Phần I: Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2 HĐnd thành phố khóa XIV


Câu số 22- Khái toán đầu tư để thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới hiện nay đã lạc hậu. Đề nghị UBND TP sớm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế



tải về 0.88 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.88 Mb.
#16061
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Câu số 22- Khái toán đầu tư để thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới hiện nay đã lạc hậu. Đề nghị UBND TP sớm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của HĐND Thành phố và Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030, với tổng mức đầu tư dự kiến là 32.000 tỷ đồng, trong đó: Giai đoạn 2010-2015: từ 140-160 xã, mức vốn 20.000 tỷ đồng; Giai đoạn 2016-2020 có thêm 120-140 xã, mức vốn 8.800 tỷ đồng; Định hướng đến năm 2030 hoàn thành 401 xã trên toàn Thành phố.

- Về nguồn vốn: Vốn ngân sách và có nguồn gốc ngân sách: 17.805 tỷ đồng; Vốn doanh nghiệp: 1.440 tỷ đồng; Vốn nhân dân đóng góp: 5.711 tỷ đồng; Các nguồn vốn khác: 7.044 tỷ đồng. Theo Đề án được duyệt thì nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới là 44% (khoảng 80 tỷ đồng/xã).

Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm và tình hình giá vật tư và nhân công tại thời điểm này có nhiều thay đổi, UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát trình HĐND Thành phố xem xét sửa đổi bổ sung Đề án xây dựng nông thôn mới của Thành phố làm căn cứ thực hiện.



Câu số 23- Đề nghị UBND Thành phố cân đối, bố trí đủ nguồn lực để hỗ trợ đầu tư chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội như: Ưu tiên xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.

Ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 800/QĐ-TTg); trong đó xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, phát huy nội lực là chính, có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Ngày 21/4/2010 HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND và ngày 25/5/2010 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 2333/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030, với tổng mức đầu tư dự kiến là 32.000 tỷ đồng, trong đó, nguồn Ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách chiếm 55,8%.

Thực tế triển khai xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm, Thành phố đã bố trí đủ số kinh phí theo trách nhiệm của ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp cho 4 xã điểm của Thành phố: Xã Thuỵ Hương huyện Chương Mỹ, xã Mai Đình huyện Sóc Sơn, xã Đại Áng huyện Thanh Trì và xã Song Phượng huyện Đan phượng.

Đối với các xã trên địa bàn Thành phố: Thành phố đã cấp kinh phí cho 180 xã giai đoạn I theo Đề án được duyệt để thực hiện nhiệm vụ lập đề án và lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Về nguồn lực xây dựng nông thôn mới: Xác định nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư xây dựng nông thôn mới phải trên tinh thần: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó, nguồn lực đầu tư của Nhà nước là quan trọng; nguồn lực đầu tư, đóng góp của nhân dân, của xã hội là cơ bản và là yếu tố quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới. Theo đó, các địa phương càn phải làm tốt công tác tư tưởng trong nhân dân và phát huy nội lực trong nhân dân là chính.

Nội dung xây dựng nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí, trong đó các tiêu chí về: Phát triển sản xuất, tăng thu nhập của nhân dân, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất là những tiêu chí được Thành phố đặc biệt quan chỉ đạo.

Câu số 24- Đề nghị UBND Thành phố thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh phong cách tiếp công dân của bộ phận tiếp công dân Văn phòng UBND Thành phố.

Ban Tiếp công dân Văn phòng UBND Thành phố sau khi nhận được phản ánh của cử tri đã tiến hành kiểm tra, rà soát, họp để nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời phòng cách tiếp công dân.



Câu số 25- Ngành điện thực hiện chủ trương của Nhà nước, tiếp nhận bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn để quản lý vận hành là đúng. Tuy nhiên, giá trị còn lại đã xác định, thời gian bàn giao đã lâu, cử tri đã có ý kiến nhiều lần, ngành điện cũng đã trả lời nhiều lần nhưng kết quả cuối cùng là giá trị tài sản còn lại do nhân dân đóng góp chưa được nhận lại. Cử tri cho rằng: ngành điện là một đơn vị kinh doanh sẽ rất hiểu giá trị đồng tiền của năm 2007 sẽ khác rất nhiều giá trị đồng tiền hiện nay. Cử tri yêu cầu ngành điện sẽ giải quyết như thế nào khi chiếm dụng vốn của các hộ sử dụng điện như vậy. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo.

Tổng công ty điện lực TP Hà Nội thực hiện chủ trương của nhà nước tiếp nhận và hoàn trả vốn lưới điện hạ áp nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội cho bên giao hoặc Ủy ban nhận dân xã (đối với các lưới điện hạ áp nông thôn đầu tư từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân).

Việc tiếp nhận và hoàn trả lưới điện hạ áp nông thôn phải được thực hiện theo các quy định do các cơ quan của Nhà nước ban hành: Văn bản hướng dẫn số 2510/HD-STC của Sở tài chính ban hành ngày 16/6/2009; Thông tư 06/2010/TTLT-BCT-BTC của Liên Bộ Tài chính - Công Thương ban hành ngày 03/02/2010 và các hướng dẫn mới ban hành.

Một trong các điều kiện để thực hiện hoàn trả vốn là khi có hồ sơ hoàn trả lập theo quy định và có quyết định phê duyệt giá trị còn lại của Hội đồng định giá (việc hoàn thiện hồ sơ hoàn trả do bên giao chuẩn bị thực hiện).

Nguồn vốn hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn được Tổng công ty điện lực TP Hà Nội lấy từ nguồn vốn khấu hao trong các năm 2010, 2011, 2012 và phải hoàn thành trước ngày 31/12/2012 (theo điều 8 thông tư 06/2010/TTLT-BCT-BTC ngày 03/02/2010 Liên Bộ Tài chính - Công Thương).

Tính đến ngày 16/9/2011, Hội đồng định giá các quận huyện thị xã đã phê duyệt giá trị hoàn trả 482 công trình với tổng số tiền là 41,329 tỷ đồng, Tổng công ty điện lực TP Hà Nội thực hiện hoàn trả 16,6 tỷ đồng cho bên giao (1/3 giá trị đã được hội đồng định giá phê duyệt), phần còn lại Tổng công ty điện lực TP Hà Nội sẽ thực hiện hoàn trả nốt theo lộ trình đúng quy định tại thông tư 06/2010/TTLT-BCT-BTC ngày 03/02/2010.



Câu số 26- Việc thực hiện dự án IDC trên địa bàn phường Yên Phụ cử tri có ý kiến, đã qua nhiều kiến nghị của cử tri về việc chủ đầu tư dự án thực hiện sai mục đích đầu tư từ việc làm đường chuyển sang việc xây nhà ở để bán, việc thực hiện chế độ hỗ trợ, bồi thường cho người dân chưa thoả đáng, điều kiện sống của nhân dân trong khu vực đó đến nay không ổn định vì thời gian triển khai dự án quá dài, cử tri tiếp tục kiến nghị HĐND thành phố đôn đốc Thanh tra nhà nước, thanh tra liên ngành sớm vào cuộc xem xét lại việc thực hiện dự án IDC để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân tại khu vực đó. Cử tri cũng đề nghị thành phố tách phần đất 5570 m2 của 63 hộ dân là khu đất được cấp tái định cư trước đây ra khỏi dự án để người dân tiếp tục ổn định sinh hoạt

- Việc Chủ đầu tư thực hiện dự án sai mục đích:

Ngày 28/9/1999 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 914/QĐ-TTg về việc thu hồi 13.970m2 đất tại phường Yên Phụ giao cho Công ty TNHH xây dựng IDC sử dụng toàn bộ diện tích đất thu hồi để xây dựng khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng kinh doanh và văn phòng làm việc.

Ngày 06/09/2007 UBND Thành phố Hà Nội có văn bản số 4832/UBND-KH&ĐT chấp thuận về nguyên tắc cho phép công ty TNHH xây dựng IDC tiếp tục triển khai dự án và chuyển đổi quỹ nhà xây dựng lô E từ nhà ở thu nhập thấp sang làm quỹ nhà phục vụ tái định cư tại chỗ.

Ngày 16/11/2010 UBND Thành phố có văn bản số 9318/UBND-TNMT chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH xây dựng IDC được nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất khu B từ xây dựng công trình dịch vụ công cộng - văn phòng sang đất xây dựng toà nhà hỗn hợp văn phòng, công cộng và nhà ở; khu E từ đất xây dựng khu nhà ở thấp tầng sang xây dựng nhà ở để bố trí tái định cư tại chỗ cho các hộ gia đình bị thu hồi nhà ở khi thực hiện dự án và các đối tác có nhu cầu khác.

Đến nay Công ty TNHH xây dựng IDC đã được bàn giao chính thức 7.901m2 và đã xây dựng 29 căn nhà và phần hạ tầng kỹ thuật tại vị trí đã được bàn giao đất. Như vậy Công ty TNHH xây dựng IDC đang thực hiện dự án theo quy định chứ không phải chuyển mục đích từ làm đường sang xây dựng nhà bán.

- Về chế độ hỗ trợ, bồi thường cho dân:

Ngày 27/03/2001, Liên ngành Sở Tài chính - Cục thuế - Sở Địa chính Nhà đất (cũ) - Sở Xây dựng - UBND quận Tây Hồ có Tờ trình số 689/TTrLN-STCVG gửi UBND Thành phố về việc thẩm định phương án đền bù, hỗ trợ GPMB tại Hồ An Dương.

Ngày 25/6/2001 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3563/QĐ-UB phê duyệt phương án đền bù, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ để giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất giao cho Công ty TNHH xây dựng IDC đầu tư xây dựng nhà ở và văn phòng.

Chủ đầu tư đã phối hợp với Hội đồng GPMB quận Tây Hồ tổ chức chi trả tiền nhưng chỉ có 57 hộ nhận tiền và bàn giao mặt bằng, còn lại 72 hộ không nhận tiền và không bàn giao mặt bằng

Như vậy Chủ đầu tư đã thực hiện theo quy định của Thành phố về việc hỗ trợ, bồi thường cho dân trong công tác GPMB.

- Việc triển khai dự án kéo dài:

Trong quá trình thực hiện dự án, do thay đổi của Pháp lệnh Đê điều nên dự án bị ngừng lại, đình trệ 05 năm. Sau khi Luật Đê điều có hiệu lực UBND Thành phố đã có văn bản số 4832/UBND-KH&ĐT ngày 06/09/2007 chấp thuận về nguyên tắc cho phép công ty TNHH xây dựng IDC tiếp tục triển khai dự án.

Ngoài ra, do có nhiều hộ dân không bàn giao mặt bằng nên việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn

Câu số 27: Hầu hết các cử tri chưa đồng tình, nhất trí với trả lời của UBND Thành phố đối với các kiến nghị của cử tri huyện Sóc Sơn. Cử tri cho rằng việc trả lời còn chung chung, không cụ thể, thể hiện trách nhiệm chưa cao, nhất là đối với những ý kiến liên quan đến các dự án: Dự án đường 16, đường 35, sân golf...

Đối với những ý kiến liên quan đến các dự án: Dự án đường 16, đường 35, xin báo cáo cụ thể như sau:

Việc triển khai thi công tuyến đường 16 và tuyến đường 35 theo cử tri nêu còn chậm là đúng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên: Hiện trạng tuyến đường hẹp, vừa thi công vừa đảm bảo phục vụ nhân dân đi lại; khối lượng công việc GPMB là rất lớn, việc thi công xây dựng vừa phải hoàn trả đảm bảo các hệ thống công trình tưới tiêu nông nghiệp và phải di chuyển hệ thống công trình ngầm nổi (điện, thông tin…); năng lực triển khai thi công của một số nhà thầu còn hạn chế; việc điều tra xác định nguồn gốc đất của chính quyền địa phương còn chậm; chính sách đền bù GPMB chưa được một số hộ dân đồng thuận.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT, chủ đầu tư, các sở, ngành liên quan: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp các ngành có liên quan đẩy nhanh tiến độ GPMB, di chuyển các công trình ngầm nổi; vận động thuyết phục các hộ dân chấp hành chính sách của nhà nước; tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đến GPMB cho phù hợp với thực tế; kịp thời giải thích làm rõ các vấn đề mà người dân bị thu hồi mặt bằng còn chưa rõ và còn thắc mắc; tăng cường đối thoại với dân trong công tác GPMB; tổ chức rà soát và thay thế kịp thời các nhà thầu thi công chưa đáp ứng được yêu cầu (đã thay thế nhà thầu thi công Dự án đường 16); ưu tiên đáp ứng đủ vốn cho các công trình trọng điểm, bức xúc dân sinh; khắc phục các khó khăn khi vừa thi công vừa khai thác đường; tăng cường công tác duy tu duy trì, đảm bảo giao thông đối với những đoạn tuyến chưa thu hồi được mặt bằng thi công để phục vụ nhân dân đi lại.



Câu số 28- Cử tri tiếp tục kiến nghị về tiến độ triển khai thực hiện dự án đường 5 kéo dài quá chậm. Huyện đã giải phóng mặt bằng, bàn giao cho dự án đạt 95% diện tích phải thu hồi. Tuy nhiên tiến độ xây dựng Đường 5 kéo dài và hệ thống đường gom hai bên quá chậm, dẫn đến đất bỏ hoang hoá gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh. Đề nghị UBND Thành phố đôn đốc chủ đầu tư, nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

UBND Thành phố đã giao Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn làm Chủ đầu tư dự án xây dựng tuyến đường 5 kéo dài (Cầu Chui - Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long). Đây là tuyến đường đô thị chính cấp I, với quy mô: tổng chiều dài 13,32km, mặt cắt ngang nền đường 68,5m, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (hầm đi bộ, tuy nen ngang, hào kỹ thuật, hệ thống thoát nước mưa, thoát nước bẩn).

Dự án được khởi công tháng 5/2005, đến nay đã hoàn thành được một khối lượng công việc rất lớn. Trên địa bàn huyện Đông Anh, đã thi công xong khoảng 9 km/10,5km nền đường và toàn bộ thân, bệ mố trụ (trừ 4 trụ nằm trên địa bàn xã Đông Hội còn vướng mặt bằng), hiện nhà thầu đang chuẩn bị thi công kết cấu phần trên.

Quá trình triển khai thực hiện dự án có rất nhiều khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng; giá nguyên vật liệu tăng cao; một số hạng mục phải thay đổi, bổ sung thiết kế; một số hạng mục có tính chất kỹ thuật phức tạp, nên đến nay, dự án chưa thể hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra, tình hình tài chính của các nhà thầu bị ảnh hưởng do suy giảm kinh tế, Chủ đầu tư cũng chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt, còn thiếu cương quyết với những nhà thầu thi công chậm tiến độ.

Để sớm hoàn thành Dự án đưa vào sử dụng: UBND Thành phố đã chỉ đạo Ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương quận Long Biên, huyện Đông Anh và các phường xã liên quan, đẩy nhanh tiến độ GPMB, đáp ứng tiến độ thi công của dự án. Tháng 6/2011, UBND Thành phố đã cho phép điều chỉnh tiến độ của Dự án đến tháng 6/2013, trên cơ sở đó, chủ đầu tư đang cùng các nhà thầu khẩn trương hoàn thiện phụ lục hợp đồng điều chỉnh tiến độ các gói thầu, lập tổng mức đầu tư điều chỉnh. Chỉ đạo chủ đầu tư kiên quyết thay thế nhà thầu không còn khả năng, năng lực thực hiện gói thầu. Yêu cầu Tư vấn giám sát và nhà thầu lập kế hoạch thi công hàng tháng, kịp thời điều chỉnh tiến độ cho các khối lượng bị chậm do bất kỳ nguyên nhân nào; yêu cầu chủ đầu tư tích cực phối hợp với các Sở, ngành liên quan để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Dự kiến, hoàn thành toàn bộ Dự án vào tháng 6/2013

Câu số 29: Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước của 2 con sông Đáy và sông Nhuệ do quá trình công nghiệp hoá làm suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm của lưu vực, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ nhân dân. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm đến nguồn nước sinh hoạt cho nông thôn ngoại thành nói chung và Ứng Hoà nói riêng (cử tri huyện Ứng Hoà ).

Thực trạng về sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân ở khu vực nông thôn trên địa bàn Thành phố nói chung và nhân dân Huyện Ứng Hòa nói riêng chủ yếu là dùng nước giếng khoan Unicef và nước mưa. Qua kiểm tra, phân tích chất lượng nước tại các giếng khoan của các hộ dân huyện Ứng Hòa do Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thành phố thực hiện cho thấy mức độ ô nhiễm về A Sen trong nước ở mức cao 12%; một trong các nguyên nhân chính gây lên nguồn nước ngầm bị ô nhiễm a sen là do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định, nước thải không được xử lý của khu công nghiệp, các làng nghề và nước thải đô thị. Theo đó, sông Nhuệ, sông Đáy là 2 con sông đang bị ô nhiễm nặng bởi các nguyên nhân trên.

Để giải quyết và đáp ứng nhu cầu ngày một bức xúc về nước sinh hoạt của nhân dân vùng nông thôn, Trung ương đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch, Thành phố đã ban hành Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2020; theo đó những năm qua Thành phố đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho chương trình này, kết quả đến nay đã từng bước giải quyết những bức trên.

Đồng thời, để nhân dân biết chủ động tham gia việc khai thác, sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, UBND Thành Phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan (trong đó có UBND huyện Ứng Hòa) thường xuyên thực hiện một số giải pháp sau đây:



1. Tổ chức tốt công tác truyền thông tuyên truyền về nước sạch và VSMT nông thôn nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt đảm bảo an toàn.

2. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước ở các vùng bị ô nhiễm, làng nghề, các trạm cấp nước tập trung ở accs xã, thị trấn để cảnh báo và hướng dẫn nhân dân sử dụng các thiết bị lọc nước đảm bảo hợp vệ sinh (Theo mô hình bể lọc Unicef).

3. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, UBND Thành phố sẽ triển khai một số dự án về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước ở Huyện Ứng Hòa, cụ thể như sau:

- Tiếp tục đầu tư để hoàn thành trạm cấp nước sạch tập trung ở các xã: Quảng Phú Cầu và xã Liên Bạt.

- Triển khai xây dựng mới trạm cấp nước sạch tập trung ở các xã : Đại Cường; Hòa Xá; Hòa Nam.

- Dự án vay vốn ngân hàng Thế Giới (WB) sẽ triển khai thực hiện tại các xã: Phù Lưu; Kim Đường; Phương Tú; Trung Tú (Theo kế hoạch xây dựng năm 2012 đến năm 2015).

- Đang triển khai nghiên cứu lập dự án xây dựng cụm công trình cấp nước liên xã tại phía Tây Bắc Huyện trên địa bàn các xã: Cao Thành; Sơn Công; Viên An; Viên Nội; Hoa Sơn.

- Xây dựng dự án hỗ trợ thiết bị lọc đảm bảo hợp vệ sinh cho nhân dân ở khu vực nông thôn, ở những vùng chưa được đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung và những vùng đang bị ô nhiễm, vùng làng nghề để thực hiện vào những năm tới trong đó có Huyện Ứng Hòa.

Khi các dự án đuợc triển khai, người dân trên địa bàn Thành phố nói chung và huyện Ứng Hoà nói riêng sẽ được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.



Câu số 30: Hiện nay, Ứng Hoà vẫn là huyện nông nghiệp và TP cũng xác định Ứng Hoà chủ yếu phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hạ tầng để phát triển nông nghiệp của Ứng Hoà còn nhiều bất cập, chưa đem lại hiệu quả cao. Đề nghị UBND TP quan tâm phát triển nông nghiệp ngoại thành, ưu tiên cho chương trình phát triển nông thôn mới trên các lĩnh vực: Đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật (Giống, cây, con...), đầu tư cho cơ giới hoá giảm nhẹ sức lao động và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm, tạo sự phát triển nông nghiệp bên vững (cử tri huyện Ứng Hoà ).

Huyện Ứng Hoà là huyện xa trung tâm Thành phố, thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hạ tầng nông thôn, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp.

Những năm qua, Thành phố đã và đang tập trung đầu tư hỗ trợ huyện Ứng Hòa bằng nhiều dự án, với giá trị hàng nghìn tỷ đồng, trong đó nhiều dự án thuộc lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt đã ứng dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất, đó là giống cây, giống con có năng suất chất lượng cao, Thành phố có cơ chế chính sách khuyến khích hộ gia đình đầu tư mua sắm máy móc, cơ giới hoá trong nông nghiệp phục vụ sản xuất, giảm sức lao động của nhân dân, giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Ứng Hoà việc sử dụng cơ giới hoá trong sản xuất nói chung vểutong nông nghiệp nói riêng chưa nhiều, việc này Thành phố tiếp thu ý kiến cử tri huyện Ứng Hoà và sẽ chỉ đạo UBND huyện Ứng Hoà quan tâm chỉ đạo thực hiện, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Câu số 31: Kênh T1 trên địa bàn huyện Phúc Thọ nhiều đoạn bị ách tắc, gây ngập úng cục bộ. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo cho triển khai nạo vét để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân (cử tri huyện Phúc Thọ).

Kênh tiêu T1 thuộc hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ. Ngày 25/8/2010, UBND thành phố Hà Nội có quyết định số 4140/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phú Thụ tại các huyện: Phúc Thọ, Thạch Thất và Thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội và giao Công ty TNHH 1 TV Thuỷ lợi sông Tích làm chủ đầu tư. Thành phố đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư năm 2011. Hiện tại Công ty TNHH 1 TV Thuỷ lợi sông Tích đang lập dự án để tổ chức thực hiện theo quy định.



Câu số 32: Dự án sản xuất rau sạch trên địa bàn xã Thọ Lộc triển khai chưa đảm bảo tiến độ. Đề nghị UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo để dự án sớm đi vào hoạt động (cử tri huyện Phúc Thọ).

Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân về rau sạch rau an toàn, ngày 05/5/2009 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015”, theo đó, đến năm 2015 có 5.000-5.500 ha rau an toàn. Đến nay, toàn Thành phố đã có 21 dự án hỗ trợ xây dựng vùng RAT tập trung, trong đó riêng huyện Phúc Thọ có 2 dự án tại các xã Thanh Đa, xã Thọ Lộc.

Dự án sản xuất RAT tại xã Thọ Lộc đã được UBND Thành phố chấp thuận bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư tại Văn bản số 9069/UBND-NN ngày 21/10/2011. Theo đó hiện nay chủ đầu tư (UBND huyện Phúc Thọ) và Sở Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo quy định.

Câu số 33- Hiện nay trạm biến áp trên địa bàn xã Thọ Lộc công suất thấp không đảm bảo đủ điện phục vụ đời sống nhân dân và phát triển sản xuất. Đề nghị UBND thành phố quan tâm chỉ đạo.

Xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội được cấp điện từ 06 Trạm biến áp với tổng công suất là 1.140 kVA. Trong đó có TBA UBND xã Thọ Lộc (máy biến áp 250kVA - 35/0,4kV) trong thời gian từ tháng 7/2011 trở về trước bị quá tải, Tổng Công ty đã chỉ đạo Công ty Điện lực Phúc Thọ khẩn trương kiểm tra và lập phương án nâng công suất TBA. Trong tháng 8/2011, Công ty Điện lực Phúc Thọ đã thi công nâng công suất MBA của trạm này từ 250kVA - 35/0,4kV lên 400kVA - 35/0,4kV.

Trong thời gian tới đây, Tổng Công ty đã có kế hoạch đầu tư xây dựng tại xã Thọ Lộc 01 trạm biến áp có công suất 250kVA - 35/0,4kV để đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực

Câu số 34- Trường THCS xã Thọ Lộc đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I, nhưng xét theo tiêu chí hiện nay thì chưa đủ diện tích. Đề nghị UBND thành phố quan tâm đầu tư kinh phí để di dời trường ra địa điểm mới đảm bảo đủ diện tích theo quy định.

Trường THCS xã Thọ Lộc đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I. Nhưng do chưa đủ diện tích, Nhà trường, UBND xã Thọ Lộc đã lập dự án đầu tư xây dựng trường ra vị trí đất mới và đã được Sở Quy hoạch kiến trúc có thỏa thuận vị trí quy hoạch. Hiện nay dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư.



Câu số 35: Đề nghị UBND Thành phố nâng cấp, cải tạo các tuyến phố Nguyễn Ngọc Nại, Hoàng Đạo Thành, Lê Trọng Tấn kéo dài; đường Quan Nhân, đường Nguyễn Văn Trỗi.

- UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT triển khai duy tu đảm bảo an toàn giao thông Đường Hoàng Đạo Thành. Đường Nguyễn Văn Trỗi đã được đưa vào Kế hoạch sửa chữa năm 2011, hiện đang triển khai, dự kiến hoàn thành trong năm 2011. Đối với các tuyến phố Nguyễn Ngọc Nại; đường Quan Nhân, Lê Trọng Tấn (trên địa bàn Quận Thanh Xuân), đã chỉ đạo Sở GTVT tăng cường công tác duy tu, duy trì, kiểm tra và xử lý các hiện tượng hư hỏng trên đường đảm bảo giao thông êm thuận. Riêng đường Lê Trọng Tấn kéo dài (trên địa bàn quận Thanh Xuân) hiện đã có đơn vị đề xuất đầu tư mở rộng theo hình thức BT. Dự kiến triển khai trong năm 2012.



Câu số 36: Đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu cho xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ trên tuyến đường Nguyễn Trãi, cụ thể trước cửa UBND Phường Thượng Đình.

Hiện tại, Ban QL các dự án Trọng điểm Phát triển đô thị Hà Nội đã lập dự án triển khai 03 cầu đi bộ trên tuyến đường Nguyễn Trãi (tại các vị trí: đối diện tòa nhà Công ty CP Dụng cụ số 1; Ngã ba Nguyễn Quý Đức; cổng trường Đại học Khoa học tự nhiên). Tuy nhiên, vị trí xây dựng cầu và thiết kế cầu vượt đang được nghiên cứu, điều chỉnh, thống nhất để phù hợp với dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chạy tuyến đường Nguyễn Trãi (do Bộ GTVT làm chủ đầu tư).



Câu số 37: Đề nghị UBND Thành phố bố trí 1 bến xe buýt tại trước cửa bưu điện trên địa bàn phường Kim Giang

UBND Thành phố đã chỉ đạo TCT Vận tải đi kiểm tra. Các điểm dừng trên đường Kim Giang được lắp đặt tương đối hợp lý với khoảng cách giữa 2 điểm liền kề là khoảng 540m, thuận tiện cho hành khách đi xe buýt.

Hiện tại, tuyến đường Kim Giang đang được nâng cấp, cải tạo lại các tuyến buýt số 05, 60 có lộ trình chạy qua tạm thời phải nắn chỉnh sang Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm, nên tại một số điểm dừng, đỗ xe buýt, biển báo đã được Trung tâm QL&ĐH GTĐT tạm thời tháo dỡ và thu hồi.



tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương