Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV



tải về 0.88 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.88 Mb.
#16061
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Câu số 9: Cử tri đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu, xem xét thành lập Ban quản trị nhà chung cư và có các quy định rõ ràng để không ảnh hưởng đến người dân sống và sinh hoạt tại khu chung cư.

Triển khai thực hiện Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư. Tuy nhiên, Quy chế quản lý nhà chung cư của Bộ Xây dựng vẫn còn có một số nội dung bất cập chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn như: về vấn đề tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu; về trách nhiệm, quyền hạn và pháp nhân của Ban quản trị nhà chung cư; về cơ cấu, thành phần, trình tự thủ tục hồ sơ để UBND các quận, huyện ra quyết định công nhận Ban quản trị nhà chung cư; về vấn đề nhà nước hỗ trợ kinh phí bảo trì, các chủ sở hữu căn hộ đóng góp kinh phí bảo trì và việc quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư; về mô hình doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư…Vì vậy, ngày 18/8/2009, UBND Thành phố đã có các văn bản số 7991/UBND-XD và 7992/UBND-XD báo cáo Bộ Xây dựng về một số nội dung vướng mắc trong triển khai thực hiện quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội và đề nghị Bộ Xây dựng cho ý kiến để tổ chức thí điểm quản lý vận hành, khai thác khu nhà chung cư tái định cư khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân theo đề án đã xây dựng. Ngày 26/4/2010, UBND Thành phố đã có văn bản số 2869/UBND-XD báo cáo giải trình việc tổ chức thí điểm quản lý, vận hành khai thác khu nhà tái định cư khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính với Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố. UBND Thành phố đó cú Quyết định số 2381/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm quản lý, vận hành khai thác khu nhà tái định cư khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.

Ngày 23/6/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Khoản 2, Điều 50 của Nghị định có quy định quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư. Đối với nhà chung cư là nhà ở xã hội thì quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Trên cơ sở nghiên cứu, theo dõi thực hiện Đề án thí điểm vµ căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, các Thông tư của Bộ Xây dựng mới ban hµnh, Sở Xây dựng đã dự thảo quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, trong đó có nội dung hướng dẫn về trình tự, thủ tục thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Bản dự thảo quy chế đã được gửi tới các sở, ngành và UBND các quận, huyện, các chủ đầu tư dự án có liên quan để tham gia góp ý. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các đơn vị, Sở Xây dựng sẽ báo cáo UBND Thành phố xem xét ban hành.



Câu số 10: Đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu, xem xét kỹ khi cấp phép điểm dừng, đỗ xe ô tô trên các tuyến đường cho phù hợp, vì nhiều tuyến đường quá nhỏ nhưng vẫn cấp phép điểm đỗ xe dưới lòng đường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới giao thông đô thị.

Giai đoạn hiện nay, lượng phương tiện giao thông tăng rất nhanh (12-15%/năm), nhu cầu về giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố rất lớn. UBND Thành phố đã giao Sở GTVT xây dựng “Đề án nghiên cứu sắp xếp mạng lưới điểm đỗ xe và bến bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Hiện tại, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở GTVT, Công an Thành phố, UBND các Quận, Huyện kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh, thu hồi những điểm đỗ xe bất hợp lý, giải tỏa các trường hợp trông giữ phương tiện lấn chiếm hè phố, lòng đường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc cấp phép sử dụng hè phố, lòng đường làm điểm trông giữ phương tiện để vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu về giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố, vừa đồng thời đảm bảo mục tiêu kiềm chế ùn tắc giao thông.



Câu số 11: Hiện nay chế độ phụ cấp, đãi ngộ cho các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, trưởng phó thôn và đội ngũ cán bộ thôn, xóm quá thấp. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm nâng mức phụ cấp và có chế độ đãi ngộ hợp lý để họ an tâm công tác và có quy định rõ ràng chế độ phụ cấp cho Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn.

- Hiện nay việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Quyết định 73/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND Thành phố về việc quy định mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009. Mức phụ cấp tại Quyết định 73/2008/QĐ-UBND được xác định trên cơ sở cân đối ngân sách của Thành phố trong bối cảnh số lượng các thôn, tổ dân phố tăng sau khi hợp nhất (10.446 thôn, tổ dân phố). Việc cử tri kiến nghị mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố tại Quyết định số 73/2008/QĐ-UBND là thấp, Sở Nội vụ sẽ phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu trên cơ sở cân đối ngân sách của Thành phố và sẽ báo cáo UBND Thành phố xem xét.

- Kinh phí hoạt động đối với Uỷ ban MTTQ, Ban Thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn thể tại xã, phường, thị trấn hiện nay thực hiện theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 về việc hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Uỷ ban MTTQ, Ban Thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn thể tại xã, phường, thị trấn. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, quy định Uỷ ban MTTQ, Ban Thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn thể tại xã phường thị trấn được hưởng kinh phí hỗ trợ hoạt động từ 20-24 triệu đồng/ 1 năm, không quy định cụ thể mức chi phụ cấp cho Trưởng ban, Phó Trưởng ban công tác MTTQ, Trưởng và Phó trưởng các đoàn thể tại thôn, tổ dân phố hoặc khu dân cư.

Mức kinh phí hỗ trợ hoạt động theo Quyết định số 71/2008/QĐ-UBND do UBND Thành phố đảm bảo cân đối trong ngân sách hàng năm của các xã, phường, thị trấn năm. Trong thực tế, một số địa phương đã có mức chi hỗ trợ hoạt động cho các đoàn thể lớn hơn mức do UBND Thành phố đảm bảo cân đối. Để tạo điều kiện cho các đoàn thể tự chủ trong việc sử dụng kinh phí hoạt động, hoạt động theo đúng điều lệ, tôn chỉ và mục đích của đoàn thể, tránh xu hướng hành chính hoá các hoạt động và đáp ứng yêu cầu thực tế tại cơ sở; UBND Thành phố đã giao trách nhiệm cho Sở Nội vụ và Sở Tài chính ban hành Hướng dẫn số 485/LS NV-TC ngày 17/4/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định 71/2008/QĐ-UBND theo hướng:

"Uỷ ban nhân dân xã quy định mức chi bồi dưỡng cụ thể cho trưởng Ban công tác Mặt trận, trưởng các đoàn thể tại các thôn, tổ dân phố (khu dân cư) trên cơ sở thống nhất với Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ và lãnh đạo các đoàn thể cấp xã. Mức chi bồi dưỡng được xác định theo khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, thời gian thực hiện nhiệm vụ của các đoàn thể và khả năng cân đối ngân sách nhằm hỗ trợ, động viên cán bộ tham gia hoạt động có hiệu quả, đảm bảo dân chủ, công khai và hài hoà với các đối tượng khác cùng tham gia hoạt động trên địa bàn thôn, tổ dân phố (khu dân cư)".

Do vậy, trong thực tế, mức chi bồi dưỡng cụ thể cho Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng các đoàn thể tại các thôn, tổ dân phố tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố là có sự khác nhau do việc việc xác định mức kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức đoàn thể theo quy định mới có sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức. Đây là việc cần thiết để thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo sự chủ động và đảm bảo công khai dân chủ ở cơ sở, tạo sự phù hợp giữa nguồn kinh phí và điều kiện Kinh tế - Xã hội ở từng địa phương.

Nhận được ý kiến cử tri, UBND Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Tài chính nghiên cứu để có sự tham mưu với UBND Thành phố xây dựng mức hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Uỷ ban MTTQ, Ban Thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn thể tại xã phường thị trấn. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện thống nhất quy định, UBND Thành phố yêu cầu UBND quận, huyện tiếp tục thực hiện và tuyên truyền rộng rãi tinh thần Quyết định số 71/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố tại cơ sở.

Câu số 12- UBND Thành phố đã có Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 về việc kiện toàn tổ chức, chế độ chính sách đối với lực lượng công an xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tuy mức phụ cấp cho lực lượng công an xã có được nâng lên song vẫn rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu cũng như nhiệm vụ của lực lượng công an cấp xã. Đề nghị UBND Thành phố xem xét để tiếp tục nâng mức phụ cấp hàng tháng đối với lực lượng công an xã để đảm bảo cho lực lượng công an xã yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Ngày 23/6/2011 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 19/QĐ-UBND v/v kiện toàn tổ chức, chế độ chính sách đối với lực lượng công an xã trên địa bàn Hà Nội; Công an Thành phố có Kế hoạch số 140/KH-CAHN(PV28) v/v hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 19/QĐ-UBND của UBND Thành phố với mức phụ cấp của CA xã được hưởng là:

+ Trưởng CA xã hưởng lương công chức xã.

+ Phó trưởng CA xã hưởng phụ cấp 1,0 mức lương tối thiểu của cán bộ công chức.

+ CA viên thường trực tại xã mức phụ cấp hàng tháng theo hệ số 0,9 mức lương tối thiếu của cán bộ công chức.

+ CA viên ở thôn mức phụ cấp hàng tháng theo hệ số 0,7 mức lương tối thiếu của cán bộ công chức.

Mức phụ cấp trên được quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Ngoài ra Phó trưởng CA xã và công an viên còn được hưởng thêm một khoản kinh phí hỗ trợ để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi có nhu cầu là:

+ Bảo hiểm xã hội 16% mức phụ cấp được hưởng.

+ Bảo hiểm y tế 3% mức phụ cấp hàng tháng.

- Được hưởng chế độ trợ cấp thường trực sẵn sàng chiến đấu với hệ số mỗi ngày bằng 0,05 lần lương tối thiểu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm phức tạp về ANTT.

Trong thời gian tới, nếu các quy định của pháp luật có sự thay đổi, Uỷ ban nhân dân Thành phố sẽ trình HĐND Thành phố nâng mức phụ cấp đối với lượng công an xã.



Câu số 13- Việc thực hiện Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND ngày 30/8/2010 của UBND thành phố hiện nay có những vấn đề rất khó khăn, đặc biệt là tính tỷ lệ phiếu bầu cử đối với Trưởng thôn, đề nghị UBND Thành phố xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Ngày 17/4/2008 Chính phủ và Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Theo quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 8 của Nghị quyết: Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố. Do vậy quy định về Người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quy định tại Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 30/8/2010 của UBND Thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố được soạn thảo theo đúng quy định của Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN. UBND Thành phố sẽ phản ảnh kiến nghị của cử tri tới các cơ quan Trung ương để có sự xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.



Câu số 14- Đề nghị UBND Thành phố quy định chế độ phụ cấp cho người thu gom rác thải ở nông thôn.

Việc thu gom rác thải nói chung trên địa bàn Thành phố hiện nay do các Công ty vệ sinh môi trường đô thị thực hiện. Do vậy việc thu gom rác thải được tiến hành theo hình thức ký hợp đồng dịch vụ với đơn vị tổ chức thực hiện. Hiện nay Thành phố không có chủ trương bố trí người thu gom rác thải tại các địa phương hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.



Câu số 15- Hiện nay, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo, có chính sách đãi ngộ đối với thân nhân của các liệt sỹ. Tuy nhiên chỉ có bố, mẹ và con liệt sỹ được hưởng chế độ, còn vợ liệt sỹ chưa được hưởng chế độ của thân nhân liệt sỹ. Đề nghị Thành phố cần có chính sách chăm lo đến đối tượng là vợ liệt sỹ, tăng chế độ thờ cúng cho thân nhân liệt sỹ.

Căn cứ Nghị định số 54/2006-NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Tại điều 5 của Nghị định quy định thân nhân sau đây của liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi:

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sỹ đã lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng đã nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố, mẹ liệt sỹ khi còn sống được UBND cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;

Riêng con liệt sỹ hưởng đến 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nếu tiếp tục đi học; con liệt sỹ tàn tật từ nhỏ suy giảm khả năng lao động 61% trở lên thì tiếp tục được hưởng trợ cấp hàng tháng (nguồn kinh phí để thực hiện trợ cấp ưu đãi hàng tháng do Trung ương đảm bảo được thực hiện thống nhất toàn quốc)

Như vậy, theo quy định tại văn bản trên thì vợ liệt sỹ được hưởng chế độ như bố, mẹ liệt sỹ.

Về chế độ thờ cúng liệt sỹ: hiện nay Nhà nước không quy định chế độ thờ cúng liệt sỹ, vì vậy việc cử tri đề nghị tăng chế độ thờ cúng liệt sỹ là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 và Tết Nguyên đán, Thành phố Hà Nội đã trích ngân sách thăm tặng quà các đối tượng chính sách trong đó có người được ủy quyền thờ cúng liệt sỹ được nhận quà của Thành phố (người được ủy quyền thờ cúng liệt sỹ bao gồm: đại diện anh chị em ruột, cô dì chú bác hoặc các cháu của liệt sỹ). Chủ tịch nước cũng đã có quyết định tặng quà cho người được ủy quyền thờ cúng liệt sỹ vào dịp 27/7 (thực hiện từ 27/7/2011).

Câu số 16- Đề nghị UBND thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp cho ngành giáo dục để các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.

UBND Thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng trường lớp học, cụ thể: Ngay sau khi hợp nhất, UBND Thành phố đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 16/6/2009 của UBND Thành phố, đã hoàn thành xây mới 5.523 phòng học với kinh phí 1.546 tỷ đồng thay phòng học tạm, phòng học bán kiên cố xuống cấp ở 3 cấp học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của 15 quận, huyện, thị xã thuộc địa bàn Hà Nội mở rộng (vùng ngoại thành, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc). Ngoài ra, bằng nguồn ngân sách địa phương, các huyện đã xây mới thêm được 1.007 phòng học để bổ sung phòng học thiếu với kinh phí hơn 600 tỷ đồng.

Hiện tại, UBND Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và UBND của 29 quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đến 2015 toàn Thành phố có từ 50-55% số trường đạt chuẩn quốc gia (Chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XV), dự kiến kinh phí đầu tư từ 10.000-12.000 tỷ đồng.

Câu số 17- Đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu phương án để các trường học trên địa bàn Thành phố có xe đưa đón học sinh để giảm tải giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn.

Theo quy hoạch mạng lưới trường học và trong thực tế, phần lớn mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới đều có ít nhất 01 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập phục vụ học sinh trên địa bàn, vì vậy, hầu hết học sinh trường mầm non, tiểu học, THCS công lập không có nhu cầu đi ô tô đến trường.

Cử tri kiến nghị nghiên cứu để các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố có xe đưa đón học sinh để giảm tải giao thông và tai nạn giao thông, đối với những trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt (thường học sinh phải đi học xa) là có lý và chính đáng. Tuy nhiên, theo qui định hiện hành về trang bị xe ô tô thì các trường mầm non và phổ thông công lập không được trang bị xe ô tô. Đồng thời, kinh phí chi hoạt động thường xuyên của nhà trường theo quy định không có mục chi để thuê xe đưa đón học sinh. Do vậy, việc nghiên cứu để các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố có xe đưa đón học sinh để giảm tải giao thông và tai nạn giao thông như kiến nghị của cử tri hiện tại là không khả thi.

Đối với các trường ngoài công lập, hiện nay đã có một số trường tổ chức xe ô tô đưa đón những học sinh có nhu cầu bằng kinh phí do cha mẹ học sinh đóng góp.



Câu số 18- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm nghiên cứu việc giảm thiểu thủ tục mua thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Cụ thể là khi mua thẻ BHYT không cần phải có hộ khẩu thường trú tại nơi mua.

Tại điểm 3.1.3 mục 3.1 phần VI công văn số 29/BHXH-TN ngày 11/01/2008 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện đã quy định rõ: khi đăng ký tham gia BHYT tự nguyện, cá nhân phải xuất trình hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú do cơ quan công an sở tại cấp để cơ quan BHXH hoặc đại lý thu kiểm tra, đối chiếu.



Câu số 19- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm đầu tư kinh phí giúp đỡ hộ nghèo xóa nhà dột nát, xuống cấp. Quan tâm hơn nữa tới đối tượng chính sách xã hội (khi giá cả ngày một leo thang)

- Việc đầu tư kinh phí giúp đỡ hộ nghèo xóa nhà dột nát, xuống cấp: từ nhiều năm nay, Thành phố luôn quan tâm hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà dột nát, hư hỏng, xuống cấp. Từ 2006 đến 2010, Thành phố đã trích 107,76 tỷ đồng để hỗ trợ xây, sửa trên 12.000 nhà xuống cấp, hư hỏng nặng của hộ nghèo. Ngoài ra các quận, huyện cũng chủ động trích ngân sách, Quỹ "Vì người nghèo" các cấp và tăng cường vận động để hỗ trợ thêm kinh phí xây, sửa nhà hộ nghèo.

Tuy nhiên, hiện nay Thành phố vẫn còn một số hộ nghèo có nhà hư hỏng, xuống cấp cần hỗ trợ để xây, sửa. Hiện tại, UBND Thành phố có đề nghị và đã được Thường trực HĐND Thành phố cho ý kiến về kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở năm 2011 và năm 2012. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoàn thiện kế hoạch để triển khai hỗ trợ kinh phí xây dựng trong quý IV/2011, trong đó ngân sách Thành phố hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà (mức hỗ trợ năm 2010 là 15 triệu đồng) và Quỹ "Vì người nghèo" 3 cấp hỗ trợ 5 triệu đồng/nhà; phần còn lại do gia đình, dòng họ đảm bảo. Ngoài ra hộ nghèo có nhu cầu còn được vay 8 triệu đồng để xây dựng nhà với mức phí 3%, thời hạn vay tối đa 10 năm.

- Về việc quan tâm hơn nữa tới đối tượng chính sách xã hội (khi giá cả ngày một leo thang): Thành phố luôn quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, hiện nay trên địa Thành phố có trên 130.000 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, mức thấp nhất là 250.000 đ/người/tháng (mức của Trung ương là 180.000đ). Để góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hiện tại UBND Thành phố đang xin ý kiến Thường trực HĐND về việc nâng mức trợ cấp xã hội lên 350.000 đ/người/tháng. Khi được phê duyệt, Thành phố sẽ thực hiện từ quý IV/2011.

Đối với các hộ nghèo, cận nghèo Thành phố trích ngân sách cho vay vốn giải quyết việc làm không thu lãi, chỉ tính phí 0,3 - 0,4% (so với nguồn vốn vay của Trung ương lãi suất 0,65%). Đến nay, tổng nguồn vốn cho vay là 57 tỷ đồng, Thành phố đã có quyết định bổ sung 150 tỷ đồng, trong đó 90 tỷ để cho người nghèo vay, sẽ giải ngân vào cuối năm 2011. Bên cạnh đó, từ tháng 3 năm 2011, Thành phố hỗ trợ tiền điện cho mỗi hộ nghèo 30.000 đồng/người/tháng để sử dụng điện sinh hoạt, không phụ thuộc vào số lượng điện năng tiêu thụ.

Câu số 20- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo ngành chức năng trong việc đơn giản hóa thủ tục thực hiện chi trả BHYT để đảm bảo hướng tới phục vụ nhân dân được tốt hơn.

Hiện nay, BHXH Thành phố Hà Nội thực hiện qui định về thủ tục thanh toán chi trả BHYT theo qui định của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, BHXH Thành phố đã tích cực phối hợp với Sở Y tế, các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giảm phiền hà cho người có thẻ BHYT khi đi KCB. Đề nghị cử tri có ý kiến cụ thể để BHXH Thành phố trả lời và tiếp thu.



Câu số 21- Đề nghị UBND thành phố có biện pháp xử lý triệt để tận gốc tình trạng quảng cáo, rao vặt trên địa bàn Thành phố.

Sau gần 2 năm thực hiện Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 25/12/2009 của UBND thành phố về việc quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn thành phố và Thông báo số 05/TB-UBND ngày 07/01/2010 của Chủ tịch UBND thành phố về công tác quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn thành phố Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố và chính quyền các địa phương tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, áp dụng biện pháp xử phạt hành chính nghiêm khắc và tổ chức nhiều đợt ra quân bóc, xoá quảng cáo rao vặt. UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Thông tin và truyền thông phối hợp với Sở VHTT&DL, Công an Thành phố tổ chức giao ban với Phòng VHTT quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp viễn thông 2 tuần/lần để chỉ đạo, rút kinh nghiệm trong việc xử lí số điện thoại vi phạm. Các phòng ban chức năng của Sở VHTT&DL đã chủ động phối hợp với các quận, huyện đôn đốc thực hiện việc xóa quảng cáo rao vặt, thống kê số điện thoại vi phạm gửi Sở Thông tin và Truyền thông xử lí, tổ chức các đợt kiểm tra xử lý vi phạm quảng cáo rao vặt; lập 04 tổ công tác kiểm tra đột xuất tại 29 quận, huyện và 01 tổ thường trực thường xuyên kiểm tra, đôn đốc.

Qua gần 2 năm thực hiện đã mang lại hiệu quả nhất định, các ngõ, phố khang trang sạch đẹp hơn trước. Mặc dù nhiều bảng quảng cáo rao vặt miễn phí đã được dựng lên trên địa bàn của các quận, huyện, thị xã để phục vụ nhu cầu quảng cáo rao vặt của nhân dân (đến nay đã có 24/29 quận, huyện, thị xã đã lắp đặt bảng quảng cáo rao vặt miễn phí với tổng số 691 bảng). Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo rao vặt vẫn còn tái phạm và có nhiều biến tướng tinh vi.

Từ tháng 6/2011 đến nay, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ đối với 461 số điện thoại quảng cáo rao vặt vi phạm. Nâng tổng số điện thoại quảng cáo rao vặt vi phạm đề nghị các doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ lên 1.634 số. Trong đó có 50 số thuộc mạng EVN Telecom; 238 số thuộc mạng Mobifone; 712 số thuộc mạng Viettel; 399 số thuộc mạng Vinaphone; 218 số thuộc mạng VNPT Hà Nội; 01 số mạng Beeline; 02 số thuộc mạng Sphone và 12 số thuộc mạng Vietnammobile.

Nhiệm vụ trong thời gian tới: UBND thành phố giao các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan:

- Tiếp tục tăng cư­ờng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức công dân chấp hành quy định pháp luật trên phư­ơng tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống đài truyền thanh phường, xã, thị trấn và thông qua các hoạt động của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Đ­ưa tiêu chí “Địa bàn không có quảng cáo rao vặt sai quy định” vào việc xem xét công nhận “Tổ dân phố, khu dân cư văn hóa, Làng văn hóa”. Thông tin về các điểm quảng cáo rao vặt miễn phí trên địa bàn để ng­ười dân biết và thực hiện quảng cáo rao vặt tại các điểm quảng cáo rao vặt miễn phí.

- Tăng c­ường vai trò của hệ thống chính trị, thư­ờng xuyên tiến hành phối hợp để làm tốt công tác này, như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội những ng­ười cao tuổi… h­ướng dẫn ngư­ời dân phát huy vai trò công dân và tham gia việc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm, thông báo với chính quyền để có hình thức xử lý thích đáng. Trong đó, cần coi trọng vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc đối với công tác vận động không thực hiện sơn, dán quảng cáo rao vặt tùy tiện tại địa phư­ơng. Xác định rõ đây là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, của mọi ngư­ời dân và toàn xã hội. Có như­ vậy, mới đảm bảo thành công cho việc triệt tiêu vấn nạn quảng cáo rao vặt .

- Các quận, huyện, thị xã thư­ờng xuyên tổ chức các đợt ra quân bóc, xoá quảng cáo rao vặt vi phạm trên toàn địa bàn Thành phố; duy trì tổng vệ sinh sáng thứ bảy hàng tuần theo Chỉ thị số 04/CT-UBND của UBND Thành phố và Kế hoạch 167/KH-UBND ngày 15/12/2009 của UBND thành phố gắn với việc bóc, xoá quảng cáo rao vặt tùy tiện, không đúng nơi quy định nhằm tiến tới xử lý triệt để tình trạng sơn, dán quảng cáo rao vặt bừa bãi, lộn xộn tại gốc cây, cột đèn, cột điện, bờ tư­ờng .

- Các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, thống kê số điện thoại vi phạm để xử lý, áp dụng xử phạt nghiêm khắc với mức cao nhất đối với hành vi tái vi phạm trên cơ sở mức xử phạt quy định tại Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; Có chế độ khen thư­ởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích phát hiện, tố giác và xử lý các vi phạm.



tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương