Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV



tải về 0.88 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.88 Mb.
#16061
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Câu số 104- Cử tri thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất phản ánh một bộ phận giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở tốt nghiệp cao đẳng, đại học đúng chuyên ngành đào tạo đã lâu nhưng chưa được chuyển hưởng lương theo quy định hiện hành, đề nghị UBND thành phố quan tâm.

Tại Điều 1 Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin, Bộ Nội vụ đã ban hành các chức danh và mã số ngạch viên chức giáo viên, trong đó có ngạch:

- Giáo viên trung học cơ sở (trình độ cao đẳng) - Mã số 15a.202;

- Giáo viên trung học cơ sở chính (trình độ đại học) - Mã số 15a.201

Tại Điều 3 Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV quy định: “Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thông tin căn cứ vào chức danh các ngạch viên chức quy định tại Điều 1 của Quyết định này xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch viên chức để Bộ Nội vụ thống nhất ban hành. Hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức là căn cứ để các Bộ, ngành và địa phương thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, từ khi Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV có hiệu lực đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành được văn bản quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch viên chức giáo viên nói chung, ngạch giáo viên trung học (trình độ đại học) nói riêng. Do vậy, sở Nội vụ không có căn cứ pháp lý để đề nghị Hội đồng xét chuyển loại viên chức Thành phố xem xét, bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho các trường hợp viên chức giáo viên chuyển từ ngạch viên chức loại Ao sang ngạch viên chức loại A1. Chính vì vậy, từ năm 2005 đến nay, thành phố Hà Nội tạm dừng việc xét chuyển loại viên chức ngạch giáo viên.

Để giải quyết vướng mắc nêu trên, UBND Thành phố đã chỉ đạo sở Nội vụ nhiều lần kiến nghị Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm xây dựng, ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn, nghiệp vụ ngạch viên chức giáo viên để các địa phương có căn cứ pháp lý tổ chức thực hiện.

Câu số 105- Hệ thống điện nông thôn xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân nhất là trong mùa mưa bão đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo.

Câu số 180- Hiện nay hệ thống đường điện của các xã, phường đã được bàn giao cho bên ngành điện quản lý, tuy nhiên đến nay đường điện đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo an toàn và sinh hoạt của người dân khi mùa mưa bão đến. Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở điện lực khẩn trương đầu tư nâng cấp đường điện cho người dân trước mùa mưa bão.

Câu số 4- (phần II) Hiện nay, ở khu vực nông thôn, các trạm biến áp điện vừa thiếu về số lượng trạm, vừa thấp về công suất nên chất lượng điện rất kém, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng đến đồ dùng sinh hoạt sử dụng điện. Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Công ty Điện lực Hà Nội đầu tư, nâng cấp và cải tạo lại hệ thống các trạm biến áp, đường dây để nâng cao chất lượng điện sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.

Thực hiện chủ trương của Thành phố, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã và đang thực hiện tiếp nhận nguyên trạng lưới điện khu vực phía Tây Hà Nội, trong đó chủ yếu là lưới điện nông thôn. Lưới điện nông thôn trước khi tiếp nhận về cơ bản là hết sức cũ nát, chắp vá và lạc hậu, bán kính cấp điện dài dẫn đến chất lượng điện năng không ổn định, gây thất thoát điện năng của nhà nước, không đảm bảo an toàn vận hành cũng như an toàn điện cho nhân dân khu vực nông thôn, đặc biệt là trong mùa mưa bão.

Do đó, ngay sau khi tiếp nhận, Tổng Công ty đã thực hiện một loạt giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế thất thoát điện năng như: Thay công tơ, hòm công tơ và dây dẫn từ đường nhánh xuống hòm công tơ sau tiếp nhận, cải tạo tối thiểu lưới điện khu vực nông thôn (thay thế nhánh dây cũ nát; thay thế các cột điện vỡ, hư hỏng; bổ sung các vị trí tiếp địa bị đứt, mất, hư hỏng …).

Từ 01/8/2008 đến nay, bằng mọi nguồn vốn huy động được (Trong đó: Vay Ngân hàng thế giới WB 56 triệu USD, hiện Tổng Công ty đang lập dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Vay từ Quỹ ĐTPT của Thành phố: 75 tỷ đồng để thực hiện dự án Cải tạo lưới điện 13 xã miền núi có điều kiện khó khăn …), Tổng Công ty đã thực hiện đầu tư xây dựng hàng trăm TBA phân phối và đường dây trung, hạ thế thuộc trạm; cải tạo và nâng công suất toàn bộ các TBA 110kV, các TBA Trung gian khu vực phía Tây Hà Nội với mục tiêu cao nhất là cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Bên cạnh những nỗ lực của mình, Tổng Công ty kiến nghị HĐND, UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận và tiếp tục bố trí cho Tổng Công ty được sử dụng, vay vốn ưu đãi, từ Quỹ ĐTPT Thành phố … để Tổng Công ty thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là lưới điện khu vực phía Tây Hà Nội để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định và chất lượng cho nhân dân.

Câu số 106- Hệ thống cung cấp nước sạch từ nhà máy nước Sơn Tây đến Thị trấn Liên Quan và một số xã được bắt đầu xây dựng cách đây 5 năm nhưng đến nay chưa được tiếp tục đầu tư để cung cấp nước sạch cho nhân dân thị trấn và các xã lân cận, đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo.

Trả lời:

Tuyến ống cấp nư­ớc sạch từ thị xã Sơn Tây đi thị trấn Liên Quan huyện Thạch Thất do Công ty cổ phần cấp nư­ớc Sơn Tây triển khai thi công từ tháng 10 năm 2006 với mục tiêu cung cấp n­ước sạch cho thị trấn Liên Quan và các xã lân cận (các xã từ thị xã Sơn Tây qua huyện Phúc Thọ dọc theo Quốc lộ 32 đến thị trấn Liên Quan). Trong quá trình triển khai xây dựng do v­ướng mặt bằng thi công (năm 2007-2010 không có mặt bằng thi công do Quốc lộ 32 thi công). Đến nay việc giải phóng mặt bằng (Quốc lộ 32), và một hộ dân thuộc xã Phú Kim huyện Thạch Thất đã thực hiện xong, tuyến đ­ường ống đã cơ bản hoàn thành.

UBND thành phố chỉ đạo Công ty cổ phần cấp nư­ớc Sơn Tây đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhằm phục vụ nư­ớc sạch cho nhân dân các xã thuộc phạm vi dự án đã đư­ợc phê duyệt.

Câu số 107- Thị trấn Liên Quan là đô thị loại 5, đề nghị UBND Thành phố xem xét phê duyệt Quy hoạch chung thị trấn Liên Quan huyện Thạch Thất để có chính sách đầu tư phát triển thị trấn thành trung tâm của Huyện.

Quy hoạch chung Thị trấn Liên Quan huyện Thạch Thất đến năm 2010 được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt tại Quyết định số 767/QĐ-UB ngày 04/6/2001 có tính chất là thị trấn huyện lỵ của Thạch Thất, mục tiêu là xây dựng thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Thạch Thất, làm cơ sở để phát triển kinh tế - dịch vụ - xã hội với một số chỉ tiêu chủ yếu:

+ Quy mô diện tích đất 291ha (đến năm 2010 là 291ha).

+ Quy mô dân số hiện trạng (năm 1996) là 4.926 người; đến năm 2010 khoảng 6.000 người.

Nghiên cứu lập Điều chỉnh quy hoạch chung Thị trấn Liên Quan đảm bảo phù hợp với tình hình mới và phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Tại buổi làm việc với UBND huyện Thạch Thất về tình hình thực hiện nhiệm vụ KTXH 9 tháng năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm của huyện Thạch Thất (Theo Thông báo số 317/TB-UBND ngày 09/9/2010) về công tác quy hoạch, Chủ tịch đã chỉ đạo và giao Sở Quy hoạch-Kiến trúc hướng dẫn UBND huyện Thạch Thất vừa lập quy hoạch chung, vừa lập quy hoạch chi tiết phân khu chức năng khu hành chính- văn hóa- thể thao, quy hoạch thị trấn Liên quan.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt các Thị trấn hiện có (trong đó có Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất) đóng vai trò trung tâm hành chính, chính trị của huyện được định hướng phát triển theo mô hình đô thị sinh thái theo hướng hạn chế các loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, quản lý chặt chẽ về mật độ xây dựng, tầng cao công trình, loại hình công trình, hình thái kiến trúc; trở thành trung tâm hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng nông thôn.

UBND Thành phố sẽ chỉ đạo Sở Quy hoạch- Kiến trúc phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Thạch Thất đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt các Đồ án quy hoạch làm cơ sở phát triển kinh tế xã hội của Thị trấn, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.



Câu số 108- Cử tri thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất phản ánh nhiều cán bộ xã, thị trấn đã đến tuổi được nghỉ chế độ nhưng chưa được hưởng chế độ hưu trí do chưa được cấp sổ BHXH do thiếu các quyết định có liên quan, đề nghị UBND Thành phố có thể căn cứ vào: Lý lịch Đảng viên, lý lịch cán bộ và xác nhận của các cán bộ cùng công tác để làm căn cứ xét duyệt cấp sổ BHXH cho các đối tượng này.

Việc thực hiện chế độ BHXH đối với cán bộ cấp xã thực hiện theo quy định của Luật BHXH và các quy định có liên quan. UBND thành phố sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát đối với từng trường hợp cụ thể, trong trường hợp cần thiết phải có sự tham mưu để UBND Thành phố ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện để đảm bảo quyền lợi chính đáng của cán bộ cấp xã.



Câu số 109- Cử tri thị trấn Liên Quan phản ánh các vị trí, diện tích đất Thành phố cho Công ty kinh doanh tổng hợp thuê đến nay sử dụng không đúng mục đích được thuê và không hiệu quả, đề nghị UBND thành phố thu hồi giao cho huyện, thị trấn quản lý để xây dựng các công trình công cộng phục vụ dân sinh.

Ngày 23/6/2008, UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) có Quyết định số 1715/QĐ-UBND về việc chuyển hình thức giao đất sang thuê đất cho Công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp huyện Thạch Thất với tổng diện tích 6.609,9m2 (trong đó diện tích cho thuê 6.036,1m2). Kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường về đề nghị của UBND thị trấn Liên Quan về việc giao cho UBND thị trấn Liên Quan một phần đất khu Bách hóa thuộc Công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp Thạch Thất cho thấy đến nay Công ty đã và đang hoạt động theo ngành nghề đã đăng ký bán buôn, bán lẻ hàng công nghệ thực phẩm, vật tư nông nghiệp…trụ sở chính nơi điều hành hoạt động của Công ty có cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp…Các cửa hàng hiện vẫn kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất. Riêng khu Bách hóa Liên Quan, Công ty có cho hộ kinh doanh thuê làm cửa hàng giải khát song thời hạn thuê đã hết, Công ty đang hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng do chủ hộ thuê đất đi vắng nên chưa bàn giao mặt bằng cho Công ty. Hiện tại Công ty sử dụng đất thuê theo đúng quy định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND Thành phố yêu cầu UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thường xuyên giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất thuê của Công ty trên từng khu vực trên địa bàn huyện; đồng thời đôn đốc Công ty phải sớm thu hồi lại mặt bằng tại khu Bách hóa Liên Quan để sử dụng đúng quy định.



Câu số 110- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm bố trí quỹ đất để xây dựng, phát triển các thiết chế công cộng phục vụ nhu cầu dân sinh, đất phát triển kinh tế (chợ) trên địa bàn huyện Từ Liêm.

Tại các đồ án Quy hoạch chi tiết trên địa bàn Thành phố nói chung và huyện Từ Liêm nói riêng được Thành phố phê duyệt đều đã bố trí, xác định các quỹ đất để xây dựng, phát triển các thiết chế công cộng phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế (chợ). Các quy hoạch chi tiết được duyệt đều được tổ chức công bố và bàn giao cho huyện Từ Liêm.

UBND huyện Từ Liêm đã bố trí quỹ đất, lập bản đồ thiết chế văn hoá phục vụ nhu cầu của nhân dân và có Tờ trình số 229/TTr-UBND ngày 09/8/2010 đề xuất UBND thành phố Hà Nội phê duyệt bản đồ quỹ đất công cộng để dự kiến xây dựng thiết chế văn hoá xã hội trên địa bàn huyện. Ngày 27/7/2011 UBND thành phố có công văn số 6242/UBND-TH về việc rà soát, giải quyết tình trạng thiếu đồng bộ, chậm triển khai công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn; UBND huyện đã có báo cáo số 142/BC-UBND ngày 26/9/2011.

UBND thành phố đang xem xét, phê duyệt để giao UBND huyện Từ Liêm triển khai thực hiện trong tháng 11/2011.



Câu số 111- Đề nghị Thành phố kiểm tra dự án đầu tư, chỉnh trang tuyến đường Xuân Đỉnh để công tác đầu tư đạt hiệu quả cao hơn (thoát nước, cầu gốc đề). Cần đầu tư hệ thống thoát nước đủ năng lực đảm bảo tiêu thoát nước dân sinh.

Dự án cải tạo tuyến đường Xuân Đỉnh đang được Sở GTVT triển khai thực hiện và dự kiến hoàn thành trong năm 2011. UBND Thành phố giao Sở GTVT nghiên cứu kiến nghị của cử tri để đảm bảo việc tiêu thoát nước và hiệu quả của Dự án.



Câu số 112- Đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng đường Nguyễn Hoàng Tôn và đầu tư cải tạo, nâng cấp đồng bộ đường 70, đường 69 - Trần Cung (hiện nay có đoạn chưa có hệ thống thoát nước gây ngập úng).

Dự án xây dựng tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn Tuyến đường dài khoảng 2,5 km. Trong đó đoạn giáp đường Lạc Long Quân dài trờn 200m, bề rộng 40 m được giao cho UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư. Đoạn còn lại do Ban quản lý dự ỏn hạ tầng Tả ngạn làm chủ đầu tư.

UBND Thành phè đó phê duyệt chủ trương chuẩn bị đầu tư, Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn đã lập kế hoạch đấu thầu và chỉ định thầu cho đơn vị đo vẽ bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 cho công tác lập chỉ giới đường đỏ; ký hợp đồng với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội về việc xác định chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 và cung cấp số liệu hạ tầng, hướng tuyến.

Trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành về chỉ giới đường đỏ của tuyến, tháng 12/2010 UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Ban QLDA hạ tầng Tả Ngạn và các đơn vị liên quan kiểm tra, thống nhất hoàn thiện hồ sơ chỉ giới đường đỏ tránh phải GPMB nhiều gây khiếu kiện, trình UBND Thành phố trong quý I/2011. Tuy nhiên, việc triển khai nhiệm vụ Thành phố giao của Ban QL Dự án hạ tầng Tả ngạn và các sở, ngành còn chậm. Hiện nay, Ban QLDA hạ tầng Tả Ngạn phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập phương án so sánh Chỉ giới đường đỏ tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn (Đoạn từ Quận ủy Tây Hồ đến đường Phạm Văn Đồng) trình Sở Quy hoạch kiến trúc thẩm định, báo cáo UBND Thành phố.

UBND Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh việc lập, phê duyệt chỉ giới, công tác chuẩn bị đầu tư dự án để triển khai trong giai đoạn 2012-2015.

- Đường 70: UBND Thành phố đã giao Sở GTVT lập Dự án và đang trình phê duyệt dự án. Theo nội dung dự án, tuyến đường 70 sẽ được cải tạo nâng cấp đồng bộ để đáp ứng được nhu cầu khai thác trước mắt và lâu dài.

- Đường 69: Sở GTVT đã triển khai cải tạo chống xuống cấp. Hiện dự án đã cơ bản hoàn thành.

- Đường Trần Cung: Dự án đang được Sở GTVT triển khai thi công cải tạo, chống xuống cấp, dự kiến hoàn thành trong năm 2011.



Câu số 113- Đề nghị UBND Thành phố xem xét đầu tư hệ thống điện chiếu sáng tuyến đường 23 và đường 70, đồng thời có cơ chế về lắp đặt, trả tiền điện chiếu sáng công cộng trong các đường trục xã trên địa bàn huyện Từ Liêm

UBND Thành phố đã giao cho Sở Xây dựng phối hợp với UBND các quận, huyện và các Sở, ngành chức năng lập Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Kế hoạch đang được Sở Xây dựng hoàn thiện (đã bao gồm công trình xây dựng hệ thống chiếu sáng các tuyến đường 23 và đường 70), xin ý kiến UBND các quận, huyện, Sở, ngành trước khi báo cáo UBND Thành phố.

Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của UBND Thành phố về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 quy định:

- Thành phố quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng dọc tuyến đường, trong các công viên, vườn hoa do thành phố quản lý; quản lý việc cấp điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn các quận nội thành;

- Quận quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng dọc tuyến đường, trong các công viên, vườn hoa do quận quản lý, chiếu sáng công cộng tại các ngõ xóm, khu dân cư trên địa bàn các quận;

- Quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây quản lý toàn bộ hệ thống chiếu sáng trên địa bàn;

- Các huyện quản lý chiếu sáng trên hệ thống đường huyện.

Như vậy việc lắp đặt, chi trả tiền điện hệ thống chiếu sáng công cộng các đường trục xã, liên xã trên địa bàn huyện do UBND huyện quản lý.



Câu số 114- Tiến độ thi công quốc lộ 32 đoạn Cầu Diễn - Nhổn hiện nay rất chậm làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, an toàn giao thông, tiêu thoát nước... Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và thực hiện khớp nối hạ tầng (Hiện nay gây úng ngập 04 xã, thị trấn của huyện).Trùng câu 48

Câu số 115- Đề nghị UBND Thành phố xem xét đầu tư cải tạo nâng cấp mương Cầu Đá (thuộc xã Cổ Nhuế) vì đây là tuyến mương quan trọng tiêu thoát nước cho nhiều xã, phường như: Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm; phường Phú Thượng, Xuân La (quận Tây Hồ); phường Nghiã Đô (quận Cầu Giấy) (cử tri huyện Từ Liêm).

Tuyến mương Cầu Đá và toàn bộ lưu vực tiêu ra mương Cầu Đá do Công ty thoát nước Hà Nội quản lý và khai thác. UBND Thành phố sẽ chỉ đạo Sở Xây dựng và Công ty thoát nước Hà Nội kiểm tra, báo cáo UBND Thành phố có biện pháp đảm bảo tiêu thoát nước cho khu vực.



Câu số 116- Đề nghị UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh việc đặt tên đường Đông Ngạc (đoạn thuộc địa phận xã Thụy Phương).

Đường Đông Ngạc thuộc đất xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm. Trước năm 1942, Đông Ngạc là đất của ba xã thuộc hai tổng Phú Gia và Xuân Tảo, huyện Hoài Đức, đến năm 1961 trở thành ba thôn của xã Đức Thắng, huyện Từ Liêm, năm 1964 đổi là xã Đông Ngạc.

Đường Đông Ngạc nằm trên đường đê thuộc địa phận xã Đông Ngạc, dân địa phương gọi là đê Đông Ngạc, nên việc đặt tên đường là đường Đông Ngạc là hợp lý nhằm bảo lưu một địa danh cổ ở vùng này. Việc xác định điểm đầu, điểm cuối để đặt tên cho tuyến đường cần căn cứ tình hình thực tế, các điểm ngắt phải phù hợp, không đặt tên đường theo địa danh hành chính, vì vậy đề nghị điều chỉnh đặt tên đường Đông Ngạc (đoạn thuộc địa phận xã Thuỵ Phương) cũng nằm trong yêu cầu trên.

Câu số 117- Đề nghị UBND Thành phố kiểm tra, xem xét quá trình thực hiện Quyết định số 2236/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc khai thác nước ngầm tại điểm số 7 và số 8 thuộc xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm chưa đúng quy định và sử dụng sai mục đích (Thu hồi và bàn giao cho xã làm đất phục vụ công cộng).

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội được Ủy ban nhân dân thành phố giao đất tại 12 địa điểm trên địa bàn Thành phố để xây dựng các công trình phục vụ việc khai thác nước ngầm, riêng tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm có 02 điểm để làm trạm bơm tăng áp (tại xóm 5) và làm giếng khoan (tại xóm 2) với tổng diện tích khoảng 400m2.

Qua kiểm tra sơ bộ, các khu đất này các hộ dân chiếm dụng và sử dụng không đúng mục đích do chủ đầu tư quản lý không chặt chẽ. Tại ô đất đã xây dựng trạm bơm tăng áp để cấp nước sạch cho nhân dân xã Cổ Nhuế, nhưng khoảng 4-5 năm nay trạm bơm này không hoạt động, hộ gia đình ở liền kề ô đất đang sử dụng để các đồ đạc và ô tô; Tại ô đất có diện tích trạm bơm nhưng hiện nay đang được sử dụng làm kho chứa hàng.

Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm lập hồ sơ, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xử lý thu hồi đất theo kiến nghị của cử tri.



Câu số 118- Đề nghị UBND Thành phố kiến nghị Chính phủ xem xét quy hoạch Khu liên hiệp thể thao Quốc gia đã qua nhiều năm chưa thực hiện dự án, nhân dân không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được cấp phép xây dựng nhà ở nên gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như cuộc sống.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thu hồi và giao 247ha đất tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm cho Ban Quản lý dự án Khu liên hiệp thể thao quốc gia từ năm 2001 để xây dựng cơ sở hạ tầng khu Liên hiệp thể thao quốc gia. Hiện nay, một phần diện tích đất đã giải phóng mặt bằng và xây dựng công trình, một phần diện tích đất chưa giải phóng mặt bằng.

Ủy ban nhân dân thành phố sẽ giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiểm tra về quy hoạch để có đề xuất về nội dung này.

Câu số 119- Đề nghị UBND Thành phố cho phép thực hiện quyền của người sử dụng đất (cấp GCN, chia tách thửa đất) đối với đất ở hợp pháp trong khu vực quy hoạch trên 03 năm chưa thực hiện, chưa có quyết định thu hồi đất, giao đất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà không có tranh chấp thì diện tích đất có giấy tờ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.

Việc chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND cấp huyện xét duyệt theo quy định tại Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của UBND Thành phố về cấp Giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội

Câu số 120- Hiện nay trên địa bàn Thành phố nói chung, huyện Sóc Sơn nói riêng có nhiều vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng đất hay còn gọi là dự án treo, gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước và nhân dân. Cử tri đề nghị UBND Thành phố rà soát, thu hồi các dự án đó để chuyển đổi mục đích sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế của Thủ đô.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ, Ngành Trung ương hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra việc sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn Thành phố kể từ ngày 01/01/2003 đến 31/12/2008. Theo kết quả kiểm tra của các Sở, ngành và UBND các quận, huyện thị xã, ngày 13/01/2010, UBND Thành phố đã có Văn bản số 258/UBND-TNMT chỉ đạo xử lý, khắc phục các dự án đầu tư sử dụng đất nhưng chậm triển khai.

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của UBND về việc tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn Thành phố từ 01/01/2003 đến 31/05/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 546/STNMT-TTr ngày 01/7/2011 yêu cầu các Quận, huyện, thị xã tổng hợp danh sách các dự án có vi phạm Luật Đất đai năm 2003 như: chậm giải phóng mặt bằng; chưa đưa đất vào sử dụng sau 12 tháng kể từ ngày được nhận bàn giao đất ngoài thực địa; tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; chưa thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; các trường hợp tự chuyển mục đích, chuyển nhượng trái pháp luật, để đất bị lấn chiếm, tranh chấp để đề xuất UBND Thành phố kiểm tra, xử lý theo quy định của Luật Đất đai.

Qua tổng hợp tình hình, trên địa bàn huyện Sóc Sơn chưa phát hiện các vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng đất hay còn gọi là “dự án treo” gây thiệt hại về kinh kế cho nhà nước và nhân dân.



Câu số 121- Diện tích rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn đều do nhân dân của 9 xã trên địa bàn huyện gây trồng và nhiều năm nay được giao đến từng hộ gia đình để trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, nhiều hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất rừng trồng lấn không thuộc diện tích đất rừng phòng hộ hoặc những hộ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thể giao dịch chuyển nhượng được vì Thành phố không đồng ý. Cử tri của 9 xã có rừng kiến nghị UBND Thành phố sớm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất rừng trồng lấn không thuộc diện tích đất rừng phòng hộ và có cơ chế đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và sau khi có quy hoạch rừng Sóc Sơn được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 29/5/2008, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 712/STNMT-ĐKTK ngày 15/3/2010 hướng dẫn. Do vậy, với các vấn đề có liên quan đến quyền sử dụng đất lâm nghiệp và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này, Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn thực hiện theo thẩm quyền và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.



tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương