PHÁc thảo tình hình sản xuất nông nghiệP…


Hình 5: Sơ đồ và kích thước quần chân què



tải về 9.17 Mb.
trang10/26
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích9.17 Mb.
#37785
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   26

Hình 5: Sơ đồ và kích thước quần chân què

. Quần: Là loại trang phục lao động phổ biến. Quần được may bằng vải thô, vải kềnh (vải dệt sợi to) nhuộm màu đen hoặc màu nâu. Người Đường Lâm trước đây thường mài củ nâu lấy nước đem nhúng vải mộc vào nhuộm. Khoảng 5 nước là vải già, có màu nâu. Để vải bền và giữ màu người ta lấy vỏ cây xó trong rừng hoặc lá ổi ngâm trong bùn rồi chít (quét) lên vải, sau đó đem phơi căng 4 góc vải. Làm như vậy vài lần vải sẽ cứng, bền màu. Vải được nhuộm bằng phương pháp này gọi là “vải chít bùn”.



Theo ông Kiều Văn Quỳnh (85 tuổi, xóm Giữa, Cam Lâm), bà Hà Thị Vin (71 tuổi, xóm Hậu, Mông Phụ), thì trước năm 1945 phụ nữ vùng Đường Lâm chủ yếu mặc váy 4 bức hay váy 5 bức115, nam giới đóng khố hay mặc quần. Sau đó phụ nữ cũng bỏ váy mặc quần cho tiện. Quần không cắt theo từng ống và ghép ở giữa mà ghép lệch nên được gọi là “quần chân què”. Đũng quần cắt thấp cho tiện đi lại, làm việc đồng áng, nên còn gọi là “quần đũng sa”. Hai ống quần ghép chéo hẹp hơn ở cạp và xoè ở phía đũng. Mỗi ống quần có một mặt liền và một mặt ghép vải (Hình 5)116. Quần không phân biệt trước sau. Cạp quần xưa không dùng giải rút mà để liền rồi buộc túm lại hoặc thắt bằng dây xoè ra nên còn được gọi là “quần bắp bẹ” hay “lá toạ”. Những chiếc quần chân què còn lại ở Đường Lâm hiện nay đều là loại sau này đã may cạp để lồng dải rút. Để tiết kiệm, khi mảnh vải quần hay áo nào cũ rách, người ta chỉ tháo miếng đó ra, ghép thay miếng vải mới. Người Đường Lâm có câu; “Áo đổi thân, quần đổi bức” để chỉ việc này.

4


tải về 9.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương