Salvation history



tải về 0.95 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.95 Mb.
#31179
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
LỊCH SỬ CỨU ÐỘ

Lm. Giuse Võ Ðức Minh

Viết từ tác phẩm "Salvation History" của Neal M. Flanacan, ofm

 

PHẦN I



LỊCH SỬ CỨU ĐỘ

DẪN VÀO THẦN HỌC THÁNH KINH

(NGUYÊN TÁC “SALVATION HISTORY”

TÁC GIẢ : NEAL M. FLANAGAN, osm)

 

PHẦN I

 

CỰU ƯỚC : CHUẨN BỊ ƠN CỨU ĐỘ.

 

CHƯƠNG I

 

SÁNG THẾ – CON NGƯỜI – SỰ TỘI


(Đọc Kn 1 – 11)

 

Khi một luật sĩ hỏi Đức Giêsu ông ta phải làm gì để được sống đời đời, Ngài đáp : “Trong lề luật đã viết gì, ông đọc làm sao ?” Và người ấy đáp : “Ngươi phải yêu mến Chúa, THIÊN CHÚA ngươi, hết lòng ngươi, hết sức lực ngươi và hết trí khôn ngươi và đồng loại ngươi như chính mình”. Ngài nói với người ấy : “Ông đã trả lời cách chí lý, hãy làm như thế và ông sẽ được sống”. Người ấy muốn biện minh cho mình thì nói cùng Đức Giêsu : “Nhưng ai là đồng loại của tôi ?” Để đáp lại câu hỏi quan trọng này, Đức Giêsu kể câu chuyện bắt đầu bằng những lời ngày nay đã trở nên quen thuộc : “Người kia đi từ Yêrusalem xuống Yêricô và đã sa vào ổ cướp, chúng lột hết áo xống và đánh nhừ tử người ấy, đoạn chúng bỏ mặc người ấy nửa sống nửa chết mà đi mất”. (Lc 10, 25 – 30). Đây như chúng ta biết, là dụ ngôn người Samari từ thiện. Để đáp lại câu hỏi của người luật sĩ, Đức Giêsu đã dùng một câu chuyện, câu chuyện ấy dạy chúng ta một cách linh động rằng : hết thảy mọi người, ngay cả những kẻ vốn là thù địch của chúng ta, đều phải được coi như là đồng loại của chúng ta, và chúng ta phải thi thố tình yêu và lòng nhân từ đặc biệt cho kẻ nào cần sự giúp đỡ của chúng ta nhất.



 

Trong một dịp khác (Lc 15, 11tt) Đức Giêsu kể câu chuyện người đàn ông với hai người con : Người con thứ của ông ấy đòi chia phần gia tài cho mình rồi đem đi phung phí bằng rượu chè, đào đĩ và đàn hát, chẳng bao lâu tiền bạc tiêu phí hết sạch. Cuối cùng anh chàng phải đi chăn lợn thuê, và cho lợn ăn những thực phẩm còn ngon hơn miếng ăn của anh ta. Sau hết, anh ta quay về nhà và mong người cha rộng tình tha thứ. Đây dĩ nhiên là dụ ngôn “Người con trai hoang đàng”, nó dạy chúng ta một chân lý quan trọng nhất đã từng được mạc khải cho nhân loại : Thiên Chúa yêu thương loài người, Ngài luôn mở rộng cánh tay để đón họ trở về với lòng thống hối ăn năn sau khi đã trầm luân trong tội lỗi.

 

Vấn đề chúng tôi muốn đặt ra đây là như thế này : Những dụ ngôn “Người Samari từ thiện” và “Người con trai hoang đàng” có phải là những câu chuyện có thật không ? Điều này sẽ giúp đưa đến vấn đề sự thật trong văn chương, một vấn đề không phải đơn giản như người ta tưởng.



 

Cái ý niệm về sự thật có một ý nghĩa khác đi phần nào tùy theo loại văn chương mà nó được áp dụng. Quyển sách lịch sử hiện đại chẳng hạn, là thật nếu những sự kiện của nó là chính xác, nếu địa lý và niên biểu của nó là rõ ràng, và nếu nó quãng diễn ý nghĩa và các mối liên hệ giữa các biến cố một cách đúng đắn. Nhưng về phần thi ca thì sao ? Không gặp được sự thật nào trong đó sao ? Và còn về dụ ngôn nữa ? Nó cũng phải có sự thật của nó chứ ? Sự thật của nó ra sao chắc bạn có thể đoán được. Một dụ ngôn là thật nếu điều nó dạy là thật. Và chắc chắn rằng những điều mà dụ ngôn “Người Samari từ thiện” và “Người con trai hoang đàng” dạy chúng ta đều là thật. Mọi người là đồng loại của ta, và Thiên Chúa yêu thương chúng ta..

 

Dụ ngôn không phải là lịch sử. Chúng là những câu chuyện đơn sơ nhằm mục đích dựa một sự thật nào đó. Chúng thường quan trọng hơn nhiều so với bất cứ một quyển lịch sử thế tục nào khác. Đây là điểm cốt yếu : Đức Giêsu đạy nhiều chân lý quan trọng xuyên qua những câu chuyện đơn giản lý thú và dễ nhớ. Như chúng ta sẽ thấy ngay lập tức, những tác giả của Cựu Ước cũng thường làm y như vậy.



 

SÁNG THẾ (Đọc Kn 1, 1 – 2, 3).

 

Chương đầu của sách Khởi Nguyên đối với tấc cả chúng ta thật là quen thuộc. Chúng ta đọc thấy một cách nhanh chóng rằng Thiên Chúa sáng tạo nên thế giới, rồi trong sáu ngày Ngài làm cho nó được ổn định trật tự, đến ngày thứ bảy, ngày Sabbat, Ngài nghỉ. Khi theo dõi sự diễn tả các công việc khác nhau, chúng ta đọc thấy rằng trước hết Thiên Chúa tách ánh sáng khỏi sự tối tăm, kế đó Ngài tách nước phía trên ra khỏi nước phía dưới bằng một bầu trời, bầu trời này giống như một mái tròn cứng, nó đầy những nước nguyên thủy riêng ra, như thế, một phần nước ở bên trên bầu trời (điều này giải thích tại sao có mưa), và một phần nước ở bên dưới bầu trời, khoảng giữa là không khí. Sang ngày thứ ba, Thiên Chúa lại tách nữa, lần này thì tách địa cầu với nước phía dưới. Kết quả là : nước phía trên vòm trời, rồi đến không khí ngay liền dưới nó, và cuối cùng là nước phía dưới với quả đất từ nước nhô lên.



 

Sáng ngày thứ tư Thiên Chúa tạo dựng mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Điều này đáng ngạc nhiên bởi vì chúng ta đã được nói về ánh sáng ở ngày thứ nhất, và chắc chắn rằng mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao đều có liên quan đến ánh sáng. Vậy ngày thứ tư chắc là có liên quan nào đó với ngày thứ nhất.

 

Sáng ngày thứ năm, xuất hiện chim trên trời và cá dưới biển. Điều này cũng đáng chú ý vì nó đưa độc giả lui trở lại với ngày thứ hai. Lúc ấy bầu trời phân chia vũ trụ thành hai vùng : không khí và nước. Giờ đây chính những vùng ấy lại được trang trí bằng những cư dân của chúng, trên trời thì có chim dưới nước thì có cá. Do đó ngày thứ năm liên quan đến ngày thứ hai.



 

Nếu quả thật rằng công việc của ngày thứ nhất liên quan với công việc ngày thứ tư và công việc ngày thứ hai liên quan với công việc ngày thứ năm, thì cái gì xảy ra trong ngày thứ ba chắc cũng sẽ ảnh hưởng công việc ngày thứ sáu. Và đúng như vậy, trong ngày thứ ba, quả đất được tách ra khỏi nước phía dưới. Ngày thứ sáu, Thiên Chúa tạo dựng thú vật và (cuối cùng) tạo dựng con người để sống trên quả đất. Bởi đó công việc ngày thứ sáu liên quan với công việc ngày thứ ba.

 

Sự tường thuật việc sáng thế một cách đơn giản như vậy cho thấy rõ ràng rằng tác giả đã xử dụng một lối diễn tả rất là nghệ thuật. Ba ngày đầu tiên nói về sự phân tách, ba ngày cuối cùng nói về sự cư trú. Cái gì Thiên Chúa đã phân tách trong ngày thứ nhất thì Ngài trang trí trong ngày thứ tư ; cái gì Ngài phân tách trong ngày thứ hai thì Ngài trang trí trong ngày thứ năm ; cái gì Ngài phân tích trong ngày thứ ba thì Ngài trang trí trong ngày thứ sáu. Lối biền ngẫu một cách nghệ thuật như thế làm cho chúng ta tưởng rằng đó là một lối nói bóng bẩy bằng văn vần chứ không phải là một câu chuyện lịch sử bằng văn xuôi.



 

Những yếu tố có tính chất văn vần khác nữa cũng khá rõ ràng. Những câu nói tương tự chạy xuyên qua suốt cả chương chẳng khác nào những điệp khúc trong một bài hát, ví dụ : “Thiên Chúa phán hãy có ánh sáng”, và kết quả ngay lập tức “và ánh sáng đã có”. Sau đó Thiên Chúa thấy rằng kết quả thật là tốt đẹp, rồi Ngài đặt tên cho nó. Buổi chiều và buổi mai tiếp theo, một ngày khác. Chính sự lập lại thường xuyên những câu tương tự làm cho chúng ta có vững lý do hơn để nghĩ rằng đó là một văn bản có tính nghệ thuật thi ca hơn là một bài viết có tính cách khoa học.

 

Điều này đưa chúng ta đến kết luận rằng cái mà chúng ta có ở đây là một câu chuyện rất có nghệ thuật, lý thú và dễ nhớ. Sự cân đối của những công việc, sự lập đi lập lại những câu nói, làm cho nó trở thành thứ câu chuyện mà chỉ cần nghe một lần, cũng có thể nhớ cách dễ dàng và truyền lại cho bất cứ thính giả nào chú ý nghe. Sự sắp xếp sáu ngày rồi thêm ngày Sabbat, chính là sự sắp xếp một tuần làm việc của người Dothái. Bởi vì tác giả nhất định cố ý bảo các đồng bào Dothái của ông rằng họ phải nghỉ trong ngày thứ bảy, cũng như chính Thiên Chúa đã được hình dung là có nghỉ trong ngày đó vậy.



 

Một yếu tố khác trong câu chuyện này là chính tác giả không phải là một nhà khoa học thực nghiệm, đứng ra ghi chép những sự kiện lịch sử. Điều mà tác giả quan tâm không phải là khoa học, nhưng chính là mô tả cách cấu tạo hữu hình của vũ trụ, chính là mô tả bản thể và quyền lực của Thiên Chúa và sự cao quý của con người, một kiệt tác trên địa cầu. Khi nói về thế giới, tác giả cũng làm như thế với một ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ khoa học, song là thứ ngôn ngữ của những biểu hiện. Trời, bầu trời, theo cách tác giả mô tả giống như một mái tròn. Nói về thế giới, tác giả chỉ dùng cái kiểu nói mà những người đồng thời và đồng quê hương với ông quen dùng để mô tả nó. Nếu những lối cắt nghĩa có tính cách khoa học của thế kỷ thứ XX, về sự cấu tạo của thế giới được trình bày cho tác giả, chắc là tác giả đã nhún vai. Đó không phải là kiểu ông quan tâm. Ông muốn nói về Thiên Chúa ; và ngôn ngữ cũng như những ý niệm của thời đại ông cũng đã quá đủ để giúp ông rồi. Hơn nữa, nếu ông được Thiên Chúa ban cho một kiến thức khoa học chính xác và đã viết ra như thế, thì thử hỏi những người đồng thời và những người đồng quê hương với ông làm sao mà có thể hiểu ông được ? Sơ đồ sau đây cho thấy lối sáng thế luận của người Dothái mà tác giả đã dùng và sự cân đối các công việc mà ông đã theo.

 

 

(1) thần học, tác giả không nhằm.



 

 



NƯỚC PHÍA TRÊN

 

 


BẦU TRỜI

BẦU TRỜI












 

 

 



 

 

 



 


TÁCH RA TRANG TRÍ









NƯỚC PHÍA DƯỚI

 

 








 


Ngày Thứ Nhất Thiên Chúa tách ánh sáng Ngày Thứ Tư Thiên Chúa dựng nên mặt trời

khỏi sự tối tăm mặt trăng và các ngôi sao.

Ngày Thứ hai Thiên Chúa tách nước phía trên Ngày Thứ Năm Thiên Chúa dựng nên chim trời

khỏi nước phía dưới và cá nước

Ngày Thứ Ba Thiên Chúa tách đất khô ráo Ngày Thứ Sáu Thiên Chúa trang trí địa cầu

khỏi nước phía dưới bằng thú vật và con người.

Ngày Thứ Bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi theo cách người ta

Nên nghỉ trong ngày Sabat

 

 

 



 

kh

 



 

 

 



 

 

 



 

 

 



 

 

 








 

 

 



 

 

 



 

 

 



 

Khi đã chấp nhận rằng tác giả của chúng ta quan tâm đến thần học hơn là khoa học vật lý và lối hành văn của ông gần với văn vần hơn là văn xuôi, thì một vấn đề khác tự nhiên phải đặt ra : Câu chuyện đó có thật không ? Trả lời ngay rằng chương này trong sách “Khởi Nguyên” là thật, hoàn toàn thật hiểu theo cái cách có thật của một dụ ngôn. Cái gì nó dạy và tất cả mọi huấn điều của nó hoàn toàn thật. Ngay cả bảng thống kê một phần những điều đã được dạy trong câu chuyện này cũng thật là đáng chú ý :

1. Chỉ có một Thiên Chúa và tất cả các vật khác đều do Người tạo dựng.

2. Thiên Chúa là một ngôi vị, một Thiên Chúa hằng sống của tâm thần và ý muốn, Ngài không phải là một lực thiên nhiên nào đó, không phải là mặt trời, mặt trăng hay bão lụt. Và vốn là một Thiên Chúa có ngôi vị, Ngài phải được yêu mến và phụng thờ hết tình.

 

 

3. Thiên Chúa tạo dựng thế giới từ sự hư vô. Cái giáo huấn chứa đựng trong câu chuyện này đang được tranh luận. Tuy nhiên có thể rằng, vào lúc câu chuyện này được viết ra, có lẽ vào thế kỷ thứ VI trước Thiên Chúa Giáng Sinh, thế giới Dothái đã tin ở sự sáng thế và tác giả có ý định dạy điều ấy.



 

4. Thiên Chúa là Chúa của trật tự. Câu chuyện đã theo một trật tự tuyệt hảo và nhằm dạy độc giả rằng đó là đường lối hành động của Thiên Chúa.

 

5. Con người trỗi xa hơn vạn vật trên thế giới. Nó được đề cập sau hết như là một kiệt tác của tạo vật hữu hình. Chỉ trước khi tạo dựng con người, Thiên Chúa mới bàn định thầm với chính mình Ngài và chỉ một mình con người được ban quyền cai trị trên thế giới loài vật.



 

6. Địa vị cao quí của con người ở chỗ nó là một tạo vật được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống Ngài. Là một tạo vật có trí hiểu biết và quyết định, con người có thể thực hiện quyền cai trị của mình trên các tạo vật trong thế giới.

 

7. Hôn nhân là một địa vị được Thiên Chúa chúc lành.



 

8. Con người phải dành riêng ít nhất một ngày trong tuần cho Thiên Chúa.

 

9. Thế giới và mọi vật trên thế giới đã được dựng nên đều là tốt lành. Phát xuất từ bàn tay tạo dựng của Thiên Chúa, chúng mang trên mình dấu vết sự TỐT LÀNH của Ngài.



 

Đây không phải là những sự thật bé nhỏ, câu chuyện độc đáo này vừa ngắn, vừa có nghệ thuật cao siêu và rất uyển chuyển đã bày tỏ đủ sự thật về Thiên Chúa và con người, để tạo nền tảng cho một khoa thần học rộng rãi và thấu đáo. Tuy nhiên sự khôn ngoan và tuyệt mỹ của câu chuyện chỉ có thể được đánh giá một cách đầy đủ khi nào chúng ta nhận định được rằng lối mô tả này nhằm mục đích phản lại một câu chuyện khác của người ngoại giáo về việc sáng thế.

 

Câu chuyện sáng thế của người ngoại giáo thuộc miền Mêsôpôtamia bắt đầu bằng một thần nam và một thần nữ (phái tính là tối cổ). Những vị thần này sinh ra nhiều thần khác nhỏ hơn. Một cuộc giao chiến do đó xảy ra giữa cha mẹ và những kẻ nối dõi. Trong cuộc chiến vị thần nam bị giết, nhưng vị thần nữ tên là Tiamat, vẫn còn sống để tiếp tục chiến tranh với lũ con cái. Sau một trận giao tranh tàn bạo, vị thần nữ ấy bị giết. Từ thi hài của bà, mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao được cấu tạo. Đó là câu chuyện của người ngoại giáo. Nó ít nói về quan niệm của người ngoại giáo đối với thế giới, nhưng lại nói nhiều về những ý tưởng mộc mạc của họ đối với các thần linh của họ.



 

Chúng ta có thể tưởng tượng những người Dothái vốn đã biết rõ câu chuyện này, đã bắt đầu cách mạnh mẽ và nói ; “Nhưng Thiên Chúa không giống như vậy đâu”. Bởi thế họ kể câu chuyện của họ về Thiên Chúa, và trong thời gian, câu chuyện này đã được viết ra thành chương thứ nhất trong sách “Khởi Nguyên” do vị tác giả được thiên khải. Nó dạy rằng không phải có nhiều vị thần nhưng chỉ có một vị duy nhất mà thôi, Ngài là một ngôi vị đáng cho chúng ta yêu mến và tùng phục. Thế giới được tạo dựng không phải là do kết quả của những cuộc giao tranh và tàn sát, nhưng là do sự sắp xếp trật tự của ý muốn tối thượng của Thiên Chúa, ý muốn đó chứng tỏ quyền năng vô biên của Ngài. Con người không phải là đồ chơi của các thần linh, bị lệ thuộc vào sự ngông cuồng của họ, nhưng là chủ cai trị các tạo vật và là tấm gương phản ánh những sự thiện hảo của Thiên Chúa. Phái tính không phải là tối cổ, không phải là quan trọng hơn tất cả, nhưng là một phúc lành của Thiên Chúa và được bảo vệ qua hôn nhân. Con người, mặc dù rất cao quý, nhưng vẫn chỉ là một tạo vật, và do đó, phải dành riêng ít nhất ngày Sabbat để phụng thờ Đấng Tạo Hóa đã sinh ra mình. Sau hết, và đây là một điểm rất quan trọng cho vấn đề cứu rỗi, tất cả mọi sự đều do bàn tay Thiên Chúa mà ra và đều tốt lành. Thế giới lúc đó không cần sự cứu rỗi. Con người là bạn chí thân của Thiên Chúa.

 

CON NGƯỜI (Đọc Khởi Nguyên 2, 4 – 25).



 

Với chương thứ hai của Khởi Nguyên, câu thứ tư bắt đầu một câu chuyện mới và hoàn toàn khác “Thế đó sự tích trời đất, khi chúng được tạo dựng nên”. Nó không nói cho chúng ta nhiều về sự sáng tạo thế giới, cho bằng nói về sự tạo thành người nam và người nữ. So với chương thứ nhất của Khởi Nguyên thì nó xưa hơn nhiều và cũng bóng bẩy tượng trưng hơn nhiều. Độc giả thời này chắc là ít quen với kiểu nói rất bóng bẩy này. Không phải là chúng ta được kể những câu chuyện thần tiên hoang đường, nhưng là tác giả đang dạy những chân lý sâu xa bằng cách xử dụng một ngôn ngữ linh động và đầy màu sắc. Điều cần thiết là chúng ta phải đâm thâu qua cái vỏ bên ngoài của câu chuyện để tìm thấy cái nhân nằm ở bên trong. Chúng ta hãy lấy câu 19 – 20 chẳng hạn. Trong những câu này chúng ta thấy những con thú vật đi diễn hành như trong gánh xiếc ngang qua trước mặt Ađam. Oâng đặt tên cho chúng khi chúng đi ngang qua. Và khi cuộc diễn hành chấm dứt, ông không gặp thấy một con vật nào giống ông cả. Đây chỉ là một cách mô tả linh động nhằm mục đích dạy cách cụ thể rằng con người là chủ tể thế giới thú vật. Theo tâm lý của người Sêmít thời đó chỉ người nào cầm quyền cai trị mới có quyền đặt tên. Đó là lý do tại sao Ađam được hình dung đang đặt tên cho thú vật. Oâng không hề, như các bạn nhận thấy, đặt tên cho mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, ngày và đêm, bởi vì ông không có quyền hạn gì đối với chúng cả, chính Thiên Chúa đặt tên cho những thứ đó. Câu chuyện thú vật diễn hành cũng dạy một sự kiện khác nữa: trong các thú vật trên quả đất, không có một con thú vật nào có nhân tính, ngoại trừ con người.

 

Trong khi đọc những chương này cũng như những chương kế tiếp, chúng ta phải nhớ luôn luôn rằng tác giả thường dùng kiểu nói bóng bẩy. Nếu không nhờ điều ấy, chúng ta sẽ không thể nào hiểu rõ được tác giả muốn dạy gì, và sẽ gán cho tác giả những ý tưởng mà ông sẽ là người đầu tiên phủ nhận. Cách đây nhiều thế kỷ, thánh Au-gus-tin, một nhân vật lỗi lạc, cũng đã cảnh cáo cái lối quãng diễn một cách quá nô lệ những văn bản về sự tạo dựng con người, trong đó đầy dẫy những thành ngữ tượng trưng bóng bẩy. Ngài cũng đã cảnh cáo việc chấp nhận những điều có vẻ khôi hài đối với những người không tin.



 

Vậy thì chúng ta đã được dạy như thế nào về người nam và người nữ đầu tiên ? Ađam đã được tạo dựng bằng đất sét và hơi thở của Thiên Chúa. Những biểu hiện ở đây thật là rõ ràng. Con người khác hẳn thế giới loài vật, nó gồm có hai yếu tố, trước hết là vật chất, đất sét là biểu hiện của vật chất chỉ vì thân thể của con người khi tan rã sẽ hóa thành đất sét của thế giới, và bởi vì trong tiếng Dothái, đất sét được gọi là ADAMAL, gần giống như từ ADAM có nghĩa là người nam. Yếu tố thứ hai thì cao siêu hơn nhiều và ít vật chất hơn, đó là sự sống của con người mà hơi thở của Thiên Chúa là một biểu hiệu kích động nhất. Điều ta học được ở đây thật là tuyệt mỹ : con người có một sự sống, một sức sống hướng về Thiên Chúa cho đến nỗi nó được gọi là hơi thở của Thiên Chúa. Thật vậy tất cả truyền thống Dothái Kitô hữu đều dựa trên niềm tin vững chắc rằng con người khác hẳn mọi sinh vật khác. Mặc dầu con người giống Thiên Chúa, nhưng nó không phải là Thiên Chúa ; mặc dầu nó giống loài vật, nhưng nó không phải là loài vật.

 

Một chân lý khác cũng được chứa đựng trong chương này : “Người nam ở một mình không tốt”. Thiên Chúa dựng cho người đàn ông một người bạn, người bổ túc. Được dựng nên theo khuôn mẫu người đàn ông, cho nên người đàn bà sẽ trở thành một với người đàn ông trong hôn nhân và sẽ chiếm một địa vị bên cạnh đàn ông (3 – 12). Rồi chương này kết luận bằng cách nói rõ ràng về sự tốt lành của phái tính khi chưa bị hoen ố tội lỗi và về sự bền vững của hôn nhân. “Phen này, nàng là xương tự xương tôi và thịt từ thịt tôi ; nàng sẽ đội danh là đàn bà vì đã được rút tự đàn ông. Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mà khắng khít với vợ mình và họ sẽ nên một thân xác. Và cả hai đều trần truồng, người đàn ông và vợ mình, nhưng họ không hổ ngươi” (2, 23 – 25). Đúng hơn, đó là một câu chuyện cảm động, viết bằng từ ngữ của nhân loại, về một vị Thiên Chúa đầy tình thương, trái tim Ngài thấy đau nhói trước cảnh xấu xa mà con người tội lỗi đã đưa vào sự đẹp đẽ của tạo vật. Câu chuyện về trận lụt hồng thủy đã được phổ biến đến nỗi, trong văn chương ngày xưa, người ta cho trận lụt lạ thường đã tàn phá cả vùng Mêsôpôtamia là một biến cố lịch sử. Một vài chứng tích trong môn khảo cổ học càng làm tăng thêm sự ước đoán này. Qua câu chuyện này, tác giả muốn nói với chúng ta rằng sự tội đã lan tràn nhanh chóng đến nỗi cần phải có nước lụt mới tẩy xóa sạch những vết nhơ đen tối của nó.



 

Tuy nhiên đó là một điều sai lầm nếu chúng ta bỏ qua điều giáo huấn đầy an ủi này : mặc dù nhấn mạnh sự tội, câu chuyện Cựu Ước này cũng nhắc nhở chúng ta nên luôn nhớ rằng Thiên Chúa vẫn hằng quan tâm một cách yêu thương đến con người, tạo vật đã được dựng nên rập theo hình ảnh Ngài và giống Ngài. Lòng từ bi của Thiên Chúa như là sợi dây buộc con người với Thiên Chúa. Chúng ta được dạy về điều này vì trong đoạn kể lại sự sa ngã có nói đến sự giao tranh mà phần thắng lợi sẽ về phía dòng giống người đàn bà. Chúng ta cũng được dạy về điều này một lần nữa khi Thiên Chúa bằng lòng về Abel ở 4, 5 và Henoch ở 5, 22 – 24. Ngay Cain cũng được sự quan phòng của Thiên Chúa gìn giữ. Cái dấu nơi Cain không phải là một sự chúc dữ, song là biểu hiện sự giữ gìn của Thiên Chúa. Sau hết, câu chuyện lụt hồng thủy cũng là cuâ chuyện nói về Noe và gia đình của ông được ân huệ đặc biệt trước mặt Thiên Chúa. Câu chuyện lời giao ước ở chương 9 quả thật là một lời hứa với độc giả những ngày tươi sáng hơn sắp đến.

 

Sự tội cũng được nhấn mạnh rõ ràng trong chương 11 nói về tháp Babel. Sự kiêu ngạo là thằng đểu trong câu chuyện này. Mục đích của câu chuyện là mô tả hậu quả của sự tội. Do tội mà nẩy sinh ra sự bất hòa và hỗn loạn giữa loài người. Cái luân lý trong câu chuyện không còn xa lạ gì đối với chúng ta, những kẻ đang sống trong thời đại mà sự hòa hợp mong manh giữa các quốc gia được tổ chức trong tòa nhà Liên Hiệp Quốc. Ở đó cái điều đe dọa sự hợp nhất và hòa đồng chính là do sự kiêu ngạo ở phạm vi quốc gia và do sự không quan tâm đến Thiên Chúa và giới luật của Ngài ?



 

Cuối cùng, sự hiện diện của tội lỗi được biểu hiệu bằng những bảng liệt kê tuổi tác các Tổ Phụ ở chương 5 câu 1, chương 6 câu 3 và chương 11 câu 10 – 16. Một vài con số có lẽ bị sai lầm khi lưu sao lại văn bản, nhưng theo mẫu tổng quát thì tuổi thọ giảm dần từ đầu đến cuối bảng thống kê. Đây là một kỹ thuật khác để nói lên rằng sự tội mỗi ngày một lan tràn và nó là nguyên nhân cơ bản của sự chết. Sự suy giảm của tuổi thọ là một dấu hiệu chỉ sự gia tăng của sự tội.

 

Lúc đọc xong những câu chuyện này, chúng ta có cảm tưởng rằng sự tội đã gia tăng bằng những bước nhảy vọt, và do lực khủng khiếp phi thường này mà con người cần thiết ơn cứu độ cũng gia tăng từng phút. Đó chính là ấn tượng mà tác giả muốn gây nên. Chính cái nền đen tối này, theo dụng ý tác giả, sẽ cùng làm nổi bật khuôn mặt sáng chói của Abraham (Abram) người “bạn của Thiên Chúa” và là vị tổ phụ của dân Chúa chọn.



 

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU

tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương