Phần 1: Toàn thế giới nín thở chờ đợi Chương 1: thanh kiếm hai lưỠi của barbarossa



tải về 2.43 Mb.
trang10/18
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích2.43 Mb.
#36541
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18

Chương 16: Sự ám ảnh của Hitler
Nhiệm vụ báo tin cho Quốc trưởng về đòn đột phá lớn quân Sô viết trong ngày 19/11 được giao cho Tổng tham mưu trưởng, tướng Zeitzler, người vẫn ở phía Đông Phổ. Hitler đang ở Berghof, làng Berchtesgaden, đó cũng chính là nơi ông ta nhận được tin hiệp ước Sô viết - Nazi được ký vào tháng 8 năm 1939. Khi đó ông ta đã đập mạnh bàn ăn trong niềm phấn khích, làm các quí bà tháp tùng phải kinh ngạc. “Tôi đã có chúng!”, ông ta gào lên và nhún nhẩy chân. “Tôi đã có chúng!” lúc này, ông ta phản ứng lại như một người giận dữ sợ hãi. 
Nhật ký chiến tranh của Tổng hành dinh Wehrmacht (Quân đội Đức) viết rằng, nhưng thiếu trung thực, đã “báo động tin tức về cuộc phản công của Nga, thứ mà Quốc trưởng chờ đợi từ lâu”. Phản ứng của Hitler về cuộc phản công không thành công của Quân đoàn Thiết giáp XLVIII (48) vào hôm đó thậm chí còn đầy ngụ ý hơn. Sau sự can thiệp vụng về của ông ta mà cũng không ngăn được quân Rumani sụp đổ, ông ta cần một kẻ chịu báng và đã ra lệnh bắt tướng Heim. 
Hitler nhận ra mặc dù không thừa nhận rằng toàn bộ vị trí quân Đức ở phía nam Nga hiện đang chịu rủi ro. Trong ngày thứ hai của cuộc  phản công, ông ta ra lệnh Thống chế chiến trường Von Manstein từ Vitebsk trở về phía nam để thành lập Cụm tập đoàn quân sông Đông. Manstein là nhà chiến lược được ngưỡng mộ nhất của quân đội Đức và đã từng làm việc thành công với lực lượng Rumani ở Crimea.
Mỗi khi vắng mặt Quốc trưởng, Tổng hành dinh của Wehrmacht gần như bị tê liệt. Trong ngày 21/11, cái ngày mà Paulus và Schmidt rời bỏ sở chỉ huy ở Golubinsky do sự đe dọa bởi một đoàn xe tăng Sô viết, trưởng sĩ quan phụ tá của Hitler, tướng Schmundt lại đang bận tâm với việc thay đổi trang phục cho các sĩ quan và nhân viên Wehrmacht. 
Lệnh của Quốc trưởng cho Tập đoàn quân VI phải trụ vững cho dù mối đe dọa “bị vây tạm thời” thậm chí chỉ đến được với Paulus khi ông ta đã đến Nizhne-Chirskaya. Paulus cũng được giao chỉ huy các binh đoàn của Hoth ở phía nam Stalingrad và phần còn lại của Tập đoàn quân VI Rumani. Phần chính của lệnh là: “Giữ các tuyến đường sắt càng dài càng tốt. Lệnh thực hiện tiếp tế bằng đường không”. Paulus theo bản năng đang cân nhắc rút quân từ sông Volga về nhập với Cụm Tập đoàn quân B đã hoàn toàn miễn cưỡng tuân theo sắc lệnh bất ngờ đó do ông cảm thấy là ông ta hiểu tốt hơn về tình hình chung.
Ông ta bay đến Nizhne-Chirskaya bởi vì Sở chi huy đã chuẩn bị nơi đây cho mùa đông với đường liên lạc đảm bảo nối với Cụm Tập đoàn quân B và Wolfsschanze ở gần Rastenburg. Thế nhưng Hitler khi nghe được ông ta đến đó đã nghi ngờ ông ta muốn chạy trốn quân Nga. Hitler đã lệnh ông ta phải bay lại đến với các nhân viên đang nằm tại Gumrak trong vòng vây. Khi tướng Hoth đến vào sáng sớm hôm sau, 22/11, ông ta thấy Paulus đang giận dữ và buồn bực bởi sự bóng gió của Hitler là ông ta bỏ rơi người của mình. Tham mưu trưởng của Paulus, tướng Schmidt, đang nói điện thoại với tướng Martin Fiebig, chỉ huy của Quân đoàn VIII. Schmidt đã nhấn mạnh lại rằng Tập đoàn quân VI đang cần gấp xăng dầu và đạn dược để phá vây, và Fiebig lặp lại cái mà ông ta đã nói vào buổi trưa hôm trước: “Không thể tiếp tế cho cả một Tập đoàn quân bằng đường không. Luftwaffe không có đủ máy bay vận tải”.
Ba viên tướng bỏ ra phần lớn buổi sáng để đánh giá tình trạng của Tập đoàn quân 6. Schmidt nói là chính. Cũng chính ông ta đã nói chuyện với tướng von Sodenstern của Cụm Tập đoàn quân B buổi chiều hôm trước và nghe chi tiết về mũi tiến đông nam của Sô viết từ Perelazovsky. Sodenstern buồn bã nói với ông ta: “Chúng tôi chẳng có gì để ngăn chúng được. Ông phải tự mình cứu mình mà thôi”. 
Trong khi thảo luận, thiếu tướng Wolfgang Pickerr của Sư đoàn phòng không Luftwaffe 9 bước vào phòng. Schmidt, bạn học hồi trường quân sự, gọi sang với lời mời “đưa ra quyết định có thể chấp nhận được”. Pickerr trả lời không chút ngượng ngùng là ông ta muốn kéo sư đoàn của ông ta ra ngay.
Chúng tôi cũng muốn thoát ra” -  Schmidt đáp lại: 
Nhưng trước hết chúng ta phải tập trung mọi người hình thành tuyến bảo vệ ở phía nam trong khi bọn Nga đang tấn công”. 
Ông ta đến để nói rằng họ không thể bỏ mặc các sư đoàn bên bờ tây sông Đông, và rằng Tập đoàn quân 6 không ở thời điểm có thể phá vây trong 5-6 ngày nữa. Để hoạt động đó có cơ hội thành công, “Chúng ta buộc phải có xăng dầu và đạn dược do Luftwaffe mang tới”. Tướng Hube đã điện thông báo rằng các xe tăng của ông ta đang sắp phải dừng cả rồi. 
Điều đó cũng chẳng khác gì”, Pickert vặn lại. 
Ông ta không muốn mất cả sư đoàn phòng không với toàn bộ vũ khí của nó:
Tập đoàn quân 6 không bao giờ có thể tiếp tế hàng không được nếu chúng ta cứ cố như vậy”. 
Schmidt không đồng ý nhưng chỉ ra rằng họ có rất ít hiểu biết về toàn bộ tình hình và cũng chẳng biết về lực lượng dự bị của cấp trên. Ông ta nhấn mạnh rằng thiếu nhiên liệu và ngựa “có hơn 10.000 thương binh và đa phần vũ khí hạng nặng và xe cộ sẽ phải bỏ lại. Đó chính là kết thúc kiểu Napoleon”. 
Sau khi nghiên cứu chiến dịch năm 1812, Paulus bị ám ảnh nặng bởi cái viễn cảnh Tập đoàn quân của ông ta bị tan rã, bị chia nhỏ đang vận lộn thoát ra qua thảo nguyên đầy tuyết. Ông ta không muốn được ghi vào lịch sử như là người chịu trách nhiệm cho thảm họa quân sự lớn nhất mọi thời đại. Nhất định phải có một sự xúi giục tự nhiên cho Paulus, người không có tiếng về suy nghĩ độc lập, đưa ra các quyết định chậm chễ gây ra các nguy hiểm quân sự, chính trị, bây giờ ông ta lại biết rằng Thống chế chiến trường Manstein đang đến để lãnh toàn bộ trách nhiệm. Thế nhưng Manstein không thể bay từ miền bắc đến ngay do thời tiết xấu, nằm tắc ở sở chỉ huy đặt trên tầu hỏa của ông ta, bị các hoạt động của du kích làm chậm thêm.
Paulus có bản năng là một sĩ quan tham mưu, không phải là một nhà lãnh đạo chiến trận phản ứng lại mối nguy hiểm. Ông không thể cho phép phá vây trừ khi nó được chuẩn bị đầy đủ, được tiếp tế và hình thành được một kế hoạch tổng thể, được cấp trên chấp nhận. Dường như cả ông ta lẫn Schmidt đều không đánh giá đúng rằng tốc độ là nhân tố quyết định. Họ đã sai lầm hoàn toàn khi không thành lập lực lượng cơ động hạng nặng vốn có thể cho họ hi vọng duy nhất để nghiền nát cái vòng vây trước khi nó định hình xong. Bây giờ họ lại sai lầm tiếp vì một khi Hồng quân củng cố xong vị trí của họ, thì hầu như mọi tác nhân khác, đặc biệt là thời tiết, sẽ lại tăng cường chống lại họ.
Phần lớn thời gian đã bị mất do gửi các trung đoàn tăng về phía sau dọc theo sông Đông. Khi tin Kalach thất thủ được khẳng định vào buổi sáng hôm đó, họ buộc phải lệnh cho Quân đoàn Lục quân XI của Stecker và Quân đoàn Thiết giáp XIV của Hube chuẩn bị lui về bờ Đông, gia nhập với phần còn lại của Tập đoàn quân VI. Vào cuối buổi sáng, Schmidt đã đưa ra các lệnh thích hợp đến tướng Hub và đại tá Groscurh, tham mưu trưởng của Strecker.
Vào lúc 2.00 chiều, Paulus và Schmidt bay về sở chỉ huy mới đóng ở Gumrak, bên trong của Kessel hay là một vùng đất bị kẻ địch vây kín. Paulus mang theo một số chai rượu vang đỏ loại ngon và sâm panh, một lựa chọn kỳ lạ cho những người lập kế hoạch phá vòng vây. Khi ông ta về đến sở chỉ huy mới của Tập đoàn quân VI đóng ở ga xe lửa Gumrak, ông ta liền triệu tập các chỉ huy quân đoàn lại. Ông ta muốn họ có cái nhìn theo lệnh Quốc trưởng bắt đầu từ buổi chiều này, thực hiện phòng thủ “con nhím” và đợi các lệnh mới của Quốc trưởng. “Tất cả họ đều có cùng quan điểm với chúng tôi”, Schmidt viết lại sau này, “rằng phá vây ra phía nam là cần thiết”. Người nói nhiều nhất là tướng von Seydlitz, có sở chỉ huy chỉ cách đó có trăm thước. 
Lúc 7 giờ chiều, Paulus bắt đầu cuộc họp và đưa ra bức tranh toàn cảnh. “Tập đoàn quân đã bị vây” là những từ đầu tiên của ông, mặc dù lúc này cái vòng còn chưa kép kín. Đây là cách bắt đầu cuộc họp tồi, bỏ qua các nghi thức thông thường. Cái cốt lõi của tất cả, Paulus đã sai lầm về hướng hành động. Ông ta kêu gọi “tự do hành động nếu chứng minh được là không thể phòng ngự tập trung với đòn thọc sườn phía nam”.
Vào lúc 10:15 tối, Paulus nhận được thông điệp điện đài từ Quốc trưởng. “Tập đoàn quân 6 tạm thời bị quân Nga bao vây. Tôi hiểu Tập đoàn quân 6 và tất cả chỉ huy của nó không nghi ngờ gì đang ở trong tình huống khó khăn mà vẫn đối mặt với lòng cam đảm. Tập đoàn quân 6 phải biết rằng tôi đang làm tất cả để giải thoát họ. Tôi sẽ ban hành lệnh khi cần thiết. Adolf Hitler” .
Paulus và Schmidt dù có thông điệp đó vẫn cho rằng Hitler sẽ sớm nhìn thấy lý do, bắt đầu soạn thảo kế hoạch phá vây ở phía tây nam.
Trong buổi chiều tối 22/11 Hitler đang làm việc với Keitel và Jodl trên đoàn tầu đặc biệt đi từ Berchtesgaden đến Leipzig, ở đó một máy bay sẽ đưa ông ta đến Rastenburg. Trong hành trình lên phía bắc đó, cứ vài tiếng ông ta lại dừng tầu để liên lạc với Zeitzler. Ông ta muốn kiểm tra xem Paulus sẽ không được cho lệnh rút lui. Một trong những lần liên lạc, ông ta nói với Zeitzler “Chúng tôi đã tìm thấy một lời giải khác”. Ông ta không nói là lúc đó trên chuyến tầu đặc biệt ông ta đang nói chuyện với tướng Hans Jeschonneck, tham mưu trưởng của Luftwalle, mặc cho các cảnh báo từ Richthofen ông này đã thuyết trình rằng Cầu hàng không tiếp tế cho Tập đoàn quân VI là có thể được trong một khoảng thời gian tạm thời. 
Reichsmarschall Goering khi được Quốc trưởng yêu cầu, ngay lập tức triệu tập một cuộc họp với các sĩ quan vận tải của ông ta. Ông ta nói với họ cần phải chuyển 500 tấn mỗi ngày. (Ước tính 700 tấn mỗi ngày của Tập đoàn quân VI bị lờ đi). Họ trả lời rằng 350 tẫn mỗi ngày là tối đa và chỉ cho một thời gian ngắn. Với hơi thở không đều, Goering ngay lập tức đảm bảo với Hitler rằng Luftwaffe có thể tiếp tế cho Tập đoàn quân VI trong tình trạng hiện tại bằng hàng không. Ngay cả với mức thấp này đã là không tính đến các nhân tố như thời tiết xấu, máy bay hỏng hóc và hoạt động của đối phương.
Vào sáng sớm hôm sau, 24/11, các hi vọng của tất cả các tướng tá liên quan đến số phận của Tập đoàn quân VI đã bị đập tan hoàn toàn. Một lệnh nữa của Quốc trưởng đến với sở chi huy Paulus lúc 8:30. Trong đó cái đường bao mà Hitler gọi là “Pháo đài Stalingrad” được định rõ. Mặt trận trên sông Volga này sẽ được giữ vững “bất kể mọi tình huống”.
Zeitzler đã tự tin cho rằng Hitler sẽ có cùng suy nghĩ như ông ta. 
Bây giờ, Quốc trưởng đã cho thấy rõ ràng rằng quan điểm của mọi tướng tá đang chịu trách nhiệm với chiến dịch Stalingrad chẳng là cái gì cả. Cảm giác của họ đã được Richthofen cô đọng lại trong nhật ký của mình, khi ông viết mọi người đã phải “trả giá đắt cho một viên hạ sĩ quan”. Quan điểm của Hitler về quyền lực của mong muốn là hoàn toàn gắn cùng với logic quân sự. Ông ta gắn chặt với ý tưởng rằng Tập đoàn quân VI một khi rút ra khỏi Stalingrad thì Wehrmacht sẽ không bao giờ quay trở lại. Ông ta cho rằng đó sẽ là mực thước mới của Đế chế thứ III. Hơn nữa, với người ích kỷ đến như vậy, cái sĩ diện cá nhân đã trói buộc ông ta lại từ sau bài diễn thuyết của ông ta về thành phố của Stalin ở sự kiện Bierkeller tại Munich mới cách đó chưa đến 2 tuần.
Sự kết hợp hoàn cảnh như vậy đã tạo ra một sự cay đắng mỉa mai. Ngay trước khi quyết định của Quốc trưởng được ban hành, tướng Von Seydlitz, chỉ huy Quân đoàn 51 ở Stalingrad đã định hành động qua mặt. Ông ta cho rằng điều đó “hoàn toàn thiếu suy nghĩ” rằng một Tập đoàn quân với 22 sư đoàn lại đi “co cụm phòng ngự và bỏ đi mọi sự cơ động”. Ông ta chuẩn bị một bản ghi nhớ dài gửi cho sở chi huy Tập đoàn quân VI. “Những trận đánh phòng ngự nhỏ vài ngày gần đây đã tiêu hết số đạn dược dự trữ”. Tình hình cung cấp hậu cần là nhân tố quyết định. Nghĩa vụ của họ là phải phớt lờ cái lệnh tai họa đó.
Những sai lầm của Goering và Bộ tổng tham mưu không quân Đức khi tính toán khả năng đáp ứng không vận xuất phát từ tham vọng cá nhân (đã đạt được niềm tin của Fuhrer rồi thì càng phải cố gắng) hoặc do sợ hãi vì không đạt được kỳ vọng của cấp trên, hoặc do quá tự tin vào khả năng bản thân, hoặc do thiếu trách nhiệm... đều khiến cái lập luận cho rằng thất bại Stalingrad là do cá nhân Hitler là một lập luận phiến diện, mơ hồ, thiếu trách nhiệm.
Thực ra, sai lầm này bắt nguồn từ cuối năm 1941, khi quân LX phản công thắng lợi quanh Matxcơva và quân Đức cũng trên bờ thảm họa y hệt năm 1942 - đầu 1943. Khi ấy Hitler cũng kêu gọi tử thủ và lập cầu hàng không - kết quả là quân Đức thắng lớn và niềm tin vào Fuhrer của đại bộ phận quân nhân Đức (tức là hầu hết những người mà sau này quay ra lên án Hitler). 
Người Nga thì lập luận thất bại của Đức xuất phát từ sự phiêu lưu trong tính toán của Bộ Tổng tham mưu Đức, theo đó đánh giá thấp quân Liên Xô và đánh giá quá cao quân Đức, do đó trong cả 2 chiến cuộc 41-42 và 42-43 quân Đức đều không còn đủ lực lượng dự trữ để thực hiện trọn vẹn chiến dịch. Ở đây quân Đức lặp lại sai lầm mà nhà cầm quân Sparta Lyguncus tổng kết từ cách đó 2500 năm: "Không bao giờ chiến tranh kéo dài với một kẻ thù yếu hơn, vì chúng sẽ mau chóng rút ra kinh nghiệm". Chắc chắn phe Đức nắm rõ điều này. Điều mà họ không thực hiện được là đánh bại sức kháng cự Liên Xô vào thời điểm quyết định.
Vào chiều 23/11. Seydlitz lệnh Sư đoàn Bộ binh cơ giới hóa 60 và Sư đoàn bộ binh 94 đốt bỏ kho tàng, phá hủy vị trí rồi rút đến phía bắc của Stalingrad. “Trong hàng nghìn đám lửa nổi lên vội vã”, một trung sĩ hậu cần của Sư đoàn bộ binh 94 viết, “Chúng tôi đốt áo khoác, quân phục, ủng, tài liệu, bản đồ, bút viết cũng như đồ ăn. Viên tướng tự mình đốt bỏ mọi thiết bị của mình”. Hồng quân được báo động bởi tiếng nổ và ánh lửa đã đuổi kịp sư đoàn đã bị yếu đi này ở vùng trống khi nó rút khỏi Spartakovka và trận chiến đã gây ra 1000 thương vong. Lực lượng nằm bên cạnh là Sư đoàn bộ binh 389 ở nhà máy kéo Stalingrad cũng phải chịu đòn lây từ lộn xộn này. 
Hitler điên tiết khi nghe về cuộc rút lui này, đã buộc tội Paulus. Để ngăn cản mọi hành vi bất tuân trong tương lai, ông ta đã ra một quyết định đặc biệt để phân chia lại việc chỉ huy tại Kessel. Tướng Von Seydlitz, người được tin tưởng sẽ là một kẻ phòng ngự cuồng tín, sẽ chỉ huy phần đông bắc của Kessel, bao gồm cả bản thân Stalingrad. Lệnh đến lúc 6 giờ sáng ngày 23/11. Muộn hơn một chút, Paulus mang theo Đại úy Behz sang thăm sở chỉ huy của Seydlitz ở bên cạnh. Paulus đưa tận tay quyết định nhận  từ Cụm Tập đoàn quân sông Đông. “Bây giờ anh có thể tự mình chỉ huy”, ông ta nói đầy chua cay, “Anh có thể phá vây”. Seydlitz không thể che dấu sự ngượng ngùng. Manstein, hoảng sợ với việc chia lẻ chỉ huy như vậy, đã phải cố gắng chỉnh sửa nó theo hướng ít vô nghĩa hơn. 
Cuộc chạm trán của Paulus với Seydlitz không phải chỉ là mỗi một cuộc gặp khó chịu như mọi người nhớ lại về vòng vây Stalingrad. Tại Wolfsschanze, Thống chế Antonescu đã là đối tượng chỉ trích của Quốc trưởng cho rằng quân Rumani đã gây tai họa. Antonescu, đồng minh trung thành nhất của Hitler đã trả lời với đầy ai oán. Tuy vậy cả hai nhà độc tài đã bình tĩnh lại để tránh mất một đồng minh mà cả hai đều không muốn vậy. Thế nhưng sự hòa hoãn của họ không cho thấy mọi sự sau này sẽ êm thắm. 
Sĩ quan Rumani đã tức giận rằng bộ chỉ huy cao cấp của Đức đã bỏ mặc tất cả các cảnh báo của họ, đặc biệt là sự thiếu phòng ngự chống tăng. Trong khi đó quân Đức lại không biết đến các mất mát của quân Rumani, mà chỉ buộc tội người đồng minh đã gây ra thảm họa bằng cách bỏ chạy. Nhiều sự va chạm phiền lòng đã phát triển giữa các nhóm quân của cả hai bên. Sau lần gặp mặt nóng nẩy với Antonescu, Hitler thậm chí đã buộc phải thực hiện một số cố gắng để cứu vãn quan hệ với các đồng minh. “Theo sắc lệnh Quốc trưởng, sở chi huy Tập đoàn quân 6 báo cho các chỉ huy quân đoàn biết là ‘phải dừng mọi sự chỉ trích các sĩ quan Rumani về sự đổ vỡ’”. Sự căng thẳng giữa các đồng minh này không khó gì để bên Sô viết đoán ra, họ đã ngay tức khắc dùng máy bay rải 150.000 tờ truyền đơn viết bằng tiếng Rumani. 
Hitler vẫn tiếp tục ra tay trả thù tàn nhẫn tướng Heim, chỉ huy của Quân đoàn Thiết giáp XLVIII. “Quốc trưởng lệnh cách chức tướng Heim ngay lập tức”, tướng Schmundt ghi lại trong nhật ký ngay sau khi Hitler quay trở lại Wolfsschanze. “Quốc trưởng sẽ tự mình quyết định hình thức kỷ luật trong việc này”. 
Nhiều sĩ quan cao cấp ngờ rằng Hitler không chỉ muốn mỗi mình Heim là vật chịu báng cho thảm họa mà có thể toàn bộ các sĩ quan quân đoàn. Groscurth đã cay đắng viết “Quân đội trung thành của Đảng chiến thắng”, ngay sau khi Hitler phát biểu trên đài rằng ông ta ta đã tuyên bố chiến thắng với các sĩ quan cao cấp. Giống như một người chống-phát xít khác, Heinning von Tresckow, Groscurth tin rằng các viên tham mưu không còn xứng đáng với tên tuổi nữa vì họ hèn nhát trước Hitler. Trong khi đó các sĩ quan quân đoàn lại là nhóm duy nhất đối lập với tình trạng chuyên chế6. 
Tresckow tin rằng một thảm họa khủng khiếp có thể dẫn đến thay đổi và quân đội sẽ đưa đưa một người chỉ huy tiếng tăm lên thay cho Hitler. Thống chế chiến trường Von Manstein rõ ràng là người chỉ huy có tiếng tăm cần thiết như vậy, nên Tresckow khi có cơ hội đã sắp xếp để đưa người cháu họ còn trẻ Alexander Stahlberg vào làm người phụ tá mới cho Manstein. Thời gian làm xuất hiện cơ hội. Stahlberg bắt đầu thực hiện nhiệm vụ vào 18/11, trước khi Hitler bổ nhiệm Manstein là tổng chỉ huy Cụm Tập đoàn quân sông Đông mới.
Khả năng quân sự và trí thông minh của Manstein là điều không thể chối cãi, nhưng khả năng chính trị của ông ta thì khó đoán hơn nhiều, mặc dù có một số thể hiện đáng khuyến khích. Manstein coi thường Goering và ghê tởm Himmler. Theo các đồng nghiệp tin cẩn nhất, ông ta có gốc Do thái. Ồng ta cũng có thể gay gắt về Hilter. Như là một trò đùa, con chó Knirps của ông ta được dạy để giơ chân trước ra chào khi nghe lệnh “Heil Hitler”. Nhưng mặt khác, vợ ông ta lại là người vô cùng ngưỡng mộ Hitler, và quan trọng hơn, Manstein như đã được đề cập, thậm chí đã ra lệnh cho các lính của mình rằng “cần thiết phải dùng biện pháp mạnh chống lại người Do thái”. 
Sở chỉ huy sang trọng của Manstein đặt trên tầu hỏa chính là một căn phòng được trang hoàng của Nữ hoàng Yugoslavia. Tầu dừng lại ở vùng nam Smolensk để đón người chỉ huy của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, tướng mặt trận Hans Gunther von Kluge đến để tóm tắt với Manstein về tình hình ở miền nam Nga. Kluge được Tresckow khuyến khích, là một trong các thống chế chiến trường tích cực và sẵn sàng tham gia các mưu đồ. Ông ta nói với Manstein rằng Hitler đã đặt Tập đoàn quân VI vào một vị trí không giữ được. Bản đồ tình hình trên tầu cho thấy rõ ràng sự nguy hiểm. 
Kluge cố gắng gây ấn tượng với Manstein với lời khuyên. Các cố gắng của Quốc trưởng nhằm điều khiển việc điều động quân tới tận mức tiểu đoàn cần phải được ngăn chặn ngay từ khi bắt đầu. 
Và xin được lưu ý”, Kluge nhấn mạnh.
Quốc trưởng đã cho rằng sự sống sót của Ostheer trong mùa đông vô cùng hiểm nghèo năm ngoái không phải là do ý chí của binh lính chúng ta và cũng không phải do chúng ta đã làm việc vất vả, mà hoàn toàn do tài năng của riêng ông ta”. 
Ngay sau cuộc gặp gỡ này, Hồng quân mở một cuộc tấn công chống lại Cụm Tập đoàn quân Trung tâm để ngăn lãnh đạo Đức đem quân xuống phá vòng vây Stalingrad.
Đoàn tầu được sưởi ấm tiếp tục đi xuyên qua nước Nga với phong cảnh tuyết đầu mùa. Manstein và các sĩ quan tham mưu của ông ta bàn bạc về âm nhạc, các bạn bè chung và các mối quan hệ, chơi cờ và bài và tránh bàn đến chính trị. Trung úy Stahlberg từng nghe nói Manstein có quan hệ họ hàng với tổng thống cuối cùng Von Hindenburg, đã tò mò hỏi xem người thống chế chiến trường nào trong cuộc chiến này có thể chở thành “cứu tinh của Đất nước” lúc nó bị đánh bại. “Dĩ nhiên không phải tôi”, Manstein trả lời ngay tức khắc.
Sinh nhật của Thống chế chiến trường, tuổi 55, rơi vào ngày 24/11, ngày họ đến sở chỉ huy của Cụm Tập đoàn quân B. Tướng von Weichs, chỉ cho Manstein xem bản đồ cập nhật tình hình, không dấu diếm tình trạng nghiêm trọng. Lệnh Quốc trưởng cũng vừa đến, lệnh cho Tập đoàn quân VI duy trì Pháo đài Stalingrad và đợi tiếp tế bằng đường không. Manstein, theo như người phụ tá, thể hiện sự lạc quan rất đáng ngạc nhiên. Thậm chí khoảng cách 150 dặm giữa quân Đức ở phía nam của cái Kessel và Cụm Tập đoàn quân A tại Caucasus cũng không ngăn cản Manstein chọn thủ phủ cũ của người Cô dắc sông Đông Novocherkass làm sở chỉ huy của ông ta. Lính gác cửa chính của ông ta đội mũ lông cừu của người Cô dắc sông Đông và quân phục Đức. “Mỗi khi chúng tôi đi vào hoặc ra khỏi ngôi nhà”, người trợ lý nhớ lại, “họ lại ưỡn ngực và đứng nghiêm như thể chính ông ta là Nga hoàng uy nghi lẫm liệt”.
Hitler ra các hướng dẫn khắt khe nhằm ngăn chặn các tin tức về cuộc bao vây Stalingrad đến tai người dân Đức. Trong ngày 22/11, tin tức đại chúng cho biết có một cuộc tấn công vào chiến tuyến bắc. Ngày tiếp theo, chỉ ngay sau khi Tập đoàn quân VI bị bao vây hoàn toàn, thì các tin tức chỉ đề cập đến các cuộc phản công và thương vong của đối phương. Một tuyên bố tiếp theo làm như thể quân Sô viết tấn công đã bị đánh lại với những thiệt hại nghiêm trọng. Cuối cùng, vào ngày 8/12, ba tuần sau sự kiện này, tin tức mới cho biết còn có một cuộc tấn công ở phía nam Stalingrad nhưng không hề có gì cho biết cả Tập đoàn quân VI đã bị cắt rời. Hình ảnh đó được duy trì đến tháng Một theo cái công thức mập mờ “quân đội ở vùng Stalingrad”. 
Dĩ nhiên là quan chức Phát xít không thể ngăn được tin đồn lan truyền, đặc biệt là trong quân đội. “Toàn bộ Tập đoàn quân VI bị bao vây”, một người lính ở bệnh viện dã chiến được giáo sĩ cho biết ngay lập tức. “Đó là sự khởi đầu của sự kết thúc”. Những cố gắng làm im lặng binh lính và sĩ quan đã gây phản tác dụng và sự thiếu chân thành chỉ làm tình hình thêm lo lắng, băn khoăn ở Đức. Chỉ sau vài ngày của cuộc bao vây, dân thường đã viết thư cho tiền tuyến hỏi xem tin đồn có đúng không. “Ngày hôm qua và hôm nay”, một thủ quĩ viết từ Bernburg, “người ta đã nói rằng có một cuộc phá vây trong khu vực của anh?”. 
Các quan chức Phát xin tin rằng họ có thể lấp liếm được mọi thứ cho đến khi lực lượng giải thoát đã sẵn sàng phá vây đến Stalingrad. Trong lúc đó, Paulus đang nghi ngờ tột bật vào lời hứa của Goering đảm bảo tiếp viện cho Tập đoàn quân VI bằng đường hàng không, nhưng ông ta cũng không thể loại bỏ được các lý lẽ của tổng tham mưu của ông ta rằng họ có thể giữ được ít ra là cho đến đầu tháng 12, khi Hilter hứa có phá vây giải thoát cho họ. 
Paulus phải đối mặt với cái Stecker gọi “câu hỏi khó nhất đối với lương tâm mọi người lính: khi nào thì bất tuân lệnh cấp trên của anh ta để giải quyết tình hình mà anh ta am hiểu nhiểu hơn cả”. Các sĩ quan, những người không thích chế độ và căn ghét cái GROFAZ – Người lãnh đạo vĩ đại của mọi thời đại, cái mà lúc riêng tư họ gán cho Quốc trưởng, đã hi vọng rằng Paulus sẽ đứng đối lập với sự điên khùng này và bấm nút khởi động cho một phản ứng dây chuyền của quân đội*. Họ nghĩ về cuộc nổi loạn của tướng Hans Yorck von Wartenburg tại Tauroggen vào tháng 12/1812, khi ông ta từ chối không chiến đấu tiếp dưới chỉ huy của Napoleon. Thậm chí điều đó còn có thể khởi động cho làn sóng yêu nước ở Đức. Nhiều người đã tin vào sự so sánh này. Tướng von Seydlitz đã kêu gợi tranh luận với Paulus khi cố thuyết phục ông ta phá vây, rồi sau đó là Đại tá Selle, chỉ huy trưởng kỹ thuật của Tập đoàn quân VI. Schmidt, mặt khác, lại cân nhắc rằng: “Cái hành động chống lại mệnh lệnh đó sẽ trở thành một cuộc nổi loạn với dưới sức đè của các hòn đá chính trị”. 
Paulus trả lời Selle như là lời định mệnh: “Tôi biết lịch sử chiến tranh đã đưa ra lời phán xét với tôi rồi”. Vâng, ông ta đúng khi từ chối so sánh với Tauroggen. Thời Yorch không có thông tin liên lạc thông suốt, có thể tuyên bố hành động nhân danh Vua Phổ mà không sợ bị cách chức. Nhưng vào kỷ nguyên khi mà mọi sở chi huy đều liên tục được liên lạc, được nối bằng vô tuyến, thư và máy điện báo thì một lệnh bắt giam một người chỉ huy có thể được truyền tới ngay tức khắc. Người diễn viên duy nhất trong vở kịch có khả năng đóng vai Yorchi chính là Manstein, như Tresckow và Stauffenberg đã nhận ra. Thế nhưng Manstein như họ phát hiện, không định thực hiện vai trò nguy hiểm như vậy. “Thống chế Phổ không nổi loạn”, ông ta nói vào năm sau, ngược với truyền thống York khi làm đại diện của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. 
Nhiều nhà sử học đã đưa ra nhấn mạnh rằng hầu hết mọi sĩ quan của Tập đoàn quân VI đều tin rằng phải cố thực hiện phá vây ngay lập tức. Điều này không đúng. Các sĩ quan cấp quân đoàn và sư đoàn và sĩ quan tham mưu đều ủng hộ chắc chắn cho một cuộc phá vây, nhưng phía bộ binh, đặc biệt là các chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn lại ít bị thuyết phục hơn nhiều. Binh lính của họ, đặc biệt là những ai đã đào hầm hào rồi, lại không muốn từ bỏ vị trí của họ cùng với các vũ khí hạng nặng để ra “đánh nhau trên tuyết”, nơi trống trải mà họ phải phơi ra cho quân Nga tấn công. Binh lính cũng rất miễn cưỡng di chuyển bởi vì họ tin vào những lời hứa về một lực lượng phản công mạnh đang đến cứu họ. Một khẩu hiệu ngày 27/11 là “Hãy giữ vững! Quốc trưởng sẽ cứu chúng ta ra!” đã được chứng minh rất hiệu quả. (Schmidt sau này đã cố phủ định rằng nó được đưa ra từ sở chỉ huy Tập đoàn quân VI, và cho rằng nó là phát minh của một chỉ huy cấp dưới). 
Ở trong cái Kessel, binh lính có khuynh hướng tin tưởng ở khẩu hiệu “Hãy giữ vững!” như là một lời hứa chắc chắn. Nhiều sĩ quan cũng tin như vậy, nhưng những người khác thì phỏng đoán dựa vào thực tế. Một người đã nhớ lại, một đồng nghiệp là trung úy thiết giáp lựu pháo, khi nhận được tin mới, đã nháy mắt với ông ta gọi ra chỗ xe của họ và họ có thể thảo luận tình hình một cách riêng tư. 
Chúng ta sẽ không bao giờ ra khỏi đây được
Ông ta nói:
Đây là cơ hội duy nhất mà người Nga sẽ không để vuột mất”.
Anh thật là người bi quan”, 
Người kia trả lời:
Tôi tin vào Hitler. Ông ta nói sẽ làm cái gì thì ông ta sẽ làm bằng được cái đó”.

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương