PHÁc thảo tình hình sản xuất nông nghiệP…


CHÝNH S¸CH CñA NHµ N¦íC TRUNG ¦¥NG THêI L£ TH¸NH T¤NG §èI VíI Bé M¸Y QU¶N Lý CÊP X·



tải về 9.17 Mb.
trang12/26
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích9.17 Mb.
#37785
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   26



CHÝNH S¸CH CñA NHµ N¦íC TRUNG ¦¥NG
THêI L£ TH¸NH T¤NG
§èI VíI Bé M¸Y QU¶N Lý CÊP X·

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG



GS. TS Nguyễn Cảnh Minh*, ThS Phan Ngọc Huyền*


Đặt vấn đề

Trong mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến trung ương và địa phương (trong đó có làng xã), việc xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền thống nhất đòi hỏi triều đình trung ương phải nắm được địa phương, bắt địa phương (làng xã) phải phục tùng theo quỹ đạo quản lý chung của nhà nước. Trong suốt thời kỳ dài của lịch sử, làng xã truyền thống của người Việt vốn được coi là những “pháo đài xanh” bất khả xâm phạm với tính tự trị khá cao. Đến thời Lê sơ, vấn đề đặt ra cho nhà nước phong kiến trung ương là phải hạn chế được tối đa tính tự trị của làng xã. Muốn làm được điều ấy, nhà nước phải nắm được bộ máy quản lý làng xã. Trong đó, chủ yếu phải quản lý tốt các chức danh đứng đầu làng xã như Xã trưởng, Thôn trưởng. Thông qua điển chế và pháp luật, nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã có những biện pháp đối với bộ máy quản lý làng xã như sau:



1. Quy định việc cắt đặt số lượng xã trưởng tương ứng với từng loại xã

Đầu thời Lê, Nhà nước đã đặt ra chức quan đứng đầu đơn vị hành chính cấp xã. Số Xã quan đứng đầu 1 xã được quy định theo quy mô của xã đó lớn hay nhỏ. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú chép: “Nhà Lê khi mới dựng nước, đặt Xã quan, xã lớn 3 người, xã vừa 2 người, xã nhỏ 1 người”120

Tuy nhiên, việc đề ra tiêu chuẩn cắt đặt Xã quan như thế nào, quy định quyền hạn và nghĩa vụ của người đứng đầu cấp xã ra sao, sử liệu không ghi lại cụ thể. Phải đến thời Lê Thánh Tông, những điều trên mới được phản ánh khá đầy đủ trong các văn bản điển chế và pháp luật.

Việc làm đầu tiên của vua Lê Thánh Tông là thay đổi chức danh Xã quan thời Lê Thái Tổ thành Xã trưởng.

Sách Lê triều quan chế cho biết: “Năm Quang Thuận121: Đổi chức Đội lại thành Lại, chức Xã quan thành Xã trưởng” 122.

Sách Lịch triều hiến chương loại chí cũng chép tương tự: “Thánh Tông trong đời Quang Thuận đổi Xã quan làm Xã trưởng”123.

Nhà vua cũng ban hành nhiều quy định thống nhất về quy mô của ba loại xã và việc cắt đặt số Xã trưởng tuỳ theo quy mô từng loại xã. Trong quy định về việc cắt đặt số Xã trưởng theo số hộ nhiều hay ít (ban hành năm Quý Mão - 1483), Vua Lê Thánh Tông quy định như sau:

Xã có 500 hộ trở lên: đặt 5 Xã trưởng

Xã có 300 hộ trở lên: đặt 4 Xã trưởng

Xã có 100 hộ trở lên: đặt 2 Xã trưởng

Xã có 60 hộ trở xuống: đặt 1 Xã trưởng.124

Trong lệnh về lệ tách xã (ban hành năm Canh Tuất 1490) cũng thống nhất việc đặt số Xã trưởng tương ứng với từng loại xã giống như quy định năm 1483, trong đó có bổ sung quy định đối với các xã mới tách ra là được phép đề nghị chính quyền cấp trên chọn 2 người làm Xã trưởng (theo đúng quy định đối với loại xã nhỏ 100 hộ trở lên).

Nếu so sánh với việc đặt số Xã quan thời Lê Thái Tổ và Xã trưởng thời Lê Thánh Tông tuỳ theo quy mô từng loại xã thì chúng ta thấy có sự khác biệt qua bảng số liệu sau:

Loại xã

Đời vua

Xã lớn

Xã vừa

Xã nhỏ

Lê Thái Tổ (1428)

3 Xã quan

2 Xã quan

1 Xã quan

Lê Thánh Tông (1490)

5 Xã trưởng

4 Xã trưởng

2 Xã trưởng

Qua bảng trên, có thể thấy số Xã quan (Xã trưởng) được đặt theo 3 loại xã tương ứng (xã lớn, xã vừa, xã nhỏ) của thời Lê Thánh Tông nhiều hơn thời Lê Thái Tổ. Việc tăng thêm số Xã trưởng đứng đầu 1 xã thời Lê Thánh Tông là hợp lý vì quy mô cấp xã giai đoạn này đã được mở rộng do sự gia tăng dân số.

Thời Lê sơ, với số lượng khoảng trên dưới tổng số 9.000 xã125 thì việc ban hành những quy định thống nhất về việc đặt số Xã trưởng theo quy mô từng xã như trên để đảm bảo cho việc quản lý thuận lợi, thống nhất, hiệu quả của Nhà nước là điều rất cần thiết. Đặc biệt số Xã trưởng trong từng xã lại được Nhà nước phân làm các chức: Xã chính, Xã sử, Xã tư, mỗi người một việc. Ở xã lớn đặt cả 3 chức này, ở xã vừa thì đặt 2 chức, xã nhỏ đặt 1 chức. Điều này cho thấy các chức danh đứng đầu mỗi xã được phân công, phân nhiệm rõ ràng, không hề có sự chồng chéo.



2. Định rõ tiêu chuẩn bầu chọn, thực hiện chế độ khảo hạch và quy trách nhiệm đối với chức danh Xã trưởng

Thời Lê Thánh Tông đã làm được một điều rất quan trọng, đó là việc đặt ra quy định thống nhất có tính chất pháp lý về việc bầu chọn chức danh Xã trưởng với những tiêu chuẩn rõ ràng.

Năm Quang Thuận thứ 3 (1462), Lê Thánh Tông ban hành lệ bầu Xã trưởng trong đó quy định như sau: “Từ nay về sau bầu Xã trưởng phải cùng nhau họp bàn xem xét chọn lấy người đứng tuổi hoặc là giám sinh, sinh đồ là con người lương thiện, tuổi từ 30 trở lên, không vướng việc quân. Những người làm Xã trưởng phải biết chữ, có hạnh kiểm để tiện giải quyết mọi công việc, thu thuế khoá. Bầu không đúng người là có tội”126

Năm Hồng Đức thứ 25 (1494), Nhà nước tiếp tục quy định lệ bầu Xã trưởng, trong đó nhấn mạnh hơn đến trách nhiệm của người đứng ra chủ xướng việc bầu cử: “Các làng bầu chọn Xã trưởng thì phải chọn lấy người giỏi. Bầu ai thì phải chọn người đứng tuổi, có đức hạnh, không được bầu người không có tài đức, lôi bè kéo cánh làm tổn hại đến phong hoá. Nhiều kẻ vi phạm điều này thì chỉ bắt tội kẻ chủ xướng việc bầu cử sai trái đó”127

Qua các quy định trên, chúng ta thấy lệ bầu Xã trưởng từ thời Lê Thánh Tông đã có những quy định rõ ràng về gia thế, tuổi tác, học vấn- trình độ và hạnh kiểm của người được chọn bầu.

Không chỉ vậy, để hạn chế sự móc nối vây cánh và ngăn ngừa sự liên kết bè đảng, thân thích, nhà nước thời Lê Thánh Tông đặt thêm nhiều quy định nói rõ hơn về lệ xét chọn Xã trưởng.

Năm Hồng Đức thứ 19 (1488), trong lệnh xét đặt Xã trưởng có nhấn mạnh: “Nếu là anh em ruột thịt, anh em con chú con bác con cô con cậu thì chỉ một người làm xã trưởng, anh em họ hàng với nhau không được cùng làm để tránh tệ nạn đồng đảng phe cánh”128

Sau khi đã ban hành lệnh trên, dường như trong thực tế, việc bầu chọn Xã trưởng ở địa phương vẫn có kẻ cố tình vi phạm nên đến năm Hồng Đức thứ 27 (1496), Nhà nước lại tiếp tục ban hành lệnh chọn đặt Xã trưởng, trong đó ghi rõ: “Từ nay các xã trong các phủ, huyện, châu đặt Xã trưởng hễ là anh em ruột thịt, anh em con chú con bác, anh em con dì con cậu, chỉ cho 1 người làm Xã trưởng, ngoài ra không được chọn đặt làm Xã trưởng trong 1 xã. Quan các huyện, phủ, châu phúc khám, nếu quả có những người thuộc hạng trên cùng làm xã trưởng thì cho 1 người làm xã trưởng, những người còn lại thì trình lên quan thừa ty loại ra bắt trở về thứ hạng trước đây theo như lệ…Ai vi phạm điều này sẽ bị trị tội129

Các đối tượng sẽ bị xử phạt, trị tội vì đã biết lệnh này mà còn cố ý vi phạm được Nhà nước nói rõ hơn trong điều 16 ban hành năm Hồng Đức thứ 25 (1494) như sau: “Các làng xã trước đây bầu Xã trưởng không chọn được người có tài đức đã bị cách chức nay phải bầu lại người khác để làm việc mà vẫn có ý kéo bè kéo cánh làm tổn hại phong tục, nếu là quan viên sẽ bị tội biếm hay gạt, nếu là dân thì bị tội đồ và khao làng để trừng trị những kẻ có mưu gian”

Không chỉ ban hành những quy định chặt chẽ về lệ bầu Xã trưởng, nhà nước thời Lê Thánh Tông còn thực hiện chế độ khảo hạch, giảm thải các chức danh quản lý làng xã (đứng đầu là Xã trưởng) một cách nghiêm khắc. Theo thống kê của chúng tôi trong Thiên Nam dư hạ tập (Tập IX), có ít nhất 3 quy định rất rõ ràng về lệ khảo hạch và cắt giảm chức danh Xã trưởng nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc mà nhà nước và cộng đồng làng xóm giao cho.

Điều 2 về việc cắt giảm các Xã trưởng không phù hợp với lệ ban hành năm Hồng Đức thứ 14 (1483) ghi rõ: “Người nào làm việc mẫn cán thì vẫn giữ lại làm việc như cũ. Còn người nào gian tham, thô lỗ, không biết chữ, người nào già yếu bệnh tật thì đều cắt giảm cho làm dân chịu sưu sai theo lệ, lập danh sách đầy đủ đưa lên ty rồi chuyển lên bộ để thi hành”130

Tiếp đó, trong lệnh cắt giảm Xã trưởng không biết chữ ban hành năm Hồng Đức thứ 17 (1486) cũng ghi: “Từ nay ở các địa phương, các xã lớn, xã vừa đặt chức Xã chính, Xã sử và Xã tư mỗi chức 1 người, xã nhỏ thì đặt chức Xã chính, Xã tư mỗi chức 1 người, nhưng phải xét người nào biết chức, có tài cán mới nên giữ lại để giải quyết công việc, thúc thu thuế khoá, tiện cho dân, nếu không biết chữ thì cho nghỉ việc”131

Đến năm Hồng Đức thứ 27 (1496), trong điều 2, lệ chọn đặt Xã trưởng xong phải khảo hạch, Nhà nước vẫn tiếp tục quy định: “Quan các huyện châu chọn đặt Xã trưởng, Phường trưởng…nếu khám xét thấy các hạng quân và Xã trưởng có người nào già yếu, bệnh tật không kham nổi công việc thì bắt về làm dân thường chịu sưu dịch. Tất cả đều không được tâu man trá”132

Các xã trưởng sau khi được bầu chọn, khảo hạch và công nhận trở thành lực lượng trung gian khi vừa là người đại diện cho dân làng, vừa là người đại diện cho Nhà nước. Vì thế, chức năng và nhiệm vụ của Xã trưởng đã được Nhà nước quy định khá cụ thể: Họ phải lo việc thu thuế, làm sổ và quản lý hộ khẩu, hộ tịch; chăm lo bảo vệ trật tự trị an, xét xử các vụ án kiện tụng trong phạm vi quyền hạn được quy định, duy trì thuần phong mĩ tục... Bên cạnh đó, Xã trưởng còn có trách nhiệm bảo đảm đức hạnh cho những thí sinh dự thi Hương cũng như xác định tư cách của những người đang chờ được thăng bổ. Các công việc từ lập hương ước, viết thay và chứng kiến văn khế, chúc thư, xây dựng mốc giới ruộng đất công tư cho đến việc tổ chức ma chay, hiếu hỉ... đều có vai trò quyết định của Xã trưởng. Như vậy, trách nhiệm của Xã trưởng trước Nhà nước rất nặng nề khi phải là người đảm bảo cho các chính sách quản lý làng xã của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả ở địa phương do mình quản lí. Việc quy trách nhiệm đầu tiên và trước hết cho người đứng đầu bộ máy quản lý làng xã (Xã trưởng) dựa trên nguyên tắc lấy một cá nhân đứng đầu để răn trị số đông dân bản xã đã góp phần không nhỏ trong việc vừa gắn với chức năng, vừa tạo ra áp lực buộc Xã trưởng, Thôn trưởng phải nâng cao trách nhiệm của mình trước Nhà nước với tư cách là những người đứng đầu cai quản làng xã.

3. Đặt thêm chức danh Thôn trưởng để cùng Xã trưởng quản lý làng xã

Để quản lý tốt làng xã, bên cạnh chức danh Xã trưởng, nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông còn đặt thêm chức danh Thôn trưởng. Thôn trưởng có thể được dân làng bầu trong số những người đứng tuổi từ khoảng 30 tuổi trở lên, có tư cách đứng đắn, có khả năng cùng với xã trưởng đảm nhận các công việc mà cộng đồng giao phó. Tiếc rằng, quá trình bầu chọn chức danh Thôn trưởng như thế nào, có quyền hạn và nghĩa vụ ra sao thì sử liệu không cho biết một cách tường tận. Tuy nhiên, qua một vài quy định có tính liên đới trách nhiệm còn ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư, Thiên Nam dư hạ tậpHồng Đức thiện chính thư thì cũng giúp chúng ta phần nào hình dung được một số chức năng chính của Thôn trưởng dưới thời Lê Thánh Tông như sau:

Đảm bảo giữ gìn an ninh, trật tự trong thôn xóm.

Trong Hồng Đức thiện chính thư, điều 2 và điều 3 ban hành năm 1482 đều quy định Thôn trưởng phải thường xuyên kiểm tra, không được chứa chấp những kẻ nô tì, lính tráng bỏ trốn cũng như những người thợ công sai của Nhà nước.133

Cũng theo Hồng Đức thiện chính thư, Nhà nước Lê sơ còn có những quy định cụ thể về chức trách của Thôn trưởng trong việc ngăn chặn nạn trộm cắp trong làng xóm. Chức trách này gắn liền với chế độ xử phạt nghiêm khắc nếu Thôn trưởng không thực hiện nghiêm túc: “Trong làng xã có kẻ trộm cắp, mà Xã trưởng, Thôn trưởng cố tình dung túng thì cho nha môn đem ra đánh trượng”.134

Cùng với Xã trưởng, tổ chức thu thuế ở thôn xã và phân định ruộng đất (công, tư) theo quy định của Nhà nước.

Năm 1485, trong quy định về thu nộp thuế nhân đinh, điền tô, thuế đầu nguồn trong các làng xã, Nhà nước cho phép các Thôn trưởng xem xét những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có thể miễn giảm: “Nếu người nào đói rét khốn khổ thì Thôn trưởng phải làm tờ cam đoan và cùng nhau bảo đảm, theo như lệnh trước mà thi hành”135.

Tư liệu này cho phép chúng tôi nghĩ rằng, Thôn trưởng cũng có vai trò tham gia vào quá trình thu thuế cho Nhà nước. Bên cạnh thu thuế, Thôn trưởng cùng với Xã trưởng còn có nhiệm vụ phải giúp các quan phủ, huyện trong việc chia định mốc giới ruộng đất công, tư ở các làng xã, nhằm hạn chế các hiện tượng lấn chiếm công điền.

Đảm bảo nhân đinh và sức kéo cho sản xuất nông nghiệp trong làng xã.

Theo Thiên Nam dư hạ tập, tập IX, vào các năm Hồng Đức thứ 13 (1482), Hồng Đức thứ 27 (1496), Nhà nước đều quy định việc cấm dân xã tự ý giết trộm trâu cày, trong đó, ghi rõ trách nhiệm của Thôn trưởng trong việc kiểm tra, xử lí, nếu dung túng không bắt tội kẻ cố tình vi phạm thì bản thân Thôn trưởng cũng bị phạt tiền. Với việc giao quyền hạn gắn liền với quy trách nhiệm cho Thôn trưởng và bộ máy quan viên làng xã, Nhà nước Lê sơ đã thông qua đó tăng cường tính thực thi trong chính sách quản lý làng xã nói chung của mình.

Chống nạn cường hào, tham nhũng trong bộ máy quản lý làng xã.

Bên cạnh việc cắt đặt, bổ nhiệm, định rõ trách nhiệm trước Nhà nước của các chức danh đứng đầu thôn xã (Xã trưởng, Thôn trưởng), Nhà nước Lê Thánh Tông còn ban hành nhiều luật định nhằm chống nạn tham nhũng, lộng quyền hay còn gọi là nạn cường hào ở các làng xã136.

Cần thấy rằng, nạn cường hào ở làng xã cũng xuất hiện dưới thời Lê sơ, ngay cả khi chính quyền trung ương thời Lê Thánh Tông rất vững mạnh. Đó là hiện thực lịch sử và là xu thế tất yếu trong sự vận động nội tại của làng xã. Tuy vậy, cũng không thể phủ định rằng, Nhà nước thời Lê Thánh Tông đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn nạn cường hào nhũng nhiễu trong các làng xã. Điều đó được thể hiện qua nhiều quy định mang tính pháp luật. Với quan điểm “luật pháp rõ ràng không dung tha kẻ cậy quyền thế, điều lệ rành rành không tha kẻ phạm tội137, triều đình Lê Thánh Tông đã rất kiên quyết xử lý các hiện tượng “dựa vào quyền thế ức hiếp xóm làng, coi thường luật pháp làm nhiều điều sai trái”. Một mặt, nhà nước ban hành những điều lệ có tính răn dạy, phòng ngừa là chính, chẳng hạn như: “Các quan viên là người có uy tín ở trong làng cho nên phải chấn chỉnh phong tục, nên lấy nghĩa liêm sỉ để giáo hoá dân, làm cho mọi người đều nhường nhịn, vui vẻ làm điều nhân nghĩa, xoá bỏ tà tâm, làm cho dân chúng an cư, lạc nghiệp, giàu có sung túc, thì mới xứng là bậc trưởng giả. Cậy chức quyền, âm mưu kiếm lời, những lo đơn độc mưu gian chẳng thành, mà lôi kéo bè đảng làm hại người làm cho phong tục đồi bại. Nếu ai vi phạm vào điều này thì cho phép người biết rõ nộp đơn tố cáo. Nếu tội nhẹ thì phạt trượng, tội nặng thì bị biếm. Nếu Xã trưởng làm việc không đúng pháp luật cũng cho phép chọn cử người khác138.

Mặt khác, không chỉ dừng lại ở những lời phủ dụ, răn dạy, Nhà nước thời Lê Thánh Tông đã rất nghiêm khắc trừng trị bọn cường hào và cho phép quan, dân tố cáo nạn cường hào lộng hành. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Hồng Đức thứ 2 (1471), Lê Thánh Tông đã sắc dụ cho các quan thừa tuyên, phủ huyện ở xứ Sơn Nam trong 100 ngày phải đi điều tra thực tế, xem những nơi nào có “cường hào thao túng, phong tục kiêu bạc, dân sinh đau khổ” thì tâu trình lên cẩn thận.139

Năm Hồng Đức thứ 16 (1485), vua Lê Thánh Tông nhắc lại về tệ cường hào hoành hành và ban lệnh cho tố cáo cường hào lộng hành. Nội dung của lệnh này được Đại Việt sử ký toàn thư và sách Thiên Nam dư hạ tập, tập IX ghi lại tương tự như sau: Nếu các cường hào cậy thế đánh người bị thương, chiếm đoạt ruộng đất tài sản, cày phá phần mộ của người khác từ 3 lần trở lên thì rõ ràng là cường hào lộng hành thì phải trừng trị và nghị tội theo luật.140

Vậy, tệ cường hào lộng hành có thể xảy ra ở những khía cạnh nào và hình phạt cụ thể ra sao? Trong sách Hồng Đức thiện chính thư, chúng tôi bước đầu thống kê được một số quy định liên quan đến điều này như sau:

1. Ỷ vào quyền thế, tranh chiếm và nhận ruộng đất trong làng xã: phạt biếm


2 tư, bãi chức, xử đánh 80 trượng.

2. Ăn tiền, khám nghiệm loại ruộng đất công được miễn giảm thuế không đúng sự thực: phạt đánh 80 trượng.

3. Ăn tiền, dung túng bao che cho các hành động chặt phá trên phần mộ của tổ tiên, làm tổn hại đến thuần phong mĩ tục; ăn hối lộ tự ý tăng hay giảm tuổi cho dân đinh sẽ bị xử tội đồ.

4. Lén lút nhận lễ nộp treo của nhà trai khi không được phép cho cưới chạy tang: khép vào tội làm tổn hại pháp luật, nếu là quan viên sẽ bị biếm, Xã trưởng sẽ bị phạt trượng, hương mục chức sắc nào chủ mưu sẽ bị xử tội đồ, phải khao làng.

5. Kết bè đảng, lộng hành, lôi kéo anh em, vây cánh làm điều sai trái khiến cho phong hoá đồi bại: tăng mức xử tội đồ.

6. Cậy quyền thế lộng hành, nhiều lần đánh người, xử tội lưu và đánh


80 trượng ở giữa làng141.

Qua những quy định xử phạt về các trường hợp liên quan đến hành vi nhũng nhiễu, nhận hối lộ của các quan làng xã như trên, có thể thấy rằng, triều đình Lê Thánh Tông nói riêng và Nhà nước Lê sơ nói chung đã kiên quyết trong việc hạn chế và chống nạn cường hào hoành hành.



4. Chính sách của Nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông đối với bộ máy quản lý làng xã có cả những mặt tích cực và hạn chế của nó

4.1. Mặt tích cực

Thứ nhất, việc tiêu chuẩn hoá các phẩm chất, năng lực cần có của Xã trưởng cho thấy nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông đã đánh mạnh vào quyền tự trị trong việc bầu chọn chức danh đứng đầu làng xã.

Trước đây, việc bầu người đứng đầu làm Xã trưởng là do ở dân và chưa có tiêu chí chung, thống nhất nào của Nhà nước quy định việc bầu chọn cũng như tiến trình bầu chọn. Vì vậy, tiêu chí bầu chọn có thể do từng làng xã, từng địa phương quy định theo truyền thống dân chủ làng xã vốn có từ lâu đời như: ưu tiên người cao tuổi (truyền thống trọng người già), có uy tín và có đức hạnh trong làng hoặc thuộc dòng dõi thế gia, cự tộc…

Dưới thời Lê Thánh Tông, những yếu tố, phẩm chất như trên có thể vẫn được coi trọng. Nhưng, yếu tố quyết định đối với mỗi ứng viên cho chức danh Xã trưởng là phải có học, phải biết chữ, như thế cũng có nghĩa là ít nhiều phải thấu suốt được đạo đức, lễ nghĩa và những quy tắc của Nho giáo (như đã trình bày ở mục 2).

Với những quy định có tính chất bắt buộc như vậy, quyền dân chủ truyền thống của làng xã đã bị đặt dưới luật pháp của Nhà nước Lê Thánh Tông. Một số ý kiến khi bàn đến khía cạnh này còn cho rằng: dưới thời Lê sơ, chức danh Xã trưởng vẫn được dân làng bầu chọn theo ý nguyện của họ và như vậy, phải chăng quyền tự trị của làng xã dường như còn được mở rộng thêm dưới thời Lê Thánh Tông? Trên thực tế, việc Nhà nước cho phép làng xã lựa chọn Xã trưởng chỉ có tính chất danh nghĩa, vì từ khâu định tiêu chuẩn cho ứng viên Xã trưởng đến khâu xét duyệt, công nhận cuối cùng đều do Nhà nước quyết định. Do đó, xét về quy chế bầu chọn người đứng đầu làng xã, rõ ràng luật nước đã được đặt lên trên lệ làng.



Thứ hai, việc cắt đặt số lượng Xã trưởng tương ứng với từng loại xã, lấy từ kết quả do dân bầu lên (khi đã được chính quyền nhà nước cấp trên công nhận) là một chính sách khôn khéo của nhà nước Lê Thánh Tông nhằm giúp cho việc quản lý làng xã có hiệu quả.

Trước đây, nhà Trần từng đặt các chức Đại tư xã và Tiểu tư xã để quản lý làng xã. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Nhâm Dần, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 11 [1242], mùa xuân, tháng 2, chia nước làm 12 lộ… Các xã, sách thì đặt chức Đại, Tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên là Đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là Tiểu tư xã. Có người kiêm cả 2, 3, 4 xã, cùng Xã chính, Xã sử, Xã giám gọi là Xã quan”142. Tư liệu trên cho phép chúng tôi nghĩ rằng: những Xã quan có phẩm trật thời Trần có thể là những quan lại do triều đình cử xuống, từ bên ngoài làng xã chứ không phải dân bản xã. Nếu đúng như vậy thì các vị Xã quan thời Trần sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý địa bàn mình phụ trách khi họ không nắm được tình hình xã đó giống như dân bản xã và rất khó để hoà được vào cộng đồng làng xã.

Tuy nhiên dưới thời Lê Thánh Tông, với chính sách cho phép người dân bầu chọn Xã trưởng (theo quy định về tiêu chuẩn, tiến trình và cách thức bầu chọn của Nhà nước), Nhà nước trung ương đã rất khéo léo trong việc lấy được người đứng đầu làng xã từ trong dân, có được sự tín nhiệm của nhân dân và do dân đề cử lên mặc dù Nhà nước vẫn là người quyết định cuối cùng trong việc công nhận sự tín nhiệm đó. Đây là cách thực thi thứ quyền lực nhà nước vừa không có sự áp đặt khiên cưỡng từ trên xuống nhưng thực chất vẫn có sự đảm bảo thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Thứ ba, chế độ khảo hạch chức danh Xã trưởng thời Lê Thánh Tông (sau khi bầu chọn) đã góp phần không nhỏ giúp cho chính sách quản lý bộ máy quản lý làng xã của Nhà nước thu được hiệu quả.

Qua các điều quy định đã nêu ở trên cho thấy, Nhà nước thời Lê Thánh Tông đã có một chu trình khép kín về các thể lệ bầu chọn Xã trưởng: từ việc quy định tiêu chuẩn, đặt thể lệ bầu chọn và tiến hành xét duyệt đến khâu khảo hạch...

Mặc dù việc khảo hạch Xã trưởng không giống như chế độ khảo khoá các quan lại có phẩm trật với những định lệ chặt chẽ về thời gian, phương thức khảo khoá, cách tuyển bổ, thăng giáng... nhưng việc khảo khoá Xã trưởng - chức danh đứng đầu cấp cơ sở của Nhà nước cũng có những nguyên tắc khá nghiêm ngặt mà ở đây, chủ yếu là việc sát hạch thông qua thực tiễn để xem người Xã trưởng được bầu đó có đáp ứng được công việc của địa phương thông qua chức trách và nhiệm vụ được giao hay không? Đây là việc làm mà theo chúng tôi, rất cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả quản lý làng xã của nhà nước thông qua bộ máy chính quyền cấp xã, góp phần tăng cường tính thống nhất và tập quyền của nhà nước trung ương dưới thời Lê Thánh Tông.

Thứ tư, việc đặt thêm chế độ Thôn trưởng (đứng đầu mỗi thôn) bên cạnh chức danh Xã trưởng có thể xem là nét độc đáo trong chính sách quản lý làng xã của nhà nước Lê sơ từ thời Lê Thánh Tông.

Trên thực tế, nếu một xã có nhiều thôn (nhất xã nhị, tam thôn) thì bản thân người Xã trưởng cũng khó có thể bao quát và quản lý sát sao về mọi mặt trên địa bàn của mình. Nhà nước vì vậy đã đặt thêm chế độ Thôn trưởng - người sẽ phối hợp và giúp Xã trưởng quản lý địa bàn thôn xóm của mình tốt hơn. Sau Xã trưởng, Thôn trưởng cũng là người đại diện cho làng, là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền cơ sở cấp xã. Thôn trưởng vì thế đã giúp việc đắc lực cho xã trưởng trên cơ sở chia sẻ và liên đới cùng thực hiện công việc. Điều đó đã góp phần tăng cường tính thực thi, hiệu quả trong chính sách quản lý làng xã của Nhà nước. Cho đến ngày nay, với sự trở lại vị trí của thôn làng truyền thống và việc đặt lại chế độ Trưởng thôn, điều đó tự bản thân nó đã minh chứng cho sự đúng đắn và tính hiệu quả qua việc thiết lập chế độ Thôn trưởng từ thời Lê Thánh Tông.



4.2. Mặt hạn chế

Một là, chính sách này trên thực tế đã không triệt tiêu được sự “tha hoá quyền lực” của bộ máy quản lý cấp xã.

Làng xã thời Lê sơ là cầu nối trung gian, giúp nối dài thêm “cánh tay quyền lực” của Nhà nước xuống tới từng hộ gia đình và từng người dân làng xã. Do đó, nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông không thể không thông qua bộ máy quản lý làng xã để quản lý dân đinh. Mọi thứ ân huệ của Nhà nước cũng phải thông qua làng xã mới tới được dân và mọi nghĩa vụ của dân đối với Nhà nước được tập hợp và cố định lại trong nghĩa vụ chung của làng. Đây chính là cơ chế nhà nước “khoán trắng” cho làng xã thông qua những người đứng đầu đại diện cho làng dựa trên luật liên đới trách nhiệm. Điều này làm nảy sinh mặt trái của vấn đề khi nó dễ tạo ra sự lũng đoạn, tha hoá quyền lực của bộ máy chính quyền làng xã mà biểu hiện cao nhất của nó là nạn cường hào. Điều này lý giải vì sao nạn cường hào làng xã xuất hiện ngay cả khi chính quyền trung ương Lê sơ ở vào giai đoạn vững mạnh nhất (thời Lê Thánh Tông). Việc Nhà nước đã phải nhiều lần ban hành các quy định có tính chất nhắc đi nhắc lại về việc cấm tệ cường hào hoành hành vào các năm 1471, 1485 cho phép chúng ta nghĩ rằng: trên thực tế, lệnh cấm mà Nhà nước ban ra không có hiệu lực và tình trạng cường hào nhũng nhiễu vẫn cứ tiếp diễn, tạo thành vấn đề nhức nhối trong xã hội.



Hai là, hiệu quả của những chính sách trên đã không còn phát huy được hiệu quả trong những thế kỷ XVI - XVIII như dưới thời Lê Thánh Tông.

Nếu như vào thời Lê sơ khi nhà nước phong kiến trung ương còn mạnh, sự kiểm soát của Nhà nước với làng xã còn tương đối chặt chẽ và dân làng xã đã không kháng cự lại quyền lực của Nhà nước một cách mạnh mẽ thì càng về sau, sự suy yếu của Nhà nước cũng tỷ lệ thuận với sự vươn lên của các làng xã (nhất là trong các thế kỷ từ đầu XVI đến XVIII). Điều đó cho thấy rằng, những biện pháp quản lý làng xã của Nhà nước Lê sơ từ thời Lê Thánh Tông đã không còn phát huy được tác dụng và hiệu quả như trước. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do nhà nước trung ương đã không còn nắm được bộ máy quản lý làng xã như trước nữa.

Đội ngũ quan viên làng xã (đứng đầu là Xã trưởng) đã không còn là cầu nối trung gian đảm bảo cho quyền lực của Nhà nước thấm sâu đến đời sống xã hội làng xã. Chính những người Xã trưởng, trước đây vốn là trợ thủ đắc lực giúp thực thi quyền lực của Nhà nước đối với đơn vị hành chính cấp cơ sở thì về sau, khi thời trị vì của thời Lê Thánh Tông kết thúc, lại là “những người đi đầu phá vỡ cái trật tự xã hội nông thôn được coi là lý tưởng ấy”143.

Việc giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, trong đó yêu cầu làm thế nào để thiết lập được sự kiểm soát của Nhà nước trung ương đối với làng xã, ít nhất là như thời Lê sơ, lại trở thành vấn đề nan giải của lịch sử.

Tất nhiên, hạn chế trên là do hoàn cảnh khách quan nằm trong sự vận động nội tại của lịch sử ở giai đoạn sau đưa lại.



Kết luận

Mặc dù, chính sách đối với bộ máy quản lý cấp xã của Nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông bên cạnh nhiều mặt có tác dụng tích cực còn có một số điểm hạn chế như trên. Song, những chính sách đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu mà công cuộc cải cách hành chính ở các địa phương (trong đó có cấp xã) của Nhà nước ta hiện nay có thể tham khảo.





NGHÒ THñ C¤NG Cæ TRUYÒN C¸C D¢N TéC ë VIÖT NAM: DIÖN M¹O Vµ NH÷NG VÊN §Ò §ANG §ÆT RA

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG



GS.TS Lâm Bá Nam*


Đối với các dân tộc ở Việt Nam, ngoài nông nghiệp - ngành sản xuất chính, thủ công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trong đời sống và văn hoá tộc người. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả hiện tại, các ngành nghề thủ công cổ truyền vẫn và đang có vị trí to lớn trong hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền được đặt ra như một nhu cầu bức thiết với những yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, nông nghiệp, nông dân - khu vực rộng lớn và tập trung đại bộ phận cư dân, có mức thu nhập và phát triển thấp hiện nay.

Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày vài suy nghĩ khái quát về hiện trạng các nghề thủ công cổ truyền và vai trò của nó trong đời sống các dân tộc ở Việt Nam, đồng thời nêu lên một số ý kiến về việc bảo tồn, phát huy các ngành nghề thủ công trong bối cảnh hội nhập và phát triển.



1. Trước hết, cần phải khẳng định rằng, các nghề thủ công cổ truyền ở các dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng, dân tộc nào cũng đều có hoặc ít hoặc nhiều các nghề thủ công với các trình độ và quy mô khác nhau, phản ánh một số nét về đặc điểm địa lý tự nhiên - môi trường, kỹ thuật sản xuất và trong một chừng mực nào đó là tư duy thẩm mỹ, trí thông minh sáng tạo của tộc người trong quá trình thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội.

Tựu trung lại, các nghề thủ công cổ truyền đã tạo ra rất nhiều các loại sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày của cư dân, các loại công cụ sản xuất, vật liệu, đồ trang trí mỹ nghệ có giá trị văn hoá và hàng hoá cao, trong khuôn khổ của nền sản xuất tiền công nghiệp, gắn chặt với hoạt động nông nghiệp qua trường kỳ lịch sử. Có thể nói, thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc hình thành nên các thị tứ và các đô thị thời trung đại ở Việt Nam mà Hà Nội là một ví dụ. Không phải ngẫu nhiên mà Thăng Long - Hà Nội được coi là “ tứ xứ, tứ trấn, tứ chiếng”, bởi lẽ sự hình thành Thăng Long chính là sự góp mặt của dân từ các xứ, mà trước hết là Đông (Hải Dương), Đoài (Sơn Tây), Nam (Sơn Nam), Bắc (Kinh Bắc) mà chủ yếu là từ các làng nghề, đã góp phần tạo dựng nên 36 phố phường (thực chất là các phường được hình thành bởi hoạt động của những người thợ thủ công).



2. Trong các nghề thủ công cổ truyền đóng vai trò quan trọng hàng đầu, phải nói đến các nghề phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày của các tộc người và các cộng đồng cư dân. Có thể kể đến ở đây là nghề dệt, với các phương thức hoặc trồng bông kéo sợi hoặc trồng dâu nuôi tằm, trồng lanh lấy tơ sợi. Nghề dệt có mặt ở hầu hết mọi nơi và có quá trình lịch sử phát triển rất lâu đời, trước hết phải kể ở người Việt. Tài liệu khảo cổ học, với các dấu vết trên đồ gốm, các hình dáng hoa văn trên đồ đồng cho ta biết, cho đến thời Hùng Vương nghề dệt đã phát triển. Theo các nhà nghiên cứu, vùng bờ bãi phía bắc Sông Hồng - quê hương của Hai Bà Trưng (Hà Nội hiện nay) là một trong những trung tâm nuôi tằm, uơm tơ dệt vải và rất có thể tên gọi Trưng Trắc, Trưng Nhị của Hai Bà là bắt nguồn từ “ trứng chắc, trứng nhì’’ theo cách gọi của người nuôi tằm. Làng Cổ Đô (Ba Vì) có nghề dệt lụa nổi tiếng, tương truyền nghề dệt của làng do công chúa Ngọc Hoa, con gái Vua Hùng đến truyền dạy và về sau bà được tôn làm thành hoàng của làng144.

Thư tịch cổ Trung Quốc (Hán thư, Nam phương dị vật chí...) cho ta biết, thời Bắc thuộc, người Việt đã biết trồng bông, trồng đay, trồng gai để lấy sợi dệt vải145. Đến thế kỷ XVIII - XIX đã hình thành các trung tâm dệt lớn với nhiều loại sản phẩm đặc sắc, một số làng xã về cơ bản đã trở thành các làng chuyên làm nghề thủ công như La Khê, Vạn Phúc, Bưởi, Nghi Tàm ... phường hội xuất hiện, kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển. Nhiều sản phẩm dệt nổi tiếng như the, lụa, lĩnh, đũi, gấm, vóc, lượt... rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng bằng Bắc Bộ là một trong những trung tâm lớn nhất về các nghề thủ công, từ số lượng cho đến quy mô trong đó có nghề dệt. Một trong những trung tâm lớn về sản xuất và trao đổi hàng hoá đó phải kể đến Thăng Long - Hà Nội với “ Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người”146.

Ở các tộc người khác như Tày, Thái, Mường, Hmông, Dao, Lào, Lự... ở phía Bắc hay các tộc Chăm, Khơ-me, các dân tộc bản địa ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên..., nghề trồng bông, nuôi tằm, ươm tơ dệt vải hay trồng lanh dệt vải cũng rất phát triển, giải quyết về cơ bản nhu cầu mặc và sử dụng trong đời sống thường ngày cũng như trong các hoạt động nghi thức, tôn giáo, tín ngưỡng. Cách đây khoảng vài ba thập kỷ, việc dệt vải trong nhiều tộc người thiểu số phổ biến trong mọi gia đình và sản phẩm dệt là thước đo phẩm hạnh của người phụ nữ. Thành ngữ Thái cho biết: “Đàn ông xem nấm nà (ruộng), đàn bà xem vạt áo” chính là vậy.

Trong các sản phẩm dệt, ngoài vải mặc, đáng chú ý là các loại thổ cẩm như mặt phà, gối, túi, khăn, cạp váy, khố... đạt tới trình độ kỹ thuật và nghệ thuật khá cao, nhất là trong bố cục và tạo dáng hoa văn. Có thể thấy các sản phẩm dệt của các dân tộc rất phong phú về kiểu loại, đa dạng về màu sắc, vừa sinh động, vừa mang bản sắc tộc người rõ nét, lại vừa thể hiện sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ trong đời sống các dân tộc. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã coi hoa văn trên các sản phẩm dệt là nguồn sử liệu quý để nghiên cứu về lịch sử tộc người và quan hệ tộc người.

Điều đáng lưu ý ở đây là sự phong phú về cấu tạo các loại công cụ dệt và đi liền với nó là các khâu đoạn dệt hay kỹ thuật dệt, các kinh nghiệm dân gian về nhuộm màu, hồ sợi, phân bố màu sắc và tạo hoa văn trên các loại sản phẩm. Các sản phẩm trên đây, ngoài giá trị về tiêu dùng, rất đáng chú ý là giá trị văn hoá, chứa đựng trong đó kho tàng tri thức dân gian phong phú, trở thành niềm tự hào của mỗi dân tộc, làm nên bản sắc văn hoá dân tộc.

Việc bảo tồn các nghề thủ công trong đó có nghề dệt cũng đồng nghĩa với việc bảo tồn văn hoá, nếu không sẽ có không ít nghịch lý. Xin đơn cử một ví dụ: Người Hmông ở Đồng Văn (Hà Giang) là nhóm Hmông Trắng có truyền thống trồng lanh dệt vải và sắc thái văn hoá của họ thể hiện trên bộ nữ phục (sự phân loại các nhóm địa phương tộc người nhiều khi màu sắc kỹ thuật trên trang phục lại trở thành một tiêu chí mà người Hmông không là ngoại lệ). Tuy nhiên, những năm gần đây, do vải công nghiệp Trung Quốc tràn sang với giá rẻ, người dân đã sử dụng vải Trung Quốc đủ sắc màu để may trang phục, nghề dệt lanh cổ truyền chỉ tồn tại hạn chế nhằm đáp ứng yêu cầu trong tang lễ mà thôi và do đó, sắc thái trang phục đã thay đổi, chỉ còn lại kiểu dáng, không còn là đặc trưng nữa. Đấy là chưa nói, do việc thu mua sợi lanh từ phía Trung Quốc, đồng bào đã sản xuất để bán nguyên liệu sợi lanh và mua lại sản phẩm công nghiệp.

Bên cạnh nghề dệt là nghề làm gốm, dù ít phổ biến hơn, nhưng ở một số dân tộc ở Việt Nam có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất gốm, nhất là người Việt với các trung tâm sản xuất như Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thanh Hoá... Nghề làm gốm còn thấy xuất hiện ở người Thái (Mường Thanh - Sơn La), người Tày, Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, người Khơ-me ở Tri Tôn và Sóc Xoài (Kiên Giang), người Chăm ở Bầu Trúc (NinhThuận), Tri Đức (Phan Rí) và một vài nơi ở các tộc người bản địa trên cao nguyên. Trừ một số nơi như ở người Việt, với các trung tâm sản xuất gốm, các làng chuyên gốm như Bát Tràng (Gia Lâm), Thổ Hà (Bắc Giang) Lò Chum (Thanh Hoá) ... với trình độ kỹ thuật cao, nghề gốm cổ truyền ở các dân tộc thiểu số nói chung mới chỉ là nghề phụ gia đình, chưa được chuyên môn hoá cao, trình độ sản xuất thấp, công cụ thô sơ, giản đơn, chất lượng sản phẩm hạn chế trong việc tiêu dùng, chưa nói là dùng để trao đổi. Tuy nhiên do các yếu tố kỹ thuật và thẩm mỹ tộc người, mỗi loại sản phẩm lại hàm chứa các sáng tạo văn hoá mang đặc trưng tộc người rõ nét. Gần đây ở một số tộc người đã có sự phục hồi các trung tâm sản xuất gốm với sự cải tiến kỹ thuật trên nền tảng truyền thống đã có những chuyển biến rất đáng khích lệ.

Rất đáng kể ở đây là nghề đan lát và làm đồ gỗ phổ biến ở khắp mọi nơi, ở mọi tộc người. Có thể nói, các điều kiện tự nhiên ở Việt Nam rất thuận lợi cho việc phát triển nghề này và chính nó đã tạo điều kiện căn bản trong việc trang bị một số loại công cụ và vật dụng hàng ngày với khối lượng khá lớn cho các cư dân mà nền sản xuất mới dừng lại ở giai đoạn tiền công nghiệp.

Ở Việt Nam, dấu vết của nghề đan lát đã tìm thấy trên các đồ gốm thời kỳ Phùng Nguyên và đạt đến trình độ kỹ thuật cao vào thời kỳ Đông Sơn. Có thể nói, nghề đan lát và đồ gỗ có mặt ở khắp nơi, đã và đang có vị trí rất quan trọng trong thời hiện đại. Trong các sản phẩm của nghề đan lát và chế tác tre gỗ có không ít sản phẩm có tính mỹ thuật cao như các loại gùi, các loại đồ đựng, các loại mâm, bàn ghế bằng song, mây, tre gỗ có giá trị hàng hoá cao. Đấy là chưa kể đến các sản phẩm đạt trình độ thẩm mỹ và có giá trị nghệ thuật trong các công trình kiến trúc.

Một trong những nghề thủ công đáng chú ý nữa là luyện kim và rèn đúc. Trên 2.000 năm trước một số cư dân ở Việt Nam đã biết đến việc luyện kim và rèn đúc để chế tạo các công cụ sản xuất, vật dụng và vũ khí... Về sau này do nhu cầu phát triển của xây dựng nhà ở và đình, đền, chùa kéo theo sự phát triển của hàng loạt nghề khác như làm đá, làm bia, nghề mộc và nghề đúc kim loại. Ngoài kỹ thuật đúc trống đồng nổi tiếng từ thời Đông Sơn, đến thời Lý việc đúc chuông rất thịnh hành. An Nam đại tứ khí, trong đó chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh đã trở thành niềm tự hào dân tộc147. Cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nghề rèn rất phổ biến ở nông thôn người Việt, và một số dân tộc anh em khác. Có thể kể đến ở đây một số làng nổi tiếng ở người Việt như Đa Sỹ (Hà Tây), Đa Hội (Bắc Ninh), Nho Lâm (Nghệ An), nghề rèn của người Xơ-đăng, Cơ-ho, Ra-glai... ở Tây Nguyên, người Hmông, Dao ở phía Bắc.... Không thể không nói đến ở đây về kỹ thuật và các sản phẩm rèn độc đáo của người Hmông như lưỡi cày, súng săn. Lưỡi cày của người Hmông thích hợp với vùng đất dốc, nhiều rễ cây. Trong thời bao cấp, lưỡi cày bằng gang sản xuất từ đồng bằng đưa lên vùng cao được người Hmông tái chế tạo lại mới có thể sử dụng được. Cây súng săn với kỹ thuật khoan nòng bằng phương pháp thủ công là một trong những sáng tạo độc đáo mà người Hmông đã tạo ra.

Bên cạnh các nghề kể trên, chúng ta còn thấy có mặt ở đây đó một số nghề thủ công khác như nghề kim hoàn, làm gạch ngói (do nhu cầu xây dựng, kiến trúc) ở người Việt, người Chăm, người Tày - Nùng ... với nhiều loại kiểu dáng khác nhau, làm nên đặc trưng kiến trúc ở một số tộc người mà nhiều điều hiện nay đang được các nhà khoa học dày công khám phá (như loại gạch mà người Chăm dùng để xây tháp chẳng hạn) ; nghề làm giấy (ở người Việt, người Dao, hiện đang được sử dụng trong các hoạt động văn hoá, nghi lễ ...); làm chiếu, đệm (Việt, Khơ-me), ép các loại dầu thực vật, làm mật, làm đường... Ngoài ra còn phải kể đến một số nghề đòi hỏi kỹ thuật tinh vi xuất hiện ở một vài nơi như khảm trai, làm tranh, tạc tượng, trang trí trong các công trình kiến trúc, các nghi lễ... Nhiều sản phẩm truyền thống trên lĩnh vực này đã và đang góp mặt trong nhiều hoạt động của xã hội hiện đại, nhất là khi nhu cầu văn hoá và tái nhận thức về bản sắc văn hoá của cư dân được định danh lại trong tâm thức và nhu cầu bảo tồn, hưởng thụ văn hoá.

Ngoài ra còn vô vàn các nghề khác nữa như làm bánh kẹo, làm nón, làm quạt, làm đá, đan lưới... không thể kể hết được. Chỉ tính riêng làng Triều Khúc, một làng cổ ven đô Hà Nội xưa cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng tôi đã thống kê được trên 100 nghề thủ công khác nhau. Có thể nói khi nhu cầu sử dụng của con người đòi hỏi thì nghề thủ công từng bước ra đời và ngược lại các nghề thủ công xuất hiện nhằm thỏa mãn những yêu cầu của đời sống con người. Với một số lượng đáng kể như vậy một bộ sưu tập đầy đủ các ngành nghề thủ công cổ truyền đang là một đòi hỏi cấp bách trong nghiên cứu cũng như ứng dụng thực tiễn từ kinh tế đến văn hoá.



3. Khi nói tới sự đa dạng, phong phú của nghề thủ công và sự phát triển của nó là chúng ta đặt thủ công nghiệp trong tổng thể của cơ cấu, kinh tế truyền thống ở các dân tộc mà hoạt động kinh tế chủ đạo là nghề trồng trọt - ngành hoạt động chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất và văn hoá. Nhưng một mặt khác, chúng ta cũng cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng và vị trí của các nghề thủ công truyền thống trong đời sống kinh tế xã hội của các dân tộc ở nước ta và ngày nay không nên coi nó như là một ngành kinh tế phụ trong tổng thể cơ cấu kinh tế. Điều chúng tôi muốn đề cập ở đây là mức độ phát triển không đều của các nghề thủ công ở các dân tộc. Thực tế khảo sát ở một số làng nghề ở người Việt cho thấy, khi xem xét tỷ trọng giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp thì thủ công nghiêp không thua kém so với nông nghiệp. Quan niệm “nhất sỹ, nhì nông’’ và thang bậc: sỹ, nông, công, thương đã làm hạn chế sự phát triển của thủ công nghiệp trong các xã thôn truyền thống.

Ở người Việt, ngoài tính phong phú, do điều kiện phát triển kinh tế xã hội mà ở một số nghề, một số vùng đã xuất hiện các làng thủ công chuyên sản xuất một số mặt hàng được coi là mặt hàng đặc sắc (có bí truyền, giấu nghề và cho đến thời cận đại đã xuất hiện các phường hội, xuất hiện thợ cả, thợ bạn), đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế, đẩy lùi nông nghiệp xuống hàng thứ yếu như một số làng dệt La Khê, Vạn Phúc (Hà Tây, nay là Hà Nội) cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá. Ca dao vùng Hà Đông xưa đã đúc kết:



Ngàn vạn chớ lấy Kẻ La

Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm

(Kẻ La - thuộc Tổng La, Hà Đông xưa, nay thuộc Hà Nội, phụ nữ chủ yếu làm nghề canh cửi, trao đổi hàng hoá, ít chuyên tâm tới việc nội trợ, khác với những làng chuyên làm nông nghiệp).

Trong khi đó, ở các dân tộc thiểu số và phần lớn các làng Việt, quá trình ấy chưa hề diễn ra mà thủ công nghiệp chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người sản xuất và một phần được đưa ra trao đổi để phục vụ địa phương trong vùng. Các hoạt động sản xuất thủ công hầu hết được tiến hành trong từng gia đình, sản phẩm trở thành hàng hoá với số lượng ít, phản ánh rõ nét tính tự cung tự cấp trong đời sống kinh tế. Vì thế người ta quen gọi nghề thủ công là công nghệ gia đình. Chính đặc điểm đó đã làm cho các nghề thủ công cổ truyền khó phát triển mạnh mẽ để có thể vượt ra khỏi quỹ đạo của khuôn khổ khép kín.

Chúng ta đã và luôn luôn khẳng định rằng, một số sản phẩm thủ công đạt đến trình độ kỹ thuật sản xuất khá cao, và hơn nữa đạt đến trình độ mỹ thuật, nghệ thuật như trên một số sản phẩm dệt, gốm, mỹ nghệ dân gian... thể hiện rõ quá trình lao động sáng tạo, trí thông minh tài hoa của những người lao động đã tạo ra nó. Chúng ta còn khẳng định những giá trị văn hoá đặc sắc trên các mặt hàng thủ công cổ truyền ở các dân tộc, những đóng góp của các dân tộc ở Việt Nam trên lĩnh vực này. Nhưng, trong khuôn khổ của nền sản xuất tiền công nghiệp, tiền tư bản chủ nghĩa, các nghề thủ công cổ truyền các dân tộc ở nước ta được tiến hành trong điều kiện trình độ kinh tế phát triển thấp, công cụ đơn giản, hạn hẹp về không gian, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, kỹ thuật sản xuất nhìn chung là thô sơ, ít cải tiến, chậm đổi mới.



4. Do sản xuất thủ công mới chỉ đóng khung trong nhu cầu tự cấp tự túc mà chúng tôi đã đề cập trên đây, thủ công nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa được kích thích của kinh tế hàng hoá mà chính yếu tố này lại là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy và tạo đà cho thủ công nghiệp phát triển. Một số làng thủ công nổi tiếng ở đồng bằng đã đưa các ngành nghề đó lên vị trí chủ đạo chính là nhờ sự thúc đẩy của kinh tế hàng hoá và ngược lại, nhất là khi có sự tác động của nhu cầu xã hội và những mầm mống đầu tiên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện vào quãng thế kỷ XVII, XVIII.

Điều đáng lưu ý ở đây là các sản phẩm của nghề thủ công muốn chiếm lĩnh thị trường bao giờ cũng đòi hỏi đạt đến trình độ kỹ thuật, kỹ xảo. Cũng trong cùng nghề dệt, nhưng mỗi làng nổi tiếng bao giờ cũng giữ vị trí độc tôn một vài loại sản phẩm nào đó như các làng La Khê (The), Vạn Phúc (lụa Vân), Cổ Đô (lụa), lĩnh ở Trích Sài, vùng Bưởi... mà tới tận ngày nay vẫn được khẳng định và ưa chuộng.



5. Do tác động nhiều chiều và nhiều yếu tố khác nhau, các nghề thủ công cổ truyền đang mất dần đi vai trò cần thiết và cần phải có trong đời sống hiện tại các dân tộc ở nước ta. Cần phải nói ngay rằng, tình hình sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hàng tiêu dùng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các nghề thủ công ngày càng bị mai một, tàn lụi, nhất là khi thiếu những định hướng bảo tồn và chính sách phát triển; nhưng một mặt khác, sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng và những lợi thế của nó trong tình hình hiện nay cũng tác động không ít tới các ngành nghề thủ công truyền thống. Hơn nữa, có những giai đoạn do nhận thức không đầy đủ vai trò của thủ công nghiệp, do chính sách trọng nông và tư duy hợp tác hoá tập trung đã tác động không nhỏ đối với hoạt động sản xuất các ngành nghề thủ công.

Tuy vậy do tính văn hoá của sản phẩm hàng hoá, các ngành nghề thủ công dù còn nhiều tính chất tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thô sơ, manh mún vẫn có đủ lý do để tồn tại và hơn thế nữa cần phải được phục hồi, phát triển phục vụ đời sống hiện tại và tương lai, đấy là chưa kể các sản phẩm có tay nghề và mỹ thuật cao vẫn có đầy đủ giá trị của nó bên cạnh các mặt hàng công nghiệp cùng loại. Không phải ngẫu nhiên mà một số loại sản phẩm dệt, gốm, mây tre, mỹ nghệ... mang lại nguồn lợi xuất khẩu rất lớn, rất được ưa chuộng trong thế giới công nghiệp. Bởi vì một số loại sản phẩm này không chỉ thuần tuý chứa đựng giá trị sử dụng mà nó còn là sản phẩm văn hoá mang giá trị văn hoá và nghệ thuật. Hơn nữa sản phẩm thủ công còn là phương tiện chuyển tải văn hoá dân tộc ra bên ngoài, phục vụ đắc lực cho các hoạt động du lịch, quảng bá hình ảnh.

Với những ý kiến sơ bộ trên đây, rõ ràng là việc nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền có ý nghĩa rất thiết thực cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn hiện nay, đòi hỏi phải được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu đó. Ở đây chúng tôi xin nêu mấy suy nghĩ bước đầu đang đặt ra hiện nay trong việc nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền.

a. Nhanh chóng tiến hành điều tra khảo sát các nghề thủ công cổ truyền ở tất cả mọi dân tộc và địa phương để có thể đưa ra một bộ sưu tập hoàn chỉnh về các thủ công cổ truyền ở Việt Nam trên các mặt: quá trình sản xuất, các thao tác kỹ thuật, các tri thức kinh nghiệm dân gian, các loại sản phẩm, vai trò của nghề thủ công đó trong hoạt động kinh tế đối với từng tộc người...

b. Trên cơ sở sưu tập đó, căn cứ vào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng rất đa dạng, vừa mang tính dân tộc vừa mang tính địa phương vừa mang tính toàn quốc, vừa mang tính quốc tế, để có định hướng đưa ra biện pháp phục hồi và phát triển. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là phục hồi và phát triển tất cả mà phải đặt nó trong một kế hoạch tổng thể trên quy mô cả nước và ở từng địa phương, từng dân tộc.

Cần có chiến lược nhằm bảo tồn các tri thức dân gian phong phú trong các nghề thủ công gắn liền với việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ví như bảo tồn gien các loại nguyên liệu đặc trưng. Kho tàng tri thức dân gian là rất to lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn văn hoá dân tộc.

c. Khi xem xét nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền với tư cách là một ngành sản xuất, đồng thời là hoạt động văn hoá phải đặt nó trong quá trình phát triển của các tộc người, trong môi trường cảnh quan tộc người. Các ngành nghề thủ công cổ truyền ở tất cả các dân tộc về đại thể được tiến hành trong các xã hội tiền công nghiệp, điều đó quy định vị trí, tầm quan trọng cũng như những hạn chế của nó trong toàn bộ hoạt động nói chung. Mặt khác cũng phải xác lập và đặt nó trong hiện tại, tức là trong thời kỳ công nghiệp hoá nước nhà để thấy rõ vai trò vị trí tầm quan trọng của thủ công nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, khai thác nguồn nhân lực tại chỗ để phát triển kinh tế, bảo tồn văn hoá và hội nhập, giải quyết công ăn, việc làm và nâng cao đời sống của người dân.

d. Các ngành nghề thủ công ở mỗi dân tộc và mỗi vùng có những đặc điểm riêng, ngoài đặc thù của dân tộc, các điều kiện địa lý tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú vô tận. Việc phát triển các nghề thủ công tại chỗ, ngoài việc sử dụng một lực lượng lao động khá lớn, còn phát huy tốt việc khai thác nguồn tài nguyên đó với tri thức dân gian ở các tộc người. Vốn tri thức quý giá này cũng phải được nhanh chóng khai thác nghiên cứu, nâng niu, trân trọng và phát huy tác dụng, kết hợp với việc cải tiến, đầu tư kỹ thuật khi xác định biện pháp phát triển ngành nghề.

Sự chuyển đổi, phục hồi và phát triển một số nghề thủ công trên nền tảng truyền thống trong vài thập kỷ gần đây đã làm thay đổi diện mạo ở nhiều vùng nông thôn như các làng nghề, các trung tâm khai thác nghề thủ công trên khắp cả nước. Cùng với sự hồi sinh của các ngành nghề thủ công, nhiều hoạt động kinh tế khác cũng được mở rộng. Việc giao thương không chỉ dừng lại trong thị trường nội địa, việc giao lưu kinh tế văn hoá cũng được tăng cường. Bài học từ các làng nghề nổi tiếng như làng sắt Đa Hội (Bắc Ninh) trên cơ sở nghề rèn trước đây hay làng dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông) và nhiều làng nghề nổi tiếng khác... cần được tổng kết. Đó là dấu hiệu tích cực và là sự lựa chọn đúng của những người nông dân khi cách thức làm ăn được mở cửa. Mặc dù vậy, sự hồi sinh và phát triển các làng nghề trong cơ chế thị trường cũng đặt ra không ít vấn đề cần xem xét như vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề giáo dục và các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Đã có không ít những cảnh báo đối với các làng nghề về nhiều vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ này.

e. Trong kế hoạch đầu tư định hướng cho sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, ngoài nhu cầu tiêu dùng phục vụ dân sinh, cần phải đẩy mạnh việc sản xuất hàng hoá, phục vụ du lịch, xuất khẩu đối với các mặt hàng này. Tất nhiên Nhà nước cần hỗ trợ định hướng phát triển, các yếu tố kỹ thuật (do yêu cầu của sản phẩm quy định), đầu ra cho sản phẩm, nhất là đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (vốn có không ít đặc thù trong cộng đồng cư dân Việt Nam). Kinh nghiệm của một số cơ sở sản xuất và mặt hàng thủ công xuất khẩu cho thấy, những sản phẩm cổ truyền bao giờ cũng được ưa chuộng và mua với giá cao trên thị trường quốc tế. Ở đây, tính văn hoá hay giá trị văn hoá của hàng hoá là thế mạnh của các mặt hàng thủ công truyền thống mà chúng ta cần phải biết giữ gìn, phát huy nâng cao trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, gắn liền với chủ nhân sáng tạo ra nó (chủ thể đặc biệt trong việc bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá của tộc người).



Thực tiễn phát triển ở Việt Nam hiện nay cho thấy, các ngành nghề thủ công truyền thống phần lớn tập trung tại các vùng nông thôn rộng lớn. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn nói riêng và vấn đề nông thôn Việt Nam nói chung trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá có không ít các vấn đề đang đặt ra như: đất đai, lao động và việc làm, phân hoá giàu nghèo, dân trí, môi trường, vấn đề tri thức, thông tin và các vấn đề xã hội khác... Sự hình thành các khu công nghiệp trong cái biển nông thôn cũng có tác động đa chiều. Phải chăng bên cạnh các mô hình kinh tế và các loại hình kinh tế khác, các ngành nghề thủ công là một trong những chiếc chìa khoá để góp phần tháo gỡ những vấn đề nổi cộm đang đặt ra? Nói một cách rộng hơn là tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ hàng hoá là cánh cửa để nông thôn đi vào công nghiệp hoá. Tất nhiên đi liền với nó là một hệ thống giải pháp đồng bộ, từ cơ cấu ngành nghề đến sản phẩm hàng hoá, từ đào tạo nghề đến đầu ra sản phẩm, từ hệ thống dịch vụ đến công nghệ việc làm, từ hoạt động kinh tế đến văn hoá... Điều quan trọng hơn chính là sự phát triển bền vững, vì đây mới là cốt lõi cho sự phát triển “tam nông” ở Việt Nam hiện nay. Vấn đề phát triển bền vững tam nông chúng tôi sẽ trở lại trong một dịp khác.

1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương