòng, thì ta phải chữa trị tính kiêu ngạo của ta để lòng khiêm nhường lớn mạnh. Chúa Giêsu từng nói với các môn đệ rằng trong một thế giới trong đó quyền lực đang thắng thế, ai cũng tìm cách khống chế người khác, nhưng “không như thế giữa các con” (mt 20:26). Luận lý học nội tại của tình yêu Kitô Giáo không nói tới sự quan trọng hay quyền lực; đúng hơn, “ai là người thứ nhất trong các con phải là người nô lệ của các con” (Mt 20:27). Trong đời sống gia đình, luận lý học thống trị hay cạnh tranh ai là người thông minh nhất hay có quyền nhất sẽ tiêu diệt lòng yêu thương. Lời khuyên răn của Thánh Phêrô cũng được áp dụng vào gia đình: “anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1Pr 5:5).

Love is not rude


99. To love is also to be gentle and thoughtful, and this is conveyed by the next word, aschemonéi. It indicates that love is not rude or impolite; it is not harsh. Its actions, words and gestures are pleasing and not abrasive or rigid. Love abhors making others suffer. Courtesy “is a school of sensitivity and disinterestedness” which requires a person “to develop his or her mind and feelings, learning how to listen, to speak and, at certain times, to keep quiet”.213 It is not something that a Christian may accept or reject. As an essential requirement of love, “every human being is bound to live agreeably with those around him”.214 Every day, “entering into the life of another, even when that person already has a part to play in our life, demands the sensitivity and restraint which can renew trust and respect. Indeed, the deeper love is, the more it calls for respect for the other’s freedom and the ability to wait until the other opens the door to his or her heart”.215

Lòng yêu thương không khiếm nhã


99. Lòng yêu thương cũng phải hiền từ và ân cần, và điều này được chữ tiếp theo, aschemonéi, chuyên chở. Nó muốn nói: tình yêu không khiếm nhã hay bất lịch sự; nó không lỗ mãng. Các hành động, lời nói và cử chỉ của nó làm vui lòng người khác, chứ không cọ sát hay cứng cỏi. Lòng yêu thương ghét việc làm người khác đau khổ. Sự nhã nhặn “là trường dạy tính mẫn cảm và vô vị lợi” là điều đòi người ta “phát triển tâm tư tình cảm, học cách lắng nghe, cách nói và, có khi, cả cách im lặng nữa”216. Nó không phải là một điều mà Kitô hữu có thể chấp nhận hay bác bỏ. Là một đòi hỏi chủ yếu của lòng yêu thương, “mọi con người nhân bản buộc phải sống hòa hợp với những người chung quanh”217. Mỗi ngày, “ việc bước vào đời sống một người khác, ngay cả khi người này vốn đóng một vai trò trong đời sống ta, đòi ta phải mẫn cảm và tự chế là điều có thể đổi mới lòng tin tưởng và sự kính trọng. Thực vậy, lòng yêu thương càng sâu sắc, nó càng đòi nơi ta lòng kính trọng tự do của người khác và khả năng chờ đợi cho tới khi người khác mở cửa lòng họ cho ta”218.

100. To be open to a genuine encounter with others, “a kind look” is essential. This is incompatible with a negative attitude that readily points out other people’s shortcomings while overlooking one’s own. A kind look helps us to see beyond our own limitations, to be patient and to cooperate with others, despite our differences. Loving kindness builds bonds, cultivates relationships, creates new networks of integration and knits a firm social fabric. In this way, it grows ever stronger, for without a sense of belonging we cannot sustain a commitment to others; we end up seeking our convenience alone and life in common becomes impossible. Antisocial persons think that others exist only for the satisfaction of their own needs. Consequently, there is no room for the gentleness of love and its expression. Those who love are capable of speaking words of comfort, strength, consolation, and encouragement. These were the words that Jesus himself spoke: “Take heart, my son!” (Mt 9:2); “Great is your faith!” (Mt 15:28); “Arise!” (Mk 5:41); “Go in peace” (Lk 7:50); “Be not afraid” (Mt 14:27). These are not words that demean, sadden, anger or show scorn. In our families, we must learn to imitate Jesus’ own gentleness in our way of speaking to one another.

100. Để cởi mở đối với việc gặp gỡ người khác cách chân thực, “một cái nhìn nhân hậu” là điều chủ yếu. Điều này bất tương hợp với thái độ tiêu cực luôn sẵn sàng vạch trần các thiếu sót của người khác trong khi làm ngơ các thiếu sót của mình. Cái nhìn nhân hậu giúp ta nhìn xa hơn các giới hạn của chúng ta, biết kiên nhẫn và hợp tác với người khác, bất chấp các dị biệt của ta. Lòng nhân hậu yêu thương xây dựng các dây nối kết, vun sới các mối liên hệ, tạo nên các mạng lưới hội nhập mới và đan dệt được một cơ cấu xã hội bền vững. Nhờ cách này, nó luôn phát triển mạnh mẽ hơn, vì nếu không có một cảm thức thuộc về, ta không thể nâng đỡ việc dấn thân của ta cho người khác; kết cục, ta chỉ đi tìm sự thuận tiện của chính ta và cuộc sống chung sẽ trở nên bất khả hữu. Những người phản xã hội nghĩ rằng người khác chỉ hiện hữu để thỏa mãn các nhu cầu riêng của họ. Thành thử, không còn chỗ nào dành cho lòng nhân hậu yêu thương và việc phát biểu nó ra. Những ai yêu thương đều có khả năng nói những lời phấn khởi, gây sức mạnh, an ủi, và khuyến khích. Đó là các lời chính Chúa Giêsu từng nói: “Này con, cứ yên tâm!” (Mt 9:2); “này bà, lòng tin của bà mạnh thật!” (Mt 15:28); “Hãy trỗi dậy!” (Mc 5:41); “Hãy đi bình an!” (Lc 7:50; “Đừng sơ!” (Mt 14:27). Đấy không phải là những lời hạ giá người ta, làm cho họ buồn bã, giận dữ hay tỏ ý khinh bỉ. Trong các gia đình của chúng ta, ta phải học cách mô phỏng gương hiền hậu của Chúa Giêsu trong cách ta nói năng với nhau.

Love is generous


101. We have repeatedly said that to love another we must first love ourselves. Paul’s hymn to love, however, states that love “does not seek its own interest”, nor “seek what is its own”. This same idea is expressed in another text: “Let each of you look not only to his own interests, but also to the interests of others” (Phil 2:4). The Bible makes it clear that generously serving others is far more noble than loving ourselves. Loving ourselves is only important as a psychological prerequisite for being able to love others: “If a man is mean to himself, to whom will he be generous? No one is meaner than the man who is grudging to himself” (Sir 14:5-6).

Lòng yêu thương thì quảng đại


101. Chúng ta nói đi nói lại rằng để yêu một người khá, ta phải yêu chính mình. Tuy nhiên, bài ca yêu thương của Thánh Phaolô quả quyết rằng lòng yêu thương “không tìm tư lợi” cũng không “tìm điều của riêng mình”. Cùng một ý tưởng này đã được phát biểu trong một đoạn văn khác: “Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2:4). Thánh Kinh nói rõ rằng phục vụ người khác cách quảng đại thì cao quí hơn yêu chính mình. Yêu mình chỉ quan trọng như một điều kiện tiên quyết về tâm lý để có thể yêu người khác: “Xấu với bản thân thì tốt với ai được? Ngay cả với tài sản của mình, nó cũng không được hưởng. Không ai tệ hơn kẻ làm hại chính mình, và đó là công trả cho sự gian ác của nó” (Hc 14:5-6).

102. Saint Thomas Aquinas explains that “it is more proper to charity to desire to love than to desire to be loved”;219 indeed, “mothers, who are those who love the most, seek to love more than to be loved ”.220 Consequently, love can transcend and overflow the demands of justice, “expecting nothing in return” (Lk 6:35), and the greatest of loves can lead to “laying down one’s life” for another (cf. Jn 15:13). Can such generosity, which enables us to give freely and fully, really be possible? Yes, because it is demanded by the Gospel: “You received without pay, give without pay” (Mt 10:8).

102. Thánh Tôma Aquinô giải thích rằng “Đối với đức ái, ước muốn yêu thương thích đáng hơn ước muốn được yêu thương”221; thực vậy, “các bà mẹ, những người yêu thương nhiều nhất, tìm cách yêu thương hơn được yêu thương”222. Thành thử, lòng yêu thương có thể vuợt quá và tràn quá các đòi hỏi của công bình, “không mong được đền trả điều gì” (Lc 6:35), và lòng yêu thương lớn nhất có thể dẫn ta tới “hy sinh mạng sống mình” cho người khác (xem Ga 15:13). Liệu một lòng quảng đại như thế, lòng quảng đại giúp ta khả năng cho đi một cách tự do và trọn vẹn, có thể là một điều thực sự khả hữu hay không? Có, vì Tin Mừng đã đòi hỏi nó: “anh em đã nhận được cách nhưng không, thì phải cho đi cách nhưng không” (Mt 10:8).

Love is not irritable or resentful


103. If the first word of Paul’s hymn spoke of the need for a patience that does not immediately react harshly to the weaknesses and faults of others, the word he uses next – paroxýnetai – has to do more with an interior indignation provoked by something from without. It refers to a violent reaction within, a hidden irritation that sets us on edge where others are concerned, as if they were troublesome or threatening and thus to be avoided. To nurture such interior hostility helps no one. It only causes hurt and alienation. Indignation is only healthy when it makes us react to a grave injustice; when it permeates our attitude towards others it is harmful.

Lòng yêu thương không nóng giận hay nuôi hận thù


103. Nếu chữ thứ nhất trong bài ca của Thánh Phaolô nói tới việc phải kiên nhẫn, không phản ứng lỗ mãng ngay tức khắc đối với các yếu đuối và lỗi lầm của người khác, thì chữ kế tiếp ngài sử dụng là paroxýnetai, liên hệ nhiều hơn tới việc bất bình nội tâm do một điều từ bên ngoài gây ra. Nó chỉ phản ứng dữ dội từ bên trong, một sự nóng giận ẩn khuất khiến ta bực mình liên quan tới người khác, như thể họ gây rối hay đe dọa ta và do đó cần được xa tránh. Nuôi dưỡng thứ thù nghịch nội tâm như thế không ích lợi gì cho bất cứ ai. Nó chỉ gây mích lòng và ra xa lạ. Bất bình chỉ lành mạnh khi nó khiến ta phản ứng chống một bất công trầm trọng; khi thấm nhiễm thái độ của ta đối với người khác, nó chỉ gây hại mà thôi.

104. The Gospel tells us to look to the log in our own eye (cf. Mt 7:5). Christians cannot ignore the persistent admonition of God’s word not to nurture anger: “Do not be overcome by evil” (Rm 12:21). “Let us not grow weary in doing good” (Gal 6:9). It is one thing to sense a sudden surge of hostility and another to give into it, letting it take root in our hearts: “Be angry but do not sin; do not let the sun go down on your anger” (Eph 4:26). My advice is never to let the day end without making peace in the family. “And how am I going to make peace? By getting down on my knees? No! Just by a small gesture, a little something, and harmony within your family will be restored. Just a little caress, no words are necessary. But do not let the day end without making peace in your family”.223 Our first reaction when we are annoyed should be one of heartfelt blessing, asking God to bless, free and heal that person. “On the contrary bless, for to this you have been called, that you may obtain a blessing” (1 Pet 3:9). If we must fight evil, so be it; but we must always say “no” to violence in the home.



104. Tin Mừng dạy ta nhìn ra cái xà trong chính mắt ta (xem Mt 7:5). Các Kitô hữu không thể làm ngơ lời khuyên răn liên lỉ đừng giận dữ của Lời Chúa: “Đừng để sự ác thắng được mình” (Rm 12:21). “Ta đừng mệt mỏi trong việc làm điều thiện” (Gl 6:9). Đột nhiên cảm thấy ước muốn trả thù là một chuyện mà chiều theo uớc muốn ấy, để nó bén rễ trong tâm hồn ta, là một chuyện khác: “Hãy giận dữ nhưng đừng phạm tội; đừng để mặt trời lặn trên sự giận dữ của anh em” (Ep 4:26). Lời khuyên của tôi là đừng để một ngày qua đi mà không làm hòa trong gia đình. “Và làm thế nào để làm hòa đây? Qùy gối xuống chăng? Không! Chỉ cần một cử chỉ nhỏ thôi, một việc nhỏ mọn thôi, cũng đủ để hòa khí gia đình được tái lập. Chỉ một mơn trớn nhỏ, không cần phải nói năng chi. Nhưng đừng để một ngày qua đi mà không làm hòa trong gia đình bạn”224. Phản ứng đầu tiên của ta khi ta bị làm phiền nên là một phản ứng chúc lành tận đáy lòng, xin Chúa chúc lành, giải thoát và chữa lành người kia. “Ngược lại, hãy chúc lành, vì anh em đã được kêu gọi làm việc này, ngõ hầu anh em nhận được phúc lành” (1Pr 3:9). Nếu phải đấu tranh một sự ác, thì hãy đấu tranh; nhưng ta phải luôn nói “không” với bạo lực trong gia đình.

Love forgives


105. Once we allow ill will to take root in our hearts, it leads to deep resentment. The phrase ou logízetai to kakón means that love “takes no account of evil”; “it is not resentful”. The opposite of resentment is forgiveness, which is rooted in a positive attitude that seeks to understand other people’s weaknesses and to excuse them. As Jesus said, “Father, forgive them; for they know not what they do” (Lk 23:34). Yet we keep looking for more and more faults, imagining greater evils, presuming all kinds of bad intentions, and so resentment grows and deepens. Thus, every mistake or lapse on the part of a spouse can harm the bond of love and the stability of the family. Something is wrong when we see every problem as equally serious; in this way, we risk being unduly harsh with the failings of others. The just desire to see our rights respected turns into a thirst for vengeance rather than a reasoned defence of our dignity.

Lòng yêu thương thì tha thứ


105. Một khi đã bén rễ trong trái tim ta, ý xấu sẽ dẫn ta tới chỗ hận thù sâu xa. Câu ou logízetai to kakón có nghĩa: lòng yêu thương “không tính sổ sự ác”; “nó không hận thù”. Đối nghịch với hận thù là tha thứ, vốn bén rễ trong thái độ tích cực luôn tìm cách hiểu các yếu đuối của người khác để miễn thứ. Như Chúa Giêsu đã nói, “Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Ấy thế mà chúng ta cứ đi tìm hết lỗi này tới lỗi nọ, tưởng tượng ra đủ thứ ác lớn hơn, giả định đủ thứ ý xấu, và do đó, hận thù cứ thế gia tăng và sâu xa hơn. Cứ thế, mọi lỗi lầm hay thiếu sót từ phía người phối ngẫu đều có thể gây hại tới mối dây yêu thương và bền vững của gia đình. Sẽ là một điều sai lầm khi ta coi mọi vấn đề đều nghiêm trọng như nhau; coi như thế, ta liều mình dễ cay nghiệt một cách không thích đáng đối với các thiếu sót của người kia. Ước muốn chính đáng thấy các quyền của mình được tôn trọng sẽ trở thành nỗi khao khát trả thù hơn là bảo vệ phẩm giá ta cách hợp lý.

106. When we have been offended or let down, forgiveness is possible and desirable, but no one can say that it is easy. The truth is that “family communion can only be preserved and perfected through a great spirit of sacrifice. It requires, in fact, a ready and generous openness of each and all to understanding, to forbearance, to pardon, to reconciliation. There is no family that does not know how selfishness, discord, tension and conflict violently attack and at times mortally wound its own communion: hence there arise the many and varied forms of division in family life”.225

106. Khi ta đã bị xúc phạm hay làm cho thất vọng, tha thứ là điều có thể và đáng ước ao, nhưng không ai có thể nói đây là chuyện dễ dàng. Sự thật là “hiệp thông gia đình sẽ chỉ có thể được duy trì và hoàn thiện nhờ tinh thần hy sinh lớn lao. Thực thế, nó đòi mỗi người và mọi người phải sẵn sàng và quảng đại mở lòng mình ra để hiểu, để chịu đựng, để tha thứ, để hòa giải. Không hề có gia đình nào lại không biết đến ích kỷ, bất hòa, căng thẳng và tranh chấp, tấn công bạo động và đôi khi gây tử thương cho cuộc hiệp thông của họ: do đó, mà xuấ hiện nhiều hình thức chia rẽ đa dạng trong đời sống gia đình”226.

107. Today we recognize that being able to forgive others implies the liberating experience of understanding and forgiving ourselves. Often our mistakes, or criticism we have received from loved ones, can lead to a loss of self-esteem. We become distant from others, avoiding affection and fearful in our interpersonal relationships. Blaming others becomes falsely reassuring. We need to learn to pray over our past history, to accept ourselves, to learn how to live with our limitations, and even to forgive ourselves, in order to have this same attitude towards others.

107. Ngày nay, ta nhìn nhận rằng để có thể tha thứ cho người khác, ta cần tới kinh nghiệm giải thoát biết tự hiểu và tha thứ cho chính mình. Các lỗi lầm của ta, hay các phê phán nhận được từ người thân yêu của ta, thường dẫn ta tới chỗ đánh mất lòng tự trọng. Ta trở nên xa cách đối với người khác, tránh tình âu yếm và sợ sệt trong các mối liên hệ liên ngã của ta. Đổ lỗi cho người khác khiến ta an tâm một cách sai lầm. Ta cần học cách cầu nguyện cho dĩ vãng của mình, để biết chấp nhận chính ta, học cách sống với các hạn chế của ta, và thậm chí tha thứ cho chính ta, để có được cùng một thái độ như thế đối với người khác.

108. All this assumes that we ourselves have had the experience of being forgiven by God, justified by his grace and not by our own merits. We have known a love that is prior to any of our own efforts, a love that constantly opens doors, promotes and encourages. If we accept that God’s love is unconditional, that the Father’s love cannot be bought or sold, then we will become capable of showing boundless love and forgiving others even if they have wronged us. Otherwise, our family life will no longer be a place of understanding, support and encouragement, but rather one of constant tension and mutual criticism.

108. Tất cả các điều trên giả thiết điều này: chính ta có kinh nghiệm được Thiên Chúa tha thứ, được ơn thánh của Người công chính hóa chứ không phải do công phúc của riêng ta. Ta cảm nghiệm được một lòng yêu thương đi trước bất cứ cố gắng nào của ta, một lòng yêu thương không ngừng mở cửa, cổ vũ và khích lệ. Nếu biết nhận rằng lòng yêu thương của Thiên Chúa là vô điều kiện và ta không thể mua hay bán được lòng yêu thương của Chúa Cha, thì ta sẽ có khả năng biểu lộ được một tình yêu không bờ bến và tha thứ cho người khác ngay cả khi họ đã gây hại đến ta. Nếu không, đời sống gia đình của ta sẽ không còn là nơi để hiểu nhau, để nâng đỡ và khích lệ nhau, mà đúng hơn, chỉ là một nơi triền miên căng thẳng và phê phán lẫn nhau.

Love rejoices with others


109. The expression chaírei epì te adikía has to do with a negativity lurking deep within a person’s heart. It is the toxic attitude of those who rejoice at seeing an injustice done to others. The following phrase expresses its opposite: sygchaírei te aletheía: “it rejoices in the right”. In other words, we rejoice at the good of others when we see their dignity and value their abilities and good works. This is impossible for those who must always be comparing and competing, even with their spouse, so that they secretly rejoice in their failures.

Lòng yêu thương hân hoan với người khác


109. Kiểu nói chaírei epì te adikía có liên quan với tính tiêu cực ẩn khuất khá sâu trong tâm hồn người ta. Đây là một thái độ đầy chất độc nơi những người hân hoan thấy bất công được thực hiện nơi người khác. Câu sau đây nói lên thái độ trái ngược lại: sygchaírei te aletheía: “vui khi thấy điều chân thật”. Nói cách khác, ta hân hoan trước điều tốt lành nơi người khác khi ta nhận ra phẩm giá của họ và trân trọng các khả năng và việc làm tốt của họ. Điều này không thể có nơi những người lúc nào cũng so sánh và cạnh tranh, ngay với người phối ngẫu của mình, đến nỗi vui mừng khi thấy họ thất bại.

110. When a loving person can do good for others, or sees that others are happy, they themselves live happily and in this way give glory to God, for “God loves a cheerful giver” (2 Cor 9:7). Our Lord especially appreciates those who find joy in the happiness of others. If we fail to learn how to rejoice in the well-being of others, and focus primarily on our own needs, we condemn ourselves to a joyless existence, for, as Jesus said, “it is more blessed to give than to receive” (Acts 20:35). The family must always be a place where, when something good happens to one of its members, they know that others will be there to celebrate it with them.

110. Khi một người yêu thương làm được một điều tốt cho người khác, hoặc thấy người khác được hạnh phúc, chính họ cũng sống hạnh phúc và nhờ thế biết vinh danh Thiên Chúa, vì Thiên Chúa yêu thương những người cho đi một cách vui vẻ” (2Cr 9:7). Chúa chúng ta đặc biệt đánh giá cao những người tìm được niềm vui trong hạnh phúc của người khác. Nếu ta không chịu học cách biết hân hoan trước hạnh phúc của người khác và tập chú chủ yếu vào các nhu cầu riêng của ta mà thôi, ta đã tự kết án mình phải chịu một cuộc hiện sinh không có niềm vui, vì, như Chúa Giêsu từng dạy, “cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20:35). Gia đình phải luôn là nơi mà, khi một điều tốt lành xẩy ra cho một thành viên, người ta biết rằng các người khác cũng đều có mặt ở đó để mừng vui với họ.

Love bears all things


111. Paul’s list ends with four phrases containing the words “all things”. Love bears all things, believes all things, hopes all things, endures all things. Here we see clearly the countercultural power of a love that is able to face whatever might threaten it.

Lòng yêu thương tha thứ mọi sự


111. Bảng liệt kê của Thánh Phaolô chấm dứt với bốn câu đều có những chữ “mọi sự”. Lòng yêu thương tha thứ mọi sự, tin mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự. Ở đây, ta thấy rõ sức mạnh phản văn hóa của một lòng yêu thương có khả năng đương đầu với bất cứ điều gì có thể đe dọa nó.

112. First, Paul says that love “bears all things” (panta stégei). This is about more than simply putting up with evil; it has to do with the use of the tongue. The verb can mean “holding one’s peace” about what may be wrong with another person. It implies limiting judgment, checking the impulse to issue a firm and ruthless condemnation: “Judge not and you will not be judged” (Lk 6:37). Although it runs contrary to the way we normally use our tongues, God’s word tells us: “Do not speak evil against one another, brothers and sisters” (Jas 4:11). Being willing to speak ill of another person is a way of asserting ourselves, venting resentment and envy without concern for the harm we may do. We often forget that slander can be quite sinful; it is a grave offense against God when it seriously harms another person’s good name and causes damage that is hard to repair. Hence God’s word forthrightly states that the tongue “is a world of iniquity” that “stains the whole body” (Jas 3:6); it is a “restless evil, full of deadly poison” (3:8). Whereas the tongue can be used to “curse those who are made in the likeness of God” (3:9), love cherishes the good name of others, even one’s enemies. In seeking to uphold God’s law we must never forget this specific requirement of love.

112. Trước nhất, Thánh Phaolô nói rằng lòng yêu thương “tha thứ mọi sự” (panta stégei). Điều này khác với việc “đừng để ý tới sự ác” bởi vì chữ này liên quan tới việc sử dụng miệng lưỡi. Động từ này có thể có nghĩa “giữ im lặng” trước bất cứ điều xấu nào có thể có nơi người khác. Nó hàm nghĩa giới hạn phán đoán, kiểm soát xu hướng muốn đưa ra lời kết án cương quyết và không thương xót: “Đừng phán đoán và các ông sẽ không bị phán đoán” (Lc 6:37). Dù ngược với cách ta thường sử dụng miệng lưỡi, lời Chúa dạy ta “anh chị em đừng nói xấu lẫn nhau” (Gcb 4:11). Sẵn sàng nói xấu một người khác là cách ta tự khẳng định giá trị của mình, để hả thù hận và ghen tị mà không hề lưu ý tới cái hại ta có thể gây ra. Ta thường hay quên rằng nói xấu rất có thể có tội lớn; nó là một xúc phạm nặng nề chống lại Thiên Chúa nếu nó xâm hại nghiêm trọng tới danh thơm tiếng tốt của người khác và gây thiệt hại đến không thể cứu chữa. Bởi thế, lời Chúa thẳng thắn quả quyết rằng miệng lưỡi “là cả một thế giới của sự ác... làm cho toàn thân ra ô uế” (Gcb 3:6); nó là “một sự dữ không bao giờ ở yên, đầy những nọc độc giết người” (Gcb 3:8). Trong khi cái lưỡi có thể bị dùng để “nguyền rủa những ai đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa” (Gcb 3:9), thì lòng yêu thương trân quí danh thơm tiếng tốt của người khác, kể cả của kẻ thù. Khi tìm cách tuân thủ luật Thiên Chúa, ta đừng bao giờ quên đòi hỏi chuyên biệt này của lòng yêu thương.

113. Married couples joined by love speak well of each other; they try to show their spouse’s good side, not their weakness and faults. In any event, they keep silent rather than speak ill of them. This is not merely a way of acting in front of others; it springs from an interior attitude. Far from ingenuously claiming not to see the problems and weaknesses of others, it sees those weaknesses and faults in a wider context. It recognizes that these failings are a part of a bigger picture. We have to realize that all of us are a complex mixture of light and shadows. The other person is much more than the sum of the little things that annoy me. Love does not have to be perfect for us to value it. The other person loves me as best they can, with all their limits, but the fact that love is imperfect does not mean that it is untrue or unreal. It is real, albeit limited and earthly. If I expect too much, the other person will let me know, for he or she can neither play God nor serve all my needs. Love coexists with imperfection. It “bears all things” and can hold its peace before the limitations of the loved one.

113. Các cặp vợ chồng được lòng yêu thương kết hợp phải nói tốt cho nhau; họ phải cố gắng trình bầy phía tốt của người phối ngẫu, chứ không phải điểm yếu và lỗi lầm của họ. Dù gì, họ cũng phải giữ im lặng hơn là nói xấu người phối ngẫu. Đây không phải chỉ là cách hành động trước mặt người khác; nó phát sinh từ một thái độ nội tâm. Không hề ngây thơ cho rằng mình không trông thấy các vấn đề và điểm yếu của người kia, ta chỉ nhìn các điểm yếu và lỗi lầm này trong một bối cảnh rộng lớn hơn mà thôi. Ta thừa nhận rằng các lỗi lầm này là một phần của bức tranh lớn hơn. Ta cũng phải hiểu ra rằng tất cả chúng ta đều là một sự pha trộn phức tạp của ánh sáng và bóng tối. Người khác kia không phải chỉ là tổng số những điều nhỏ mọn làm tôi khó chịu. Lòng yêu thương không cần phải hoàn hảo mới được ta đánh giá. Người khác yêu thương ta tốt nhất bao nhiêu có thể, với mọi giới hạn của họ, nhưng sự thật vẫn là: lòng yêu hương bất toàn không hề có nghĩa nó không chân thật hay không có thật. Nó có thật, dù giới hạn và có tính phàm trần. Nếu tôi mong đợi quá nhiều, người khác kia sẽ cho tôi biết, vì chàng hay nàng không thể đóng vai Thiên Chúa hay phục vụ được hết mọi nhu cầu của tôi. Lòng yêu thương đồng hiện hữu với sự bất toàn. Nó “tha thứ mọi sự” và có thể giữ được thanh thản trước các giới hạn của người tôi yêu thương.

Love believes all things


114. Panta pisteúei. Love believes all things. Here “belief” is not to be taken in its strict theological meaning, but more in the sense of what we mean by “trust”. This goes beyond simply presuming that the other is not lying or cheating. Such basic trust recognizes God’s light shining beyond the darkness, like an ember glowing beneath the ash.

Lòng yêu thương tin tưởng mọi sự


114. Panta pisteúei. Lòng yêu thương tin tưởng mọi sự. Ở đây “tin” không theo sát nghĩa thần học của nó, nhưng đúng hơn theo nghĩa điều ta vốn gọi là “tin tưởng” (trust). Điều này vượt quá việc chỉ đơn giản giả thiết người kia không nói dối hay lừa đảo. Niềm tin tưởng căn bản này nhìn nhận ánh sáng Thiên Chúa chiếu rọi quá bên kia sự tối tăm, giống than hồng âm ỉ dưới đám tro tàn.

115. This trust enables a relationship to be free. It means we do not have to control the other person, to follow their every step lest they escape our grip. Love trusts, it sets free, it does not try to control, possess and dominate everything. This freedom, which fosters independence, an openness to the world around us and to new experiences, can only enrich and expand relationships. The spouses then share with one another the joy of all they have received and learned outside the family circle. At the same time, this freedom makes for sincerity and transparency, for those who know that they are trusted and appreciated can be open and hide nothing. Those who know that their spouse is always suspicious, judgmental and lacking unconditional love, will tend to keep secrets, conceal their failings and weaknesses, and pretend to be someone other than who they are. On the other hand, a family marked by loving trust, come what may, helps its members to be themselves and spontaneously to reject deceit, falsehood, and lies.

115. Niềm tin tưởng này giúp mối liên hệ được tự do. Điều này có nghĩa: ta không cần kiểm soát người kia, theo dõi từng bước đi của họ kẻo họ thoát khỏi tay ta. Lòng yêu thương tin tưởng, nó giải thoát, nó không cố gắng kiểm soát, chiếm hữu và khống chế mọi sự. Sự tự do này, một sự tự do vốn cổ vũ độc lập, cổ vũ việc cởi mở đối với thế giới chung quanh và đối với các trải nghiệm mới mẻ, chỉ có thể phong phú hóa và mở rộng mối liên hệ. Lúc đó, vợ chồng sẽ chia sẻ với nhau niềm vui của mọi điều họ đã nhận được và học được ở ngoài vòng gia đình. Đồng thời, sự tự do này thuận lợi hóa lòng thành thực và sự trong sáng, vì những người biết rằng họ được tin tưởng và đánh giá cao đều có tinh thần cởi mở, không giấu giếm bất cứ điều gì. Những ai biết rằng người phối ngẫu của họ luôn ngờ vực, ưa phán đoán và thiếu một tình yêu vô điều kiện, sẽ có xu hướng giữ kín mọi chuyện, che giấu các sai phạm và yếu đuối của họ, và giả đò là một ai đó chứ không phải con người thực của họ. Đàng khác, một gia đình có đặc điểm tin tưởng yêu thương nhau, thì bất cứ xẩy ra việc gì, họ cũng đều giúp các thành viên là chính họ và tự nhiên sẽ từ khước lừa đảo, gian trá và nói dối.

Love hopes all things


116. Panta elpízei. Love does not despair of the future. Following upon what has just been said, this phrase speaks of the hope of one who knows that others can change, mature and radiate unexpected beauty and untold potential. This does not mean that everything will change in this life. It does involve realizing that, though things may not always turn out as we wish, God may well make crooked lines straight and draw some good from the evil we endure in this world.

Lòng yêu thương hy vọng mọi sự


116. Panta elpízei. Lòng yêu thương không thất vọng với tương lai. Tiếp theo những điều vừa nói, kiểu nói này đề cập tới lòng hy vọng của một người biết rằng người khác có thể thay đổi, trưởng thành hơn và toả một vẻ đẹp bất ngờ và một tiềm năng chưa hề được nói tới. Điều này không có nghĩa: mọi sự sẽ thay đổi ở đời này. Nó bao hàm việc hiểu ra rằng dù sự vật không luôn trở thành như ta mong ước, Thiên Chúa vẫn có thể biến những con đường khúc khuỷu thành thẳng băng và từ những điều xấu ta chịu ở trong đời, Người vẫn có thể rút ra điều tốt.

117. Here hope comes most fully into its own, for it embraces the certainty of life after death. Each person, with all his or her failings, is called to the fullness of life in heaven. There, fully transformed by Christ’s resurrection, every weakness, darkness and infirmity will pass away. There the person’s true being will shine forth in all its goodness and beauty. This realization helps us, amid the aggravations of this present life, to see each person from a supernatural perspective, in the light of hope, and await the fullness that he or she will receive in the heavenly kingdom, even if it is not yet visible.



117. Ở đây, hy vọng sẽ tiến tới chỗ trọn vẹn nhất, vì nó bao hàm sự chắc chắn sẽ có sự sống sau khi chết. Mỗi người, bất chấp mọi sai phạm của họ, đều được kêu gọi bước vào sự viên mãn của sự sống trên thiên đàng. Ở đấy, vì hoàn toàn được sự phục sinh của Chúa Kitô biến đổi, mọi yếu đuối, tối tăm và nhược điểm đều sẽ mất dạng. Ở đấy, hữu thể thực sự của người ta sẽ sáng lên trong mọi vẻ tốt lành và đẹp đẽ của họ. Giữa các gia trọng (aggravations) của đời hiện tại, việc hiểu ra này sẽ giúp ta nhìn mỗi người từ một viễn ảnh siêu nhiên, trong ánh sáng hy vọng, và mong chờ sự viên mãn họ sẽ nhận được trên nước trời, cho dù vẫn chưa hiển hiện.

Love endures all things


118. Panta hypoménei. This means that love bears every trial with a positive attitude. It stands firm in hostile surroundings. This “endurance” involves not only the ability to tolerate certain aggravations, but something greater: a constant readiness to confront any challenge. It is a love that never gives up, even in the darkest hour. It shows a certain dogged heroism, a power to resist every negative current, an irrepressible commitment to goodness. Here I think of the words of Martin Luther King, who met every kind of trial and tribulation with fraternal love: “The person who hates you most has some good in him; even the nation that hates you most has some good in it; even the race that hates you most has some good in it. And when you come to the point that you look in the face of every man and see deep down within him what religion calls ‘the image of God’, you begin to love him in spite of [everything]. No matter what he does, you see God’s image there. There is an element of goodness that he can never sluff off... Another way that you love your enemy is this: when the opportunity presents itself for you to defeat your enemy, that is the time which you must not do it... When you rise to the level of love, of its great beauty and power, you seek only to defeat evil systems. Individuals who happen to be caught up in that system, you love, but you seek to defeat the system... Hate for hate only intensifies the existence of hate and evil in the universe. If I hit you and you hit me and I hit you back and you hit me back and so on, you see, that goes on ad infinitum. It just never ends. Somewhere somebody must have a little sense, and that’s the strong person. The strong person is the person who can cut off the chain of hate, the chain of evil... Somebody must have religion enough and morality enough to cut it off and inject within the very structure of the universe that strong and powerful element of love”.227

Lòng yêu thương chịu đựng mọi sự


118. Panta hypoménei. Điều này có nghĩa: lòng yêu thương chịu đựng mọi gian nan thử thách bằng một thái độ tích cực. Nó đứng vững trong các môi trường thù nghịch. Sự “chịu đựng” này bao hàm không những khả năng chấp nhận một số gia trọng, mà còn chấp nhận một điều lớn hơn thế: luôn sẵn sàng đương đầu với bất cứ thách đố nào. Đây là một lòng yêu thương không bao giờ bỏ cuộc, dù trong những giờ phút đen tối nhất. Nó chứng tỏ một anh hùng tính ngoan cường, một sức mạnh đề kháng bất cứ trào lưu tiêu cực nào, một dấn thân không thể nào dẹp bỏ đối với sự thiện. Ở đây, tôi nghĩ tới lời lẽ của [Mục Sư] Martin Luther King, người từng đương đầu với đủ thứ thử thách và sầu não bằng một lòng yêu thương huynh đệ: “Người ghét bạn nhất vẫn có điều tốt ở trong họ; ngay quốc gia ghét bạn nhất cũng có điều tốt trong nó; ngay chủng tộc ghét bạn nhất cũng có điều tốt nào đó trong nó. Và khi bạn tiến tới chỗ có thể nhìn thẳng vào mặt mọi người và thấy trong thẳm sâu lòng họ điều được tôn giáo gọi là ‘hình ảnh Thiên Chúa’, bạn sẽ bắt đầu yêu thương họ bất chấp [mọi sự]. Bất kể họ làm gì, bạn đều thấy hình ảnh của Thiên Chúa ở đấy. Đó là một yếu tố của sự thiện mà họ không bao giờ họ có thể tháo bỏ... Một cách nữa để bạn yêu kẻ thù của bạn là: khi có cơ hội để bạn đánh bại kẻ thù của bạn, thì đó là lúc bạn đừng nên làm việc đó... Khi bạn đã vươn tới bình diện yêu thương, tới vẻ đẹp và sức mạnh lớn lao của nó, bạn sẽ chỉ tìm cách đánh bại các hệ thống xấu xa. Các cá nhân nào chẳng may bị liên lụy trong hệ thống ấy, bạn hãy yêu thương họ, nhưng bạn phải tìm cách đánh bại hệ thống... Hận thù vì hận thù chỉ gia tăng sự hiện hữu của hận thù và sự ác trong vũ trụ. Nếu tôi đánh bạn và bạn đánh tôi, thì tôi sẽ đánh lại bạn và bạn sẽ đánh lại tôi, cứ thế, bạn thấy đó, nó sẽ kéo dài vô tận. Nó sẽ không bao giờ chấm dứt. Ở một nơi nào đó, một ai đó hẳn phải có một chút cảm thức, và người đó hẳn là người mạnh mẽ. Người mạnh mẽ là người có thể cắt đứt dây chuyền hận thù, dây chuyền sự ác... Một ai đó phải có tôn giáo đủ và luân lý đủ để cắt đứt nó và bơm vào mọi cơ cấu của vũ trụ cái yếu tố mạnh mẽ ấy của lòng yêu thương”228.

119. In family life, we need to cultivate that strength of love which can help us fight every evil threatening it. Love does not yield to resentment, scorn for others or the desire to hurt or to gain some advantage. The Christian ideal, especially in families, is a love that never gives up. I am sometimes amazed to see men or women who have had to separate from their spouse for their own protection, yet, because of their enduring conjugal love, still try to help them, even by enlisting others, in their moments of illness, suffering or trial. Here too we see a love that never gives up.

119. Trong đời sống gia đình, ta cần vun sới sức mạnh yêu thương ấy, một sức mạnh có thể giúp ta đấu tranh với mọi sự ác đang đe dọa nó. Lòng yêu thương không nhường bước cho hận thù, cho khinh miệt người khác hay ước muốn gây thương tích hoặc chiếm ưu thế. Lý tưởng Kitô Giáo, đặc biệt trong gia đình, là một tình yêu không bao giờ bỏ cuộc. Đôi khi tôi rất cảm phục khi thấy những người đàn ông đàn bà dù đã ly thân với người phối ngẫu để tránh bạo lực thể lý, ấy thế nhưng, vì lòng yêu thương vợ chồng biết vượt quá phạm vi xúc cảm, nên vẫn cố gắng giúp đỡ người phối ngẫu, dù đôi khi gián tiếp qua người khác, trong lúc họ bị bệnh tật, đau khổ hay thử thách. Ở đây, ta cũng thấy một tình yêu không bao giờ bỏ cuộc.



tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương