Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV


Câu số 137- Đề nghị UBND TP cho xây dựng hệ thống thoát nước và đường điện chiếu sáng qua địa bàn huyện Thanh Oai



tải về 0.88 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.88 Mb.
#16061
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Câu số 137- Đề nghị UBND TP cho xây dựng hệ thống thoát nước và đường điện chiếu sáng qua địa bàn huyện Thanh Oai:

- Dự án QL21B đã bố trí đèn chiếu sáng trong khu vực Bình Đà, thị trấn Kim Bài theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt của Dự án cải tạo tuyến QL 21B, hiện nay đang phát huy tác dụng. Một số khu tập trung dân cư trên QL 21B cũng đã được Sở XD đầu tư, thi công hệ thống chiếu sáng phục vụ sinh hoạt, đi lại của nhân dân.

- Về cống thoát nước trên QL 21B: đoạn qua địa bàn huyện Thanh Oai đã xây dựng xong từ lâu. Hiện nay, chỉ còn đoạn rãnh rọc qua Bình Đà (thuộc dự án đầu tư của Bộ GTVT) chưa thi công được do chưa ghi vốn và còn một số vướng mắc nhỏ về GPMB; khi có vốn tiếp tục triển khai.

Câu số 138- Hiện nay, nhiều nắp công thoát nước trên QL21 đoạn qua Thanh Oai bị sập:

Trên Quốc lộ 21B chỉ có một số vị trí rãnh dọc bị vỡ bản, sở GTVT đã tiến hành kiểm tra, thay thế. Do lưu lượng phương tiện lớn, xe tải trọng lớn thường xuyên lưu thông trên tuyến, Sở GTVT đã chỉ đạo thường xuyên rà soát và kịp thời sửa chữa nhưng chỗ hư hỏng đảm bảo an toàn giao thông.



Câu số 139- Đề nghị UBND Thành phố bố trí tuyến xe buýt Hà Nội Thanh Oai để phục vụ nhân dân đồng thời giảm ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 21B.

Thành phố đang triển khai thực hiện Đề án phát triển VTHKCC bằng xe buýt ở Thủ đô năm 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định 3462/QĐ-UB ngày 25/7/2011). Trong đó bao gồm việc bố trí mới, điều chỉnh luồng tuyến và kéo dài các tuyến buýt về các khu vực ngoại thành góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Trên trục Quốc lộ 21B hiện có 2 tuyến buýt (75,79) đang hoạt động, phục vụ nhân dân với điểm đầu cuối là bến xe Yên Nghĩa. Hành khách có thể sử dụng các tuyến buýt trên kết hợp với các tuyến khác để đi đến các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

- Hiện tại Sở GTVT đang đánh giá, rà soát lại 10 tuyến buýt trên địa bàn Hà Tây cũ, tuyến nào đáp ứng đủ các tiêu chí phục vụ thì sẽ trình Thành phố cho phép và đưa vào hoạt động thành tuyến buýt có trợ giá



Câu số 140- Đề nghị UBND Thành phố cho cứng hoá mặt đê Yên Cốc để phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân (cử tri huyện Thanh Oai).

Kênh Yên Cốc do Công ty TNHH 1 TV đầu tư phát triển Thuỷ Lợi sông Đáy quản lý. Việc cứng hoá bờ kênh Yên Cốc UBND Thành phố đã giao cho UBND huyện Thanh Oai làm chủ đầu tư. UBND Thành phố đã chấp thuận điều kiện để bố trí kế hoạch đầu tư, theo đó dự án được thực hiện trong năm 2012 và 2013.

UBND Thành phố tiếp thu ý kiến cử tri và chỉ đạo UBND huyện Thanh Oai và các Công ty Thủy lợi trên địa bàn (Công ty sông Nhuệ, sông Đáy) sớm hoàn thành nhiệm vụ Thành phố giao để công trình sớm đi vào sử dụng đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

Câu số 141- Đề nghị UBND Thành phố giải quyết dứt điểm việc cấp đất giãn dân tại khu vực Ba Hàng của xã Thanh Mai theo Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 21/2/1994 của UBND Tỉnh Hà Tây do ông Đỗ Thanh Quang - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh ký và Quyết định số 410/QĐ-UBND tháng 10/1998 do ông Vương Văn Biện - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây ký.

Liên quan đến các kiến nghị của cử tri huyện Thanh Oai về việc giải quyết dứt điểm việc cấp đất giãn dân tại khu Ba Hàng, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai. UBND Thành phố có Văn bản số 6886/UBND-TNMT ngày 20/7/2009 giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, đề xuất giải quyết việc giao đất giãn dân theo Quyết định số 57-QĐ/UB ngày 01/02/1994 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây.

- Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 2872/STNMT-KHTH ngày 01/9/2009 đề xuất giải quyết các kiến nghị của một số hộ dân xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai trình UBND Thành phố.

- Ủy ban nhân dân Thành phố có văn bản số 7660/UBND-TNMT ngày 08/9/2011: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Thanh Oai, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài Chính căn cứ vào quy hoạch chung xây dựng của Thành phố đã được phê duyệt xác định rõ quy hoạch tại khu vực giao đất theo Quyết định số 57 - QĐ/UB ngày 01/02/1994 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây, rà soát lại các nội dung liên quan việc giao đất giãn dân của 56 hộ, phân loại xử lý các tồn tại vướng mắc, báo cáo UBND Thành phố.



Câu số 142- Đề nghị UBND Thành phố xem xét và trả lời rõ ràng cho dân biết Khu đô thị mới Yên Hòa quận Cầu Giấy có thực hiện quy hoạch hay không mà từ năm 2004 đến nay tại tổ 44B phường Yên Hòa không được xây dựng.

Dự án ĐTXD Khu đô thị mới Yên Hòa được UBND Thành phố giao Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Đến nay Khu đô thị mới đã được đưa vào sử dụng; tuy nhiên tại một số điểm tiếp giáp khu vực dân cư cũ nối với đường Nguyễn Khang vẫn gặp nhiều khó khăn trong coogn tác bồi thường GPMB do các hộ dân sau khi công bố quy hoạch, vẫn tiếp tục cải tạo, xây dựng, tách hộ, chuyển nhượng đất... mặc dù đã được thông báo nằm trong khu vực giải tỏa để mở đường.

Tổ dân cư 44 phường Yên Hòa gồm 60 hộ, là một phần trong khu vực đã nêu trên. Hội đồng GPMB quận Cầu Giấy, UBND phường Yên Hòa và Công ty CP Đầu tư XD dân dụng HN đang tích cực phối hợp thực hiện kế hoạch GPMB để hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật của Dự án theo quy hoạch đã được duyệt.

Câu số 143- Đề nghị UBND Thành phố quy định rõ khi đất của các hộ dân nằm giữa 02 đơn vị hành chính quận, huyện thì việc cấp sổ đỏ rất bất cập, bởi mỗi quận, huyện chỉ được cấp phần đất mình quản lý mà dân lại có đất của cả hai đơn vị hành chính cùng một thửa đất và một số trường hợp tại phường Nghĩa Tân và xã Cổ Nhuế (quận Cầu Giấy quản lý nhân hộ khẩu, huyện Từ liêm quản lý đất đai).

Việc Cấp và ghi Giấy chứng nhận đối với trường hợp khu đất của một người sử dụng vào một mục đích nằm trên nhiều đơn vị hành chính theo quy định tại Thông tư số 17/200/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: Trường hợp khu đất thuộc phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn thì từng phần diện tích thuộc phạm vi từng đơn vị hành chính cấp xã được coi là một thửa đất có số hiệu theo tờ bản đồ địa chính của xã, phường, thị trấn có phần diện tích đất đó. Trường hợp khu đất thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của nhiều cơ quan khác nhau thì phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, do cơ quan đó cấp.

Về việc xử lý vướng mắc khi cấp Giấy chứng nhận cho một số trường hợp tại phường Nghĩa Tân và xã Cổ Nhuế (quận Cầu Giấy quản lý nhân hộ khẩu, huyện Từ liêm quản lý đất đai):

Ngày 06/7/2007 UBND Thành phố có Quyết định số 2724/QĐ-UBND với nội dung: “- Tạm giao cho UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Nghĩa Tân thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước toàn diện 10 tổ dân phố, bao gồm: Tổ 34, 35, 36, 38, 39, 40, 56, 59, 60 và 61 thuộc địa giới hành chính xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm.



- UBND huyện Từ Liêm, UBND quận Cầu Giấy tổ chức thực hiện và chỉ đạo UBND xã Cổ Nhuế, UBND phường Nghĩa Tân thực hiện việc giao, nhận nguyên trạng 10 tổ dân phố nêu trên, nhằm ổn định tình hình để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với UBND huyện Từ Liêm, UBND quận Cầu Giấy và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, quận Cầu Giấy trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định”.

Ngày 26/10/2007 UBND Thành phố có Văn bản số 5901/UBND-SNV yêu cầu các sở, ban, ngành của Thành phố có trách nhiệm xây dựng văn bản hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND huyện Từ Liêm và UBND quận Cầu Giấy thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành mình phụ trách để phục vụ công tác bàn giao 10 tổ dân phố về phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy quản lý Nhà nước toàn diện. Căn cứ hướng dẫn của các ngành, UBND huyện Từ Liêm chủ động phối hợp với UBND quận Cầu Giấy chuẩn bị nội dung, hồ sơ, tài liệu có liên quan để phục vụ công tác bàn giao.



Câu số 144- Đề nghị UBND Thành phố sửa chữa hoặc dỡ bỏ để xây mới nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng. Yêu cầu đơn vị gây hư hỏng nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và đề nghị tháo dỡ hàng rào ngõ 49 (hàng rào bảo vệ phần nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng bị hư hỏng).

Ngày 31/3/2011 do sự cố sập đổ ngôi nhà 5 tầng số 49 Huỳnh Thúc Kháng (là nhà tư nhân), gây ra một số hư hỏng cho các căn hộ đầu hồi nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng, chính quyền địa phương đã yêu cầu một số hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp tạm thời di chuyển để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Ngày 29/4/2011, UBND Thành phố có Văn bản số 3185/UBND-XD giao Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch được duyệt.

Ngày 11/5/2011, UBND Thành phố có Văn bản số 3446/UBND-XD đồng ý để Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 được thuê 19 căn hộ thuộc quỹ nhà tái định cư của Thành phố tại nhà 9B khu Đại Kim Định Công để tạm cư cho các hộ gia đình phải di chuyển ra khỏi nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng.

Sở Xây dựng có các Văn bản số 3274/SXD-PTN ngày 24/5/2011 và số 5518/SXD-PTN ngày 08/8/2011 đề nghị Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 khẩn trương chủ động phối hợp với UBND quận Đống Đa hoàn thiện công tác điều tra xã hội học, tham khảo nguyện vọng chính đáng của các hộ gia đình; Tổ chức xây dựng, công khai phương án, bồi thường, hỗ trợ, tạm cư, tái định cư cho các tổ chức, hộ gia đình và phối hợp với đơn vị đang quản lý, sử dụng tầng 1 và một phần tầng 2 nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng để thống nhất biện pháp, đề xuất kế hoạch, các cam kết khả thi để triển khai thực hiện dự án.

Ngày 13/9/2011, Sở Xây dựng có Văn bản số 6557/SXD-PTN đề nghị UBND quận Đống Đa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương đề xuất biện pháp buộc tổ chức, cá nhân gây ra sự cố sập đổ công trình 49 Huỳnh Thúc Kháng tổ chức thương thảo phương án bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, hộ gia đình nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/9/2011. Trường hợp, quá thời hạn nêu trên mà các tổ chức, cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không thống nhất được phương án bồi thường, đề nghị UBND quận Đống Đa chuyển hồ sơ vụ việc đến Toà án nhân dân quận Đống Đa để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hiện nay Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 đang tiến hành các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng.



Câu số 145- Việc mở rộng ngã tư Khâm Thiên - Lê Duẩn cử tri đề nghị rất nhiều lần xong chưa được xem xét giải quyết.

Về đề nghị của cử tri về mở rộng ngã tư Khâm Thiên - Lê Duẩn, Sở GTVT đang tổ chức khảo sát nghiên cứu lên phương án để mở rộng nút giao này, tuy nhiên do phần mở rộng có liên quan đến phần đất của cơ quan quản lý đường sắt phải thu hồi do vậy cần có ý kiến của ngành Đường sắt để phối hợp thu hồi phần diện tích đất do ngành Đường sắt quản lý để phục vụ mở rộng nút giao.



Câu số 146- Đề nghị Thành phố chỉ đạo cho hạ ngầm đường dây điện trên phố Khâm Thiên.

Công tác hạ ngầm đường dây đi nổi trong đó bao gồm hạ ngầm đường dây điện trên phố Khâm Thiên đã được đưa vào danh mục kế hoạch cho phép triển khai thực hiện trong năm 2011. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, do vậy chưa bố trí kế hoạch vốn thực hiện.



Câu số 147- Hồ Đống Đa đã được cải tạo, đã có hệ thống cống thu gom nước thải sinh hoạt của các hộ dân không cho chảy vào hồ, xong Công ty Hà Thuỷ đã cho nước thải từ mương Hào Nam chảy vào hồ để nuôi cá gây ô nhiễm môi trường hồ, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo không cho Công ty Hà Thuỷ thuê hồ nuôi cá.

Hồ Đống Đa đã được cải tạo, đã có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của các hộ dân không cho chảy vào hồ. Hồ Đống Đa đã hoàn thành, bàn giao cho Ban quản lý dự án Hạ tầng đô thị và Công ty TNHH NN MTV Thoát nước Hà Nội quản lý toàn bộ bờ kè và mặt nước hồ từ tháng 5/2011. Việc quản lý hồ theo đúng quy định đảm bảo chức năng điều hòa phục vụ công tác thoát nước chung cho Thành phố.



Câu số 148- Đề nghị Thành phố cho hạ thấp cốt đường Cát Linh - Láng đảm bảo tiêu thoát nước của các hộ dân hai bên đường.

Việc triển khai thi công tuyến đường Cát Linh - Láng được thực hiện trên cơ sở quy hoạch, cao độ san nền đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đảm bảo phù hợp với cao độ chung của khu vực. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống thoát nước trong quá trình thi công đường, đấu nối các cống, rãnh thoát nước, đảm bảo khả năng tiêu, thoát nước cho khu vực và nhân dân hai bên đường.



Câu số 149- Hồ Ba mẫu được quy hoạch từ những năm 1991, năm 2010 đã được UBND Thành phố điều chỉnh lại và phân kỳ đầu tư xong tiến độ rất chậm, môi trường hồ ô nhiễm, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ.

Căn cứ Quyết định số 14/2001/QĐ-UB ngày 04/4/2001 của UBND Thành phố về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực công viên hồ Ba Mẫu và Quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án số 2106/QĐ-UB ngày 01/4/2002. Đây là công trình bức xúc dân sinh kéo dài trong nhiều năm. Đơn vị chủ đầu tư trước đây (Ban QLDA Giao thông đô thị - Sở Giao thông vận tải) đã triển khai công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án nhưng gặp nhiều khó khăn do không được dân cư tại khu vực này đồng thuận, nên không thể thực hiện được.

UBND Thành phố đã chỉ đạo việc nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch khu vực công viên hồ Ba Mẫu để đảm bảo tính khả thi. Sở Xây dựng (đơn vị được giao chủ đầu tư tà tháng 6/2008), đơn vị tư vấn đã nghiên cứu lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công viên hồ Ba Mẫu và được UBND Thành phố phê duyệt tại quyết định số 757/QĐ-UBND ngày 08/ 02/2010. Sở Xây dựng đã trình duyệt điều chỉnh dự án và phê duyệt kế hoạch đấu thầu và được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 04/04/2011.

Sau một thời gian hoàn tất các thủ tục XDCB theo qui định, Sở Xây dựng đã tổ chức đấu thầu, lựa chọn được nhà thầu là Liên danh Công ty CP Xây lắp Giao thông công chính và Công ty CP Đầu tư Ngân Giang thực hiện gói thầu: Thi công xây dựng đường giao thông, thoát nước, kè hồ, chiếu sáng thuộc Dự án Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công viên hồ Ba Mẫu.

Ngày 13/9/2011, Sở Xây dựng đã tổ chức khởi công xây dựng đường giao thông, thoát nước, kè hồ, chiếu sáng thuộc Dự án. Theo kế hoạch đến hết năm 2011, việc thi công các hạng mục này sẽ cơ bản hoàn thành.

Câu số 150- Đề nghị UBND Thành phố sớm triển khai kế hoạch trồng cây xanh trên khu đất Hồ Đình Lớn mà quận Đống Đa và Thành phố đã quy hoạch từ hơn 10 năm nay.

Hiện nay, Hồ Đình Lớn đang được cải tạo kè hồ theo chỉ đạo của UBND Thành phố. Việc trồng cây sẽ được triển khai sau khi dự án hoàn thành.



Câu số 151- Đề nghị UBND Thành phố thu hồi khu đất của Sở văn hóa tại số 21 phố Thái Thịnh để xây dựng trường học cho các cháu, nhiều năm nay khu đất được sử dụng sai mục đích, làm nơi trông xe…

1. Đối với khu đất tại số 21 phố Thái Thịnh:

Ngày 09/6/2009, UBND Thành phố đã có văn bản số 5281/UBND-VHKG giao Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch lập dự án cải tạo khu đất 21,23,25 phố Thái Thịnh thành trụ sở Rạp xiếc Hà Nội và Trung tâm văn hoá đa năng.

Ngày 10/6/2010, UBND thành phố đã có thông báo số 193/TB-UBND kết luận ý kiến của Chủ tịch UBND Thành phố về Dự án hợp khối cơ sở nhà đất tại 21,23,25 phố Thái Thịnh, trong đó giao Sở Văn hoá thể thao và Du lịch lập dự án cải tạo khu đất số 21,23,25 phố Thái Thịnh.

Ngày 13/6/2011, UBND Thành phố đã có Quyết định số 2649/QĐ-UBND phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất nhà đất thuộc sở hữu nhà nước của Công ty TNHH một thành viên Điện ảnh Hà Nội theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ thu hồi khu đất 23 Thái Thịnh giao cho Sở Văn hoá thể thao và Du lịch để thực hiện Dự án hợp khối tại 21,23,25 Thái Thịnh.



2. Đối với vấn đề quỹ đất xây dựng trường học

Ngày 16/9/2011, Chủ tịch UBND Thành phố đã chủ trì cuộc họp rà soát báo cáo tình hình đầu tư xây dựng các trường mầm non và phổ thông các cấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội với các sở, ngành chức năng và 04 quận nội thành. Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND Thành phố đã giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, tổ chức làm việc với 29 quận, huyện, thị xã để rà soát, tổng hợp báo cáo hiện trạng, đề xuất nhu cầu hệ thống giáo dục địa phương; Thành phố ưu tiên giải quyết dứt điểm tình trạng trắng trường mầm non, thiếu trường học tại một số quận nội thành và các khu dân cư tập trung mật độ cao trên toàn Thành phố.

Tiếp đó, ngày 20/9/2011, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì họp nghe báo cáo tình hình đầu tư xây dựng trường mầm non tại các phường chưa có trường mầm non công lập trên địa bàn các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Xuân.

Theo phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm bố trí và thực hiện mỗi xã, phường có ít nhất 01 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập đạt chuẩn quốc gia; đối với những xã, phường không còn đất hoặc quỹ đất thiếu thì UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm đề xuất giải pháp báo cáo UBND Thành phố giải quyết; tập trung phối hợp với các Sở, ngành chức năng thực hiện theo các chỉ đạo nêu trên của UBND Thành phố.



Câu số 152- Đề nghị Thành phố có kế hoạch giải quyết các dự án treo vì để quá lâu làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh như dự án xây dựng đường Huỳnh Thúc Kháng – Voi Phục bao giờ được thực hiện và đề nghị mở rộng hoàn thiện phố Pháo Đài Láng.

Hiện đã có nhà đầu tư xin đầu tư dự án theo hình thức xã hội hóa và Sở Kế hoạch & Đầu tư đang tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.



Câu số 153- Đề nghị UBND Thành phố đẩy nhanh việc thực hiện dự án Hồ Linh Quang và mương Lương Sử C

Các hạng mục xây lắp thuộc Dự án xây dựng cải tạo hồ Linh Quang được chia thành 2 gói thầu: "Kè hồ và nạo vét bùn" và "Xây dựng đường giao thông, cây xanh, chiếu sáng và hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ". Hiện nay công tác nạo vét bùn đã hoàn thành. Khối lượng kè hồ đã hoàn thành được 70/726m dài. Khó khăn của dự án là phải giải phóng nhiều các hộ dân (237 phương án đền bù). Hiện đã thực hiện xong các công tác: đo đạc hồ sơ kỹ thuật thửa đất, xác định nhân khẩu, xác minh đất và tài sản trên đất, đã chi trả tiền theo 06 phương án đền bù, công khai 17 phương án. Hiện đang hoàn chỉnh các phương án còn lại để trình Hội đồng thẩm định, phê duyệt. Sở Xây dựng đang phối hợp với UBND quận Đống Đa để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. Dự kiến quí I/2012 bắt đầu thi công gói thầu "Xây dựng đường giao thông, cây xanh, chiếu sáng và hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ".

Công trình cải tạo mương Lương Sử C, quận Đống Đa thuộc gói thầu CP9 của Dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường thành phố Hà Nội - Dự án II . Hiện nay công tác mở thầu gói thầu đã thực hiện. Dự kiến quí IV/2011 khởi công công trình.

Câu số 154- Đề nghị UBND Thành phố trả lời về kế hoạch xây dựng chợ Ngã Tư Sở, hiện nay các kiốt bên đường Láng đã bắt đầu hiện tượng han rỉ

Dự án Trung tâm thương mại - chợ Ngã Tư Sở, địa chỉ: số 46 đường Nguyễn Trãi, quận Đống Đa là dự án được UBND Thành phố ra Quyết định số 3950/QĐ-UBND ngày 04/10/2007 giao tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất. Ngày 08/01/2009, UBND Thành phố đã ra Quyết định số 98/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại - chợ Ngã Tư Sở. Đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng, Công ty Cổ phần Đầu tư Vietnamnet, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng công trình văn hóa và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội do Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính dầu khí Việt Nam làm đại diện Liên danh. Quy mô dự án: Tổng diện tích đất 11.225m2 (trong đó diện tích giai đoạn 1 là 8.159m2), mật độ xây dựng khoảng 50%, hệ số sử dụng đất khoảng 9 lần; Tầng cao công trình tối đa 25 tầng (trong đó có 01 khối cao 22 tầng, 01 khối cao 25 tầng kết nối với nhau bằng khối đế cao 7 tầng), có 03 tầng hầm.

Đến nay, chủ đầu tư dự án đã triển khai một số công tác như: Đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; Hoàn thành lắp dựng chợ tạm gồm 790 kiốt dọc đường Láng để bố trí đủ cho các hộ kinh doanh tại chợ Ngã Tư Sở vào kinh doanh phục vụ giải phóng mặt bằng vào Quý I/2010, Chủ đầu tư có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng chợ tạm đảm bảo đủ điều kiện khi đưa hộ kinh doanh ra hoạt động; Đã ký hợp đồng với nhà thầu thực hiện lập quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc công trình, lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, hoàn thành hồ sơ xin thỏa thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc đang chợ cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngày 10/6/2010, UBND Thành phố đã có Quyết định số 2633/QĐ-UBND thu hồi 8.497m2 đất để thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng Trung tâm thương mại - chợ Ngã Tư Sở. Khó khăn vướng mắc hiện nay đối với dự án là chiều cao tầng của công trình cần phải điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt



Khó khăn, vướng mắc:

Liên quan đến chiều cao công trình trong khu vực quận Đống Đa và giáp tuyến đường vành đai 2, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 348/TB-VPCP ngày 09/12/2009 và của Chủ tịch UBND Thành phố tại Văn bản số 12421/UBND-XD ngày 31/12/2009 về việc dừng ngay việc phá các biệt thự và xây dựng các tòa nhà cao tầng trong khu vực trung tâm tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại - chợ Ngã Tư Sở là công trình cần được xem xét theo hướng giảm chiều cao công trình.

Ngày 18/4/2011, UBND Thành phố có Thông báo số 74/TB-UBND, UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc cung cấp thông tin tại địa điểm thực hiện dự án về chiều cao, mật độ cho phép công trình. Đến nay, chủ đầu tư đang liên hệ với Sở Quy hoạch - Kiến trúc để thực hiện các thủ tục về xác nhận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ.

Trong trường hợp phải giảm quy mô, chiều cao công trình thì nhà đầu tư và các ngành liên quan của Thành phố đề xuất cơ chế chính sách bố trí thêm dự án để hỗ trợ chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại- Chợ Ngã Tư sở.



Câu số 155- Đề nghị Thành phố cho nâng cấp rải thảm nhựa toàn bộ tuyến phố Khương Thượng vì đã xuống cấp, hư hỏng mất an toàn giao thông

Vấn đề cử tri nêu, UBND Thành phố giao Sở GTVT kiểm tra và sẽ tiến hành duy tu, sửa chữa những chỗ hư hỏng.



Câu số 156- Đề nghị Thành phố sớm triển khai thi công mở đường ngõ 105 Láng Hạ, nối đường Láng Hạ với đường Cát Linh - La Thành - Thái Hà để giảm ùn tắc giao thông.

Ngõ 105 Láng Hạ hiện do UBND Quận Đống Đa quản lý duy tu duy trì và khai thác sử dụng. Việc đầu tư mở rộng ngõ 105 Láng Hạ để nối đường Láng Hạ với đường Cát Linh - La Thành - Láng cần được thực hiện trên cơ sở quy hoạch của Quận Đống Đa. UBND Thành phố giao UBND quận Đống Đa xem xét, nghiên cứu triển khai, phù hợp với điều kiện của Quận, đảm bảo sinh hoạt của nhân dân.



Câu số 157- Đề nghị chuyển bến xe buýt đang trùng điểm tập kết xe rác tại đầu ngõ 189 Giảng Võ vì mất vệ sinh và nguy hiểm.

UBND Thành phố giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra để có phương án xử lý, đảm bảo vị trí bến xe, điểm tập kết rác phù hợp với thực tế, để phục vụ nhân dân đi lại an toàn, tránh ùn tắc và đảm bảo vệ sinh môi trường.



Câu số 158- Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án trên địa bàn quận, cử tri tiếp tục có ý kiến hiện nay khung giá hỗ trợ của Thành phố vẫn thấp rất nhiều so với giá thị thường, cử tri đề nghị HĐND Thành phố quan tâm xem xét điều chỉnh giá hợp lý, sát giá thị trường để người dân yên tâm chấp hành chủ trương của Nhà nước khi thực hiện dự án Cầu Nhật Tân (cử tri quận Tây Hồ)

Căn cứ theo quy định của Luật đất đai 2003 ngày 26/11/2003; Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, UBND Thành phố ban hành giá các loại đất hàng năm để phục vụ cho nhiều mục đích trong đó có bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng.

Trường hợp thời điểm quyết định thu hồi đất, mức giá đất đã ban hành chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp huyện đề xuất, báo cáo sở Tài chính chủ trì thẩm tra, trình UBND Thành phố xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 12 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố (thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ). Nhiều dự án đã được UBND Thành phố đã xem xét (hoặc xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố) điều chỉnh giá khi Nhà nước thu hồi đất (dự án xây dựng các cầu: Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân; dự án cải tạo, mở rộng đường 32, đường Ngô Gia Tự; xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ....) được các hộ dân đồng thuận, bàn giao đất cho Chủ đầu tư để thực hiện dự án.

Câu số 159- Cử tri có ý kiến về một số dự án thi công chậm như: dự án đường Văn cao - Hồ Tây, đường 32, Pháp Vân.

Công tác thi công tuyến Văn Cao - Hồ Tây do Sở GTVT làm chủ đầu tư triển khai còn chậm, trong đó có nguyên nhân cơ bản sau: Khối lượng công việc GPMB là rất lớn (với tổng số 453 PA phải GPMB); việc di chuyển hệ thống công trình ngầm nổi (điện, thông tin…) phức tạp; việc điều tra xác định nguồn gốc đất của chính quyền địa phương còn chậm; chính sách về giá đền bù GPMB chưa được một số hộ dân đồng thuận; đặc biệt là 81 hộ thuộc khu vực khu tập thể Bộ Tư lệnh Công binh chưa ủng hộ, chưa thực hiện các thủ tục điều tra, kê khai, đền bù GPMB theo quy định, mặc dù Bộ Quốc phòng, UBND Thành phố đã có ý kiến chỉ đạo.

Để đẩy nhanh tiến độ, tiếp tục triển khai, hoàn thiện tuyến đường, UBND Thành phố đã chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp các ngành có liên quan đẩy nhanh tiến độ GPMB; vận động thuyết phục các hộ dân chấp hành chính sách của nhà nước; tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đến GPMB cho phù hợp với thực tế; kịp thời giải thích làm rõ các vấn đề mà người dân bị thu hồi mặt bằng còn chưa rõ và còn thắc mắc; tăng cường đối thoại với dân trong công tác GPMB; đôn đốc các nhà thầu tập trung thiết bị, nhân lực để thi công khi có mặt bằng. UBND Thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Quốc Phòng để có phương án thu hồi mặt bằng của 81 hộ nằm trong khu vực khu TT quân đội nói trên.

Câu số 160- Cử tri phường Bưởi kiến nghị khu đất ở 282 Lạc Long Quân hiện đã được thành phố thu hồi không xây 09 căn hộ cao cấp thấp tầng để xây dựng trường mầm non và khu vui chơi cho trẻ em.

Ngày 31/3/2011, Thanh tra Thành phố đã có Văn bản số 490/KL-TTTP-P3 kết luận thanh tra việc lập và triển khai thực hiện Dự án tổ hợp công trình công cộng phục vụ nhu cầu quận Tây Hồ kết hợp với công trình nhà ở thấp tầng do Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị làm chủ đầu tư tại ngõ 282 Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Ngày 06/6/2011, UBND Thành phố đã có văn bản số 4416/UBND-TNMT chỉ đạo xử lý sau thanh tra việc lập và triển khai thực hiện dự án tại ngõ 282 Lạc Long Quân, trong đó chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc trình UBND Thành phố bãi bỏ Quyết định số 82/2007/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND Thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chức năng sử dụng đất tại ô đất ký hiệu 37 có chức năng công cộng Thành phố theo quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 47/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 và giữ nguyên chức năng sử dụng đất có chức năng là đất công cộng của Thành phố; đồng thời giao Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì cùng Sở Quy hoạch Kiến trúc và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng Thành phố tại khu đất nêu trên.

Câu số 161- Đề nghị UBND Thành phố kiểm tra lại các làm việc của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới Hà Nội trong việc tiến hành đo đạc (theo công văn số 394/BQLĐTM-KH-TH ngày 15/12/2010 v/v đo vẽ bản đồ hiện trạng của Ban Quản lý ĐT&XD Khu đô thị mới Hà Nội) không được thông báo trước của chính quyền địa phương, gây bức xúc trong nhân dân.

Để làm rõ kiến nghị nêu trên, UBND Thành phố đã giao Ban Quản lý ĐT&XD Khu đô thị mới Hà Nội (gọi tắt là Ban) báo cáo cụ thể tiến trình thực hiện nhiệm vụ được giao như sau:

Khu đất O2-DA1 với chức năng là đất công cộng được thực hiện theo dự án riêng nằm trên địa bàn phường Xuân La, quận Tây Hồ có vị trí phía Bắc giáp đường Nguyễn Hoàng Tôn, phía Đông giáp đường Vành đai II, phía Tây và Nam giáp đường quy hoạch nội bộ thuộc quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Tây Hồ Tây tỷ lệ 1/2000.

Cơ sở pháp lý để triển khai dự án tại khu đất O2-DA1:

- Quy hoạch chi tiết (QHCT) Khu đô thị mới Tây Hồ Tây tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 13/2005/QĐ-UB ngày 01/02/2005.

- Công văn số 5873/VP-XD ngày 29/11/2010 của UBND Thành phố về việc “lựa chọn nhà đầu tư lập QHCT và thực hiện dự án ĐTXD công trình tại khu đất O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội” trong đó có nội dung “Giao Ban Quản lý ĐT&XD Khu Đô thị mới Hà Nội tổ chức đấu thầu lựa chọn Chủ đầu tư”.

- Công văn số 847/KH&ĐT-ĐT ngày 15/3/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư v/v: “Hướng dẫn trình tự lập và thực hiện dự án có sử dụng đất”.

- Công văn số 1356/QHKT- TTQHKT ngày 29/4/2011 của sở Quy hoạc Kiến trúc về việc: “Thông tin quy hoạch kiến trúc khu đất ký hiệu O2-DA1 thuộc quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Tây Hồ Tây tỉ lệ 1/2000”.

- Công văn số 468/VQH-T2 ngày 07/4/2011 của Viện QHXD Hà Nội về việc: “Cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật cho khu đất ký hiệu O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ”.

- Công văn số 2855/QHKT- TTQHKT ngày 18/8/2011 của sở Quy hoạch Kiến trúc về việc: “Thông tin quy hoạch kiến trúc khu đất ký hiệu O2-DA1 thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội phục vụ đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án”.

- Công văn số 7249/UBND-KH&ĐT ngày 29/8/2011 của UBND Thành phố về việc “Bố trí nguồn vốn chi phí phục vụ công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tại khu đất O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội”.



Trình tự triển khai: Căn cứ các văn bản pháp lý nêu trên Ban đã triển khai theo trình tự như sau:

- Ngày 15/12/2010 Ban đã có Công văn số 394/BQLĐTM-KHTH gửi UBND phường Xuân La về việc “Đo vẽ bản đồ hiện trạng khu đất O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội ” trong đó có nội dung: “Để chuẩn bị hồ sơ triển khai thực hiện nhiệm vụ UBND Thành phố giao, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội đề nghị UBND phường Xuân La thông báo đến các hộ dân thuộc phạm vi khu đất O2-DA1 để tạo điều kiện giúp đỡ Ban và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khảo sát và Đo đạc Hà Nội tiến hành việc đo vẽ bản đồ hiện trạng khu đất tỉ lệ 1/500 phục vụ việc lập quy hoạch chi tiết và thực hiện dự án ”.

- Ngày 23/12/2010 cán bộ của Ban đã làm việc với lãnh đạo UBND phường Xuân La để thống nhất kế hoạch triển khai dự án.

- Được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, ngày 24/12/2010 cán bộ địa chính phường Xuân La cùng cán bộ của Ban và Công ty TNHH Nhà nước MTV Khảo sát và Đo đạc Hà Nội (đơn vị Khảo sát Đo đạc) xuống tổ dân để làm việc với tổ trưởng dân phố số 37 và 38 (tại nhà Bác Đồng Tổ trưởng tổ 38) để thống nhất việc triển khai công tác đo vẽ hiện trạng khu đất.

- Sau đó đơn vị Khảo sát Đo đạc tiến hành đo vẽ hiện trạng bản đồ tỷ lệ 1/500 khu đất và xin xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố. Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội (Viện QHXD Hà Nội) đã cấp chỉ giới đường đỏ và các thông số về hạ tầng kỹ thuật khu đất.

- Ngày 09/5/2011, Ban đã có Văn bản số 154/BQLĐTM-KHTH ngày 09/5/2011 gửi UBND quận Tây Hồ về việc “cắm mốc chỉ giới và lập phương án tổng thể bồi thường GPMB phục vụ lựa chọn nhà đầu tư tại khu đất O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ”. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo UBND quận, ngày 17/5/2011 cán bộ của Ban đã làm việc với lãnh đạo Ban bồi thường GPMB để triển khai công việc.

- Ngày 25/5/2011, Ban đã bàn giao Bản đồ xác định chỉ giới đường đỏ khu đất O2-DA1 và một số Văn bản pháp lý liên quan cho UBND phường xuân La. UBND phường đã cử cán bộ địa chính cùng cán bộ của Ban xuống tổ dân phố để thống nhất kế hoạch cắm mốc chỉ giới quy hoạch của ô đất (Tổ trưởng tổ 37 được cán bộ địa chính phường thông báo mời nhưng không tham dự buổi làm việc). Đơn vị khảo sát đo đạc đã tiến hành cắm mốc quy hoạch theo chỉ giới được Viện QHXD Hà Nội cấp.

- Ngày 06/7/2011, Ban đã có Văn bản số 231/BQLĐTM-KHTH gửi UBND phường Xuân La về việc “Cung cấp danh sách xác định sơ bộ nguồn gốc đất các hộ dân thuộc ô đất O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ”.

- Ngày 08/7/2011 đơn vị khảo sát đo đạc đã tổ chức bàn giao mốc giới cho Ban ngoài hiện trường với sự chứng kiến của cán bộ địa chính phường Xuân La và đại diện Ban Bồi thường GPMB quận Tây Hồ.

- Ngày 08/8/2011, Ban đã có Văn bản số 284/BQLĐTM-KHTH gửi UBND quận Tây Hồ đề nghị cung cấp danh sách xác định diện tích đất, nguồn gốc đất và điều tra khảo sát xác định tài sản trên đất các hộ dân thuộc ô đất O2-DA1, phường Xuân La,quận Tây Hồ.

- Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND quận, UBND phường Xuân La có Văn bản số 185/UB-ĐCNĐ ngày 19/8/2011v/v”Lập danh sách, xác đinh sơ bộ nguồn gốc đất của các hộ dân thuộc ô O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ”.

- Ngày 08/9/2011, Ban tiếp tục có Văn bản số 318/BQLĐTM-KHTH gửi UBND quận Tây Hồ về việc “ Xác định sơ bộ tài sản trên đất và lập phương án tổng thể bồi thường GPMB phục vụ việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại khu đất O2-DA1, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội”. Lãnh đạo quận đã giao việc này cho Ban Bồi thường GPMB giải quyết.

- Hiện nay Ban đang tiếp tục làm việc với lãnh đạo Ban bồi thường GPMB quận Tây Hồ để triển khai công việc tiếp theo.

Kết luận: Như vậy, quá trình triển khai công tác chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tại khu đất O2-DA1 có đầy đủ cơ sở pháp lý, thực hiện đúng trình tự theo quy định hiện hành; có sự thống nhất giữa Ban với chính quyền địa phương và tổ dân phố về kế hoạch triển khai công việc. Phản ánh của cử tri về việc Ban tiến hành đo vẽ bản đồ hiện trạng khu đất O2-DA1 theo Công văn số 394/BQLĐTM-KHTH ngày 15/12/2010 không được thông báo trước của chính quyền địa phương là thiếu cơ sở.

Câu số 162- Đề nghị UBND Thành phố xem xét lại các quy hoạch đã nhiều năm chưa thực hiện như: Khu đất thuộc T79, và trường trung cấp Giao thông vận tải thuộc phường Xuân La quy hoạch trồng cây xanh và là khu vực bảo vệ di tích chùa Vạn Niên Khu đất thuộc dự án nhà khách thành phố ở 584 Lạc Long Quân, để hoang hóa, lãng phí, và khó quản lý... đề nghị thành phố tiếp tục có các biện pháp mạnh hơn để tránh các dự án treo.

- Khu đất thuộc T79, và trường trung cấp Giao thông vận tải có vị trí giáp phía Đông đường Lạc Long Quân. Đối chiếu với Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 47/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 thì các ô đất nêu trên thuộc ô quy hoạch số 17 được xác định chức năng là đất cây xanh thành phố.

- Đối với dự án Nhà khách UBND Thành phố tại 584 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ. Vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn số 4624/UBND-XD ngày 13/6/2011 đồng ý về nguyên tắc để Công ty Tập đoàn Thái Bình và Nhà khách UBND Thành phố Hà Nội hợp tác liên doanh lập và thực hiện Dự án ĐTXD Nhà khách UBND Thành phố Hà Nội tại 584 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 648/KH&ĐT ngày 28/02/2011.

Các khu đất nêu trên đều nằm trong ranh giới điều chỉnh tổng thể quy hoạch xung quanh hồ Tây do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đang nghiên cứu. UBND Thành phố sẽ xem xét giải pháp, kế hoạch di chuyển hoặc điều chỉnh phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 trước khi có Quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xung quanh Hồ Tây.



Câu số 163- Việc bán nhà theo Nghị định 61/CP tại khu tập thể Bộ tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an thuộc ngõ 445 Lạc Long Quân, phường Xuân La tiến hành rất chậm, từ 2006 đến nay mới được khoảng 30/70 hộ được phân nhà trước 1993 được cấp giấy chứng nhận. Còn gần 300 hộ được phân nhà sau 1993, đã kê khai hồ sơ từ 2006 đến nay chưa có hướng giải quyết cụ thể. Đề nghị UBND Thành phố xem xét việc bán nhà của Công ty Kinh doanh nhà số 1, có trả lời hướng giải quyết , cấp giấy chứng nhận cho gân 300 hộ được phân nhà sau 1993 và nhanh chóng cấp giấy chứng nhận cho khoảng 40 hộ được phân nhà trước 1993, đã kê khai hồ sơ nộp tiền đầy đủ từ 2006 đến nay chưa được nhận sổ đỏ.

Nhà đất tập thể Bộ tư lệnh Cảnh vệ tại Xuân La có 2 loại:

- Những nhà cấp 4 cơ quan đã phân cho các hộ gia đình từ trước ngày 27/11/1992 đã được giải quyết bán theo Nghị định số 61/CP;

- Khoảng 300 hộ còn lại cơ quan phân phối sử dụng nhà sau 27/11/1992, không đủ điều kiện bán theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ; Hội đồng bán nhà Thành phố đã 3 lần kiểm tra, rà soát nhưng không đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.

Toàn bộ các trường hợp tương tự như trên, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tổng hợp, chờ chỉ đạo chung của Chính phủ sẽ tiếp tục xem xét tiếp.

Câu số 164- Cử tri có ý kiến, tình trạng quá tải trong hệ thống trường mầm non, trường phổ thông công lập đang diễn ra ở hầu hết các trường do thiếu diện tích, thiếu trường học… tình trạng nhân dân phải xếp hàng từ ngày hôm trước hoặc từ đêm để nhận đơn xin học vào trường Mầm non công lập lại diễn ra. Tình trạng này diễn ra đã nhiều năm, gây dư luận bức xúc trong các bậc phụ huynh học sinh. Trường tư thục thu học phí cao hơn nhiều so với trường công lập nên đa số người dân vẫn mong muốn cho con cháu học tại trường công lập. Cử tri đề nghị thành phố nghiên cứu giải pháp mở rộng diện tích, giảm tải cho các trường Mầm non, Tiểu học trên địa bàn Thành phố và quận Tây Hồ

Chăm lo, đẩy mạnh sự nghiệp Giáo dục của nước ta là một chủ trương lớn xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, được lãnh đạo Thành phố Hà Nội quán triệt và chỉ đạo thực hiện nhất quán nhiều năm qua. Thành phố cũng đã nỗ lực đẩy mạnh công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các Trường học trên địa bàn Thành phố.

Năm 2003, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 05/2003/QĐ-UB ngày 09/1/2003 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Ngoài ra Quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố đã được phê duyệt đã phải xác định quỹ đất xây dựng trường học, nhà trẻ, được tính toán trên cơ sở quy mô dân số theo quy hoạch. Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Sở ngành và UBND các quận, huyện rà soát hiện trạng toàn hệ thống Trường học trên toàn Thành phố để lập điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học được phê duyệt trước đây.

Trong giai đoạn 2005-2011, ngân sách Thành phố tập trung đảm bảo cân đối và đầu tư cho lĩnh vực Giáo dục đào tạo từ 20-24% tổng chi ngân sách đầu tư XDCB của Thành phố (theo Nghị quyết của Quốc hội tối thiểu dành 20% đầu tư cho giáo dục đào tạo).

Mạng lưới trường học trên địa bàn Thành phố cơ bản đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 trường công lập mầm non, tiểu học, THCS và 5 vạn dân có 1 trường THPT; đầu tư các hạng mục cơ bản thiết yếu như: nhà lớp học, hiệu bộ, bộ môn, sân chơi, công trình vệ sinh, nước sạch cho các trường; 55% số trường có nhà đa năng. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong những năm qua đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học; hiện tại toàn Thành phố đã có 604 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm 26,2% tổng số trường.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại:



- Vẫn còn một số phường thiếu trường công lập, cụ thể: Khối mầm non còn 6 phường chưa có trường công lập thuộc các quận Đống Đa và Hai Bà Trưng. Khối tiểu học còn 12 phường chưa có trường tiểu học công lập, tập trung tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông. Khối trung học sở còn 28 phường chưa có trường THCS công lập, tập trung tại các quận Hoàn kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông.

- Hiện còn nhiều xã, phường, thị trấn có trường học nhưng vẫn thiếu lớp học công lập do ở một số quận, huyện, thị xã có một số trường có tỷ lệ số lớp/trường và số học sinh/lớp cao hơn so với quy định.

- Việc đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội nói chung, trường học nói riêng trong các khu đô thị mới chưa được quan tâm đúng mức.

Trong năm 2011, HĐND Thành phố đã có thông báo số 06/TB-HĐND ngày 25/7/2011, yêu cầu ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, đặc biệt là tại khu đô thị mới; hoàn thành việc xây dựng 6 trường mầm non công lập tại 6 phường thuộc quận Đống Đa và Hai Bà Trưng. UBND Thành phố đã có các văn bản chỉ đạo số 6242/UBND-TH ngày 27/7/2011, số 6436/UBND-TH ngày 04/8/2011, số 7461/UBND-TH ngày 05/9/2011, đồng thời tổ chức nhiều buổi họp để chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị thực hiện rà soát, giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng chưa có hoặc thiếu trường học công lập tại một số địa bàn; thiếu đồng bộ, chậm triển khai công trình hạ tầng xã hội tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu tái định cư và khu dân cư tập trung mật độ cao; giải quyết cụ thể việc xác định địa điểm, đầu tư xây dựng 6 trường mầm non còn thiếu trên địa bàn quận Đống Đa và Hai Bà Trưng (tại Thông báo số 274/TB-UBND ngày 21/9/2011 và Thông báo số 276/TB-UBND ngày 26/9/2011)

Việc giải quyết tình trạng thiếu trường học công lập tại một số phường, tình trạng quá tải trong một số trường công lập trên địa bàn là một nội dung được UBND Thành phố chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành thực hiện. Từ nay đến năm 2015, Thành phố tập trung thực hiện tốt 6 giải pháp chủ yếu như sau:

- Công tác tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong nhân dân, kể cả đối với các cán bộ công chức của Thành phố trong việc giải quyết các nội dung liên quan đến lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo theo quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; thông tin tuyên truyền để nhân dân cần nhận thức rõ và thực hiện tốt việc cho con em đi học đúng tuyến theo quy định, khắc phục tình trạng quá tải tại một số trường, gây bức xúc trong một số khu dân cư. Tổ chức, cá nhân khi giải quyết chuyển đổi quỹ đất của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ bỏ hoang hoá hoặc sản xuất không hiệu quả phải di dời, nhất là trong nội thành ưu tiên bố trí cho lĩnh vực giáo dục nói riêng và hạ tầng xã hội nói chung.

- Công tác quy hoạch: Hoàn thiện quy hoạch phát triển giáo dục, trọng tâm là quy hoạch mạng lưới trường học theo địa bàn; xác định rõ địa điểm, loại hình, trên cơ sở đó ưu tiên bố trí đủ quỹ đất xây dựng, mở rộng trường học công lập theo định hướng phát triển của địa phương và xác định quỹ đất kêu gọi XHH đầu tư; ưu tiên đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia đối với các trường đã đạt chuẩn mức độ I, trường có đủ diện tích đất. Đảm bảo tiêu chí tối thiếu mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một trường công lập các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và 5 vạn dân có 1 trường THPT;

Khi xem xét quy hoạch, các dự án khu đô thị mới, dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần quan tâm đảm bảo đủ quỹ đất để xây dựng trường lớp học phục vụ cho con em trong khu vực.



- Ưu tiên quỹ đất cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hệ thống trường lớp học; những khu đất để hoang hóa, những khu đất đã giao cho các tổ chức, cá nhân mà chậm sử dụng, sử dụng sai mục đích hoặc sử dụng không hiệu quả, đất của các cơ sở di chuyển ra ngoại thành phải được thu hồi để ưu tiên cho xây dựng các công trình hạ tầng xã hội nói chung và xây dựng trường học nói riêng;

Đối với khu vực các quận nội thành không còn quỹ đất trống để qui hoạch (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình...), Chủ tịch UBND các quận chủ động rà soát, đề xuất với UBND thành phố phương án giải quyết cụ thể về địa điểm xây dựng trường học phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn xây dựng kể cả việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.



- Tập trung ưu tiên nguồn vốn ngân sách các cấp cho lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Nghị quyết của Quốc hội và HĐND các cấp; đầu tư xây dựng hệ thống trường học từ mầm non đến trung học cơ sở chủ yếu từ nguồn vốn phân cấp theo Nghị quyết HĐND Thành phố. Đối với các địa phương có khó khăn về ngân sách, Thành phố sẽ xem xét hỗ trợ theo mục tiêu.

- Đẩy mạnh xã hội hóa theo Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của HĐND Thành phố và Đề án số 104/ĐA-UBND ngày 30/7/2009 của UBND Thành phố, nhằm huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng trường học.

- Công tác chỉ đạo, điều hành: Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu xây dựng trường mầm non và phổ thông các cấp đến năm 2015.

Trong tổ chức thực hiện: Giao rõ trách nhiệm của từng đơn vị, trong đó trách nhiệm chính thuộc UBND quận huyện, thị xã; Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý nhà nước chung về Giáo dục và đào tạo của Thành phố. Các Sở Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND quận huyện, thị xã, Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện nhiệm vụ.



Câu số 165- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo việc thực hiện các quyết định thu hồi đất và phục dựng Đền Cố Lê ở ngõ 124 Thụy Khuê, đường Thụy khuê, vụ việc này đã được các cơ quan, quận, phường nhiều lần họp giải quyết nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Di tích đền Cố Lê chưa xếp hạng, nhưng trong danh mục kiểm kê di tích và được bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Di tích hiện đang bị Hợp tác xã Cổ phần công nghiệp Hoa Sen sử dụng làm trụ sở và nơi sản xuất, kho giấy… Với những giá trị của di tích, theo nguyện vọng của chính quyền, nhân dân phường Thụy Khuê, đề nghị của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 3921/QĐ- UBND ngày 03/8/2009 về việc thu hồi 267 m2 đất tại số 3 ngõ Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ của Hợp tác xã công nghiệp Cổ phần Hoa Sen giao cho Uy ban nhân dân quận Tây Hồ thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Cố Lê.

Ngày 09/10/2009, Ủy ban nhân quận Tây Hồ có Quyết định số 2892/QĐ- UBND về việc thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Cố Lê, phường Thụy Khuê.

Ngày 03/12/2010, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức cuộc họp thông qua phương án thiết kế tổng mặt bằng Dự án tu bổ, tôn tạo đền Cố Lê.

Ngày14/9/2011, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đã ra Quyết định số 306/QĐ-UBND về việc phê duyệt đầu tư tu bổ đền Cố Lê.

Hiện nay, UBND quận Tây Hồ đang tập trung thực hiện công tác GPMB khu đất 4.283m2 tại cụm 9 phường Phú Thượng theo đúng ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố. Sau khi có mặt bằng UBND quận sẽ thực hiện thủ tục giới thiệu địa điểm lập văn phòng cho HTX Công nghiệp Cổ phần Hoa Sen tạo mặt bằng thi công dự án tu bổ, tôn tạo đền Cố Lê; chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khoanh vùng bảo vệ di tích và quyết định công nhận di tích Đền Cố Lê theo quy định của Luật Di sản Văn hóa. Lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích Đền Cố Lê theo quy định.



Câu số 166- Đề nghị UBND Thành phố xem xét các Dự án thu hồi đất đã lâu, giao cho các doanh nghiệp chưa triển khai xây dựng cần xử lý kiến quyết (như dự án nhà máy thuốc lá Thăng Long).

Trả lời:

Ủy ban nhân dân Thành phố đã thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức được giao đất, thuê đất từ ngày 01/01/2003 đến 31/12/2008, ban hành Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 31/7/2009 giao các sở, ngành thực hiện. Kết quả có 291 dự án chậm triển khai do giải phóng mặt bằng, 48 dự án không đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liền, 39 dự án chậm tiến độ 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án được duyệt. Đã quyết định thu hồi đất 20 dự án, gia hạn 62 dự án chậm tiến độ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Thực hiện chỉ thị 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, ngày 12/7/2010, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND, Quyết định số 4999/QĐ-UBND ngày 08/10/2010 và Quyết định số 5520/QĐ-UBND ngày 05/11/2010 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để triển khai. Hiện Đoàn kiểm tra được chia ra làm 3 tổ đang tiến hành kiểm tra tại 29 quận, huyện, thị xã trên cơ sở kiểm tra đã tổng hợp được tổng số 357 tổ chức vi phạm pháp luật đất đai theo danh sách đề nghị của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. Đoàn kiểm liên ngành tra đ· thèng nhÊt víi UBND các quận, huyện tiến hành kiểm tra được 102 tổ chức trên địa bàn 16 quận, huyện: Đống Đa, Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh, Đan Phượng, Chương Mỹ, Hà Đông, Quốc Oai, Thanh Oai, Gia Lâm, Long Biên, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Mỹ Đức, Thạch Thất, Tây Hồ.

Về việc sử dụng đất tại huyện Thạch Thất của Công ty Thuốc lá Thăng Long:

Ngày 01/02/2005, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 125/QĐ-UB, thu hồi 143.402,28 m2 đất xây dựng của Ban quản lý cụm CN Quốc Oai, tạm giao cho Công ty thuốc lá Thăng Long thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuốc lá.

Ngày 29/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 3043/QĐ - UBND về việc thu hồi bổ xung 282,3 m2 đất của Ban quản lý cụm CN Quốc Oai; giao Công ty thuốc lá Thăng Long thuê tổng số 143.684.38 m2 để xây dựng nhà máy thuốc lá. Thời hạn thuê 50 năm. Ngày 07/8/2008 các đơn vị chức năng tiến hành bàn giao mốc giới tại thực địa cho Công ty thuốc lá Thăng Long; tổng diện tích mặt bằng là 143.684,38 m2.

Thực hiện Văn bản số 3786/UBND-TNMT ngày 04/5/2009 của UBND Thành phố về việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sử dụng đất của Công ty Thuốc lá Thăng Long tại cụm CN huyện Quốc Oai; Ngày 04/5/2010, UBND Thành phố có Văn bản số 3037/UBND-TNMT, giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ thu hồi đất của Công ty Thuốc lá Thăng Long theo quy định của Luật Đất đai và quy định hiện hành của UBND Thành phố.

Tuy nhiên ngày 09/6/2010, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 3936/VPCP-KTN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm tạo điều kiện để Công ty Thuốc lá Thăng Long sớm thực hiện việc di dời Công ty tại khu CN Thạch Thất - Quốc Oai theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 24/3/2003 về thực hiện kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Hiện nay, các Sở, ngành Thành phố đang hướng dẫn, đôn đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long triển khai thực hiện dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.



Câu số 167- Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo việc giải quyết đơn thư trên địa bàn Huyện, cần làm dứt điểm không kéo dài, tránh đùn đẩy, né tránh khi giải quyết”.

Theo báo cáo của UBND huyện Quốc Oai tại buổi làm việc với Thanh tra Thành phố ngày 23/9/2011 về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thời điểm từ 01/01/2011 đến 15/9/2011:



1. Công tác tiếp nhận, giải quyết đơn:

* Kết quả tiếp nhận xử lý đơn:

Tổng số tiếp nhận 138 đơn (khiếu nại: 01; tố cáo 10; kiến nghị, phản ánh 127) Trong đó:

- Đơn do các cơ quan TW và Thành phố chuyển về: 7 đơn.

( khiếu nại: 01 tố cáo: 4 đơn; kiến nghị, phản ánh: 02 đơn).

Thuộc thẩm quyền huyện: 03 đơn tố cáo, 01 đơn khiếu nại.

Thuộc thẩm quyền xã: 01 đơn tố cáo.

- Đơn do UBND huyện tiếp nhận trực tiếp và qua bưu điện: 131 đơn.

(Khiếu nại: 0 đơn; tố cáo: 7 đơn; dân nguyện, phản ánh: 124 đơn).

Thuộc thẩm quyền huyện giải quyết: 2 đơn tố cáo;

Thuộc thẩm quyền xã: 5 đơn tố cáo.

Về kiến nghị, phản ánh về đất đai đơn chuyển về Phòng TNMT: năm 2010: 19 đơn; năm 2011: 18 đơn. Đến nay Phòng TNMT huyện chưa tổng hợp được kết quả giải quyết đơn.

* Kết quả giải quyết:

- Thuộc thẩm quyền UBND huyện Quốc Oai: 05 vụ tố cáo, 01 vụ khiếu nại:

+ Đã giải quyết xong: 02 vụ tố cáo (trong đó có 01 vụ Ban Tiếp CD chuyển; 01 vụ nhận đơn trực tiếp).

1. Đơn của ông Cấn Văn Ân xã Tuyết Nghĩa tố cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã trong việc thu hồi đất nông nghiệp GPMB để làm đường nông thôn: Phiếu chuyển đơn số 2220976/1/PC-BTCD ngày 26/5/2011 của Ban Tiếp công dân thành phố.

2. Đơn của ông Đinh Văn Gan: xã Đông Yên (đơn tố cáo): đơn gửi trực tiếp UBND huyện.

UBND huyện đã ban hành Kết luận số 01/KL-UBND ngày 25/02/2011 kết luận nội dung tố cáo của ông Đinh Văn Gan.



+ Chưa giải quyết xong: 03 vụ tố cáo, 01 vụ khiếu nại (trong đó 02 vụ HĐND TP chuyển; 01 vụ UBND Thành phố giao; 01 vụ do nhận đơn trực tiếp)

1. Đơn của ông Trịnh Minh Phúc: số 18, ngõ 168/23, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội: Tố cáo ông Dương Như Do, nguyên Chủ tịch UBND xã Phú Cát, huyện Quốc Oai vi phạm các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng khu Công nghiệp Bắc Phú Cát: HĐND Thành phố đôn đốc tháng 8/2011.

2. Đơn của bà Phan Thị Tâm, thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn: Tố cáo bà Phan Thị Thu Hường , Hiệu Trưởng trường Tiểu học Sài Sơn vi phạm tư cách và có nhiều sai phạm vẫn được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng: Phiếu chuyển của HĐND Thành phố ngày 8/4/2011; UBND Thành phố đôn đốc ngày 19/8/2011.

UBND huyện Quốc Oai đã ban hành Kết luận số 02/KL-UBND ngày 09/4/2011, Kết luận nội dung tố cáo đối với Chủ tịch, PCT UBND xã Tuyết Nghĩa; Thông báo số 52 ngày 14/4/2011.

3. Đơn của bà Nguyễn Thị Mậu, Phùng Thị Bích giáo viên Trường Trung học cơ sở Sài Sơn tố cáo ông Đào Hoàng Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Sài Sơn. UBND huyện đã dự thảo văn bản trả lời (đơn gửi tháng 4/2011; có Quyết định thụ lý tháng 6/2011).

4. Đơn khiếu nại của ông Kiều Văn Đức ở xã Phú Cát khiếu nại phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB: UBND Thành phố giao UBND huyện xem xét giải quyết tại văn bản số 9330/UBND-TNMT từ 17/11/2010; UBND huyện giao cho Phòng Tài chính kế hoạch huyện xem xét, hiện chưa xong.



- Thuộc thẩm quyền UBND xã: 06 đơn tố cáo:

+ Đã giải quyết xong: 02 vụ (trong đó có 01 vụ Ban Tiếp công dân chuyển; 01 vụ nhận đơn trực tiếp):

Đơn của bà Nguyễn Thị Thoa ở thôn Hòa Trúc, xã Hòa Thạch. UBND xã Hòa Thạch có Báo cáo số 20/BC-UBND ngày 05/9/2011.

Đơn của ông Trần Văn Lắm, ông Trần Văn Thành tố cáo lãnh đạo thôn Đại Tảo vi phạm quản lý kinh tế. UBND xã Đại Thành có Kết luận số 02/KL-UBND ngày 25/2/2011.

+ Đang giải quyết: 04 vụ

- Ông Bùi Văn Thanh xã Đông Yên tố cáo ông Bùi Văn Toàn chiếm đoạt 7 thước ruộng của gia đình ông.

- Ông Phùng Văn Tuyết và bà Phạm Thành Trung ở xã Hòa Thạch tố cáo một số cán bộ xã có sai phạm trong quản lý đất đai.

- Ông Nguyễn Duy Ba xã Phượng Cách tố cáo cán bộ địa chính xã có một số sai phạm trong quản lý đất đai.

- Vụ ông Vương Khắc Tấn tố cáo về việc lấn chiếm ao tại thôn Đại Đồng.

2. Các vụ việc thực hiện Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND của HĐND Thành phố : ( Biểu số 3)

* Chưa giải quyết xong:

1. Vụ ông Nguyễn Phú Môn, thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn tố cáo ông Phùng Huy Thục vi phạm trong quản lý kinh tế, đất đai.

UBND huyện đã có Thông báo số 73/TB –UBND ngày 17/6/2009 trả lời nội dung tố cáo về kinh tế, còn nội dung về đất đai, UBND huyện ban hành Thông báo số 102/TB-UBND ngày 05/8/2009 về việc Thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo của ông Nguyễn Phú Môn. (về nội dung kiểm tra đất đai của thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn không có cơ sở).

2. Vụ ông Nguyễn Tất Sứ, thôn Thuỵ Khê, xã Sài Sơn: Xin đòi lại đất (không đồng ý với Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của Chủ tịch UBND xã Sài Sơn).

Theo báo cáo của UBND huyện Quốc Oai: UBND huyện Quốc Oai đã ban hành Thông báo số 115/TB-UBND ngày 25/8/2011 về việc trả lời đơn đề nghị của ông Nguyễn Tất Sứ, thôn Thuỵ Khê, xã Sài Sơn.

UBND huyện chưa có quyết định giải quyết theo thẩm quyền.

3. Vụ ông Lê Bá Lai ở xã Phú Cát: Ngày 12/11/2007 UBND huyện có Quyết định số 2610/QĐ- UBND về việc xử lý thu hồi các khoản tiền sai phạm 157.500.000 đồng trong vụ việc một số công dân xã Phú Cát tố cáo ông Lê Bá Lai nguyên Chủ tịch UBND xã Phú Cát vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính; tuy nhiên đến nay không có điều kiện tổ chức thực hiện vì lý do bản thân ông Lai phải thực hiện bản án, sau đó bị mắc bệnh ung thư.

UBND huyện chưa có văn bản báo cáo UBND Thành phố.



3. Việc thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố:

- Vụ 18 bệnh binh ở Yên Sơn: UBND Thành phố đã có văn bản chỉ đạo giao Thanh tra Thành phố xem xét; Thanh tra Thành phố đã có báo cáo trong tháng 9/2011.

- Vụ ông Nguyễn Xuân Tường và một số Bệnh binh 2/3 ở xã Phượng Cách: UBND huyện đang xem xét, chờ kết quả xử lý vụ 18 bệnh binh ở Yên Sơn để xem xét .

4. Việc thực hiện các quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật, thông báo kết luận xử lý tố cáo năm 2010: (Biểu số 4)

03 vụ chưa thực hiện xong:

Vụ ông Hoàng Văn Còi, ông Hoàng Xuân Tuyết, bà Nguyễn Thị Trang ở xã Phú Cát, huyện Quốc Oai: giao UBND huyện Quốc Oai, UBND xã Phú Cát phối hợp với Trung đoàn 102, sư đoàn 308 kiểm tra, đo đạc khu đất trước công đơn vị D1063 để GPMB….

Ngày 16/9/2011 UBND Thành phố có văn bản số 7929/UBND-TNMT đề nghị Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 chỉ đạo sư đoàn 308 phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức thực hiện.

Qua kiểm tra rà soát và làm việc với Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai. Thanh tra Thành phố dự thảo nội dung để trả lời kiến nghị của cử tri như sau:



Về những kiến nghị của cử tri; UBND Thành phố đã giao cho Thanh tra Thành phố làm việc với Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai để kiểm tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Quốc Oai, qua kiểm tra thấy có 2/3 vụ việc tồn đọng nêu trong Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND của HĐND Thành phố từ năm 2009 chưa được UBND Huyện tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm, một số vụ việc giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện xem xét đến nay chưa có kết quả. Đây là nguyên nhân cử tri phản ánh vụ việc để kéo dài, đùn đẩy, né tránh khi giải quyết. Đề nghị Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài.

Câu số 168: Cử tri thị xã Sơn Tây, đề nghị UBND Thành phố quy định lại hạn mức cấp diện tích đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện nay quy định chung là 180m2 là chưa hợp lý) cho các vùng nông thôn thuộc thị xã Sơn Tây (ví dụ như ở xã Cổ Đông, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, …) Đề nghị hạn mức đất ở đối với các phường là 180m2, còn xã là 300m2.

Sau hơn hai năm thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND Thành phố, việc thực hiện quy định về hạn mức giao đất ở mới; hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn, ao trong khu dân cư; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã đi vào nề nếp, cơ bản không phát sinh vướng mắc, góp phần đáng kể trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động về sử dụng đất trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên đến nay, việc quy định về hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao tại Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND Thành phố là chưa thống nhất đối với các xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây khi phân loại (cụ thể: đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì hạn mức công nhận đất ở đối với các xã là 120 m2 (mức tối thiểu), 240 m2 (mức tối đa); đối với trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì hạn mức công nhận đất ở đối với các xã là 180 m2). Để khắc phục những tồn tại và đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn sử dụng đất trước đây của các hộ dân; Từng bước phát triển lành mạnh thị trường bất động sản trên địa bàn Thủ đô, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên nghiên cứu trình UBND Thành phố ban hành quy định sửa đổi Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 quy định về hạn mức giao đất ở mới; hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn, ao trong khu dân cư; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội;



Câu số 169- Đề nghị UBND Thành phố giải quyết dứt điểm tồn tại hồ chứa nước Linh Khiêu xã Cổ Đông-công trình xây dựng do sở Nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư. Cử tri đề nghị chủ đầu tư trả tiền đến bù đất cho người dân hoặc trả lại đất cho người dân yên tâm sản xuất và đền bù thiệt hại những vụ nhân dân không sản xuất được (cử tri thị xã Sơn Tây).


tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương