Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV



tải về 0.88 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.88 Mb.
#16061
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Câu số 122- Trước đây UBND huyện giao cho Lâm trường Sóc Sơn quản lý và chăm sóc 2095 ha rừng của huyện. Theo chỉ đạo của Thành phố, Lâm trường Sóc Sơn đã chuyển thành Công ty TNHH một thành viên trực thuộc Tổng công ty phát triển đầu tư nông nghiệp Hà Nội quản lý. Để thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và đảm bảo quyền lợi của nhân dân trên địa bàn huyện, UBND huyện Sóc Sơn đề nghị UBND TP giao lại cho huyện trực tiếp quản lý diện tích rừng trên.

- Ngày 09/7/2010, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3362/QĐ-UBND chuyển đổi Lâm trường Sóc Sơn thành Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn trực thuộc UBND thành phố và được kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý, lợi ích hợp pháp đối với phần vốn, tài sản, lao động, đất đai, hồ sơ tài liệu, các vấn đề khác có liên quan.

- Ngày 07/01/2011, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 07/01/2011 chuyển giao Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn về làm thành viên của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con.

Theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2011 của UBND thành phố về ban hành quy định phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 thì việc giao 2.095ha rừng và đất lâm nghiệp cho Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn quản lý đúng theo Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/8/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.

Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn trực thuộc công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội, dù có quản lý 2.095 ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn chỉ là một chủ rừng và là tổ chức của Nhà nước vẫn phải chịu sự quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, thực hiện đúng nghĩa vụ chung của chủ rừng qui định tại Điều 60 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.



UBND huyện Sóc Sơn có trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý được quy định tại Điều 8 của Luật Bảo vệ Phát triển rừng và Quyết định số 245/1998/TTg ngày 21-12-1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, Điều 5 của Quyết định 245/1998/TTg qui định trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của UBND cấp huyện, vì vậy 2095 ha rừng nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn do Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn (chủ rừng) quản lý rừng, vẫn phải chịu sự quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của UBND huyện Sóc Sơn.

Câu số 123- Hồ Thanh Trì của xã Phú Linh là nơi cung cấp nước phục vụ cho sản xuất của nông dân ở thôn Cộng Hoà-xã Phú Linh trước kia được giao cho thôn quản lý. Nay Nhà nước thu hồi giao cho dự án khu du lịch sinh thái quản lý dẫn đến khó khăn cho nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất của nông dân ở khu vực. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm nghiên cứu giao cho thôn Cộng Hoà quản lý đập thanh Trì để thuận tiện phục vụ cho sản xuất (cử tri huyện Sóc Sơn).

Hồ Thanh Trì (xã Phù Linh - huyện Sóc Sơn) từ trước năm 2008 do xã Phù Linh quản lý. Để phục vụ cho việc khai thác du lịch, năm 2008, UBND thành phố đã có quyết định bàn giao việc quản lý hồ này cho Công ty dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội và chấp nhận đầu tư xây dựng trạm bơm tưới Đình Thông để thay thế nhiệm vụ tưới của hồ, trong thời gian trạm bơm Đình Thông chưa được xây dựng, việc đảm bảo tưới vẫn phải lấy nước từ hồ chứa Thanh Trì.

Hiên nay trạm bơm tưới Đình Thông đã duyệt xong dự án đầu tư và đang ở bước thiết kế kỹ thuật để triển khai xây dựng dự án. Sau khi xây dựng xong sẽ đảm nhiệm việc tưới nước của hồ Thanh Trì phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân địa phương. UBNd Thành phố tiếp thu ý kiến cử tri và sẽ đôn đốc các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ Thành phố giao để công trình sớm đi vào sử dụng đấp ứng yêu cầu của sản xuất và nhân dân.

Câu số 124- Đề nghị UBND Thành phố sớm có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác thải Nam Sơn để đảm bảo vệ sinh môi trường cho nhân dân trong khu vực.

1) Dự án khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn giai đoạn I:

UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành và đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với xử lý rác thải, chất thải, tiến độ đầu tư các công trình xử lý chất thải trên địa bàn Thành phố (đặc biệt là đối với Khu xử lý chất thải tập trung của Thành phố Nam Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội), cụ thể:

- Giao Sở Xây dựng: giám sát các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ vận hành bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, theo đúng Quy trình công nghệ do Sở Xây dựng ban hành tại Quyết định số 8206/QĐ-SXD-HTMT ngày 27/9/2010. Rác đổ vào ô chôn lấp theo sự hướng dẫn của cán bộ Ban quản lý hạ tầng đô thị, rác đổ thải vào bãi được phun hoá chất diệt ruồi muỗi, vôi bột, hoá chất khử mùi bằng dung dịch Enchoi phun toàn bộ khu vực bãi, sau đó đầm nén chặt bằng máy đầm chuyên dụng, sử dụng máy ủi san gạt sửa sang bề mặt, đảm bảo ô tô vận chuyển rác vào bãi đi lại dễ dàng trên bề mặt, rác đầy 2 m phải phủ 20 - 30 cm đất trên toàn bộ diện tích đổ rác trong ngày, sau khi rác đổ vào được đầm nén chặt; đồng thời tiến hành, rửa xe vận chuyển rác trước khi ra khỏi bãi, nhặt rác rơi vãi và phun nước rửa đường trong toàn bộ khu vực lân cận.

Giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Công ty TNHH NN MTV Môi trường đô thị Hà Nội - URENCO phối hợp cùng các Sở ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất giải pháp, phương án xử lý nước rỉ rác phù hợp, đảm bảo hiệu quả về môi trường và kinh tế - xã hội, nhằm giảm chi phí đầu tư và vận hành, tiết kiệm ngân sách. Nước rác được thu theo hệ thống thu nước rác về trạm xử lý nước rác công suất 1.000 m3/ ngày đêm và được xử lý đạt tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về môi trường mới được phép đổ thải ra hệ thống thoát nước trong khu vực. Như vậy việc giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực và các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường tại bãi rác Nam Sơn được thực hiện và giám sát chặt chẽ nghiêm ngặt. Tuy nhiên vào các ngày thời tiết xấu, bất thường (gió mùa nóng ẩm) không tránh khỏi mùi phát tán ra khu vực xung quanh.

- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tiến hành thanh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Khu liên hiệp xử lý chất thải sinh hoạt Nam Sơn - Sóc Sơn và đã yêu cầu đơn vị tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường như: Quan trắc chất lượng môi trường theo đúng tần suất, vị trí, thông số giám sát theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ...vv.

- Giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Công ty TNHH NN MTV Môi trường đô thị Hà Nội - URENCO: Nghiên cứu, lựa chọn đề xuất công nghệ và phương án xử lý giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi, khí thải, nước rỉ rác... nhằm hạn chế thấp nhất mức độ phát tán các chất ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe của người lao động và nhân dân trong khu vực; Nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết toàn bộ diện tích khu xử lý rác thải Nam Sơn giai đoạn I, để tái sử dụng sau khi đóng bãi vào năm 2013, với mục tiêu đảm bảo vệ sinh môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội (xây dựng thành khu vui chơi, cảnh quan sinh thái phục vụ cộng đồng).

- Giao Sở Y tế kiểm tra, rà soát, báo cáo UBND Thành phố cho phép đầu tư xây dựng trạm y tế theo đúng tiêu chuẩn quy định, phục vụ nhu cầu và nguyện vọng về khám chữa bệnh và hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân nằm trong vùng ảnh hưởng môi trường của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn, thuộc 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ.

- Giao Sở Giao thông vận tải phối hợp cùng UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, khảo sát và nghiên cứu để có thể mở thêm tuyến đường mới (đảm bảo giao thông thuận tiện, hạn chế việc vận chuyển rác thải đi qua nhiều khu dân cư như hiện nay) vào Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn; đồng thời đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến đường (đường 35) ra vào khu xử lý rác thải Nam Sơn - Sóc Sơn (lưu ý việc xây dựng mới cầu tạm trên đường 35 phải đảm bảo trọng tải và lưu thông).



2) Dự án khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn giai đoạn II:

a) Giao Sở Xây dựng chủ trì cùng Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Sóc Sơn và các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quy họach trong khu vực, trên cơ sở Quy hoạch chung của Thủ đô tiến hành lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho từng hạng mục công trình trong Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, giai đoạn II, với mục tiêu:

- Đảm bảo khép kín toàn bộ khu xử lý, trước mắt xử lý bằng biện pháp chôn lấp, về lâu dài sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong việc xử lý các loại rác thải: sinh hoạt, y tế và công nghiệp, nguy hại.

- Tiết kiệm diện tích đất; giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe người lao động và người dân trong khu vực. Hạn chế tối đa việc xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp.

b) Giao Sở Quy hoạch Kiến trúc cùng UBND huyện Sóc Sơn, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan khẩn trương xác định vị trí và thống nhất địa điểm với đơn vị quân đội nằm trong diện tích phải giải phóng mặt bằng của dự án, báo cáo UNND Thành phố chỉ đạo các Sở ngành và đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật (đất để tái định cư, đền bù tài sản trên đất; giao đất sạch).

c) Đối với các Dự án của huyện liên quan tới Dự án Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn:

- Giao UBND huyện Sóc Sơn chủ động liên hệ và phối hợp với các Sở ngành tham mưu, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và ưu tiên vốn để sớm triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, trạm y tế, trường học và cung cấp nước sạch) và đưa vào hoạt động phục vụ nhân dân trong khu vực.

- Đối với các dự án liên quan tới công tác tái định cư, đền bù giải phóng mặt bằng, để tạo điều kiện cho nhân dân và góp phần đẩy nhanh tiến độ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ dự án, UBND Thành phố cho phép UBND huyện Sóc Sơn:

+ Phê duyệt trước những dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư; cho phép ứng trả trước tiền đền bù theo giá quy định (nếu người dân đồng thuận phương án đền bù đã được phê duyệt và thông báo công khai (kể cả chưa có quyết định thu hồi đất);

+ Tiến hành thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trước; vận dụng và áp dụng cơ chế chính sách theo đúng quy định để tạo điều kiện, hỗ trợ người dân được hưởng chế độ cao nhất, đồng thời tuyên truyền và công khai cho người dân được biết.



Câu số 125- Hiện nay, việc xây dựng các dự án trên địa bàn huyện để phát triển kinh tế là cần thiết. Song việc thu hồi đất canh tác phục vụ cho các dự án làm cho nông dân không có ruộng đất để sản xuất, ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống của nhân dân. Cử tri kiến nghị UBND Thành phố có giải pháp giải quyết việc làm cho người nông dân (cử tri huyện Sóc Sơn).

Việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề được quan tâm của Đảng, Nhà nước. Tháng 11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Bộ Lao động - TB&XH đang dự thảo trình Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nhằm tạo cơ hội việc làm, ổn định đời sống cho lao động nông thôn.

Trong các chính sách hiện hành, Ủy ban nhân dân thành phố đều vận dụng, áp dụng các chính sách đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, chẳnh hạn như:

Theo Điều 40 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố thì hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (không thuộc trường hợp thửa đất là vườn ao liền kề) ngoài việc bồi thường bằng tiền theo giá đất nông nghiệp công bố hàng năm còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tại việc làm bằng 05 lần giá đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương; giải quyết việc giao đất dịch vụ, đất làm nhà ở; hỗ trợ 01 lần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề (không chi trả trực tiếp cho người lao động); mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/thẻ.



Câu số 126- Báo Người cao tuổi và Báo nông nghiệp đã nêu những vấn đề sai phạm trong việc giao 17.214 m2 đất cho Công ty ICC, có liên quan đến 13 cán bộ của Thành phố nhưng đến nay chưa thấy Thành phố trả lời. Đề nghị UBND Thành phố sớm có thông báo về việc xử lý vụ việc trên.

Nội dung các bài báo phản ánh việc thu hồi, giao đất của UBND Thành phố tại số 2- 4 phố Đội Nhân, quận ba Đình và 317 đường Trường Chính, quận Thanh Xuân cho Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án quốc tế (ICC).

- Về dự án tại số 2- 4 phố Đội Nhân: Đoàn Thanh tra Liên ngành Thành phố đã thanh tra và kết luận KÕt luËn thanh tra sè 1402/KL-TTTP(P5) ngµy 18/12/2005 vµ KÕt luËn sè 1431/KL-TTTP-§TTLN ngµy 23/8/2007. UBND Thành phố đã có Quyết định số 5000/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 giải quyết khiếu nại của các hộ dân. Đến nay, các hộ dân không còn khiếu nại về dự án.

-Về dự án tại 317 đường Trường Chính:

Tại Công văn số 264/BC/CAHN(PC15) ngày 5/6/2008 của Công an thành phố Hà Nội báo cáo kết quả xác minh đơn thư tố giác, trong đó kết luận: “Dự án 317 đường Trường Chinh do Công ty ICC và Công ty Lương thực Hà Nội ký hợp đồng liên kết được sự chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội. Công ty ICC đã thực hiện dự án đúng trình tự, thủ tục xây dựng. Do vậy, đơn nêu việc giao đất cho Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế thực hiện dự án cần phải qua đấu thầu là không có cơ sở”.

Câu số 127- Đề nghị UBND Thành phố quan tâm đầu tư xây dựng trạm xá của xã Phù Linh.

Theo Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày 12/10/2010 của HĐND Thành phố Hà Nội và Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 thì việc đầu tư trạm xá của xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách huyện Sóc Sơn.

Vì vậy, đề nghị UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, rà soát các trạm y tế, trạm xá trên địa bàn huyện, chủ động cân đối nguồn vốn từ ngân sách huyện để đầu tư, cải tạo, nâng cấp đối với các công trình đã xuống cấp theo đúng các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước, Thành phố về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng công trình.

Câu số 128- Tình hình quản lý đất đất đai tại các nông trường trên địa bàn xã Thụy An - huyện Ba Vì hiện nay rất khó khăn (tình trạng lấn chiếm đất đai khá phổ biến). Đề nghị UBND Thành phố có biện pháp quản lý.

Do cơ chế quản lý đất đai trước đây đối với nông lâm trường nên có tình trạng sử dụng sai mục đích, lãng phí, để đất bị lấn, bị chiếm dụng, tranh chấp về ranh giới với địa phương. Ngày 24/6/2011, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 1019/TTg-ĐMDN về việc sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh; trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn phương pháp và định mức chi phí xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc mốc, đường ranh giới sử dụng đất; thí điểm việc đo đạc, thống kê chi tiết hiện trạng đất đai của các đối tượng đang sử dụng đất tại các nông, lâm trường, Ban quản lý rừng (giao khoán đất, cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết, lấn chiếm, chuyển nhượng…). Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý dứt điểm các trường hợp quản lý, sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật. Ngày 12/7/2011, UBND thành phố Hà Nội có Văn bản số 5743/UBND-NN giao Sở Tài chính, chủ trì phối hợp cùng các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện. Trên cơ sở thực tế về tình hình sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố sẽ có biện pháp tổng thể để xử lý theo quy định.

Trước mắt, UBND Thành phố sẽ giao chỉ đạo UBND huyện Ba Vì kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Câu số 129- Đề nghị UBND TP quan tâm cải tạo, nâng cấp mở rộng đường 413.

Tỉnh lộ 413 Km 0 (giao với tỉnh lộ 414) -:- Km 25+100 (Phú Mỹ, Phú Sơn, Ba Vì)). Đoạn Km14+100 - Km 25 đã được nguồn vốn ADB và ngân sách Thành phố đầu tư với nền đường là 7,5m, mặt đường là 5,5 m và hoàn thành từ tháng 6/2010. Đoạn còn lại, trước đây đã được đầu tư bằng nguồn vốn du lịch với mặt cắt nền là 7m, mặt rộng 5-:-5,5m. Hiện nay, Sở GTVT đang lập dự án trình UBND Thành phố cho phép đầu tư cầu Suối Hai 1 và dự kiến triển khai thực hiện trong năm 2012.



Câu số 130- Cử tri huyện Ba Vì đề nghị UBND Thành phố xem xét bàn giao khu đất thuộc trạm thuốc lá cũ trên địa bàn xã Thụy An cho huyện quản lý.

Trạm thu mua thuốc lá có diện tích 3.787m2. Hiện nay Công ty Thuốc lá Thăng Long giao cho 01 hộ thôn Thụy Phiêu sử dụng đất để trồng sắn, ranh giới khuôn viên được xây tường bao xung quanh nhưng không hoạt động sản xuất kinh doanh, gây lãng phí. Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ giao UBND huyện Ba Vì kiểm tra theo Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và lập hồ sơ thu hồi diện tích đất nêu trên theo quy định tại Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 7/4/2009 của UBND Thành phố, báo cáo UBND Thành phố quyết định.



Câu số 131- Cử tri huyện Ba Vì đề nghị UBND Thành phố có ý kiến với các cơ quan chức năng và Chính phủ bàn giao khu gia đình của Nhà máy Z143 về xã quản lý.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 352/UBND-TNMT ngày 18/01/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cuộc họp với Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND xã Thụy An và Nhà máy Z143 để kiểm tra, xem xét việc Nhà máy Z143 xin điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) đã cấp cho Nhà máy tại xã Thụy An, huyện Ba Vì. Ngày 30/9/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 3419/STNMT-ĐKTK báo cáo UBND Thành phố về việc giải quyết điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho Nhà máy Z143 - Bộ Quốc phòng tại xã Thụy An, huyện Ba Vì;

Ngày 09/11/2010, UBND Thành phố có văn bản số 9060/UBND-TNMT chỉ đạo về việc sắp xếp, xử lý cơ sở nhà đất tại xã Thụy An, huyện Ba Vì của Nhà máy Z143 thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng;

Hiện nay, Nhà máy Z143 đang thực hiện lập và báo cáo phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất theo quy định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu, nhà nước với Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính. Căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất được phê duyệt, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo việc tiếp nhận theo quy định



Câu số 132- Hiện nay, tại quận Long Biên còn tồn tại nhiều hộ dân đã hoàn thiện hồ sơ nhưng chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất tại các khu tập thể theo nghị định 61/CP. Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng quan tâm giải quyết.

Theo số liệu tổng hợp thì cho tới nay, trên địa bàn quận Long Biên, Sở Xây dựng đã tiếp nhận 358 hồ sơ, trong đó đã giải quyết xong các thủ tục và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 126 trường hợp; đang thụ lý, giải quyết 111 hồ sơ trong đó phát hiện 32 trường hợp đang có tranh chấp khiếu kiện; 121 còn lại đang phân loại, chủ yếu là các trường hợp không đủ điều kiện bán nhà theo Nghị định số 61/CP.

Đối với các trường hợp có tranh chấp khiếu kiện thì việc xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện sau khi tranh chấp khiếu kiện giải quyết xong; với 121 hồ sơ còn đang phân loại và không đủ điều kiện xét bán nhà nói trên, Sở Xây dựng đang tổng hợp, chờ hướng dẫn của Bộ Xây dựng để giải quyết tiếp.

Câu số 133- Dự án khu công viên phần mềm Sài Đồng có nhiều xe tải trọng lớn lưu hành liên tục gây phá hỏng đường, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân. Đề nghị UBND Thanh phố chỉ đạo các ngành quan tâm có biện pháp xử lý.

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Công an Thành phố kiểm tra và có phương án xử lý hợp lý.



Câu số 134- Đối với các dự án đầu tư do Thành phố làm chủ đầu tư: Đề nghị UBND Thành phố có biện pháp quản lý, xử lý dự án đường 5 kéo dài chậm tiến độ (trùng câu 28)

Câu số 135- Hiện nay nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Oai bị ô nhiễm nặng. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm (cử tri huyện Thanh Oai).

Qua kiểm tra xét nghiệm, phân tích chất lượng nước các xã huyện Thanh Oai do Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thành phố thực hiện cho thấy mức độ ô nhiễm về A Sen trong nước ở Huyện Thanh Oai chiếm 51%, . Đây là khu vực bị ô nhiễm nặng nhất trong toàn bộ số huyện ở khu vực ngoại thành được xét nghiệm.

Với thực trạng trên, UBND Thành Phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội thực hiện một số giải pháp thực hiện sau đây:

1. Phối hợp với các Huyện và tổ chức đoàn thể, tổ chức truyền thông tuyên truyền về nước sạch và VSMT nông thôn nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt đảm bảo an toàn.

2. Tăng cường việc kiểm tra giám sát chất lượng nước ở các vùng bị ô nhiễm, làng nghề, các vùng đang bức xúc về nước, các trạm cấp nước phân tán để cảnh báo và hướng dẫn nhân dân xây dựng các bể lọc đảm bảo hợp vệ sinh (Theo mô hình bể lọc Unicef).

Từ nay đến năm 2015, UBND Thành phố sẽ triển khai một số dự án về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước ở Huyện Thanh Oai, cụ thể như sau:

- Đầu tư xây dựng các trạm cấp nước với qui mô xã ở các nơi: Xuân Dương; Cao Dương; Cự Khê; Ước Lễ (Đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thành phố) và đang triển khai xây dựng.

- Củng cố nâng cấp trạm cấp nước thị trấn Kim Bài theo hình thức xã hội hóa.

- Dự án vay vốn ngân hàng thế giới (WB) đã thông qua Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sẽ triển khai xây dựng các trạm cấp nước tập trung tại các xã: Tam Hưng; Thanh Thùy; Dân Hòa theo kế hoạch 2012 đến 2015.

- Đang triển khai phối hợp với UBND Huyện lập dự án các công trình cấp nước liên xã: Phương Trung; Kim Thư; Đỗ Động; Kim An để trình UBND TP phê duyệt.

- Xây dựng dự án hỗ trợ thiết bị lọc đảm bảo hợp vệ sinh cho nhân dân ở khu vực nông thôn, ở những vùng chưa được đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung và những vùng đang bị ô nhiễm, vùng làng nghề, để trình UBND Thành Phố phê duyệt và thực hiện vào những năm tới trong đó có Huyện Thanh Oai.

Khi các dự án đuợc triển khai, người dân trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.



Câu số 136- Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo Ban Quản lý khu công nghiệp Thanh Oai tại Bích Hoà xây dựng Nhà máy xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trước khi đổ ra mương tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Cụm công nghiệp xã Bích Hoà, huyện Thanh Oai (Cụm công nghiệp Bích Hoà) do UBND huyện Thanh Oai là chủ đầu tư với tổng diện tích quy hoạch là: 10,3ha (trong đó diện tích để xây dựng trạm xử lý nước thải là 700m2 ) hiện có 06 cơ sở đang hoạt động, diện tích đã giải phóng mặt bằng là: 5,2ha, diện tích đã xây dựng xong hạ tầng là: 1,6ha, diện tích đã giao cho doanh nghiệp là: 5,1ha. Hiện nay chủ đầu tư đang tiếp tục xây dựng hoàn thiện hạ tầng ( hệ thống thu gom nước thải). UBND Thành phố đã có ý kiến và chỉ đạo các Sở, ngành và đơn vị liên quan tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, và giám sát chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng trong đó có trạm xử lý nước thải tập trung phải hoàn thành, đưa vào hoạt động trong năm 2012, đảm bảo phục vụ xử lý 100/% lượng nước thải phát sinh hàng ngày trong cụm công nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung trong khu vực.




tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương