PHÁc thảo tình hình sản xuất nông nghiệP…


T×M HIÓU Tæ CHøC GI¸P CñA LµNG §¤NG NG¹C (X· §¤NG NG¹C, HUYÖN Tõ LI£M, THµNH PHè Hµ NéI)



tải về 9.17 Mb.
trang15/26
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích9.17 Mb.
#37785
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26



T×M HIÓU Tæ CHøC GI¸P CñA LµNG §¤NG NG¹C
(X· §¤NG NG¹C, HUYÖN Tõ LI£M, THµNH PHè Hµ NéI)

V



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG





õ Thị Phương Thuý*


Việc nghiên cứu về làng xã cổ truyền người Việt từ lâu đã được nhiều nhà khoa học chú ý, qua đó giáp cũng được nhắc đến như một tổ chức đặc thù, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống làng xã.

Một trong những nhà nghiên cứu sâu sắc về giáp đầu tiên phải kể đến là tác giả Trần Từ với tác phẩm Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ194. Trong công trình này, Trần Từ đã xem giáp là một loại hình tổ chức của làng xã tập hợp người theo lớp tuổi, bên cạnh các hình thức tập hợp người theo địa vực - ngõ, xóm; tập hợp người theo huyết thống - họ… Theo tác giả, “tổ chức giáp đề ra một loại quan hệ đặc biệt giữa người và người: quan hệ tuổi tác”195, được vận hành và sử dụng như một “chiếc cầu nối” giữa chính quyền với các tổ chức “phi chính quyền”.

Tác giả Diệp Đình Hoa cũng góp thêm vào những nghiên cứu về giáp một góc nhìn khác: Giáp - tổ chức xã hội của giới nam của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Từ cách tiếp cận dân tộc học, tác giả đã cho ta một cái nhìn khá đa chiều về giáp, theo tác giả “giáp, bản thân là hệ thống mở, mang tính đa dạng, đa phương, đa diện”196.

Ngoài ra còn phải kể đến một số nghiên cứu về giáp nằm rải rác trong các cuốn sách, tạp chí và thông báo khoa học. Trong đó đáng chú ý là các nghiên cứu của: Bùi Thiết197, Bùi Xuân Đính198, Nguyễn Duy Hinh199, Nguyễn Hải Kế200, Nguyễn Xuân Diện201, Vũ Duy Mền202, …

Giáp là thuật ngữ gốc Hán du nhập từ Trung Quốc vào nước ta với sự kiện Khúc Hạo đổi hương thành giáp. Theo An Nam chí, “Giữa niên hiệu Khai Bình (907 - 910) nhà Lương Tiết độ Khúc Hạo lại đổi hương thành giáp, cộng với số đã có từ trước tất cả là 314 giáp”203. Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục cũng ghi: “Khúc Hạo nhờ vào cơ nghiệp cũ, giữ lấy La thành, tự xưng là Tiết độ sứ, chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ, đặt ra Chánh lệnh trưởng và các Tá lệnh trưởng, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán, giao cho Giáp trưởng trông coi”204.

Tuy nhiên, tác giả Diệp Đình Hoa lại cho rằng, trước khi Khúc Hạo đổi hương thành giáp, đã tồn tại một tổ chức của nam giới mang sức sống bản địa mãnh liệt của cộng đồng người Việt. Và việc Khúc Hạo đổi hương thành giáp chỉ là thời điểm “cơ cấu tổ chức giới nam từ hình thức tương trợ, hình thức giới đi vào lĩnh vực chính trị”205. Nhận định này được tác giả lập luận trên những cứ liệu truyền thuyết, dòng họ, tộc người.

Nguyễn Duy Hinh khi nghiên cứu về “kinh tế xã hội trước Lý”206 cũng đưa ra những nhận định đáng lưu tâm về nguồn gốc và sự phát triển của giáp ở Trung Quốc. Năm 1070, Vương An Thạch đặt ra chế độ “Bảo giáp pháp”, theo đó 10 nhà làm 1 bảo, 50 nhà làm 1 đại bảo, 10 đại bảo làm một đô bảo. Và cho đến 1381, giáp vẫn có chức năng là tổ chức dân binh. Từ 1381, nhà Minh quy định: 110 hộ thành
1 lý, 100 hộ chia làm 10 giáp, Lý trưởng là giáp thủ quản lý mọi việc trong lý. Đến đây giáp mới xuất hiện với tư cách là đơn vị cơ sở xã hội.

Nhưng đó là giáp của Trung Quốc. Ở Việt Nam, giáp xem ra có "cuộc sống" phức tạp hơn nhiều!

Nhìn chung, những nghiên cứu về giáp tới nay tuy không ít, nhưng mỗi tác giả lại có những cách nhìncái nhìn khác nhau về giáp. Điều này có lẽ một phần bởi tài liệu về giáp đến nay còn lại không nhiều. Mỗi nhà nghiên cứu lại dựa trên những nguồn tư liệu và cách tiếp cận khác nhau. Do đó đến nay vẫn chưa có được một cái nhìn thống nhất, toàn diện về giáp. Khi nhìn nhận về giáp, chúng ta vẫn chỉ như những “thầy bói xem voi” mà thôi!

Theo chúng tôi, trước khi tìm được câu trả lời cuối cùng về giáp, nên chăng cần có sự phân biệt hai hình thức tồn tại của khái niệm giáp: giáp với vai trò là một đơn vị hành chính và giáp với vai trò là một loại hình tổ chức xã hội. Cho đến nay, mối liên hệ giữa giáp - đơn vị hành chính và giáp - tổ chức xã hội (nếu có) vẫn còn rất mơ hồ. Nhiều tác giả cho rằng hai loại hình này đã từng có mối liên hệ nhất định. Có không ít ý kiến cho rằng, vì giáp - đơn vị hành chính xuất hiện từ thời Khúc Hạo (mà ở thời kỳ này vẫn chưa thấy bóng dáng của giáp - tổ chức xã hội trong các nguồn tài liệu) nên cho rằng giáp - tổ chức xã hội chính là một biến thể của giáp - đơn vị hành chính. Hoặc có ý kiến lại cho rằng, trước khi giáp - đơn vị hành chính theo kiểu Trung Quốc xuất hiện ở nước ta qua cải cách của Khúc Hạo (907 - 910) thì giáp - tổ chức xã hội đã xuất hiện trong làng Việt cổ truyền với hình thức sơ khai của nó, dù lúc này nó chưa có tên gọi là giáp. Và khi bắt đầu có tên gọi giáp nghĩa là tổ chức đó đi từ lĩnh vực giới sang lĩnh vực chính trị207. Tất cả những ý kiến trên đều có những lý lẽ riêng nhưng trên thực tế, đó vẫn chỉ là những suy đoán. Chưa có chứng cớ xác thực nào chứng tỏ giáp - đơn vị hành chính và giáp - tổ chức xã hội đã từng có mối liên quan với nhau. Trước khi tìm ra được mối liên quan giữa giáp - đơn vị hành chính và giáp - tổ chức xã hội, nên chăng hãy xem chúng như hai đối tượng nghiên cứu riêng biệt nhằm tránh khỏi những rối rắm khi nghiên cứu về một vấn đề vốn dĩ đã phức tạp.



Giáp - đơn vị hành chính xuất hiện lần đầu tiên trong cải cách của Khúc Hạo (907 - 910). Và cho đến tận những năm đầu thế kỷ XIX, vai trò là một đơn vị tổ chức hành chính của giáp vẫn còn được chính sử chép lại. Sách Đại Nam thực lục ghi: năm 1828 “đem đất Tiền Châu cùng đất đối ngạn bên tả bên hữu đo đạc đất hoang chia cấp cho dân nghèo thành 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp”208 và “Xin biệt lập làm 1 tổng thuộc huyện Nam Chân, được 5 ấp, 2 trại, 3 giáp ở tổng Hoành Nha”209. Năm 1829 lại ghi: “Bắt đầu đặt huyện Kim Sơn (…) lập thành 3 làng, 22 ấp, 24 trại và 4 giáp”210. Những sự kiện này được ghi khi Nguyễn Công Trứ khai phá các vùng đất ven biển, chiêu dân lập làng. Ở đây, đơn vị hành chính giáp là cấp nhỏ hơn trại. Như vậy là từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX giáp có vai trò là đơn vị hành chính vẫn luôn tồn tại.

Theo cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra (Các tổng trấn xã danh bị lãm)211 thì có tới 18 đơn vị hành chính mang tên giáp, trong đó có 16 đơn vị tương đương cấp thôn, 1 đơn vị tương đương cấp xã và 1 đơn vị tương đương cấp phường, ví dụ như: giáp An Bài (thuộc tổng An Ấp, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An), giáp Bạch Xá (tổng Vũ Liệt, huyện Thanh Chương, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An),… Như vậy, dù khi tương đương cấp thôn, khi tương đương cấp xã, hay cấp phường... thì giáp với tư cách là một đơn vị hành chính vẫn tồn tại ở nước ta từ thế kỷ X cho đến đầu thế kỷ XIX.

Song song với hình thức trên, giáp vẫn tồn tại như một tổ chức xã hội trong làng xã người Việt. Sự tồn tại này được minh chứng bằng rất nhiều văn bản Hán Nôm như: hương ước, khoán ước, văn bia… Trong đó, giáp - tổ chức xã hội được nhắc đến với cơ cấu tổ chức, hoạt động và chức năng khá cụ thể.

Về thời điểm xuất hiện của giáp - tổ chức xã hội, hiện nay tài liệu căn cứ là bài thơ Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn của tác giả Lê Đức Mao, người làng Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) làm vào trước năm 1504212. Tài liệu quý giá này đã cho biết giáp - tổ chức xã hội đã xuất hiện chí ít là từ khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Sự tồn tại, phát triển và tan rã của giáp từ đó cho đến những thế kỷ sau này vẫn được minh chứng rải rác qua các tài liệu. Theo đó, giáp - tổ chức xã hội có mặt trong các tiết lễ của làng, tham gia các công việc "quan hôn tang tế" của các thành viên, nhiều khi còn đảm nhiệm việc thu thuế cho nhà nước... Cho đến trước khi tan rã (sau Cách mạng tháng Tám), giáp vẫn còn là một loại hình tổ chức xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của nhiều làng quê đồng bằng Bắc bộ.

Giáp với vai trò là một tổ chức xã hội từ trước tới nay vẫn được quan tâm nghiên cứu và nhận được nhiều đánh giá, kiến giải từ nhiều góc độ khác nhau. Ở bài viết này, người viết chọn cách tiếp cận với giáp từ một trường hợp cụ thể: nghiên cứu về giáp của làng Đông Ngạc (xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Bằng cách tiếp cận này cùng với nguồn tài liệu phong phú của làng Đông Ngạc, chúng tôi mong muốn phác hoạ được " bức chân dung giáp" ở Đông Ngạc - một đại diện tiêu biểu cho loại hình giáp - tổ chức xã hội - một cách cụ thể và tương đối hoàn chỉnh.

Làng Đông Ngạc (tên Nôm là làng Vẽ) nay thuộc xã Đông Ngạc213, huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phía tây bắc. Làng phía đông giáp Liên Ngạc (Bãi Hoa) và Nhật Tảo (Nhà Kiểu), phía đông nam giáp làng Cáo Đỉnh (làng Giàn), phía tây giáp làng Thuỵ Phương (làng Chèm), phía nam giáp làng Cổ Nhuế (làng Noi), phía bắc giáp sông Hồng. Đông Ngạc có một vị trí đắc địa về phong thủy, thuận lợi về giao thương. Bởi thế, từ nhiều đời nay, làng này nổi tiếng là một làng có truyền thống khoa bảng và thịnh vượng về kinh tế.



Đông Ngạc vốn là một làng khoa bảng nức tiếng với nhiều người học hành, đỗ đạt. Theo thống kê214, trong thời kỳ Nho học làng có tới 23 người đỗ Đại khoa và Sỹ vọng, triều Lê có 62 người đỗ Hương cống, 55 người đỗ Sinh đồ (Tú tài, chỉ kể những vị có chức vị), triều Nguyễn có 38 người đỗ Hương cống (Cử nhân), 100 người đỗ Tú tài. Từ năm 1954 đến 1994 làng có 45 người có học vị từ Thạc sỹ trở lên.

Hiện nay, Đông Ngạc còn lưu giữ được nhiều nguồn tài liệu Hán Nôm quý như: bi ký, gia phả, điền bạ, hương ước, sắc phong, thần tích... Nguồn tài liệu này vừa cho thấy truyền thống văn hiến của một làng khoa bảng, vừa là tư liệu quý giá giúp tìm hiểu nhiều mặt về Đông Ngạc và về các làng Việt cổ truyền.

Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội của làng Đông Ngạc cũng như của hầu hết các làng Việt cổ truyền khác ở đồng bằng Bắc Bộ là một cơ cấu chồng chéo và hết sức phức tạp. Song nhìn một cách tổng quan nhất, có thể hiểu cơ cấu này bao gồm hai phần: các tổ chức nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương và các tổ chức mang tính chất tự quản của dân cư. Tổ chức giáp ở Đông Ngạc là một loại hình tổ chức của dân cư nhưng mang tính chất khá đặc biệt. Nó chủ yếu là do người dân tự đứng ra tổ chức, quản lý song nhiều khi lại thực hiện chức năng của chính quyền như thu thuế. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra những phác hoạ ban đầu về giáp ở làng Đông Ngạc.

1. Sự xuất hiện

Hiện nay làng Đông Ngạc đang lưu giữ một tài liệu quý là bài thơ Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn (ĐNBGTĐGV) của Lê Đức Mao - một người đỗ đạt của làng - làm trước năm 1504. Bản chữ Hán Nôm bài thơ này được chép trong Lê tộc gia phả215 Thần tích xã Nhật Tảo216. Bài thơ này là nguồn tài liệu có niên đại sớm nhất cho thấy sự xuất hiện của tổ chức giáp ở làng Đông Ngạc nói riêng và của giáp - tổ chức xã hội ở Việt Nam nói chung.

Về Lê Đức Mao, Lê tộc gia phả có chép khá rõ. Ông huý Tín, tự Đức Mao, thuỵ Phúc Lạc Phủ Quân, sinh năm 1462 mất năm 1529. Ông là tổ đời thứ 9 của họ Lê ở Đông Ngạc, vốn thông minh, học vấn sâu rộng, giỏi về thơ văn. Trong làng có việc gì ông thường có thơ ngụ ý châm biếm. Vì bị Xã chánh bức mà ông phải rời Đông Ngạc đến nhập tịch ở xã Dưỡng Hối, huyện Yên Lãng, phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây nay thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm Đoan Khánh thứ nhất (1505) ông thi đỗ Đồng Tiến sỹ. Sau đó, ông cho mời cha mẹ đến xã Dưỡng Hối để chăm sóc và không về sống ở Đông Ngạc nữa. Lê Đức Mao làm quan đến Tự Khanh, sau về trí sỹ, mở lớp dạy dỗ, học trò nhiều người thành đạt.

Về mặt niên đại, tác giả Hoàng Xuân Hãn khi giới thiệu về Lê Đức Mao và bài ĐNBGTĐGV đã cho biết: “Bài hát này làm khi ông còn ở Đông Ngạc, nghĩa là trước năm 1504”217. Lê tộc gia phả còn ghi ngay dưới nhan đề bài thơ này: Công vị ly hương thời sở tác” ông sáng tác lúc chưa ly hương. Nghĩa là bài thơ này được sáng tác trước khi ông rời Đông Ngạc để đến nhập tịch xã Dưỡng Hối và trước khi ông thi đỗ Tiến sỹ năm 1505.

Bài ĐNBGTĐGV có giá trị về nhiều mặt. Theo phân tích của tác giả Nguyễn Xuân Diện218 thì bài thơ là một tư liệu về sự xuất hiện của ngôi đình làng, nó cho ta biết đình làng Đông Ngạc được nhắc đến trong bài thơ là ngôi đình cổ nhất hiện được biết; đây là “bài thơ cổ nhất hiện còn trong đó có hai chữ ca trù lần đầu tiên có mặt trong văn học viết”; “đây là bài lục bát / song thất lục bát cổ nhất trong văn học viết Việt Nam hiện biết”; bài thơ còn cung cấp “cứ liệu sớm nhất về thơ lục bát (và song thất lục bát) chữ Hán trong dòng văn học viết của dân tộc”. Ở đây ta cần chú ý đến giá trị của bài thơ khi nó cung cấp những cứ liệu quan trọng về tổ chức giáp của làng Đông Ngạc.

Trước hết, niên đại bài thơ cho biết giáp ở Đông Ngạc phải ra đời từ trước năm 1505. Bài thơ được tác giả Lê Đức Mao làm hộ cho tám giáp trong làng để thưởng cho cô đào được giải. Điều này cho thấy, đến thời điểm bài thơ ra đời, giáp của làng đã được tổ chức khá chặt chẽ: đã có 8 giáp tham gia vào lệ hát ca trù trong lễ thờ thần ở đình; 8 giáp ấy đã có lệ làm thơ thưởng cho cô đào được giải và những bài thơ này được làm theo lề lối khá chặt chẽ; giáp có vị trí khá quan trọng trong lễ thờ thần ở đình.

Như vậy, bài thơ ĐNBGTĐGV của Lê Đức Mao cho chúng ta biết, vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI giáp ở làng Đông Ngạc đã là một tổ chức xã hội khá chặt chẽ và có vai trò khá quan trọng trong đời sống làng.

2. Quá trình phát triển

Về quá trình phát triển của tổ chức giáp ở Đông Ngạc qua những tư liệu mà chúng tôi hiện có khá đứt đoạn. Hiện chưa tìm được tài liệu nào cho biết thông tin về tổ chức giáp ở Đông Ngạc trong suốt hai thế kỷ XVI và XVII. Những tài liệu hiện có về giáp tập trung chủ yếu từ đời hậu Lê đến đầu Nguyễn (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX).

Khi bản Khoán ước làng Đông Ngạc chủ ý cải lương được lập năm 1937 vai trò của tổ chức giáp cũng được nhắc tới trong một số hoạt động của làng như các lễ tiết, lệ nhập tịch… Tuy nhiên, văn bản này cũng cho thấy, vào thời điểm đó vai trò của giáp đã phần nào mờ nhạt dần so với giáp của thế kỷ XVIII được nhắc đến trong bản Đông Ngạc xã điều lệ. Những quy định về vai trò của giáp trong các tiết lễ ở đình chỉ được bản khoán ước này nhắc đến một cách chung chung, qua loa, trong khi bản tục lệ quy định về nhiệm vụ của giáp rất tỷ mỷ. Ví dụ, ở lễ giỗ quan Hậu thần, bản Đông Ngạc xã điều lệ ghi: Lễ giỗ quan Hậu thần ngày 20 (tháng Giêng). Làm thịt 1 con bê, vàng mã, đèn nhang, cơm xôi, thịt, trầu cau, rượu (8 giáp đăng cai nhận ruộng, tiền của ruộng Hậu Thần là 1 quan tiền cổ giao cho các bàn Tứ, Nhất, Nhị mua sắm lễ vật đưa đến giáp đăng cai chính). Giáp đăng cai chính thu nhận làm 8 mâm xôi (gạo tuần mỗi mâm 10 bát thu 8 giáp đăng cai). Còn giáp Đồ tể lấy 1 chân giò làm 1 mâm cỗ cúng quan Hậu Thần. Tế xong thì đầu bê biếu trưởng quan, thịt vai biếu giáp Nhạc, xương vai biếu giáp Đồ tể. Còn mâm cỗ đồ tể thì thêm mâm cỗ cúng, đem chia đều làm cỗ biếu. Quan chầu trưởng và các quan ở hàng 3, hội văn, giáp Đồ tể thì sai người đưa đi biếu ở các di tích. Còn 3 chân bê thì chia đều cho các giáp, cỗ cúng Hậu Thần thì kính biếu bản tộc. Trong khi đó, Khoán ước làng Đông Ngạc chủ ý cải lương chỉ ghi: Các tuần tế quan Phúc thần, Hậu thần đã có tiền của tư giáp không phải lấy ở quỹ.

2.1. Về tên gọi và các loại hình giáp

Giáp ở Đông Ngạc được nhắc đến lần đầu tiên trong bài thơ ĐNBGTĐGV làm trước năm 1504 nhưng không thấy nhắc đến tên gọi cụ thể của 8 giáp đó.

Tám giáp của làng Đông Ngạc với tên gọi cụ thể xuất hiện trong bản Đông Ngạc xã điều lệ theo thứ tự là: Ngạc Nhất, Ngạc Nhị, Đông Nhất, Đông Nhị, Hoà Nhất, Hoà Nhị, Đoài Nhất, Đoài Nhị.

Tên gọi của 8 giáp này xuất hiện tiếp tục trong các tài liệu mà chúng tôi có được ở các thời kỳ sau đó như: Bia nhà thờ Đỗ Thế Giai lập năm 1782, bản Khoán ước cải lương của làng lập năm 1937… Theo chúng tôi, tên gọi của 8 giáp này có thể có từ đầu thế kỷ XVI và được duy trì cho đến khi tổ chức giáp tan rã trước năm 1945. Mặc dù vẫn giữ nguyên tên gọi nhưng chức năng và nhiệm vụ của 8 giáp này qua từng thời kỳ có sự khác nhau. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ vấn đề này ở phần sau.

Qua cách gọi tên 8 giáp ở làng Đông Ngạc, chúng ta có thể thấy rằng, đấy là cách gọi tên giáp theo ngõ xóm kết hợp với số thứ tự. Rất có thể, ban đầu chỉ có
4 giáp với tên gọi theo ngõ xóm: Đông, Đoài, Ngạc, Hoà. Nhưng sau này do sự phát triển của đời sống dân cư, số thành viên giáp và nhiệm vụ của giáp ngày càng nhiều nên 4 giáp này tách ra thành 8 giáp như chúng ta biết.

Ngoài tên gọi của 8 giáp trên, ở Đông Ngạc chúng tôi còn thấy xuất hiện các tên gọi giáp khác như sau: giáp Nhạc, giáp Đồ tể, giáp Tuần đình, giáp Văn hội.

- Giáp Nhạc

71 lần giáp được nhắc đến trong các tài liệu thì có tới 27 lần có tên giáp Nhạc; trong 37 tiết lễ của làng mà chúng tôi thống kê được thì có tới 25 tiết lễ có sự xuất hiện của giáp Nhạc. Như vậy có thể thấy, giáp Nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các tiết lễ của làng.

Những lần giáp Nhạc được nhắc đến trong các văn bản mà chúng tôi có được như: Đông Ngạc xã điều lệ, Khoán ước làng Đông Ngạc chủ ý cải lương…thì chỉ thấy giáp Nhạc xuất hiện trong các dịp tổ chức tế lễ và trong lệ tang ma của làng. Không thấy nhắc đến giáp Nhạc trong các quy định về sinh hoạt ngày thường khác của làng. Như vậy có thể giáp Nhạc là một loại giáp chức năng của làng chỉ xuất hiện khi làng có tế lễ và trong lệ tang ma.

Có một điều đáng lưu ý là, nếu theo tên gọi là giáp Nhạc ta sẽ nghĩ ngay rằng, giáp này chịu trách nhiệm chính trong việc tấu nhạc trong tiết lễ của làng, hay có thể hiểu giáp Nhạc có vai trò như phường bát âm của làng. Tuy nhiên, trong tất cả những lần nhắc đến giáp của các bản tục lệ, khoán ước của làng, chỉ duy nhất một lần chúng tôi thấy giáp Nhạc được nhắc đến với vai trò đánh trống hiệu để mọi người làm lễ trong lệ cúng giỗ ở chùa! Phải chăng nhiệm vụ tấu nhạc của giáp đã là tất yếu nên làng không cần phải quy định thêm trong tục lệ, khoán ước nữa? Hay giáp Nhạc chỉ là tên gọi để chỉ một loại giáp chuyên thực thi việc tế lễ của làng?

- Giáp Đồ tể

Chỉ thấy 4 lần giáp Đồ tể được nhắc đến trong tổng số 71 lần nhắc đến giáp trong các tài liệu. Giáp Đồ tể cũng chỉ thấy được nhắc đến trong 4 tiết lễ của làng, đó là: lễ giỗ quan Hậu thần ngày 20 tháng Giêng, lệ tế Xuân, lệ cầu an vào ngày 15 tháng 4, lễ Thường tân tháng 8.

Nhiệm vụ của giáp Đồ tể trong những lần được nhắc đến này chủ yếu là việc sửa soạn cỗ.

Cũng cần lưu ý rằng, nếu theo tên gọi thì ta đều nghĩ rằng nhiệm vụ chính của giáp Đồ tể là lo việc giết mổ trâu, bò, lợn, gà…trong các tiết lễ của làng. Tuy nhiên, cả 4 lần giáp Đồ tể xuất hiện trong bản tục lệ, khoán ước của làng thì không thấy lần nào quy định nhiệm vụ của giáp Đồ tể liên quan đến việc giết mổ.

Chúng tôi cũng thấy rằng, trong một số tiết lễ thì làng lại quy định việc giết mổ cho các giáp đăng cai (ở các tiết lễ này không thấy sự xuất hiện của giáp Đồ tể). Ví dụ như ở lễ Thượng điền quy định mỗi giáp thịt 1 con lợn và soạn cỗ gồm 1 thủ lợn, chả, xôi…; còn lễ Hạ điền thì chia đều lợn cho 8 giáp, mỗi giáp làm 3 mâm cỗ; đêm mồng 10 vào hội làm lễ nghênh rước, bàn Nhị chịu trách nhiệm mổ lợn.

- Giáp Tuần đình

Chỉ thấy có 1 lần giáp Tuần đình được nhắc đến trong các văn bản. Bản Khoán ước của làng Đông Ngạc chủ ý cải lương đã dành hẳn một phần quy định về việc canh phòng. Theo đó, “hết thảy người phụ tịch trong làng từ 18 đến 40 tuổi phải chịu trách nhiệm ra tuần. (…) Mỗi người chỉ phải đi tuần một lượt 1 năm thôi, (…), số tuần nhất định là 10 người”,219 trong 10 người ấy cử ra 1 người làm Trương tuần. Như vậy, việc đi tuần, trông nom làng xóm trong những ngày thường đã có người đảm nhiệm. Có lẽ giáp Tuần đình chỉ xuất hiện khi làng có lễ lớn và trông nom đình trong những ngày lễ.

- Giáp Văn hội

Có 2 lần giáp Văn hội được nhắc đến trong các quy định của làng. Đó là vào lễ giỗ Thần ngày 11: “Theo lệ, giáp Văn hội ngồi ở hàng Hương lão”, và phải chuẩn bị 3 cỗ để cúng Thần; và vào ngày lễ Tiên hiền ở Văn chỉ ngày 23 tháng 2, giáp Văn hội chi tiền để làm lễ.

Giáp Tư văn được nhắc đến 1 lần trong quy định của làng trong lễ rước xa giá Thần: “Khi rước đến đình cũ, hàng Tam cùng giáp Tư văn làm lễ gồm 1 con lợn, 1 cỗ xôi và vàng mã, trầu cau, cơm rượu. Lễ xong, hàng Tam cùng giáp Tư văn và bàn Nhị đứng chầu”.

Ngoài ra, tên gọi giáp Hội văn được nhắc đến 3 lần trong các quy định của làng. Trong lệ chia cỗ sau lễ của làng có quy định: “Đồng trà lấy cố của 8 giáp biếu trưởng quan 2 cỗ (…) giáp Hội văn (đệ tử) cũng đều 1 cỗ”. Giáp Hội văn ở đây được chú thích thêm là đệ tử. Tuy nhiên, với chú thích ít ỏi, ngắn gọn như vậy chúng tôi cũng chưa thể khẳng định được giáp Hội văn thực chất có nhiệm vụ gì?

Trong bia trùng tu của đình làng Đông Ngạc năm 1782, ở mục đóng góp còn thấy ghi tên Văn hội giáp đóng 10 quan.

Ngoài ra, giáp Văn hội còn được nhắc đến thêm 2 lần nữa trong lệ đứng chầu ở hai bàn chính: Nếu người nào mất, thiếu vắng ở bàn chính thì người bàn dưới dù có tham dự ở giáp Hội văn cũng phải theo thứ tự đứng chầu; và lệ cũ bồi tế ở giáp Nhạc: Nếu người nào dự ở Hội văn bản giáp, gặp lệ cỗ chính của bản giáp mà vào bồi bái cỗ của giáp khác thì không tính ở đây.

- Giáp đăng cai

Giáp đăng cai không phải là một loại giáp cố định mà là cách gọi các giáp luân phiên chịu trách nhiệm chính trong các tiết lễ, công việc chung của làng. Giáp đăng cai có thể là giáp Ngạc Nhất, giáp Ngạc Nhị, giáp Đông Nhất, giáp Đông Nhị…tuỳ theo lễ tiết mà phân công số lượng giáp đăng cai.

Trước hết, về số lượng các giáp đăng cai tuỳ thuộc vào quy định ở mỗi tiết lễ. Thường các tiết lễ có 1 giáp đăng cai, như lễ cầu phúc đầu Xuân, lễ Thượng điền, lễ tháng Chạp… Cũng có lễ tiết có 2 giáp đăng cai như: lễ ngày mồng 6, lễ rước Thần đến đình cũ, lễ nghênh rước đêm mồng 10…

Khi có từ 2 giáp đăng cai trở lên thì thấy xuất hiện giáp đăng cai chính và giáp đăng cai thứ. Ví dụ ở lệ rước Thần đến đình cũ có 2 giáp đăng cai thì giáp đăng cai chính chịu trách nhiệm lo hương đèn để rước và trông coi.

Chúng tôi thấy có sự xuất hiện xuyên suốt và thường trực vai trò của 8 giáp được gọi tên theo ngõ xóm kết hợp với số thứ tự với vai trò là giáp đăng cai luân phiên. Còn lại các tên gọi khác xuất hiện không thường xuyên trong các ngày lễ tiết, và các công việc của làng.



2.2. Cách thức tổ chức

Về quy định vào giáp. Bản Khoán ước chủ ý cải lương của làng có ghi rõ: “Con giai làng đến 18 tuổi phải vào hàng giáp nộp quỹ thì ngày sau mới được khao vọng vị thứ, nếu ai không vào giáp thì khi nào nhà người ấy có việc hiếu hỉ, hàng giáp không biết và cũng không được truy lấy phe gốc của ông cha mình vào”220. Rõ ràng đây không phải là quy định bắt buộc mà chỉ người nào sau này muốn khao vọng vị thứ, muốn mọi người hàng giáp chia sẻ việc hiếu hỉ với nhà mình thì mới phải vào hàng giáp! Vậy thì phàm đã là người ở trong làng nước, có ai lại không muốn được làng xã biết vị thứ của mình, có ai lại không muốn người làng xã quan tâm đến gia đình mình mỗi khi có việc hiếu hỉ! Thế nên, dù không phải là quy định bắt buộc nhưng việc vào giáp cũng gần như là một điều đương nhiên đối với những người đã thành đinh của làng.

Bản khoán ước còn ghi thêm: “người mới đến xin vào làng gọi là phụ tịch (…) người ấy phải vào giáp”. Như vậy, làng chỉ bắt buộc vào giáp đối với người phụ tịch.

Tuy nhiên, việc tham gia vào giáp dường như là một vinh dự mà nhiều người muốn có được, chứ không hẳn là một trách nhiệm. Trong Đông Ngạc xã chí còn ghi về việc tu sửa đình làng năm Đinh Tỵ (1917), khi làng cần có thêm tiền quỹ chi cho việc sửa đình thì làng đã “cho 8 người được kết nạp vào phe giáp, mỗi người phải nộp công quỹ 30 đồng”221. Trong khi đó, vào năm Duy Tân thứ 4 (1910) thì mỗi suất thuế sưu là 4,5 đồng, mỗi suất thuế thân là 0,4 đồng. Vậy mà, phải đóng 30 đồng mới được vào giáp thì ắt hẳn đây phải là một vinh dự lớn.



Về Giáp trưởng, bản Đông Ngạc xã chí có ghi: Mỗi giáp có 4 Giáp trưởng, cộng lại 32 người. Giáp trưởng luân phiên giám sát việc thờ cúng và giúp lý dịch thực hiện thu thuế khoá. Người dự bị làm Giáp trưởng xưa là bậc trung niên ở 8 giáp đã lên bàn Tam, bàn Nhị và đã theo lệ cúng cỗ chay đầy đủ, phải chờ đến khi trong giáp khuyết chức đó mới được bổ sung”222.

Theo quy định trên thì việc trở thành Giáp trưởng hẳn cũng là một vinh dự. Để được làm Giáp trưởng phải có độ tuổi từ trung niên trở lên, phải thực hiện đầy đủ các lệ cúng tế của làng quy định. Cần lưu ý là Giáp trưởng cũng có lúc được gọi là Thôn trưởng, như trong bản Đông Ngạc xã điều lệ, ở phần ký tên có ghi: “Thôn trưởng 8 giáp cùng ký”, nghĩa là ở đây, người đứng đầu 8 giáp là các vị Thôn trưởng. Ở Đông Ngạc có hai loại Thôn trưởng, đó là Thôn trưởng vọng và Thôn trưởng sỹ bổ223. Giáp trưởng - Thôn trưởng ở đây là Thôn trưởng sỹ bổ. Vậy trở thành Giáp trưởng, người ta được hưởng những quyền lợi gì?

Trước hết, trở thành Giáp trưởng là trở thành người có chức trong làng. Có chức nghĩa là có quyền hành nhất định, có địa vị trong xã hội. Thể hiện điều này rõ nhất là ở chốn đình trung. Trong vị trí ngồi ngoài đình khi làng có đám, hàng Thôn trưởng sỹ bổ ngồi ở hai hàng máng, trước trung nam 8 giáp. Trong lệ rước văn ngày mồng 10 của làng, Thôn trưởng sỹ bổ được: “đứng coi việc củ hặc (kiểm soát) việc tế lễ. Nếu người nào thất nghi trong các tuần tế mà người củ hặc đúng thì người thất nghi ấy phải vào lễ tạ Thần, nếu củ hặc không hợp lẽ thì người củ hặc cùng vào lễ tạ Thần như người thất nghi vậy”224. Bản khoán ước của làng quy định, trong các lễ Trai bàn, Hạ điền, Đoan dương, Trung thu, Trần sái, Trùng thập, kỵ cụ Đường, cụ Đoan, cụ Đi sổ, lễ soạn đình tất niên, khi lễ xong hàng Thôn trưởng ăn uống và không phải biếu xén ai cả. Làng cũng quy định trong khoán ước, hàng Thôn trưởng lệ 60 tuổi phải sang hàng lão, không phải nộp tiền, lễ Thần và đãi cũng theo như người mới vọng.

Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi ấy Giáp trưởng có rất nhiều nhiệm vụ phải làm. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Giáp trưởng làng có quy định rõ là “luân phiên giám sát việc thờ cúng và giúp lý dịch thực hiện thu thuế khoá”.



Nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng của Giáp trưởng là việc đóng góp tiền của cho làng. Việc tu sửa năm Đinh Tỵ (1917) Đông Ngạc xã chí có ghi lại 12 người Giáp trưởng mỗi người nộp 20 đồng hoặc 30 đồng, cũng có người nộp 10 đồng hoặc 40 đồng.

Giáp trưởng - Thôn trưởng cũng có nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức tang ma. Khoán ước làng Đông Ngạc có ghi, khi đưa đám ông bà triều quan và phụ thân triều quan thì tất cả các giáp phải đi đưa, trong đó “hàng Thôn trưởng phải hia mũ áo dài trắng đi hộ tống và chấp hiệu”; “những người khoa mục chức sắc, phẩm hàm, có chân ba hàng, những người tộc biểu đương thử hay mãn khoá, những chức dịch đương thử hay từ dịch, những bố mẹ vợ con các quan phủ, huyện trở lên bất hạnh từ trần thì (…) Thôn trưởng áo dài trắng chấp hiệu và được lấy tuần nhiều là 4 người không phải mang cờ hiệu, chỉ cầm roi đi hộ đám thôi225”.

Hàng trung nam của giáp cũng hay được nhắc tới trong quy định của làng về việc tổ chức các tiết lễ.

Điều lệ của làng quy định khi ăn uống ngoài đình: “Hễ nghe 3 hồi chiêng thì đem cỗ yến ra, chiếu thứ bậc mà ngồi, nghe 1 hồi bên tang trống với 4 tiếng trống thì trung nam đương trực vào mở lồng bàn. Trong 3 hàng, ngoài 8 giáp cũng như vậy. Lại nghe 1 hồi tang trống với 4 tiếng trống, trung nam trực vào đốt hương trong ba hàng, trung nam ngoài 8 giáp cũng như vậy. Khi nghe 1 hồi tang trống với 4 tiếng trống, trung nam rót rượu trong 3 hàng, ngoài 8 giáp cũng như vậy”226.

Trong lệ tế lễ ngày mồng 8, làng quy định nón lá227 do những người trung niên của giáp Bát cọ rửa. Ngoài ra, trung nam của các giáp còn có trách nhiệm chỉnh biện cỗ, làm cỗ ở một số tiết lễ.

Như vậy, lực lượng trung nam của các giáp chủ yếu tham gia vào các công việc phục dịch như: mở lồng bàn cỗ, đốt hương, rót rượu, cọ rửa đồ thờ, làm cỗ...

Tham gia vào giáp còn có các vị quan viên. Trong việc sắp xếp vị trí ngồi ngoài đình, Quan viên chỉ ngồi sau Quan triều. Họ là những người có khoa mục, chức sắc và đã vọng Quan viên với làng. Là những người ngồi chiếu trên của làng, họ được trọng vọng và có tiếng nói quan trọng trong các công việc của làng.

Trong khoán ước cải lương của làng còn ghi lại việc đóng góp của các vị Quan viên giáp. Theo đó, danh sách các vị Quan viên giáp gồm: 1 vị Phó bảng, 1 vị Cử nhân Tri huyện, 5 vị Hương viên.

Thành phần khá quan trọng tham gia vào tổ chức giáp của làng Đông Ngạc là các bậc Hương lão. Ở Đông Ngạc, từ 60 tuổi trở lên thì được lên lão. Có 2 loại lão: lão thường và Hương lão. Những người lên lão mà chưa khao vọng là hạng lão thường. Những người được dân làng kính trọng và nhất là phải làm lễ khao vọng làng thì được gọi là Hương lão. Những người có chân trong hàng Hương lão được dân làng trọng vọng, có vai vế khi tham gia vào các công việc chốn đình trung. Trong 3 hàng ở đình, hàng Hương lão chỉ xếp sau hàng Quan viên.

Bia trùng tu đình năm 1782 và khoán ước cải lương năm 1937 của làng thấy có nhắc đến Hương lão giáp. Danh sách Hương lão giáp được ghi trong khoán ước gồm 7 vị ở những dòng họ khác nhau.

Tham gia vào giáp còn có những người thuộc Văn hội. Làng có quy định: “Theo lệ, giáp Văn hội ngồi ở hàng Hương lão”228. Vào ngày lễ Tiên hiền ở Văn chỉ (ngày 23 tháng 2), giáp Văn hội chi tiền để làm lễ. Có thể thấy những người thuộc giáp Văn hội được làng trọng vọng, được ngồi vào hàng Hương lão (hàng Tam).

Như vậy có thể thấy, giáp ở Đông Ngạc là tổ chức được nhiều thành phần dân cư, thuộc nhiều lứa tuổi tham gia. Thành phần dân cư tham gia vào giáp gồm: chính tịch, phụ tịch, Quan 2 làng là từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ta thấy rõ vai trò quan trọng của lứa tuổi trung niên (trung nam) và Hương lão (từ 60 tuổi trở lên) trong giáp. Các thành phần dân cư, các lứa tuổi tham gia vào giáp được phân công vai trò và nhiệm vụ khác nhau trong các công việc của giáp.



3. Vai trò và chức năng

Trước hết là vai trò của giáp đối với làng. Từ những tư liệu mà chúng tôi hiện có được cho thấy, vai trò chính, chủ yếu nhất của giáp đối với làng là việc tham gia vào các tiết lễ.

Đông Ngạc là một làng giàu truyền thống nên có khá nhiều tiết lễ. Một năm ở đình làng có tới 19 tiết lễ, ngoài ra còn có các tiết lễ ở chùa, miếu… Và trong hầu hết các tiết lễ ấy đều có sự tham gia của giáp.

Giáp tham gia vào từ khâu chuẩn bị, tổ chức đến thực hiện các tiết lễ của làng. Dù là giáp Nhạc, giáp Đồ tể, giáp Tuần đình hay giáp đăng cai thì nhiệm vụ của các giáp cũng xoay quanh những việc như: mua sắm lễ vật, sửa soạn nơi hành lễ, cử hành lễ…

Có thể thấy rõ nhiệm vụ của giáp trong các tiết lễ của làng thông qua vai trò của từng loại giáp.

Trước hết là giáp đăng cai. Có thể thấy ngay nhiệm vụ nặng nề, trọng đại nhất của giáp đăng cai đối với làng chính là việc phải chi tiền, gạo để mua sắm các lễ vật và làm cỗ, đảm trách vai trò chính trong lễ tiết. Tất nhiên, với nhiệm vụ này làng đã phân chia cho giáp đăng cai ruộng để có nguồn thu.



Bản Đông Ngạc xã tục lệ còn ghi về 1 thửa ruộng của giáp đăng cai ở xứ Đội Hạ là 1 sào 3 thước, bên cạnh phần ruộng chia cho các giáp khác. Các ruộng này thuộc loại ruộng Hậu thần của làng. Với 1 sào 3 thước ruộng ấy, giáp đăng cai phải tham gia 29 lễ tiết trong tổng số 34 lễ tiết của làng mà chúng tôi thống kê được. Cỗ bàn trong phần lớn 29 lễ tiết ấy đều do giáp đăng cai chịu trách nhiệm sắm sửa. Lễ Thần đêm ngày 11, theo lệ cũ có cỗ lớn giáp đăng cai chính chịu trách nhiệm,
2 mâm cỗ bánh trôi, 26 bát gạo đầy và thêm 2 bát cỗ Hậu thần do giáp đăng cai chịu trách nhiệm; hay lễ Tống tộ, lệ khao 3 ngày là 1 con lợn, giáp đăng cai ứng ra, giáp đăng cai lần sau chịu trách nhiệm… Chúng tôi cho rằng, chính vì nhiệm vụ này mà có lễ tiết có 1 hay nhiều giáp tham gia đăng cai. Có lẽ với những lễ tiết mà cỗ bàn không tốn kém thì chỉ cần 1 hoặc 2 giáp đăng cai, nhưng những lễ tiết mà cỗ bàn linh đình, tốn kém thì để chia đều gánh nặng đóng góp này cho mỗi giáp cần phải có cả 8 giáp tham gia.

Trong bản khoán ước của làng lập năm 1937 chúng tôi có lưu ý tới sự thay đổi trong tục lệ đóng góp này của giáp đăng cai. Đó là trong các tiết lễ, thay vì giáp đăng cai phải đứng ra chi tiền thì làng lấy quỹ của làng, hoặc tiền từ những nguồn khác để ứng ra cho giáp đăng cai lo liệu cỗ bàn. Ví như trong lễ Thượng điền, lễ Thường tân, lễ Trùng cửu, làng quy định mỗi lễ lấy quỹ ra chi từ 10$ đến 1$ giao cho giáp cai nhận mua lợn, gạo, lễ vật; hay lệ tế Xuân, lấy tiền của 10 hàng cấp cho giáp đăng cai mua 2 con bò và các lễ vật cho đủ…

Trong các tiết lễ của làng, giáp đăng cai ngoài nhiệm vụ mua sắm còn có nhiệm vụ chỉnh biện, trông coi cỗ bàn. Đó là trong các tiết lễ: lễ cầu phúc đầu Xuân, lễ Thượng điền, lễ tháng Chạp, giỗ Thần ở miếu…

Ngoài ra, giáp đăng cai còn chịu trách nhiệm sửa soạn nơi hành lễ ở một số tiết lễ. Ví như trong lễ ngày mồng 6 theo lệ cũ thì phải sửa chữa nơi hành lễ, giáp đăng cai chịu trách nhiệm sửa chữa bàn cờ.

Ngoài vai trò làm giáp đăng cai trong các tiết lễ, các giáp không phải là giáp đăng cai cũng phải có trách nhiệm trong các tiết lễ đó, gánh vác 1 phần công việc với giáp đăng cai. Như lệ ngày mồng 2 Tết mở hội ca hát thì có lệ rước Thần và an vị xong thì 3 hàng xã và 8 giáp chỉnh biện cờ, trống, áo, mũ dâng trầu cau ở từ đường, rước Thần vị ra miếu đặt ở nơi trang trọng và làm lễ an vị, 8 giáp tuỳ theo phiên trực mà soạn lễ, đến khi ca hát xong, hàng 3 xã và 8 giáp lại trở về từ đường để làm lễ an vị. Hay ở lễ ngày mồng 6: Theo lễ cũ thì phải sửa chữa nơi hành lễ. Chính ngự do 2 giáp đăng cai sửa chữa, Bình thiên do 6 giáp làm, Lưỡng lang (hai bên hành lang) do giáp Bát làm; bàn cờ do 2 giáp đăng cai làm, lá bông, măng trẻ thì Nhị bàn giáp Bát cùng mua. Các loại hoa quả cúng ở miếu thì 8 giáp lo. Còn như câu lan, đuốc, những tấm phên dày ở 2 bên chái do 2 giáp đăng cai chịu.

Giáp còn tham gia vào việc tế nhạc trong các tiết lễ của làng thông qua vai trò của giáp Nhạc. Giáp Nhạc được nhắc đến trong các tiết lễ với vai trò chính là làm lễ. Đông Ngạc xã tục lệ quy định: trong lễ rước xa giá Thần, giáp Nhạc làm lễ tạ dâng trầu cau, vái 10 vái, tâu xin rước xa giá về, khi xa giá vào đến trong miếu giáp Nhạc tâu xin an vị, giáp Nhạc làm lễ cáo xin được an vị, lễ an vị vái 10 vái; trong lệ mặc áo chầu: hội giáp Nhạc mặc áo chầu và đặt các đồ cúng tế, giáp Nhạc tiến hành làm lễ cáo, vái 10 vái…

Ngoài ra, nhiệm vụ của giáp Nhạc còn được nhắc đến trong việc sửa soạn đồ cúng lễ. Đông Ngạc xã tục lệ có ghi, lệ cầu an vào ngày 15 tháng 4 giáp Nhạc soạn cơi trầu, 2 vị sư (là thầy cả) mỗi thầy 40 oản dâng đưa về giáp Nhạc, giáp đăng cai ứng ra 1 quan tiền cổ đưa cho giáp Nhạc 6 mạch theo y lệ mua sắm 10 thứ lễ đủ dùng; trong lệ cúng giỗ ở chùa bàn Nhị của giáp Nhạc mổ thịt chia đều cho 8 giáp làm 2 mâm cỗ cấp, 2 mâm cỗ tống tộ cùng xôi, rượu gánh đến tế lễ ở chùa lớn. Điều này cho thấy, giáp Nhạc còn có nhiệm vụ mổ thịt!

Trong Lệ tang ma (Khoán ước của làng Đông Ngạc chủ ý cải lương) còn quy định, giáp Nhạc cùng Phó Lý trưởng của làng chịu trách nhiệm cắt cử người tham gia rước sách trong đám.

Làng còn có hẳn 1 giáp chuyên lo việc giết mổ: giáp Đồ tể. Quy định của làng có nhắc đến giáp Đồ tể ở nhiều tiết lễ. Ví dụ trong lễ giỗ quan Hậu thần, giáp Đồ tể làm 1 mâm cỗ cúng quan Hậu thần; hay trong lệ Thường tân, giáp Đồ tể làm
3 mâm cỗ cúng quan Hậu thần.

Giáp Đồ tể còn có trách nhiệm mua cơm, rượu, dầu, đèn, đuốc, nến đều cho thay bằng mỡ là 3 mạch tiền cổ trong lệ tế Xuân của làng.

Trong lệ cầu an, giáp Đồ tể được nhắc đến với vai trò gánh cỗ: “Đến giờ Ngọ, bậc trung niên gánh ra đình (giáp Đồ tể chịu trách nhiệm)”.

Tham gia vào việc làng, giáp còn có trách nhiệm tuần đình. Vì vậy mà thấy xuất hiện giáp Tuần đình trong lễ tế Thần. Chỉ thấy có 1 lần giáp Tuần đình được nhắc đến, đó là: “Theo lệ cũ việc tuần tiết ở đình cứ mỗi đêm tế Thần thì 2 giáp tuần phải áo mũ chỉnh tề, cầm gậy chầu ở hai bên trước đình và cầm chuỳ, cầm gậy chầu trước cửa trong Tam quan, chớ để cho trẻ con ở xung quanh ra vào xem làm huyên náo. Nếu giáp nào vắng mặt hoặc chậm trễ thì bắt phạt mỗi giáp


3 mạch tiền cổ (giống như loại giáp Ngạc Nhất trực mùa màng đi tuần 2 lần)”229.

Như vậy có thể thấy, giáp xuất hiện trong hầu hết các tiết lễ của làng và đảm trách hầu hết các công việc trong các tiết lễ ấy. Nhiều giáp lâm thời đã xuất hiện nhằm để phụ trách những phần việc cụ thể. Giáp đăng cai chịu trách nhiệm chính trong việc sửa soạn lễ, giáp Nhạc lo việc tế nhạc, giáp Đồ tể lo việc giết mổ, giáp Tuần đình trông nom đình…

Một nhiệm vụ của giáp cũng khá quan trọng là việc đóng góp tiền của cho việc tổ chức các tiết lễ, các công việc của làng. Công việc đóng góp này chủ yếu là do 8 giáp theo tên gọi ngõ xóm đảm trách. Việc các giáp đóng góp trong các lần trùng tu đình, trùng tu nhà thờ họ còn được ghi lại. Trùng tu Thần từ bi ký (năm 1782) của đình làng Đông Ngạc còn ghi rõ việc đóng góp của các giáp như: Hương lão giáp góp 5 quan, Nhạc giáp 10 quan, Văn hội giáp 30 quan…

Còn thấy làng quy định về nhiệm vụ của các ông Giáp trưởng là thu thuế.

Có thể nói, những nhiệm vụ mà giáp, cụ thể là những trai đinh trong giáp phải làm với làng khá nặng nề. Nhiệm vụ đó không chỉ về mặt vật chất mà còn là về mặt tinh thần. Vậy, để bù lại những trách nhiệm phải gánh đó, những người tham gia vào giáp họ được những gì?

Trong chừng mực nào đấy, có thể hiểu trách nhiệm của giáp đối với từng thành viên là một trong những quyền lợi đối với những người tham gia giáp. Giáp tham gia vào việc hiếu hỉ của mỗi thành viên, tham gia vào các cuộc khao vọng vị thứ của mỗi thành viên... Nói cách khác, giáp có mặt mọi nơi trong không gian sống và mọi lúc trong vòng đời của người dân làng Đông Ngạc với vai trò “phù sinh, tống tử”.

Quy định của làng còn ghi rõ trách nhiệm của hàng giáp đối với việc tang ma của thành viên: “Đến ngày an táng, chủ ở giáp nào mời giáp ấy đi hộ tống và tất cả người trong giáp ấy nên đi đưa để tỏ tình thân ái. Dù người trong giáp hay người làng cũng vậy, khi an táng xong nên chào ngay tang chủ ở ngoài đồng mà tang chủ cũng nên tạ hàng giáp và người đi đưa ở ngay mộ cho tiện, không nên mời về nhà ăn uống. Tang lệ dân chia làm 3 hạng: 1. Thượng lệ (…), 2. Trung lệ (…), 3. Hạ lệ (…). Số tiền ấy nộp vào quỹ một phần ba, còn hai phần ba đưa về hàng giáp để chia cho các người trợ việc. Chỉ trừ ông bà Triều quan và Triều quan phụ mẫu là tất cả 8 giáp phải đi hộ tống thôi. Khi đưa đám có lễ bái quan, hàng quan viên, hương lão phải mặc áo dài thâm đi đưa, hàng Thôn trưởng phải hia, mũ, áo dài trắng đi hộ tống và chấp hiệu. Những người khoa mục chức sắc, phẩm hàm, có chân ba hàng, những người tộc biểu đương thử hay mãn khoá, những chức dịch đương thử hay từ dịch, những bố mẹ vợ con các quan phủ, huyện giở lên bất hạnh từ trần thì hàng Nhạc giáp nào đi hộ tống người chấp hiệu phải mặc áo dài trắng chấp hiệu và tất cả tuần phiên phải mang cờ hiệu đi hộ tống”230.

Lệ làng chỉ thấy ghi: “nếu ai không vào giáp thì khi nào nhà người ấy có việc hiếu hỉ, hàng giáp không biết”231. Chỉ là vỏn vẹn như vậy nhưng nó chứa đựng bên trong biết bao nhiêu là “cái được” của những người trong giáp.



4. Một vài nhận xét

Qua trường hợp cụ thể là làng Đông Ngạc, chúng tôi xin được đưa ra những nhận xét ban đầu có tính chất tạm thời về tổ chức giáp của làng Đông Ngạc. Những kết luận này có thể thay đổi khi những tài liệu khác được khai thác cung cấp thêm những thông tin khác; hoặc cũng có thể được làm sáng rõ thêm.



Thứ nhất, về số lượng giáp ở Đông Ngạc. Từ lâu, nhiều ý kiến vẫn cho rằng Đông Ngạc có 8 giáp. Thực chất phải nhìn nhận vấn đề số lượng giáp này thấu đáo hơn. Qua tìm hiểu, chúng tôi có thể có những kiến giải ban đầu như sau. Ở Đông Ngạc có 2 loại giáp, một loại giáp tồn tại thường trực và một loại giáp tồn tại không thường trực.

Giáp tồn tại thường trực có thể hiểu là loại giáp luôn có mặt trong các công việc của làng cũng như trong đời sống thường nhật của người dân. Đó là 8 giáp với tên gọi ngõ xóm. 8 giáp này không chỉ có vai trò quan trọng trong các công việc của làng như: tiết lễ, tu sửa đình miếu… mà còn tổ chức tập hợp dân đinh trong mỗi kỳ thu thuế của làng,

Loại giáp tồn tại không thường trực là các giáp không phải lúc nào cũng xuất hiện trong các quy định của làng. Đây phần lớn là các giáp chức năng như: giáp Nhạc, giáp Đồ tể thường có mặt trong các tiết lễ của làng. Khi làng không có tiết lễ, các giáp này có thể được giải tán.

Thứ hai, việc vào giáp ở Đông Ngạc không bắt buộc đối với dân đinh chính cư nhưng lại bắt buộc đối với dân đinh ngụ cư và lứa tuổi bắt đầu được vào giáp là 18 tuổi.

Thứ ba, qua sự phong phú của các loại hình giáp ở Đông Ngạc có thể thấy tính chất mở và linh hoạt của tổ chức giáp. Giáp không chỉ đơn thuần là tổ chức của các đinh nam, nói đúng hơn, giáp là tổ chức của các nhóm đinh nam có chung một hoặc một vài đặc điểm, có thể là chung ngõ xóm: giáp Ngạc Nhất, Ngạc Nhị…, chung nhiệm vụ: giáp Nhạc, Đồ tể… Và một người rất có thể tham gia vào hơn 1 giáp.

Thứ tư, về thời điểm xuất hiện, qua bài thơ Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn của Lê Đức Mao có thể khẳng định, từ đầu thế kỷ XVI, giáp ở Đông Ngạc đã là một tổ chức xã hội khá chặt chẽ.

Thứ năm, nhiệm vụ chính của giáp đối với làng xã chủ yếu là trong các tiết lễ của làng. Bên cạnh đó, giáp còn có ảnh hưởng sâu sắc đến những thành viên: vai trò "phù sinh, tống tử" trong cả vòng đời, ở mỗi giai đoạn: sinh, lão, bệnh, tử của cuộc đời và trong mối quan hệ: quan, hôn, tang, tế của các thành viên đó với xã hội.

Giáp dù là một tổ chức ẩn tàng trong làng xã nhưng nó có mặt trong hầu hết các ngóc ngách của cuộc sống thôn làng, theo cả chiều dài của thời gian lẫn chiều rộng của không gian sống!





V¡N HO¸ LµNG NGHÒ THUYÒN THèNG
(qua dÉn liÖu lµng nghÒ gç S¬n §ång,
gèm B¸t Trµng - Hµ Néi
vµ ch¹m b¹c §ång X©m - Th¸i B
×nh)

N



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG





CS Vũ Trung*


1. Dẫn luận

Làng nghề thủ công là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ truyền, vì nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố hữu của làng xã nông nghiệp. Mặt khác, làng nghề lại biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể hiện rất rõ yếu tố mở của xã hội tiểu nông.

Trước tiên, các sản phẩm của nghề thủ công khi sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu thường ngày của từng gia đình, sau đó mới trao đổi trong cộng đồng làng xã. Sau này, do nhu cầu của xã hội nên nghề thủ công được chuyên môn hoá, hình thành nên các làng nghề, phường/hội nghề. Ngoài ra, làng nghề còn được hình thành bởi yếu tố địa - văn - hoá và sức thu hút của các trung tâm chính trị, kinh tế232. Đây là một quy luật bất biến, bởi làng nghề hay phường/hội thủ công nảy sinh để đáp ứng nhu cầu nội tại của cộng đồng và nhu cầu của vùng miền233. Điểm khác biệt giữa chúng chính là tính chất của khu vực trung tâm chi phối đến tính chất sản phẩm của làng nghề...

Đất nước Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làng Việt nói chung hay làng nghề nói riêng có nhiều biến đổi. Quá trình này về bản chất chính là quá trình đô thị hoá nông thôn dẫn đến những hệ quả tất yếu đã nhìn thấy về làng nghề:

[1]. Nhiều làng nghề đã biến mất do không còn nhu cầu sử dụng lẫn thị trường;

[2]. Nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một bởi thị trường co lại và nhu cầu ít ỏi của một bộ phận người sử dụng;

[3]. Các làng nghề vẫn đang tồn tại và phát triển do nhu cầu và thị trường vẫn còn, nhưng đều buộc phải thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi mẫu mã cho phù hợp.

Vậy, tính chất truyền thống của nghề thủ công có còn không (?) (Nghề thủ công gắn liền với lao động mang tính kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết nghề nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ...), làng nghề có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường (?) hay sẽ chuyển đổi sang một cơ chế hoạt động khác, và song hành với nó chính là văn hoá làng nghề cũng đứng trước những thách thức mới - chắc chắn sẽ mang một diện mạo mới trong cộng đồng làng xã nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ phác hoạ một phần diện mạo của văn hoá làng nghề truyền thống để chuẩn bị cho những nghiên cứu về biến đổi văn hoá làng nghề trong thời kỳ Đổi mới.

2. Văn hoá làng nghề truyền thống

2.1 Thử phân định thuật ngữ nghề làng, làng nghề, văn hoá làng nghề

Làng nghề thủ công như là gương mặt khác của làng xã nông nghiệp, nó là một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát triển song hành cùng làng xã của người Việt. Chính vì vậy, khi tìm hiểu và phân tích về làng nghề truyền thống, chúng ta thật khó có thể phân định một cách rõ ràng thế nào là làng nghề và thế nào không phải là làng nghề. Mặt khác, khi định dạng thuật ngữ này, chúng tôi còn gặp phải những tiêu chí đã được mặc định sẵn của các ngành234 khác như: Du lịch, Kinh tế...

- Vào những 1957, trong cuốn Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, tác giả Phan Gia Bền đã đưa ra một số khái niệm như nghề thủ công235 và thợ thủ công236 chứ chưa đề cập đến khái niệm làng nghề hay làng nghề thủ công truyền thống. Chính vì thế, tác giả này chỉ dẫn ra những số liệu về tổng số nghề ở châu thổ Bắc Bộ của học giả P.Gourou trong cuốn Người nông dân ở châu thổ Bắc Kỳ là: “Ở Bắc Kỳ có rất nhiều công nghiệp khác nhau: điều đó không có gì lạ, vì dân chúng ở châu thổ phải tự túc về nhu cầu đối với các hàng chế tạo. Chúng tôi đã đếm được 108 nghề khác nhau và con số này chắc chắn còn thấp hơn thực tế một chút"237. Điều này cũng dễ hiểu vì tác giả P.Gourou chỉ nhìn làng Việt dưới góc độ địa lý học - phân làng của người Việt cổ truyền thành 3 loại: Làng ven sông, ven đồi và làng ven biển. Sau này, có một số nhà nghiên cứu phân loại làng theo chức năng kinh tế238: Làng ruộng, Làng vườn (như ở Nam Bộ), Làng nghề (Bát Tràng, Triều Khúc, Kim Bồng, làng Vân), Làng buôn (Đồng Kỵ, Đa Ngưu, Đình Bảng, Phú Thị), Làng chài (các vạn chài ven sông, ven biển).

- Trong cuốn Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, GS Trần Quốc Vượng đã "thử đưa ra một định nghĩa về làng nghề" nhưng thực chất đây là một định nghĩa đầy đủ nhất từ trước đến nay. Trước hết, định nghĩa này khẳng định làng nghề là một yếu tố quan trọng trong xã hội tiểu nông, có những làng gắn với nông nghiệp và có những làng được chuyên môn hoá (những làng chuyên môn hoá thường gắn liền với đô thị hay kinh đô hoặc khu vực trung tâm và có một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp, có cơ cấu tổ chức phường hội...):

"Theo chúng tôi hiểu gọi là một làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh..., làng đồng (Bưởi, Vó, Hè Nôm, Thiệu Lý, Phước Kiều...), làng giấy vùng Bưởi, Dương Ổ..., làng rèn sắt Canh Diễn, Phù Dực, Đa Hội...) là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà...) cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ...) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định, "sinh ư nghệ, tử ư nghệ", "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", sống chủ yếu được bằng nghề và sản xuất ra các mặt hàng thủ công; những mặt hàng này có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hoá có quan hệ tiếp thị (marketing) với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô (Kẻ Chợ, Huế, Sài Gòn...) và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài"239.

Dựa theo quan điểm phân chia làng Việt theo chức năng về kinh tế và định nghĩa của GS Trần Quốc Vượng, chúng tôi đưa ra một số đặc điểm của làng Việt nói chung và làng nghề ở châu thổ sông Hồng như sau: Trong diễn trình lịch sử, làng Việt đã trải qua các giai đoạn phát triển, hình thành nên những hình thái - kiểu làng để phù hợp với từng thời kỳ lịch sử nhất định. Các kiểu hình thái này song song tồn tại cho đến thời điểm hiện nay.

- Làng nông nghiệp: là cư dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, ngoài ra trong thời gian nông nhàn họ làm thêm nghề phụ khác (nghề thủ công như: làm đậu, đan lát,...) để tăng nguồn thu nhập - nghề phụ của làng được gọi là Nghề làng.

- Làng nghề: là những làng trước đây nguồn thu cũng dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng do điều kiện khách quan nào đó (vị trí địa lý thuận lợi, nghề phụ có thị trường tiêu thụ rộng lớn trên bình diện vùng, miền...) các làng này đã chuyển hẳn sang sản xuất các sản phẩm mang tính chuyên biệt và nguồn thu của các sản phẩm là nguồn thu nhập chính của làng. Ngoài ra, có một số làng nghề có quá trình hình thành rất đặc biệt. Ví dụ như làng gốm Bát Tràng ven sông Hồng240: làng được hình thành trên cơ sở bãi bồi ven sông, chỉ thuần tuý làm nghề gốm từ khi lập nghiệp (nhưng quê gốc vẫn là những làng xuất phát từ nghề làng) - đây là một minh chứng điển hình cho sức hút của Kẻ Chợ241.

- Một đặc tính nữa của xã hội tiểu nông là buôn bán nhỏ lẻ, dần dần đã hình thành nên một số làng buôn, nhưng thực tế cho thấy, làng buôn không thể đứng vững một mình mà phải phụ thuộc rất nhiều vào nghề làng và làng nghề.

- Ngoài ra, còn một số kiểu làng khác như: làng vạn chài ven sông242...

Vậy đặc trưng của văn hoá làng nghề ở châu thổ sông Hồng bao gồm những yếu tố gì (?) và khác gì so với làng nông nghiệp (?):

Về cơ bản, đặc trưng của văn hoá làng nghề cũng tương tự văn hoá làng truyền thống với những yếu tố cấu thành như:

+ Cơ cấu tổ chức: Diện mạo làng xã, dòng họ, phe, giáp, các hội đồng niên...

+ Văn hoá vật thể: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà ở...

+ Văn hoá phi vật thể: Luật tục, phong tục, tập quán, ứng xử xóm làng, lễ hội, tín ngưỡng dân gian...

Do nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm của nghề thủ công và việc trao đổi buôn bán (kinh tế hàng hoá), cộng thêm sự tác động của quá trình di dân (di động xã hội), nên văn hoá làng nghề có yếu tố mở khác hẳn với làng nông nghiệp.

+ Cơ cấu tổ chức: Phường/hội nghề, mối quan hệ làng xóm - dòng họ - gia đình - thợ thủ công.

+ Một số hình thái văn hoá: Nghề và tín ngưỡng thờ tổ nghề (nơi thờ tổ nghề); ứng xử mang tính tiểu thương; bí quyết và kỹ xảo nghề; các tập tục riêng biệt của làng nghề...

- Theo tác giả Robert McCarl trong công trình Văn hoá dân gian trong các nghề243 đã cho chúng ta thấy các xu hướng trong nghiên cứu văn hoá nghề:

"Các khía cạnh biểu cảm của nơi làm việc với sự chú trọng đặc biệt đến các truyện kể, kỹ xảo và nghi lễ được biết đến bằng cách không chính thức và được trao truyền từ thế hệ người lao động này sang thế hệ khác. Ở châu Âu, việc nghiên cứu văn hoá dân gian trong các nghề có liên quan đến văn hoá lao động và ý thức lao động, nhưng nhiên cứu trường hợp tương tự ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì lại có liên quan nhiều hơn đến những biểu cảm mang tính văn hoá (truyện kể, bài hát, kỹ xảo và phong tục) ở nơi lao động mà coi trọng những bối cảnh xã hội và chính trị, nơi những biểu cảm này được hình thành và sử dụng..."

Như vậy, khi so sánh việc nghiên cứu văn hoá làng nghề ở Việt Nam với văn hoá dân gian trong các nghề ở các nước phương Tây, chúng ta thấy có một độ vênh nhất định. Đối với người Việt, làng là một đơn vị căn bản: đơn vị hành chính, đơn vị văn hoá, "là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt"244 nên khi nghiên cứu về văn hoá làng nghề việc cần thiết phải nghiên cứu tổng thể những yếu tố cấu thành nên văn hoá làng và văn hoá của nghề. Còn đối với phương Tây (ở châu Âu và Mỹ) do đã trải qua thời kỳ tiền tư bản245 từ rất lâu nên các học giả phương Tây chỉ nghiên cứu truyện kể, kỹ xảo và nghi lễ của nghề.

2.2. Một phần diện mạo văn hoá làng nghề qua nghiên cứu trường hợp làng Sơn Đồng, Bát Tràng, Đồng Xâm

- Ba làng nghề Sơn Đồng, Bát Tràng, Đồng Xâm nằm ở vùng Thượng, Trung và Hạ châu thổ sông Hồng có các đặc điểm như sau:

Làng Sơn Đồng thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây246 (xứ Đoài), nằm giữa sông Đáy và sông Nhuệ, cách Hà Nội 10km về phía Tây. Trước đây, làng thuộc huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai và nằm cạnh những địa danh rất cổ của xứ Đoài như: Kẻ Thìa, Kẻ Giá, Kẻ Sặt... Làng được chia thành 4 giáp (Đông Nhất, Đông Nhì, Tây Thượng, Tây Hạ) và 16 phe, sau này lập thêm 2 trại: Trại Chiêu và Trại Xa tạo thành thế chân vạc để tiện canh tác, bảo vệ hương thôn. Cũng như bao làng quê khác, ngoài việc trồng lúa nước, người dân Sơn Đồng có rất nhiều nghề phụ như: dệt vải, thêu, làm mộc... nhưng đặc biệt hơn cả là nghề làm tượng thờ. Tương truyền, vị tổ nghề làm tượng ở Sơn Đồng là đức thánh Đào Trực - người có công lập làng và hiện nay được nhân dân thờ tại đình và đền Thượng. Trong ngọc phả đền Thượng chép như sau: "Vào năm Bính Tý (976?), đức Thánh lập ấp và mở trường dạy học ở Sơn Đồng, dùng nghề làm tượng để mưu lợi cho dân"247.

Làng Đồng Xâm248 trước đây thuộc trấn Sơn Nam Hạ, hiện nay được xác định ranh giới là làng Thượng Gia, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Làng có 3 thôn: Nam Hoà, Bắc Dũng, Gia Mỹ nằm ở cả hai bên tả và hữu ngạn sông Vông249. Văn bia dựng tại am thờ tổ nghề trong quần thể di tích đền Đồng Xâm có ghi: "Hoàng triều chính hoà thập niên, tổ phụ Nguyễn Kim Lâu hành nghề "bổ chữ đồng ngoa" thượng Châu Bảo Long tụ lạc học nghệ đáo Đồng Xâm xứ, kiến lập nhị phường kim hoàn truyền nghề". Như vậy, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm có cách đây hơn 400 năm, ông tổ nghề là Nguyễn Kim Lâu lập ra Phúc Lộc phường và có quy ước truyền nghề riêng250.

Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội251. Như đã dẫn giải ở phần trên, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ rất lâu đời nhưng không dựa trên nền tảng nông nghiệp.

Như vậy, ba làng có quá trình hình thành cũng như cơ cấu tổ chức nghề tương đối khác biệt: Làng Sơn Đồng và Đồng Xâm hình thành với nền tảng nông nghiệp (nghề làng), nhưng làng Đồng Xâm lại hình thành phường/hội nghề từ rất sớm với những quy định khá chặt chẽ còn làng Sơn Đồng, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy dấu vết của phường/hội thủ công. Đặc biệt, làng Bát Tràng trong cơ cấu tổ chức của mình, làng vừa có phường/hội thủ công: Bạch Thổ phường - phường đất trắng (sau này đổi tên thành phường Bá Tràng rồi Bát Tràng) với những đặc trưng của văn hoá làng nghề nhưng lại vừa mang đậm dấu ấn văn hoá của một làng thuần nông nghiệp.

2.2.1. Lễ hội và phong tục tập quán ở làng quê gắn liền với môi trường tự nhiên và những luật tục riêng của từng làng/xã. Chức năng của lễ hội và phong tục tập quán là biểu hiện các giá trị xã hội của một cộng đồng, tái xác định lại những mối liên hệ và gắn bó, liên kết các thành viên trong cộng đồng với nhau252 (cố kết cộng đồng). Qua những nghiên cứu bước đầu về lễ hội và phong tục tập quán của 3 làng nghề, chúng tôi có những nhận xét như sau:

+ Dấu ấn văn hoá làng thuần nông nghiệp trong các làng nghề bảo lưu khá đậm nét: Nhìn vào hình thức biểu hiện của lễ hội như tế lễ, lễ vật, trò chơi dân gian và trò diễn, chúng ta thấy được phần nào mảnh ghép của những tín ngưỡng mang tính chất cổ xưa trong các làng nghề:

Tín ngưỡng phồn thực với tục làm bánh dày, bánh cuốn tế thành hoàng làng253, tục giằng bông để cầu đinh254 (sự tiếp biến của tục múa mo255);

Tục bơi chải trên sông Vông trong lễ hội Đồng Xâm;

Tục rước nước làm lễ tế thuỷ thần của cư dân Bát Tràng.

Ngoài hình thức biểu hiện trong một thời điểm nhất định, mà ai cũng có thể quan sát được như lễ hội, thì một số phong tục của cư dân nông nghiệp trong các làng nghề vẫn tồn tại đến ngày nay như tục trọng lão (lên lão, mừng thọ vào dịp đầu năm mới), tục trải chiếu lót đường trong đám ma của những người thọ trên 90 tuổi mà lúc sống họ là người phúc đức, con cái đề huề. Và một số tục lệ khác như cưới xin, giỗ họ,...

+ Khi đi sâu tìm hiểu về nhân vật được thờ phụng, chúng tôi nhận thấy có hai xu hướng rất khác biệt:

Xu hướng thứ nhất - sự chuyển đổi và hợp nhất thành hoàng làng và tổ nghề: Làng Sơn Đồng có 2 truyền thuyết liên quan đến các vị thánh được thờ phụng trong cụm di tích đình, đền, chùa... Mỗi truyền thuyết đều ẩn chứa một phần sự thật lịch sử: Truyền thuyết 1: Đình làng thờ Vương Thanh Cao là một học trò nghèo, khi đi qua làng Sơn Đồng đói và khát liền rẽ vào vườn cà trẩy 1 quả để ăn. Chẳng may bị chủ vườn cà bắt được đánh vào chỗ phạm nên chết. Do chết vào giờ linh nên dân làng lập miếu thờ. Tục lệ này còn dấu ấn đến ngày nay: Hàng năm cứ đến ngày lễ hội mùng 6 tháng 2 lễ vật dâng thánh là bánh dày, bánh cuốn - biểu tượng cho quả cà và chiếc đòn gánh. Truyền thuyết 2: Đền làng Sơn Đồng thờ đức thánh Đào Trực - là công thần thời Tiền Lê (được sắc phong vào năm Hồng Đức nguyên niên (1572)). Tương truyền đức thánh là người có công mở trường dạy học và truyền nghề tạc tượng cho nhân dân tại địa phương. Khi quân Tống sang xâm lược nước ta, ông đã hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Đại Hành cùng với các học trò ở trại Sơn Đồng luyện tập đánh giặc cứu nước. Khi thắng giặc trở về, nhà vua mở tiệc ăn mừng, phong thực ấp cho ông tại phủ Quốc Oai trong đó có trại Sơn Đồng. Hiện nay, dân làng thờ đức thánh tại hai nơi: đình và đền. Ngoài ra, khi khảo cứu các di vật trong đình làng, chúng tôi thấy trên bức đại tự ở nghi môn có ghi 4 chữ "Thánh Hậu vương từ". Điều này chứng tỏ rằng đây là ngôi đền thờ mẫu cổ. Vậy, có thể khẳng định rằng, đình làng có nhiều lớp thần được thờ phụng qua từng thời kỳ khác nhau: lớp thần sớm nhất là thờ mẫu256, sau đó là nhân vật chết vào giờ thiêng (Vương Thanh Cao), lớp thần muộn nhất là đức thánh Đào Trực - tổ nghề tạc tượng ở Sơn Đồng.

Xu hướng thứ hai - sự mờ nhạt dần của tín ngưỡng thờ tổ nghề: Ở Đồng Xâm, tuy trước đây phường/hội thủ công hình thành và phát triển rực rỡ nhưng nơi thờ tổ nghề hiện nay chỉ là một am thờ nhỏ trong quần thể di tích đền Đồng Xâm - nơi thờ Triệu Vũ Đế, còn làng Bát Tràng thì không có nơi thờ tổ nghề.



2.2.2 Tâm lý cộng đồng

Không phải ngẫu nhiên dân gian có câu: "Có thực mới vực được đạo", gia đình mà không khá giả, không đủ ăn, đủ tiêu thì không thể dùi mài kinh sử. Nếu chỉ dựa vào nông nghiệp thuần tuý - chỉ trông chờ vào mùa vụ thì người nông dân chỉ có thể đủ ăn, có khi còn thiếu đói, thì làm sao có thể nuôi các ông đồ ăn học để thi đỗ bảng nhãn, thám hoa, trạng nguyên rồi ra làm quan.

Cũng rất ngẫu nhiên khi chúng tôi chọn 3 làng để nghiên cứu thì 2 trong 3 làng đều là làng khoa bảng: Làng Sơn Đồng có 8 Tiến sỹ và 121 Cử nhân. Vào đời Trần có Vương Hữu Phùng đỗ Thám hoa khoa thi Đinh Mùi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 21 (1227); đời vua Trần Thái Tông có Nguyễn Hữu Phu đỗ Hoàng giáp khoa thi Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo tam niên (1442); Nguyễn Viết Thứ sinh năm 1644 mất năm 1692 đỗ Tiến sỹ Đình nguyên khoa thi Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664) - Đông các đệ nhị khoa thi Bính Thìn năm 1676 - ông là người đỗ cao nhất trong làng... Văn chỉ làng Bát Tràng có hai bức trướng ghi tên tuổi của 364 người đỗ đạt trong đó có 9 Tiến sỹ và Trạng nguyên. Trong lễ hội hay sinh hoạt làng xã, cư dân Bát Tràng có những quy định rất rõ ràng trong hương ước: đình làng chia làm 4 góc, những chiếc chiếu cạp điều dành cho những người được tôn kính như: góc trong bên tả dành cho những người đỗ tiến sỹ, bên hữu dành cho người cao tuổi, góc ngoài bên tả dành cho quan võ còn bên tả dành cho trùm làng - người giàu có bằng nghề. Ngoài ra, sự phân chia hạng người thành
3 thứ bậc cũng biểu hiện rất rõ sự tôn vinh những người có học vị, giàu có và thợ thủ công: "Hạng thứ nhất gồm các quan văn, võ và những người giàu có; Hạng thứ hai gồm những người thợ làm gốm và hạng thứ ba là những người buôn bán khác"257. Làng Đồng Xâm cũng có nhiều người đỗ đạt cao...

Điều này cũng chứng tỏ rằng, nghề là một trong những yếu tố quan trọng, tạo tiền đề căn bản (kinh tế) cho tầng lớp nho học để có thể chuyển lên tầng lớp cao hơn thông qua thi cử trong xã hội Việt Nam truyền thống. Đồng thời, việc tôn vinh những người học rộng, đỗ đạt cao và nhất là những người giàu có trong làng thì khác hẳn với quan niệm truyền thống trước đây của các làng làm nông nghiệp thuần tuý. Đây chính là một trong những biểu hiện đặc trưng của tâm lý cộng đồng nghề (tâm lý tạo nên lối ứng xử).

- Ngoài ra, nghề nghiệp và sự giao lưu buôn bán (yếu tố mở) còn tạo cho người dân làng nghề đặt ra nguyên tắc cơ bản như sau:

+ Coi trọng chữ tín trong làm ăn buôn bán (không ham cái lợi nhỏ để làm mất uy tín của làng/phường/hội nghề);

+ Nguyên tắc truyền nghề để giữ gìn bí quyết, kỹ xảo của làng nghề/phường hội nghề: Nghề chỉ truyền cho đàn ông và con dâu, không truyền cho con gái258, nếu truyền nghề cho người ngoài làng/phường/hội thì những người thợ cả phải họp lại và thống nhất chỉ truyền nghề đến một số công đoạn nhất định259;

+ Kiêng kỵ nghề nghiệp;

+...

2.2.3 Kỹ xảo nghề

Đối với nghề gốm: Nguyên tắc đầu tiên trong cả chuỗi chu trình của nghề chính là khâu chọn đất, loại đất nào thì sẽ cho ra sản phẩm đó. Đất tốt, men hay, kết hợp với bàn tay tài hoa của người thợ thủ công và quá trình nung gốm (độ lửa phù hợp) sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Hiện nay, ở Bát Tràng, người dân không còn nung gốm bằng củi với lò cóc, lò bầu nữa mà chuyển hết sang lò ga. Vì thế, đất, men, công sức lao động của người thợ là yếu tố cơ bản, nhưng nếu muốn ra lò được hàng đẹp, phù hợp với thị hiếu của thị trường thì men lại là yếu tố quyết định (kỹ thuật pha chế men).

Đối với nghề tạc tượng thờ: Nguyên tắc đầu tiên là chọn gỗ - đối với từng loại gỗ sẽ được người thợ lựa chọn để sử dụng lên cốt ở vị trí nào trên pho tượng. Điều quan trọng thứ hai là chế biến sơn ta (trộn sơn và các phụ liệu) để tạo thành các loại sơn khác nhau như: sơn thí (dầu chẩu với bột sơn), thí then (ngâm sắt non trong sơn)... Người dân Sơn Đồng có câu: "phi thổ bất thành sơn" có nghĩa là sơn không pha với đất thì không phải là loại sơn tốt (sơn ta trộn với đất thó nghiền nhỏ) nhưng pha sơn như thế nào thì đó lại là bí quyết mà ít ai có thể biết được ngoài người thợ cả. Ngoài ra, trong quá trình sơn thếp, chỉ có người thợ mới biết ở thời tiết nào thì sơn công đoạn gì cho sản phẩm... Nhưng riêng với sản phẩm là tượng thờ, khi giao hàng cho khách thì sản phẩm này không còn là một sản phẩm tiêu dùng thuần tuý mà nó gắn liền với yếu tố tâm linh. Vì thế, nghề tạc tượng còn gắn liền với nghi lễ "hô thần nhập tượng" - đây là một vấn đề cần được các nhà nghiên cứu quan tâm:

- Quy trình của lễ hô thần nhập tượng (yểm tâm).

- Đối tượng thực hiện được nghi lễ này.

- Sự liên kết giữa những người hành nghề tôn giáo tín ngưỡng với người thợ thủ công.

Đối với nghề chạm bạc: Luyện bạc là một trong những kỹ thuật cao nhất của nghề - thực chất là tăng độ cứng cho bạc. Luyện bạc xong là đến bước dát bạc: người thợ dùng búa cái và búa vả để biến thoi bạc thành 1 miếng kim loại mỏng phù hợp với sản phẩm định chế tác với các kỹ thuật đệm, cuốc và vả. Chạm bạc có công đoạn chính như sau: tạo mẫu, tạo dáng, tạo hoa văn, hàn nối các bộ phận và đánh bóng sản phẩm. Chạm bạc có 3 kỹ thuật "chạm ám", "chạm thúc" và "chạm thuỷ" (có người còn gọi là chạm rứt trống).

Như vậy, mỗi nghề đều có kỹ thuật, kỹ xảo riêng, phụ thuộc vào dạng sản phẩm của nghề, trong từng công đoạn tiến hành sẽ có những bí quyết mang yếu tố quyết định, và những ứng xử đặc trưng.

3. Những vấn đề đặt ra về văn hoá làng nghề trong đời sống đương đại

Trong cuộc sống đương đại, khi Việt Nam đã ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, văn hoá làng hay văn hoá làng nghề chắc chắn sẽ biến đổi.

Theo Từ điển Tiếng Việt260, thuật ngữ biến đổi có nghĩa là: sự đổi khác;

Biến đổi văn hoá: là sự đổi khác của văn hoá trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội nhất định. Nói cách khác, biến đổi văn hoá là sự thích nghi và phát triển của văn hoá trong từng giai đoạn của lịch sử, nếu không thích nghi và phát triển thì văn hoá sẽ biến đổi theo chiều hướng không tích cực.

Vậy, những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu sự biến đổi văn hoá làng nghề là gì (?) xu hướng biến đổi (?) và đưa ra những chính sách mang tính định hướng để xã hội tự điều tiết như thế nào (?). Dưới đây, chúng tôi cũng chỉ nêu ra một số biến đổi căn bản để cùng thảo luận:

3.1. Những biến đổi văn hoá làng nghề

- Các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự biến đổi của nghề truyền thống và văn hoá làng nghề.

- Các nguyên nhân bên trong của cộng đồng làng ảnh hưởng đến sự biến đổi văn hoá làng nghề (tâm lý cộng đồng, hệ thống giá trị chuẩn mực).

- Sự biến đổi các yếu tố cấu thành nên văn hoá làng nghề.

- Quá trình đô thị hoá sẽ làm tan rã cộng đồng làng.

- Sự hình thành các yếu tố văn hoá mới trong làng nghề.

3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá các làng nghề

- Chính sách gắn phát triển kinh tế với văn hoá làng nghề (chuyên sâu hoá một số ngành nghề).

- Phát triển văn hoá làng nghề trên cơ sở bảo tồn các làng nghề truyền thống.

- Phát triển văn hoá làng nghề dựa vào phát triển du lịch bền vững - đây là một trong những bài toán nan giải - dùng kinh tế để thúc đẩy phát triển văn hoá và ngược lại - không chỉ riêng trường hợp ở Việt Nam mà còn là của cả khu vực và thế giới.

- Vấn đề vốn xã hội của làng nghề (hay đúng hơn là của cộng đồng cư dân của làng nghề ấy) trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường, vốn xã hội có giúp ích gì trong quá trình tồn tại của làng nghề.

4. Trên đây chỉ là những sơ khảo và nhận định ban đầu về văn hoá làng nghề qua nghiên cứu trường hợp 3 làng nghề ở Thượng, Trung và Hạ châu thổ sông Hồng, chắc chắn vẫn còn sự thiếu sót cần phải bổ sung khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng thể văn hoá làng nghề ở châu thổ sông Hồng. Hy vọng bài viết sẽ đóng góp phần phác hoạ nên một phần diện mạo của xã hội nông thôn, nông nghiệp truyền thống.
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương