Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV



tải về 0.88 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.88 Mb.
#16061
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

Câu số 81- Đề nghị UBND Thành phố sớm giải quyết quỹ đất dịch vụ cho các hộ gia đình bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 thuộc địa bàn huyện (cử tri huyện Đông Anh)

- Theo các quy định, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong giai đoạn từ khi có Nghị định số 84/2007 ngày 25/5/2007 đến khi có Nghị định 69/2009 của Chính phủ có hiệu lực (ngày 01/10/2009), Nhà nước có quy định đối với người sử dụng đất nông nghiệp nếu bị thu hồi trên 30% đất được xem xét, giải quyết giao đất làm dịch vụ hoặc giao đất để xây dựng nhà ở. Ủy ban nhân dân thành phố có quy định việc áp dụng chính sách này tại các Quyết định số số 33/2008/QĐ-UBND ngày 09/6/2008 và Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008.

Ủy ban nhân dân thành phố đã báo cáo các cơ quan trung ương để xin ý kiến chỉ đạo và có công văn số 1130/UBND-TNMT ngày 21/02/2011 chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cụ thể:

UBND các quận, huyện, thị xã: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung theo chỉ đạo, báo cáo Ban thường vụ quận uỷ, huyện uỷ, thị uỷ để lãnh đạo, chỉ đạo; trong đó lưu ý ưu tiên giải quyết trước việc đề xuất, giới thiệu địa điểm đất để giải quyết nhu cầu đất ở, đất dịch vụ của người dân tại các dự án (đặc biệt là các trường hợp chính quyền đã có văn bản cam kết, ghi nhận nợ với người dân) trước khi đề xuất, giới thiệu địa điểm đất thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh”.

Tại văn bản này, Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã, các Sở, ngành có liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ và nội dung chỉ đạo nêu trên, kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

Câu số 82- Tiến độ xây dựng Quy hoạch chung của Thủ đô còn chậm dẫn đến các quy hoạch khu di tích Cổ Loa và quy hoạch các điểm dân cư nông thôn bị chậm, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là việc cấp đất giãn dân nông thôn ở các xã như: Cổ Loa, Uy Nỗ...10 năm nay chưa cấp được đất giãn dân, nhân dân rất bức xúc. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo giải quyết.

Về quy hoạch, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì khu vực các xã Cổ Loa, Uy Nỗ, huyện Đông Anh nằm trong phạm vi nghiên cứu của một số đồ án quy hoạch, trong đó có Đề án tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa hiện Bộ Xây dựng đang thẩm định để báo cáo Chính phủ.

Quy hoạch khu vực nông thôn trong chùm đô thị (trung tâm và các vệ tinh) trên địa bàn huyện Đông Anh đang được rà soát, nghiên cứu, phân loại và định hướng cho mô hình Quy hoạch phát triển nông thôn trong giai đoạn mới của Thủ đô theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn tại huyện Đông Anh.

Tại công văn số 6609/UBND-XD ngày 09/8/2011, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thiện, thẩm định các đồ án Quy hoạch phân khu ký hiệu N7, GN (tại khu vực các xã Cổ Loa, Uy Nỗ), trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng, trong đó có hạ tầng kỹ thuật một số khu vực đất dãn dân.

Trên cơ sở quy hoạch phân khu được duyệt, việc giao đất giãn dân nông thôn sẽ được giải quyết theo kế hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh xây dựng.

Câu số 83- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo Sở GTVT có biện pháp duy tu, sửa chữa tuyến đường Tứ Hiệp hiện đã xuống cấp gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT thường xuyên kiểm tra, tiến hành duy tu duy trì đảm bảo giao thông êm thuận. Đối với đường Tứ Hiệp, Sở GTVT đã đưa vào kế hoạch sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông năm 2012.



Câu số 84- Dự án bờ phải sông Tô Lịch tiến độ quá chậm, việc thi công thiếu đồng bộ, hạng mục thoát nước không đảm bảo chất lượng (không có cốt thép), thiết kế không phù hợp (không có đường đi vào ngõ xóm mà xây vỉa hè) gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân, đề nghị UBND Thành phố quan tâm, chỉ đạo.

Công trình cải tạo bờ phải sông Tô Lịch thuộc Gói thầu "đường bờ phải sông Tô Lịch" của Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường thành phố Hà Nội - dự án II. Gói thầu được bắt đầu thi công từ tháng 8/2010, đến nay đã hoàn thành được khoảng 70% tổng chiều dài tuyến. Thời gian thực hiện gói thầu là 18 tháng.

Do vừa thi công, vừa đảm bảo giao thông nên nhà thầu tập trung thi công trước phần nền đường sau đó mới tiến hành thi công rãnh thu nước nhà dân, hạ ngầm các công trình điện, thông tin, lát vỉa hè, lắp đặt hệ thống chiếu sáng và trồng cây xanh. Công tác thi công công trình của gói thầu được thực hiện theo quy định và được giám sát bởi đơn vị có đủ năng lực chuyên ngành (Công ty liên danh tư vấn Nippon Koe - VIWASE).

Theo nội dung kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng thực hiện kiểm tra hồ sơ, hiện trường và báo cáo như sau: Các hạng mục công trình được triển khai theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, cụ thể:

+ Hạng mục thoát nước gồm có hệ thống cống dọc, cống ngang, cửa xả và rãnh thu nước nhà dân ở mặt đường. Cống dọc và cống ngang được thiết kế định hình mua tại nhà máy bê tông đúc sẵn. Rãnh thu nước nhà dân B400 là bê tông đổ tại chỗ trên hè không có cốt thép.

+ Đường vào ngõ xóm theo thiết kế là lát gạch block đã được Sở Xây dựng cho phép điều chỉnh thành đường vào ngõ xóm với kết cấu bê tông (trong phạm vi chỉ giới xây dựng đường bờ phải sông Tô Lịch).



Câu số 85- Hiện nay ngõ xóm vào Tổ 7, thị trấn Văn Điển có một ngôi đền cổ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo để lại đường ngang qua đường tàu tại ngõ này tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện.

Hiện nay, để đảm bảo an toàn đường sắt, hạn chế tai nạn giao thông, UBND Thành phố đã giao Sở GTVT tổ chức 13 điểm gác chắn đường ngang qua đường sắt (tuyến đường sắt Bắc - Nam trên địa bàn Thành phố), tuy nhiên không có điểm nào thuộc địa bàn Thị trấn Văn Điển. Việc mở đường ngang qua đường sắt hiện do Bộ GTVT quản lý thống nhất nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.



Câu số 86- Đề nghị UBND Thành phố kiểm tra, xem xét và có biện pháp xử lý thái độ phục vụ của một số tài xế và phụ lái xe buýt trên địa bàn Thành phố Hà nội. Nhiều lái xe thiếu trách nhiệm, không dừng đỗ xe đúng bến, nói năng thiếu tôn trọng nhân dân (như một số lái xe và phụ xe tuyến số 37)

Phát triển giao thông công cộng nhằm giảm các phương tiện giao thông cá nhân là một chủ trương đúng, phù hợp với sự phát triển đô thị hiện đại. Trước tình trạng chất lượng phục vụ cuả đội ngũ lái xe, phụ xe buýt chưa cao, thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng hành khách, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT Tổng công ty Vận tải Hà Nội tiến hành nhiều biện pháp để chấn chỉnh. Tháng 5/2011, Sở GTVT đã tổ chức đào tạo cho 500 lái, phụ xe của các doanh nghiệp về văn minh xe buýt; đồng thời có lực lượng tiến hành kiểm tra thường xuyên, đột xuất để kiểm tra chất lượng và thái độ phục vụ của các doanh nghiệp xe buýt. Hàng năm TCT Vận tải Hà Nội đều có các khóa học đào tạo về chuyên môn, về quy tắc ứng xử với khách hàng, về kỹ năng giao tiếp với hành khách đi xe buýt cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là đối với công nhân lái xe, nhân viên bán vé xe buýt tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Sở GTVT triển khai các đợt kiểm tra tại các doanh nghiệp để thống kê số lượng phản ánh của nhân dân qua đường dây nóng; yêu cầu doanh nghiệp báo cáo kết quả và kiên quyết xử lý đối với các trường hợp nhân viên xe buýt có hành vi thiếu văn minh. Đồng thời TCT Vận tải Hà Nội cũng có các biện pháp mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm đến chất lượng phục vụ hành khách, các đối tượng tái vi phạm sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể, tháng 10/2011, trường hợp lái xe, phụ xe trên tuyến xe búyt số 34 có hành vi vi phạm, coi thường, làm nhục hành khách đã bị TCT Vận tải kỷ luật buộc thôi việc và Sở GTVT đề nghị cơ quan điều tra làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật.



Câu số 87- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo chủ đầu tư, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ dự án cấp nước sạch sông Đà cho nhân dân huyện Thanh Trì.

Việc cấp nước cho huyện Thanh Trì đã được UBND Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty nước sạch Hà Nội và Công ty Viwaco thực hiện.

Hiện nay, Sở XD, Công ty Nước sạch HN đang triển khai dự án cải tạo và phát triển mạng lưới cấp nước huyện Thanh Trì (Khu vực phía đông QL1A cũ) bao gồm: Thị trấn Văn Điển; các xã: Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Liên Ninh, Ngọc Hồi; đã thi cụng được 90% hệ thống các đường ống truyền dẫn, phân phối thuộc dự án, 10% đường ống truyền dẫn, phân phối còn lại thuộc phạm vi chờ thu hồi đất GPMB Dự án đường 1A (Sở GTVT đang lập dự án và phối hợp với huyện thực hiện GPMB). Công ty Nước sạch HN sẽ hoàn thành thi công cấp nước vào nhà cho 8.500 hộ dân trong tháng 12/2011.

Công ty cổ phần VIWACO cũng đã triển khai dự án cấp nước trên địa bàn các xã Tân Triều, Thịnh Liệt, đang triển khai trên địa bàn xã Thanh Liệt (hoàn thành dịp Tết Nguyên đán 2012); trong năm 2012 hoàn thành cấp nước cho các xã Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Tam Hiệp.

Ngoài ra, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở XD, các chủ đầu tư sớm triển khai dự án cấp nước cho các xã còn lại của huyện Thanh Trì trong giai đoạn 2012-2013.

Câu số 88- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm,lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại Ngã 3 trung tâm Thương mại Thanh Trì giao giữa đường liên xã Từ Hiệp với Quốc lộ 1 hiện nay thường xảy ra tai nạn giao thông

UBND Thành phố đó chỉ đạo Sở GTVT, Công an thành phố đó tổ chức khảo sỏt tại nút giao thông ngã ba Trung tâm Thương mại Thanh Trì, đoạn giao giữa đường liên xã Tứ Hiệp với Quốc lộ 1A, đây là giao cắt cùng mức có lưu lượng xe đông, tình hình trật tự giao thông khá phức tạp. Trước mắt, để giải quyết vấn đề này, Công an TP sẽ bố trí lực lượng Cảnh sát giao thông để điều hành, hướng dẫn giao thông tại đây nhằm đảm bảo trật tự giao thông. Đồng thời, phối hợp với Sở Giao thông vận tải khảo sát, nghiên cứu để để tổ chức giao thông cho phù hợp.



Câu số 89: Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được Thành phố có quyết định giao đất trên địa bàn xã Tứ Hiệp và thị trấn Văn Điển.

- Đối với dự án Cửa ô phía Nam.

Đây là công trình mà Ủy ban nhân dân thành phố đã có chủ trương đầu tư để chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Dự án được giao Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (BXD) thực hiện từ tháng 4 năm 2004, đã thực hiện xong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên diện tích 234.967m2.

Thực hiện Nghị quyết 15/2008 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, công trình Cửa ô phía Nam không còn phù hợp. Ủy ban nhân dân thành phố đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn việc lập quy hoạch chi tiết khu vực này trong phạm vi 75ha để làm đối ứng cho dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở. Hiện Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai đang tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần diện tích này.

Tập đoàn Gamuda land Việt Nam (nhà đầu tư dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở) đã lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về quy hoạch tổng mặt bằng để báo cáo Thành phố.



- Đối với dự án Khu đô thị mới Tứ Hiệp (167.483m2).

Dự án này được Ủy ban nhân dân thành phố giao đất cho Công ty Cơ điện công trình để thực hiện dự án theo quyết định số 3968/QĐ-UB ngày 28/6/2004. Theo các Giấy chứng nhận đầu tư được cấp, Chủ đầu tư dự án có sự thay đổi từ Công ty Cơ điện công trình sang Công ty cổ phần Tứ Hiệp và nay là Công ty Cổ phần Tứ Hiệp - Hồng Hà dầu khí.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập đoàn công tác để kiểm tra việc triển khai dự án này và có kiến nghị Thành phố chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án. Trên thực tế, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án này không được coi là có nhiều khó khăn vướng mắc và theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì thì tới nay dự án này vẫn chưa triển khai.

Ủy ban nhân dân thành phố sẽ chỉ đạo thanh tra, làm rõ và tiếp tục có báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố về dự án này.



Đối với Dự án Bệnh viện Hải Châu (32.849m2) tại xã Tứ Hiệp .

Dự án này đã được giao đất theo Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 09/01/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố. Hiện đã giải phóng mặt bằng xong nhưng việc triển khai còn có vướng mắc mà các cơ quan Nhà nước cần tháo gỡ.

Theo kết luận của đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì “việc Công ty chậm đưa đất vào sử dụng để thực hiện dự án đầu tư có nguyên nhân thực tế là do những vướng mắc của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các nội dung như: Sở Xây dựng chưa cấp Giấy phép xây dựng cho Công ty với lý do Công ty chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sở Tài nguyên và Môi trường chưa trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty với lý do Công ty chưa hoàn thành nghĩa vụ kê khai lệ phí trước bạ tại Cục Thuế; Cục Thuế chưa tiến hành thủ tục này với lý do Công ty chưa có quyết định thành lập bệnh viện, mà thẩm quyền này thuộc về Bộ Y tế. Công ty đã liên hệ làm thủ tục tại Bộ Y tế, nhưng Bộ Y tế lại yêu cầu Công ty phải hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đội ngũ nhân sự thì Bộ sẽ thẩm định theo quy định”.

Hiện Ủy ban nhân dân thành phố đã có văn bản giao các ngành xem xét ưu đãi đối với dự án đầu tư xã hội hóa tại Dự án này (xã hội hóa lĩnh vực y tế), đồng thời chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty, cho phép ghi nợ lệ phí trước bạ (do có những thủ tục còn chưa thống nhất trong các cơ quan nhà nước, không thuộc trách nhiệm của chủ sử dụng đất), tạo điều kiện để Công ty triển khai các thủ tục về đầu tư xây dựng, triển khai dự án.

Hiện nay, Chủ dự án đang liên hệ với các Sở, ngành thực hiện các thủ tục để đầu tư xây dựng theo quy định.

Đối với dự án xây dựng Trung tâm Sách Thanh Trì tại xã Tứ Hiệp (3.304m2) do Công ty phát hành sách làm chủ đầu tư:

Dự án này đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao đất từ tháng 01/2003 nhưng chậm triển khai, mặc dù đã thực hiện xong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng tường rào xuong quanh ô đất.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì cùng các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì kiểm tra, thống nhất hướng xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố đối với các dự án chậm triển khai, trong đó có dự án Trung tâm Sách Thanh Trì tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì.

Câu số 90- Đề nghị UBND Thành phố có biện pháp xử lý kiên quyết việc hoạt động trái phép bến đò Đại Lộ (Thường Tín), giải quyết dứt điểm việc tranh chấp bến đò giữa xã Vạn Phúc và xã Ninh Sở (Thường Tín). Đồng thời quan tâm, chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ thuộc huyện Thanh Trì xâm canh, xâm cư tại huyện Ninh Sở (Thường Tín) và Văn Đức (Gia Lâm) hiện nay gặp nhiều khó khăn.

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT phối hợp, làm việc với UBND huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín, cùng các ngành: Cục cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng cảnh sát giao thông đường thủy - Công an Thành phố Hà Nội phối hợp với Thanh tra giao thông vận tải để giải quyết, xử lý các hoạt động trái qua định của bến khách ngang sông tại khu vực trên. Tuy nhiên, việc tranh chấp vẫn còn xảy ra. Ngày 20/10/2011, UBND Thành phố đã yêu cầu Sở GTVT làm việc với Sở GTVT Hưng Yên, các huyện liên quan để giải quyết dứt điểm những tranh chấp tại khu vực bến đò Ninh Sở trong quý IV/2011.



Câu số 91- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm đầu tư tuyến đường liên xã giữa xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) và phường Yên Sở (Quận Hoàng Mai) tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.

UBND Thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Thanh Trì, UBND quận Hoàng Mai kiểm tra và báo cáo H ĐND Thành phố để trả lưoif kiến nghị cho nhân dân.



Câu số 92. Đến nay, còn rất nhiều hộ gia đình được giao nhà tái định cư tại khu X1, dự án đường vành đai 3 và các kku tái định cư khác chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Do vậy, cử tri kiến nghị UBND Thành phố có biện pháp yêu cầu chủ đầu tư các dự án phải có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ xét cấp GCNQSDĐ cho các hộ được giao đất tái định cư theo quy định tại quyết định số 117/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.

Các hộ được giao đất để xây dựng nhà ở trong khu tái định cư đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân là Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã (theo quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai năm 2003). Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, sở dĩ có một số trường hợp chậm xem xét là do các hộ được giao đất tái định cư nhưng đã chuyển nhượng cho người khác, không làm đầy đủ các thủ tục mua bán chuyển nhượng theo quy định.

Ngoài ra, việc chậm trễ còn có thể xuất phát từ việc Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải) chưa bàn giao đầy đủ hồ sơ cho Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai. Cho nên, ngoài các thửa đất được giao, các khu đất chưa giao vẫn thuộc quyền quản lý của Ban quản lý dự án Thăng Long. Việc này Ủy ban nhân dân thành phố đã có chỉ đạo tại công văn số 4238/UBND-TNMT ngày 02 tháng 6 năm 2011 giao nhiệm vụ cho các ngành liên quan tổ chức thực hiện theo hướng:

- Đối với các ô đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho các hộ để làm nhà ở tái định cư, Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai;



- Đối với các ô đất chưa giao, Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai thực hiện việc quản lý Nhà nước trên địa bàn, tổng hợp, thống kê chi tiết, đề xuất phương án sử dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.”.

Câu số 93- Nhiều dự án trên địa bàn quận Hoàng Mai khi thực hiện các chủ đầu tư chỉ hoàn thành phần nhà ở để bán, các hạng mục như nhà trẻ, trường học, bệnh viện chưa được thực hiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạ tầng xã hội của đia phưong bị quá tải, đề nghị UBND Thành phố có biện pháp với chủ đầu tư xây dựng các nhà trẻ, trường học, bệnh viện và các hạng mục khác.

Thời gian qua, UBND Thành phố đã thực hiện một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ trong các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, cụ thể như sau:

1. Đối với các dự án mới chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết, chưa chấp thuận đầu tư: UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Thành phố (tại Văn bản số 1753/UBND-XD ngày 17/3/2010) khi tham mưu chấp thuận đầu tư xây dựng các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở cần xác định rõ trách nhiệm, nguồn vốn, tiến độ đầu tư cụ thể đối với các công trình hạ tầng xã hội đảm bảo phù hợp với tiến độ đầu tư các công trình khác trong khu vực dự án.

2. Đối với các dự án đã phê duyệt quy hoạch, đã chấp thuận đầu tư: UBND Thành phố Hà Nội đã giao các Sở tiến hành rà soát lại các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư trên toàn địa bàn Thành phố, đảm bảo chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (trường học, công trình y tế, hội trường họp dân - nhà văn hoá, công viên cây xanh…) theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng; trường hợp cần thiết thì đề xuất điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án đầu tư để đảm bảo đủ chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định.

3. UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng chủ trì xây dựng “Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt Điều lệ quản lý thực hiện dự án đối với các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố”. Trong Điều lệ, các chủ đầu tư phải thể hiện rõ Kế hoạch thực hiện dự án đảm bảo mục tiêu xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các công trình nhà ở và các công trình khác.

Hiện nay, dự thảo “Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt Điều lệ quản lý thực hiện dự án đối với các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố” đang được Sở Tư pháp thẩm định, dự kiến UBND Thành phố ký ban hành trong Quý IV/2011.

4. Ngày 27/7/2011, UBND Thành phố đã có Văn bản số 6242/UBND-TH về việc rà soát, giải quyết tình trạng thiếu đồng bộ, chậm triển khai công trình hạ tầng xã hội. Trong đó, UBND Thành phố chỉ đạo các sở ngành và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, nhất là quy hoạch mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội; Khi thẩm định, triển khai dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, khu tái định cư, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi các khu đô thị đông dân cư, cân đối quỹ đất, dành tỷ lệ hợp lý cho việc cải tạo, nâng cấp cảnh quan, không gian kiến trúc, môi trường sinh thái, bố trí khớp nối đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình công cộng khác như: đường giao thông, cấp thoát nước, điện, thông tin viễn thông, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, trụ sở cơ quan hành chính, nơi sinh hoạt cộng đồng, các dịch vụ công cộng, công viên, hồ nước, khu vui chơi giải trí… góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong khu vực dự án; UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng các công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn, trên cơ sở thực trạng, nhu cầu, đất đai hiện có đề xuất địa điểm, nguồn vốn, cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn, sớm giải quyết tình trạng thiếu trường học, trường mầm non, nhà văn hóa, nơi sinh hoạt công đồng…

Các chủ đầu tư khi tham gia đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, phải đảm bảo xây dựng đồng bộ, đi trước một bước hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

4. Đối với địa bàn Hoàng Mai, UBND Quận đã giao cho các Phòng chức năng thực hiện rà soát lại toàn bộ các khu đô thị để lên danh mục cụ thể các công trình công cộng, làm cơ sở đề xuất hướng xử lý, báo cáo UBND Thành phố xem xét giao toàn bộ các ô đất xây dựng Nhà trẻ trường học để UBND Quận thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng xã hội và công cộng.

5.Trong thời gian tới UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đưa ra và khi “Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt Điều lệ quản lý thực hiện dự án đối với các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố” được ban hành, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các sở rà soát, hướng dẫn, giám sát các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện việc lập, trình duyệt và thực hiện đầu tư xây dựng theo Điều lệ quản lý thực hiện dự án.



Câu số 94: Dự án khu đô thị mới Đại Kim - Định Công đã đưa vào sử dụng nhưng hạ tầng xã hội như: trường học, chợ dân sinh, tên đường, số nhà, đường phố có tên nhưng chưa hoàn thành việc xây dựng, đường phố xuống cấp...đề nghị UBND Thành phố có biện pháp khắc phục tình trạng trên.

Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công có quy mô 24,4ha, được quy hoạch cơ bản đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Hiện nay việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị chưa được hoàn chỉnh do còn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (còn gần 1ha chưa giải phóng mặt bằng xong), phần diện tích này tập chung chủ yếu tại các tuyến đường giao thông cấp đơn vị ở và cấp khu vực.

Các công trình hạ tầng xã hội trong khu đô thị đã được đầu tư xong đưa vào sử dụng bao gồm: Cây xăng trên diện tích 1000m2; Bãi đỗ xe khu A, C, D; Diện tích cây xanh trong đơn vị ở tại ô số 10 khoảng 8500m2.

Theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị mới Đại Kim - Định Công được phê duyệt, trong khu đô thị có 02 ô đất với chức năng trường học và 01 ô đất với chức năng nhà trẻ. Hiện tại, chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng 01 trường học và 01 nhà trẻ, sau khi dự án hoàn thành sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân trong khu đô thị và khu vực lân cận.

Công trình trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng diện tích 2785m2: hiện nay công tác giải phóng mặt bằng lô đất này vừa được hoàn thành, chủ đầu tư đang chuẩn bị khởi công xây dựng công trình.

Trường trung cấp chuyên nghiệp đa ngành tại ô đất số 13 diện tích 4173m2: hiện chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Công trình công cộng tại ô đất 14: Trong khu quy hoạch khu đô thị có 02 ô đất với chức năng đất công cộng, trong đó: 01 ô đất đã được UBND Thành phố, Sở QHKT chấp thuận xây dựng Trụ sở UBND Phường, Công an phường, Nhà văn hóa và bưu điện (trụ sở hành chính phường diện tích 1504m2; Nhà văn hóa – thể thao diện tích 869m2; Công trỡnh bưu điện diện tích 593m2); ô đất còn lại chủ đầu tư đã chuyển nhượng cho chủ đầu tư thứ phát để xây dựng công trình thương mại hỗn hợp.

UBND quận Hoàng Mai đã có văn bản yêu cầu UBND các phường trên địa bàn Quận kiểm tra, rà soát, lập kế hoạch đánh gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng và cấp Giấy chứng nhận số nhà để triển khai thực hiện theo từng năm. Tuy nhiên, đối với các khu đô thị mới, Sở Xây dựng đang xin ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố về cách đánh, gắn biển để phù hợp với thực tế. UBND quận sẽ tập trung thực hiện khi có hướng dẫn của Sở Xây dựng.

UBND quận đang tập trung phối hợp với Tập đoàn HUD thực hiện công tác GPMB để hoàn thiện việc đầu tư xây dựng dự án đường dạo ven hồ Linh Đàm sau khi dự án hoàn thành sẽ giảm thiểu ách tắc của đường Nguyễn Hữu Thọ; bên cạnh đó trong tháng 8/2011, UBND quận Hoàng Mai đã khởi công dự án xây dựng, cải tạo tuyến phố Đại Từ với tổng mức đầu tư trên 14,8 tỷ đồng, sau khi dự án hoàn thành sẽ cải thiện đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực.

UBND Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các sở ngành, UBND quận Hoàng Mai và chủ đầu tư đẩy nhanh việc hoàn thành giải phóng mặt bằng diện tích còn lại và các thủ tục chuẩn bị đầu tư để sớm hoàn chỉnh các công trình xây dựng trong phạm vi dự án; bên cạnh đó, Thành phố sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng đồng thời kiểm tra các công trình đã xây dựng, tăng cường giám sát các công trình đang và sẽ xây dựng, qua đó, kịp thời có biện pháp xử lý, giải quyết, đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình.



tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương