Post-synodal apostolic exhortation amoris lætitia


Chapter One: In The Light Of The Word



tải về 1.45 Mb.
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích1.45 Mb.
#32722
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Chapter One: In The Light Of The Word


8. The Bible is full of families, births, love stories and family crises. This is true from its very first page, with the appearance of Adam and Eve’s family with all its burden of violence but also its enduring strength (cf. Gen 4) to its very last page, where we behold the wedding feast of the Bride and the Lamb (Rev 21:2, 9). Jesus’ description of the two houses, one built on rock and the other on sand (cf. Mt 7:24-27), symbolizes any number of family situations shaped by the exercise of their members’ freedom, for, as the poet says, “every home is a lampstand”.9 Let us now enter one of those houses, led by the Psalmist with a song that even today resounds in both Jewish and Christian wedding liturgies:

“Blessed is every one who fears the Lord, who walks in his ways! You shall eat the fruit of the labour of your hands; you shall be happy, and it shall go well with you. Your wife will be like a fruitful vine within your house; your children will be like olive shoots round your table. Thus shall the man be blessed who fears the Lord. The Lord bless you from Zion! May you see the prosperity of Jerusalem all the days of your life! May you see your children’s children! Peace be upon Israel!” (Ps 128:1-6).


Chương Một: Dưới ánh sáng Lời Chúa


8. Thánh Kinh chứa đầy các gia đình, các vụ sinh sản, các truyện tình và khủng hoảng gia đình. Điều này đúng ngay từ những trang đầu của nó, với việc xuất hiện của gia đình Ađam và Evà và gánh nặng bạo động của nó nhưng nó cũng có những điểm mạnh lâu bền (xem St 4), cho tới các trang cuối cùng, nơi chúng ta được chứng kiến tiệc cưới của Cô Dâu và Chiên Con (Kh 21:2,9). Mô tả của Chúa Giêsu về hai căn nhà, một xây trên đá và một xây trên cát (xem Mt 7:24-27) tượng trưng cho bất cứ con số các hoàn cảnh gia đình nào được tạo khuôn bởi việc các thành viên của nó thực thi tự do của họ, vì, như thi sĩ từng viết: “nhà nào có trụ đèn nhà nấy”10. Ta hãy bước vào một trong những căn nhà này dưới sự hướng dẫn của Thánh Vịnh Gia qua khúc ca ngay cả ngày nay vẫn đang vang lên trong cả hai phụng vụ hôn phối Do Thái và Kitô Giáo:

“Phúc cho mọi kẻ kính sợ Giavê, kẻ đi theo đường lối của Người.

Công khó tay ngươi, ngươi sẽ được hưởng, phúc cho ngươi và may mắn cho ngươi.

Vợ ngươi như cây nho sai quả, ở chốn thâm khuê của nhà ngươi.

Con cái ngươi tựa những chồi cây dầu, chúng quây quần tất cả bên mâm.

Sẽ được chúc lành như thế đó, con người kính sợ Giavê!

Ước chi tự Sion, Giavê chúc lành cho ngươi,

cho ngươi được thấy phúc của Giêrusalem mọi ngày đời ngươi!

Cho ngươi được thấy cháu chắt của ngươi! Bình an cho Israel!” (Tv 128:1-6)

You And Your Wife


9. Let us cross the threshold of this tranquil home, with its family sitting around the festive table. At the centre we see the father and mother, a couple with their personal story of love. They embody the primordial divine plan clearly spoken of by Christ himself: “Have you not read that he who made them from the beginning made them male and female?” (Mt 19:4). We hear an echo of the command found in the Book of Genesis: “Therefore a man shall leave his father and mother and cleave to his wife, and they shall become one flesh (Gen 2:24)”.

Ngươi và vợ ngươi


9. Ta hãy bước qua ngưỡng cửa căn nhà thanh tĩnh này, với gia đình họ ngồi quanh bàn ăn thịnh soạn. Ở giữa ta thấy người cha và người mẹ, một cặp vợ chồng với câu truyện tình riêng của họ. Họ là hiện thân của kế hoạch ban sơ của Thiên Chúa, một kế hoạch được chính Chúa Kitô nói tới một cách rõ ràng: “Há các ông không đọc thấy rằng Đấng dựng nên họ ngay từ đầu đã dựng nên họ có nam có nữ đó sao?” (Mt 19:4). Ta nghe thấy tiếng vang vọng của lệnh truyền gặp thấy trong Sách Sáng Thế: “Do đó người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mình mà gắn bó với vợ, và họ sẽ trở nên một thân xác” (St 2:24).

10. The majestic early chapters of Genesis present the human couple in its deepest reality. Those first pages of the Bible make a number of very clear statements. The first, which Jesus paraphrases, says that “God created man in his own image, in the image of God he created them; male and female he created them” (1:27). It is striking that the “image of God” here refers to the couple, “male and female”. Does this mean that sex is a property of God himself, or that God has a divine female companion, as some ancient religions held? Naturally, the answer is no. We know how clearly the Bible rejects as idolatrous such beliefs, found among the Canaanites of the Holy Land. God’s transcendence is preserved, yet inasmuch as he is also the Creator, the fruitfulness of the human couple is a living and effective “image”, a visible sign of his creative act.

10. Những trang uy nghi đầu tiên của Sách Sáng Thế trình bầy cặp nhân bản trong thực tại sâu sắc nhất của họ. Những trang đầu tiên của Thánh Kinh này đưa ra một số câu hết sức rõ ràng. Câu thứ nhất, được Chúa Giêsu diễn giải, nói rằng “Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người, giống hình ảnh Thiên Chúa, Người đã dựng nên họ; Người dựng nên họ có nam có nữ” (1:27). Điều ngạc nhiên là ở đây “hình ảnh Thiên Chúa” ám chỉ cặp “nam nữ”. Điều này có phải có nghĩa tính dục là một thuộc tính của chính Thiên Chúa, hoặc Thiên Chúa có người bạn đời nữ giới thần thánh, như một số tôn giáo cổ xưa vốn chủ trương không? Câu trả lời dĩ nhiên là không phải. Chúng ta biết Thánh Kinh đã rõ ràng bác bỏ các niềm tin như thế ra sao, coi chúng là ngẫu tượng, tìm thấy nơi người Canaan ở Đất Thánh. Tính siêu việt của Thiên Chúa được duy trì, ấy thế nhưng vì Người cũng là Đấng Tạo Dựng, nên tính hoa trái của cặp nhân bản là một “hình ảnh” sống động và hữu hiệu, một dấu chỉ hữu hình cho thấy hành vi tạo dựng của Người.

11. The couple that loves and begets life is a true, living icon – not an idol like those of stone or gold prohibited by the Decalogue – capable of revealing God the Creator and Saviour. For this reason, fruitful love becomes a symbol of God’s inner life (cf. Gen 1:28; 9:7; 17:2-5, 16; 28:3; 35:11; 48:3-4). This is why the Genesis account, following the “priestly tradition”, is interwoven with various genealogical accounts (cf. 4:17-22, 25-26; 5; 10; 11:10-32; 25:1-4, 12-17, 19-26; 36). The ability of human couples to beget life is the path along which the history of salvation progresses. Seen this way, the couple’s fruitful relationship becomes an image for understanding and describing the mystery of God himself, for in the Christian vision of the Trinity, God is contemplated as Father, Son and Spirit of love. The triune God is a communion of love, and the family is its living reflection. Saint John Paul II shed light on this when he said, “Our God in his deepest mystery is not solitude, but a family, for he has within himself fatherhood, sonship and the essence of the family, which is love. That love, in the divine family, is the Holy Spirit”.11 The family is thus not unrelated to God’s very being.12 This Trinitarian dimension finds expression in the theology of Saint Paul, who relates the couple to the “mystery” of the union of Christ and the Church (cf. Eph 5:21-33).

11. Cặp nào biết yêu và sản sinh sự sống đều là hình ảnh chân thực, sống động, chứ không phải ngẫu tượng giống như các ngẫu tượng bằng đá hay bằng vàng vốn bị Mười Giới Răn ngăn cấm; hình ảnh này có khả năng mạc khải Thiên Chúa Hóa Công và Cứu Thế. Vì lý do này, tình yêu sinh hoa trái trở thành một biểu tượng của sự sống nội thẳm nơi Thiên Chúa (xem St 1:28; 9:7; 17:2-5, 16; 28:3; 35:11;48:3-4). Đó là lý do tại sao trình thuật Sáng Thế, theo “truyền thống tư tế”, đã đan kết qua lại với nhiều trình thuật gia phả khác nhau (xem 4:17-22, 25-26; 5; 10; 11:10-32; 25:1-4, 12-17, 19-26; 36). Khả năng sinh sản sự sống của các cặp nhân bản là nẻo đường dọc theo đó, lịch sử cứu rỗi diễn biến. Nhìn cách này, mối liên hệ sinh hoa trái của cặp vợ chồng trở nên một hình ảnh để hiểu và mô tả mầu nhiệm của chính Thiên Chúa, vì trong viễn kiến Kitô Giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa được chiêm ngưỡng như Cha, Con và Thần Khí yêu thương. Thiên Chúa Ba Ngôi là một hiệp thông của tình yêu, và gia đình là sự phản ảnh sống động của tình yêu này. Thánh Gioan Phaolô II soi sáng điều này khi ngài nói rằng “Thiên Chúa chúng ta, trong mầu nhiệm sâu xa nhất của Người, không cô đơn mà là một gia đình, vì tự trong Người, Người có tư cách cha, tư cách con và yếu tính gia đình, tức tình yêu. Trong gia đình Thiên Chúa, tình yêu này chính là Chúa Thánh Thần”13. Như thế, gia đình có liên hệ với chính hữu thể của Thiên Chúa14. Chiều kích Ba Ngôi này tìm được biểu thức trong thần học của Thánh Phaolô, người đã liên hệ cặp vợ chồng với “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (xem Ep 5:21-33).

12. In speaking of marriage, Jesus refers us to yet another page of Genesis, which, in its second chapter, paints a splendid and detailed portrait of the couple. First, we see the man, who anxiously seeks “a helper fit for him” (vv. 18, 20), capable of alleviating the solitude which he feels amid the animals and the world around him. The original Hebrew suggests a direct encounter, face to face, eye to eye, in a kind of silent dialogue, for where love is concerned, silence is always more eloquent than words. It is an encounter with a face, a “thou”, who reflects God’s own love and is man’s “best possession, a helper fit for him and a pillar of support”, in the words of the biblical sage (Sir 36:24). Or again, as the woman of the Song of Solomon will sing in a magnificent profession of love and mutual self-bestowal: “My beloved is mine and I am his... I am my beloved’s and my beloved is mine” (2:16; 6:3).

12. Nói tới hôn nhân, Chúa Giêsu nhắc lại cho chúng ta một trang khác nữa của Sách Sáng Thế; trang ở chương hai này vẽ nên một bức tranh tuyệt diệu và chi tiết về cặp vợ chồng. Trước tiên, ta thấy người đàn ông, người vốn xao xuyến đi tìm “một trợ lực xứng hợp với mình” (các câu 18, 20), đã có thể làm dịu sự cô đơn mà chàng vốn cảm thấy giữa bầy vật và thế giới bao quanh. Nguyên bản Hípri hàm ngụ một cuộc gặp gỡ trực diện, mặt đối mặt, mắt giáp mắt, trong một thứ đối thoại thầm lặng, vì nơi nào có hơi hướm tình yêu, thầm lặng luôn hùng biện hơn lời nói. Đây là một cuộc gặp gỡ có gương mặt, một thứ “thou” (anh/em) phản ảnh tình yêu của chính Thiên Chúa và là “sở hữu tươi đẹp nhất” của con người, “một trợ thủ xứng hợp với họ và là một cột trụ chống đỡ”, nói theo ngôn từ của người khôn ngoan trong Thánh Kinh (Hc 36:24). Hay, như người đàn bà của Ca Khúc Salômôn (Diệu Ca) sẽ hát trong lời tỏ tình và hiến thân hỗ tương tuyệt diệu của nàng: “Người yêu tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về chàng…Tôi thuộc về người yêu của tôi, và người yêu của tôi thuộc về tôi” (2:16; 6:3).

13. This encounter, which relieves man’s solitude, gives rise to new birth and to the family. Significantly, Adam, who is also the man of every time and place, together with his wife, starts a new family. Jesus speaks of this by quoting the passage from Genesis: “The man shall be joined to his wife, and the two shall become one” (Mt 19:5; cf. Gen 2:24). The very word “to be joined” or “to cleave”, in the original Hebrew, bespeaks a profound harmony, a closeness both physical and interior, to such an extent that the word is used to describe our union with God: “My soul clings to you” (Ps 63:8). The marital union is thus evoked not only in its sexual and corporal dimension, but also in its voluntary self-giving in love. The result of this union is that the two “become one flesh”, both physically and in the union of their hearts and lives, and, eventually, in a child, who will share not only genetically but also spiritually in the “flesh” of both parents.



13. Cuộc gặp gỡ khiến làm nguôi ngoai nỗi cô đơn của con người này làm nẩy sinh sự sống mới và tạo lập ra một gia đình. Điều có ý nghĩa là Ađam, người cũng là người đàn ông của mọi thời và mọi nơi, cùng với vợ mình, đã khởi sự một gia đình mới. Chúa Giêsu nói tới điều ấy khi trích dẫn câu của Sách Sáng Thế: “người đàn ông sẽ kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thân xác” (Mt 19:5; xem St 2:24). Các hạn từ “kết hợp” hay “bám xiết lấy” như trong nguyên bản Hípri, nói tới sự hòa hợp sâu sắc, một sự gần gũi cả thể lý lẫn nội tâm, đến nỗi nó cũng đã được dùng để mô tả sự kết hợp của ta với Thiên Chúa: “Linh hồn tôi bám xiết lấy Ngài” (Tv 63:9). Sự kết hợp vợ chồng, do đó, không những chỉ được gợi lên trong chiều kích tính dục và thể xác của nó, mà cả trong việc tự ý hiến thân trong yêu thương nữa. Kết quả của sự kết hợp này là hai người “trở nên một thân xác”, cả trong thể lý lẫn trong việc kết hợp trái tim và cuộc sống của họ, và, sau cùng, trong đứa con, người sẽ chia sẻ “thân xác” của cả hai cha mẹ không chỉ về phương diện di truyền mà cả về phương diện tâm linh nữa.

Your Children Are As The Shoots Of An Olive Tree


14. Let us once more take up the song of the Psalmist. In the home where husband and wife are seated at table, children appear at their side “like olive shoots” (Ps 128:3), that is, full of energy and vitality. If the parents are in some sense the foundations of the home, the children are like the “living stones” of the family (cf. 1 Pet 2:5). Significantly, the word which appears most frequently in the Old Testament after the name of God (YHWH, “the Lord”), is “child” (ben, “son”), which is itself related to the verb “to build” (banah). Hence, Psalm 128, in speaking of the gift of children, uses imagery drawn from the building of a house and the social life of cities: “Unless the Lord builds the house, those who build it labour in vain... Lo, sons are a heritage from the Lord, the fruit of the womb, a reward. Like arrows in the hand of a warrior are the sons of one’s youth. Happy is the man who has his quiver full of them! He shall not be put to shame when he speaks with his enemies in the gate” (Ps 127:1, 3-5). These images reflect the culture of an ancient society, yet the presence of children is a sign of the continuity of the family throughout salvation history, from generation to generation.

Con cái ngươi tựa những chồi cây dầu


14. Ta hãy một lần nữa nói tiếp bài ca của Thánh Vịnh Gia. Trong tổ ấm nơi vợ chồng ngồi vào bàn ăn, con cái xuất hiện cạnh họ “như những chồi cây dầu” (Tv 128:3), nghĩa là, đầy năng lực và sức sống. Nếu cha mẹ, theo một nghĩa nào đó, là nền tảng của tổ ấm, thì con cái giống như “những hòn đá sống động” của gia đình (xem 1Pr 2:5). Quả là có ý nghĩa, khi hạn từ xuất hiện nhiều nhất trong Cựu Ước, sau tên Thiên Chúa (YHWH, “Chúa Tể”), là “đứa con” (ben, “con trai”) một hạn từ rất gần gũi với động từ “xây dựng” (banah). Bởi thế, Thánh Vịnh 127, khi nói tới hồng phúc con cái, đã sử dụng một hình ảnh rút ra từ việc xây dựng một căn nhà và đời sống xã hội của các đô thị: “Ví thử Yavê không xây nhà, có vất vả xây dựng rồi cũng uổng công… Con cái hẳn là một gia nghiệp do tự Giavê, hoa quả lòng dạ là một phần thưởng. Như nắm tên trong tay binh thiện chiến, những đứa con sinh lúc xuân xanh. Phúc cho người có đầy bao, những mũi tên như thế, họ sẽ không phải xấu hổ khi cùng địch thù tranh luận chốn quyền môn” (Tv 127, 1, 3-5). Những hình ảnh này phản ảnh nền văn hóa của xã hội cổ thời, ấy thế nhưng sự hiện diện của con cái là dấu chỉ sự liên tục của gia đình trong suốt lịch sử cứu rỗi, hết đời này tới đời nọ.

15. Here too, we can see another aspect of the family. We know that the New Testament speaks of “churches that meet in homes” (cf. 1 Cor 16:19; Rom 16:5; Col 4:15; Philem 2) . A family’s living space could turn into a domestic church, a setting for the Eucharist, the presence of Christ seated at its table. We can never forget the image found in the Book of Revelation, where the Lord says: “Behold, I stand at the door and knock; if any one hears my voice and opens the door, I will come in to him and eat with him, and he with me” (Rev 3:20). Here we see a home filled with the presence of God, common prayer and every blessing. This is the meaning of the conclusion of Psalm 128, which we cited above: “Thus shall the man be blessed who fears the Lord. The Lord bless you from Zion!” (Ps 128:4-5).

15. Cả ở đây nữa, chúng ta cũng có thể thấy một khía cạnh khác của gia đình. Chúng ta biết rằng Tân Ước nói tới “các Giáo Hội tụ họp nhau trong các gia hộ” (xem 1Cr 16:19; Rm 16:5; Cl 4:15; Plm 2). Nơi sinh sống của một gia đình có thể biến thành một Giáo Hội tại gia, một khung cảnh để cử hành Thánh Thể, sự hiện diện của Chúa Kitô ngồi tại bàn ăn của nó. Chúng ta không bao giờ có thể quên được hình ảnh tìm thấy trong Sách Khải Huyền, trong đó, Chúa phán: “Này Ta đã đứng bên cửa và Ta gõ! Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào với nó, và Ta sẽ dùng bữa tối với nó và nó với Ta” (Kh 3:20). Ở đây, ta thấy một căn nhà ngập tràn sự hiện diện của Thiên Chúa, lời cầu nguyện chung và mọi chúc phúc. Đó là ý nghĩa của câu kết luận Thánh Vịnh 128 đã trích trên đây: “Sẽ được chúc lành như thế đó, con người kính sợ Giavê! Ước chi tự Sion, Giavê chúc lành cho ngươi!” (Tv 128:4-5).

16. The Bible also presents the family as the place where children are brought up in the faith. This is evident from the description of the Passover celebration (cf. Ex 12:26-27; Deut 6:20-25) and it later appears explicitly in the Jewish haggadah, the dialogue accompanying the rite of the Passover meal. One of the Psalms celebrates the proclamation of faith within families: “All that we have heard and known, that our fathers have told us, we will not hide from their children, but tell to the coming generation the glorious deeds of the Lord, and his might, and the wonders which he has wrought. He established a testimony in Jacob, and appointed a law in Israel, which he commanded our fathers to teach to their children; that the next generation might know them, the children yet unborn, and arise and tell them to their children” (Ps 78:3-6). The family is thus the place where parents become their children’s first teachers in the faith. They learn this “trade”, passing it down from one person to another: “When in time to come your son asks you... You shall say to him...” (Ex 13:14). Thus succeeding generations can raise their song to the Lord: “young men and maidens together, old and young together!”(Ps 148:12).

16. Thánh Kinh cũng trình bầy gia đình như nơi con cái được dữơng dục trong đức tin. Điều này thấy rất rõ trong lời mô tả việc cử hành Lễ Vượt Qua (xem Xh 12:26-27; Đnl 6:20-25) và sau đó, nó sẽ xuất hiện một cách minh nhiên hơn trong nghi thức Haggadah của người Do Thái, tức cuộc đối thoại đi song song với nghi thức ăn Bữa Vượt Qua. Một trong các Thánh Vịnh đã cử hành việc công bố đức tin trong gia đình như sau: “Ðiều chúng tôi đã nghe biết được, điều tổ tiên đã thuật lại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ không giấu diếm với con cái các ngài, chúng tôi sẽ thuật lại cho hậu thế, những lời ca ngợi Giavê và uy lực của Người, những sự lạ Người đã làm ra. Người đã thiết lập chứng tri nơi Giacob, và định luật cho Israel, Người đã truyền cho tổ tiên chúng ta, phải thông tri cho con cháu họ. Ngõ hầu hậu thế am tường, con cái họ sẽ sinh ra, để chúng đứng lên thuật lại cho con cháu chúng” (Tv 78:3-6). Như thế, gia đình là nơi cha mẹ trở nên các thầy cô đầu tiên về đức tin của con cái. Chúng học “tay nghề” này, rồi truyền thụ tay nghề này hết người này tới người nọ: “Khi tới lúc con trai ngươi hỏi ngươi… Ngươi hãy nói với nó…” (Xh 13:14). Như thế, các thế hệ nối tiếp nhau có thể dâng bài ca của họ lên Chúa: “Trai tráng và cả nữ trinh, lão bô với các nhi đồng!” (Tv 148:12).

17. Parents have a serious responsibility for this work of education, as the Biblical sages often remind us (cf. Prov 3:11-12; 6:20-22; 13:1; 22:15; 23:13-14; 29:17). Children, for their part, are called to accept and practice the commandment: “Honour your father and your mother” (Ex 20:12). Here the verb “to honour” has to do with the fulfilment of family and social commitments; these are not to be disregarded under the pretence of religious motives (cf. Mk 7:11-13). “Whoever honours his father atones for sins, and whoever glorifies his mother is like one who lays up treasure” (Sir 3:3-4).

17. Cha mẹ có trách nhiệm nặng nề đối với việc giáo dục, như các nhà khôn ngoan của Thánh Kinh thường nhắc nhở chúng ta (xem Cn 3:11-12; 6:20-22; 13:1; 22:15; 23: 13-14; 29:17). Về phần chúng, con cái được kêu gọi chấp nhận và thực hành giới răn: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Xh 20:12). Ở đây, động từ “thảo kính” (tôn trọng) có liên hệ tới việc chu toàn các cam kết gia đình và xã hội; không được nại động lực tôn giáo để coi thường các cam kết này (xem Mc 7:11-13). “Kẻ tôn kính cha được xá lỗi lầm, và trọng kính mẹ khác gì tích trữ bảo tàng” (Hc 3:3-4).

18. The Gospel goes on to remind us that children are not the property of a family, but have their own lives to lead. Jesus is a model of obedience to his earthly parents, placing himself under their charge (cf. Lk 2:51), but he also shows that children’s life decisions and their Christian vocation may demand a parting for the sake of the Kingdom of God (cf. Mt 10:34-37; Lk 9:59- 62). Jesus himself, at twelve years of age, tells Mary and Joseph that he has a greater mission to accomplish apart from his earthly family (cf. Lk 2:48-50). In this way, he shows the need for other, deeper bonds even within the family: “My mother and my brethren are those who hear the word of God and do it” (Lk 8:21). All the same, in the concern he shows for children – whom the societies of the ancient Near East viewed as subjects without particular rights and even as family property – Jesus goes so far as to present them as teachers, on account of their simple trust and spontaneity towards others. “Truly I say to you, unless you turn and become like children, you will never enter the kingdom of heaven. Whoever humbles himself like this child, he is the greatest in the kingdom of heaven” (Mt 18:3-4).

18. Tin Mừng tiếp nối để nhắc nhở ta rằng con cái không phải là tài sản của gia đình, nhưng chúng có cuộc sống riêng để sống. Chúa Giêsu là mẫu mực của việc vâng lời cha mẹ trần thế của Người, tự đặt mình dưới quyền của các ngài (xem Lc 2:51), nhưng Người cũng chứng tỏ điều này: các quyết định liên quan tới đời sống của con cái và ơn gọi Kitô hữu của chúng có thể đòi một cách ly vì Nước Thiên Chúa (xem Mt 10:34-37; Lc 9:59-62). Chính Người, lúc 12 tuổi, đã nói với Đức Mẹ và Thánh Giuse rằng Người có một sứ mệnh lớn hơn phải chu toàn bên ngoài gia đình trần thế của Người (xem Lc 2:48-50). Qua cách đó, Người chứng tỏ việc cần phải có những dây liên kết khác, sâu xa hơn ngay bên trong gia đình: “Mẹ tôi và anh em tôi là những ai nghe lời Thiên Chúa và thực hành nó” (Lc 8:21). Cũng thế, trong quan tâm Người tỏ bầy với các trẻ nhỏ, tức những người mà các xã hội Cận Đông thời xưa coi như những chủ thể vô quyền, thậm chí chỉ là tài sản của gia đình, Chúa Giêsu tiến xa tới chỗ trình bầy các em như các thầy dạy, về phương diện đơn sơ tin tưởng và tự nhiên đối với người khác: “Tôi nói thật với các ông, trừ khi các ông trở nên giống trẻ em, các ông sẽ không bao giờ vào được nước trời. Bất cứ ai khiêm nhường như trẻ nhỏ đều là người lớn hơn hết trong nước trời” (Mt 18:3-4).

A Path Of Suffering And Blood


19. The idyllic picture presented in Psalm 128 is not at odds with a bitter truth found throughout sacred Scripture, that is, the presence of pain, evil and violence that break up families and their communion of life and love. For good reason Christ’s teaching on marriage (cf. Mt 19:3-9) is inserted within a dispute about divorce. The word of God constantly testifies to that sombre dimension already present at the beginning, when, through sin, the relationship of love and purity between man and woman turns into domination: “Your desire shall be for your husband, and he shall rule over you” (Gen 3:16).

Nẻo đường đau khổ và thấm máu


19. Hình ảnh điền viên trình bầy trong Thánh Vịnh 128 không có gì xung đột với sự thật đắng đót hơn tìm thấy khắp trong Sách Thánh, tức là, sự hiện diện của đau đớn, sự ác và bạo lực từng phá vỡ các gia đình và sự hiệp thông đời sống và tình yêu của họ. Vì lý do tốt lành, giáo huấn của Chúa Giêsu về hôn nhân (xem Mt 19:3-9) đã được lồng vào cuộc tranh luận về ly dị. Lời Thiên Chúa luôn chứng thực cho chiều kích ảm đạm vốn hiện hữu ngay từ đầu này, khi, vì tội lỗi, mối liên hệ yêu thương và trong sạch giữa người đàn ông và người đàn bà bị biến thành khống chế: “Ngươi sẽ phải thèm khát chồng ngươi, và chồng ngươi sẽ thống trị ngươi” (St 3:16).

20. This thread of suffering and bloodshed runs through numerous pages of the Bible, beginning with Cain’s murder of his brother Abel. We read of the disputes between the sons and the wives of the Patriarchs Abraham, Isaac and Jacob, the tragedies and violence marking the family of David, the family problems reflected in the story of Tobias and the bitter complaint of Job: “He has put my brethren far from me... my kinsfolk and my close friends have failed me... I am repulsive to my wife, loathsome to the sons of my own mother” (Job 19:13-14, 17).

20. Sợi chỉ đau khổ và thấm máu này xuyên suốt rất nhiều trang Sách Thánh, bắt đầu với việc Cain giết em trai Abel của hắn. Ta đọc thấy những cuộc tranh cãi giữa các con trai và các bà vợ của các tổ phụ Ápraham, Isaác và Giacóp, các thảm kịch và bạo động ghi dấu gia đình Đavít, các vấn đề gia đình phản ảnh trong các câu truyện về Tôbia và lời ta thán cay đắng của Gióp: “Anh em tôi, Người đẩy xa tôi, người quen biết muốn làm mặt lạ. Thân bằng đã biến sạch, quyến thuộc đã quên tôi… Hơi thở tôi làm vợ tôi lợm giọng, và tôi trở thành hôi thối trước con cái của chính mẹ tôi” (G 19:13-14, 17).

21. Jesus himself was born into a modest family that soon had to flee to a foreign land. He visits the home of Peter, whose mother-in-law is ill (cf. Mk 1:30-31) and shows sympathy upon hearing of deaths in the homes of Jairus and Lazarus (cf. Mk 5:22-24, 35-43; Jn 11:1-44). He hears the desperate wailing of the widow of Nain for her dead son (cf. Lk 7:11-15) and heeds the plea of the father of an epileptic child in a small country town (cf. Mk 9:17-27). He goes to the homes of tax collectors like Matthew and Zacchaeus (cf. Mt 9:9-13; Lk 19:1-10), and speaks to sinners like the woman in the house of Simon the Pharisee (cf. Lk 7:36-50). Jesus knows the anxieties and tensions experienced by families and he weaves them into his parables: children who leave home to seek adventure (cf. Lk 15:11-32), or who prove troublesome (Mt 21:28-31) or fall prey to violence (Mk 12:1-9). He is also sensitive to the embarrassment caused by the lack of wine at a wedding feast (Jn 2:1-10), the failure of guests to come to a banquet (Mt 22:1-10), and the anxiety of a poor family over the loss of a coin (Lk 15:8-10).

21. Chính Chúa Giêsu cũng đã sinh ra trong một gia đình tầm thường, mà sau đó không lâu đã phải trốn chạy ra ngoại quốc. Người viếng gia đình Phêrô, có mẹ vợ đang bị đau ốm (xem Mc 1:30-31) và tỏ thiện cảm khi nghe nói đến chết chóc tại nhà Giairô và Ladarô (xem Mc 5:22-24, 35-43; Ga 11:1-44). Người nghe tiếng khóc than tuyệt vọng của bà quả phụ Thành Naim vì đứa con trai đã chết (xem Lc 7:11-15) và lưu ý tới lời van xin của cha đứa trẻ bị động kinh ở một thị trấn nhỏ (Xem Mc 9:17-27). Người tới nhà các viên thu thuế như Mátthêu và Giakêu (xem Mt 9:9-13; Lc 19:1-10), và nói chuyện với những người tội lỗi như người đàn bà ở nhà Simong Biệt Phái (xem Lc 36-50). Chúa Giêsu biết các lo lắng và căng thẳng của các gia đình và Người dệt chúng vào các dụ ngôn của Người: những đứa con bỏ nhà đi tìm mạo hiểm (xem Lc 15:11-32), hay những đứa con tỏ ra gây rối (Mt 21:28-31) hoặc làm mồi cho bạo lực (Mc 12:1-9). Người cũng nhậy cảm trước sự bối rối gây ra bởi việc thiếu rượu tại một tiệc cưới (Ga 2:1-10), các khách mời không tới dự tiệc (Mt 22:1-10), và sự lo âu của một gia đình nghèo mất một đồng tiền cắc (Lc 15:8-10).

22. In this brief review, we can see that the word of God is not a series of abstract ideas but rather a source of comfort and companionship for every family that experiences difficulties or suffering. For it shows them the goal of their journey, when God “will wipe away every tear from their eyes, and death shall be no more, neither shall there be mourning nor crying nor pain any more” (Rev 21:4).

22. Trong việc ôn duyệt vắn vỏi trên, chúng ta đã có thể thấy điều này: lời của Thiên Chúa không phải là một bộ các ý nghĩ trừu tượng mà đúng hơn là nguồn an ủi và tình đồng hành đối với mọi gia đình đang kinh qua khó khăn hay đau khổ. Vì nó chỉ cho họ thấy mục tiêu cuộc hành trình của họ, khi Thiên Chúa “lau khô mọi nước mắt khỏi mắt họ, và chết chóc không còn nữa, cũng không còn tang chế, khóc than hay đau đớn nữa” (Kh 21:4).

The Work Of Your Hands


23. At the beginning of Psalm 128, the father appears as a labourer who by the work of his hands sustains the physical well-being and tranquillity of his family: “You shall eat the fruit of the labour of your hands; you shall be happy, and it shall be well with you” (Ps 128:2). It is clear from the very first pages of the Bible that work is an essential part of human dignity; there we read that “the Lord God took the man and put him in the garden of Eden to till it and keep it” (Gen 2:15). Man is presented as a labourer who works the earth, harnesses the forces of nature and produces “the bread of anxious toil” (Ps 127:2), in addition to cultivating his own gifts and talents.

Công khó tay ngươi


23. Ở đầu Thánh Vịnh 128, người cha xuất hiện như một lao công, người đã dùng công khó của đôi tay để duy trì phúc lợi thể lý của gia đình và sự thanh bình của gia đình mình: “Công khó tay ngươi, ngươi sẽ được hưởng, phúc cho ngươi và may mắn cho ngươi” (Tv 128:2). Từ các trang đầu của Sách Thánh, ta đã biết rõ: việc làm là một phần chủ yếu tạo nên nhân phẩm; ở đấy, ta đọc thấy: “Thiên Chúa đã đem con người đặt vào vườn Địa Đàng để nó canh tác và trông coi vườn này” (St 2:15). Con người được trình bầy như một lao công canh tác trái đất, khai thác sức mạnh của thiên nhiên và làm ra “bánh lầm than đau khổ” (Tv 127:2), ngoài việc vun xới các thiên phú và tài năng của mình.

24. Labour also makes possible the development of society and provides for the sustenance, stability and fruitfulness of one’s family: “May you see the prosperity of Jerusalem all the days of your life! May you see your children’s children!” (Ps 128:5-6). The Book of Proverbs also presents the labour of mothers within the family; their daily work is described in detail as winning the praise of their husbands and children (cf. 31:10-31). The Apostle Paul was proud not to live as a burden to others, since he worked with his own hands and assured his own livelihood (cf. Acts 18:3; 1 Cor 4:12; 9:12). Paul was so convinced of the necessity of work that he laid down a strict rule for his communities: “If anyone will not work, let him not eat” (2 Th 3:10; cf. 1 Th 4:11).

24. Lao động cũng làm khả hữu việc phát triển xã hội và cung cấp phương tiện sinh sống, sự ổn định và tính sinh hoa trái của gia đình: “Ước chi tự Sion, Chúa chúc lành cho ngươi, cho ngươi được thấy phúc của Giêrusalem mọi ngày đời ngươi! Cho ngươi được thấy cháu chắt của ngươi!” (Tv 128:5-6). Sách Cách Ngôn cũng trình bầy lao động của người mẹ bên trong gia đình; công việc hàng ngày của họ được mô tả chi tiết, khiến chồng con khen ngợi (xem 31:10-31). Thánh Tông Đồ Phaolô rất tự hào về việc không thành gánh nặng cho người khác, vì ngài đã làm việc bằng chính đôi tay và tự bảo đảm kế sinh nhai (xem Cv 18:3; 1Cr 4:12; 9:12). Ngài cũng xác tín sự cần thiết phải làm việc đến nỗi đã đặt ra một qui luật nghiêm ngặt cho cộng đoàn của ngài: “ai không làm thì đừng có ăn” (2Tx 3:10; xem 1Tx 4:11).

25. This having been said, we can appreciate the suffering created by unemployment and the lack of steady work, as reflected in the Book of Ruth, Jesus’ own parable of the labourers forced to stand idly in the town square (Mt 20:1-16), and his personal experience of meeting people suffering from poverty and hunger. Sadly, these realities are present in many countries today, where the lack of employment opportunities takes its toll on the serenity of family life.

25. Nói thế rồi, chúng ta có thể lượng giá được sự đau khổ do nạn thất nghiệp và thiếu việc làm đều đặn gây nên, như đã được phản ảnh trong Sách Rút, trong dụ ngôn của chính Chúa Giêsu nói về các lao công buộc phải đứng rỗi việc ở công trường thị trấn (Mt 20:1-16) và trong kinh nghiệm bản thân gặp gỡ những người chịu cảnh nghèo đói của Người. Đáng buồn thay, những thực tế này hiện vẫn còn tại các quốc gia ngày nay, nơi việc thiếu cơ hội nhân dụng đang gây hại cho sự thanh thản của đời sống gia đình.

26. Nor can we overlook the social degeneration brought about by sin, as, for example, when human beings tyrannize nature, selfishly and even brutally ravaging it. This leads to the desertification of the earth (cf. Gen 3:17-19) and those social and economic imbalances denounced by the prophets, beginning with Elijah (cf. 1 Kg 21) and culminating in Jesus’ own words against injustice (cf. Lk 12:13; 16:1-31).

26. Chúng ta cũng không thể bỏ qua sự thoái hóa xã hội do tội lỗi đem tới, chẳng hạn, khi con người trở thành bạo chúa đối với thiên nhiên, tàn phá nó một cách ích lỷ và thậm chí tàn bạo nữa. Điều này dẫn tới việc hoang địa hóa trái đất (xem St 3:17-19) và các bất thăng bằng về xã hội và kinh tế từng bị các tiên tri kết án, bắt đầu với Êlia (xem 1V 21) và đỉnh cao là chính lời lẽ của Chúa Giêsu chống bất công (xem Lc 12:13; 16:1-31).

The Tenderness Of An Embrace


27. Christ proposed as the distinctive sign of his disciples the law of love and the gift of self for others (cf. Mt 22:39; Jn 13:34). He did so in stating a principle that fathers and mothers tend to embody in their own lives: “No one has greater love than this, to lay down one’s life for one’s friends” (Jn 15:13). Love also bears fruit in mercy and forgiveness. We see this in a particular way in the scene of the woman caught in adultery; in front of the Temple, the woman is surrounded by her accusers, but later, alone with Jesus, she meets not condemnation but the admonition to lead a more worthy life (cf. Jn 8:1-11).

Sự âu yếm của cái ôm hôn


27. Chúa Kitô đề xuất luật yêu thương và việc hiến thân cho người khác làm dấu chỉ để phân biệt các môn đệ của người (xem Mt 22:39; Ga 13:34). Người làm thế bằng cách tuyên bố một nguyên tắc mà các cha mẹ vẫn thông thường làm chứng bằng chính cuộc sống họ: “không ai có tình yêu nào lớn hơn điều này là hiến mạng sống mình vì bằng hữu” (Ga 15:13). Tình yêu cũng mang hoa trái trong thương xót và tha thứ. Ta thấy điều này một cách đặc biệt trong cảnh người đàn bà bị bắt quả tang đang ngoại tình; ngay trước Đền Thờ, nàng bị các người tố cáo bao vây, nhưng sau đó, chỉ còn lại một mình với Chúa Giêsu, nàng đã không bị kết án mà chỉ được lời khuyên phải sống một cuộc sống tốt đẹp hơn mà thôi (xem Ga 8:1-11).

28. Against this backdrop of love so central to the Christian experience of marriage and the family, another virtue stands out, one often overlooked in our world of frenetic and superficial relationships. It is tenderness. Let us consider the moving words of Psalm 131. As in other biblical texts (e.g., Ex 4:22; Is 49:15; Ps 27:10), the union between the Lord and his faithful ones is expressed in terms of parental love. Here we see a delicate and tender intimacy between mother and child: the image is that of a babe sleeping in his mother’s arms after being nursed. As the Hebrew word gamûl suggests, the infant is now fed and clings to his mother, who takes him to her bosom. There is a closeness that is conscious and not simply biological. Drawing on this image, the Psalmist sings: “I have calmed and quieted my soul, like a child quieted at its mother’s breast” (Ps 131:2). We can also think of the touching words that the prophet Hosea puts on God’s lips: “When Israel was a child, I loved him... I took them up in my arms... I led them with cords of compassion, with the bands of love, and I became to them as one who eases the yoke on their jaws, and I bent down to them and fed them” (Hos 11:1, 3-4).

28. Trước tấm phông yêu thương vốn hết sức chính yếu đối với kinh nghiệm hôn nhân và gia đình Kitô Giáo này, một nhân đức khác đã nổi bật lên, một nhân đức thường bị coi nhẹ trong thế giới liên hệ điên cuồng và hời hợt của chúng ta. Đó là tình âu yếm (tenderness). Ta hãy xem xét các lời lẽ đầy cảm kích của Thánh Vịnh 131. Cũng như ở các bản văn Thánh Kinh khác (thí dụ Xh 4:22; Is 49:15; Tv 27:10), sự kết hợp giữa Chúa và tín hữu của Người được phát biểu bằng những hạn từ tình yêu cha mẹ. Ở đây, ta thấy sự thân mật nâng niu và âu yếm giữa mẹ và con: đó là hình ảnh bé thơ thiếp ngủ trong cánh tay mẹ sau khi được bú mớm. Như hạn từ Hípri gamûl gợi ý, bé thơ sau khi được bú đang níu lấy mẹ và mẹ ôm sát em vào lòng. Có một sự gần gũi đầy ý thức chứ không hẳn chỉ có tính sinh học. Dựa vào hình ảnh này, Thánh Vịnh Gia đã hát như sau: “Hồn tôi, tôi đã ru êm dỗ nín, như nhũ tử trong lòng mẹ” (Tv 131:2). Ta cũng có thể nghĩ tới những lời lẽ đầy xúc động mà Tiên Tri Hôsê từng đặt vào môi miệng Thiên Chúa: “Thuở Israel còn là trẻ bé, Ta đã mến thương, …Ta bồng bế chúng trên cánh tay Ta… Ta lôi kéo chúng, với dây tình người, với thừng chão yêu thương. Với chúng, Ta ở như những người nhắc con đỏ lên tận má mình. Và cúi xuống trên nó, Ta mớm cho nó ăn” (Hs 11:1, 3-4).

29. With a gaze of faith and love, grace and fidelity, we have contemplated the relationship between human families and the divine Trinity. The word of God tells us that the family is entrusted to a man, a woman and their children, so that they may become a communion of persons in the image of the union of the Father, the Son and the Holy Spirit. Begetting and raising children, for its part, mirrors God’s creative work. The family is called to join in daily prayer, to read the word of God and to share in Eucharistic communion, and thus to grow in love and become ever more fully a temple in which the Spirit dwells.

29. Với cái nhìn đức tin và yêu thương, ơn thánh và trung thành, chúng ta đã ngắm nhìn mối tương quan giữa các gia đình nhân bản và Thiên Chúa Ba Ngôi. Lời Thiên Chúa cho ta hay: gia đình đã được ủy thác cho một người đàn ông, một người đàn bà và con cái họ, để họ trở nên một hiệp thông các bản vị theo hình ảnh kết hợp Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Về phần mình, việc sinh sản và dưỡng dục con cái đều đã phản ảnh công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Gia đình được kêu gọi kết hợp trong việc cầu nguyện hàng ngày, đọc lời Thiên Chúa và chia sẻ hiệp thông Thánh Thể, và nhờ đó, lớn lên trong yêu thương và mỗi ngày một trọn vẹn trở nên một đền thờ hơn để Chúa Thánh Thần cư ngụ.

30. Every family should look to the icon of the Holy Family of Nazareth. Its daily life had its share of burdens and even nightmares, as when they met with Herod’s implacable violence. This last was an experience that, sad to say, continues to afflict the many refugee families who in our day feel rejected and helpless. Like the Magi, our families are invited to contemplate the Child and his Mother, to bow down and worship him (cf. Mt 2:11). Like Mary, they are asked to face their family’s challenges with courage and serenity, in good times and bad, and to keep in their heart the great things which God has done (cf. Lk 2:19, 51). The treasury of Mary’s heart also contains the experiences of every family, which she cherishes. For this reason, she can help us understand the meaning of these experiences and to hear the message God wishes to communicate through the life of our families.



30. Mọi gia đình nên nhìn ngắm ảnh Thánh Gia Nadarét. Cuộc sống hàng ngày của Thánh Gia cũng có chung những gánh nặng và thậm chí cả ác mộng nữa như khi các ngài đương đầu với bạo lực khôn nguôi của Hêrốt. Ác mộng sau cùng vừa nói là một trải nghiệm, đáng buồn thay, vẫn đang tiếp tục tác động tới rất nhiều gia đình tỵ nạn; các gia đình này, hiện nay, đang cảm thấy bị bác bỏ và bơ vơ. Giống Ba Vua, các gia đình của chúng ta đang được mời gọi chiêm ngắm Chúa Hài Đồng và Mẹ của Người, cúi đầu và thờ lạy Người (xem Mt 2:11). Giống Đức Maria, họ được yêu cầu can đảm và thanh thản đương đầu với các thách đố của gia đình mình, trong những lúc gian nan cũng như lúc hạnh phước, và ghi nhớ trong lòng các kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện (xem Lc 2:19, 51). Điều Đức Mẹ trân quí trong lòng cũng bao gồm các trải nghiệm của các gia đình, các trải nghiệm mà Đức Mẹ rất yêu quí. Vì lý do này, Đức Mẹ có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của các trải nghiệm này và lắng nghe sứ điệp mà Thiên Chúa muốn thông truyền qua cụộc sống của các gia đình chúng ta.


tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương