PHÁc thảo tình hình sản xuất nông nghiệP…



tải về 9.17 Mb.
trang7/26
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích9.17 Mb.
#37785
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   26



VµI NÐT VÒ Sù H×NH THµNH
LµNG X· ë VïNG
§åNG B»NG S¤NG M·

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG



S Hà Mạnh Khoa*


Ở khu vực Bắc Trung Bộ, trong Đồng bằng Thanh Hoá hệ thống sông Mã (gồm sông Mã, sông Lương (sông Chu)) thì sông Mã là sông lớn nhất. Vì thế người ta thường gọi Đồng bằng Thanh Hoá là Đồng bằng sông Mã. Trên vùng đất đó, hàng chục vạn năm về trước đã có con người cư trú và chính họ đã khai phá vùng đất còn hoang sơ thành những cánh đồng trù phú, tạo lập nên những tụ điểm dân cư đông đúc, sầm uất. Đó là những cộng đồng dân cư đặt nền móng cho sự ra đời và hình thành các làng xã đầu tiên trong lịch sử. Sự hình thành của làng xã ở Đồng bằng sông Mã trong quá trình phát triển có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chính từ đó đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng về kinh tế, văn hoá... trong các làng xã.

1. Sự hình thành tự nhiên

Vùng Đồng bằng sông Mã là một trong những nơi đầu tiên phát hiện ra các dấu vết người nguyên thuỷ - người vượn ở Việt Nam. Năm 1960, tại địa điểm núi Đọ (nay thuộc xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá), cách thành phố Thanh Hoá 7km; tiếp sau đó vào những năm 70 của thế kỷ XX cùng với núi Đọ, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy ở núi Nuông (thuộc xã Định Thành, Định Hoà, huyện Thiệu Hoá), núi Quan Yên (xã Định Công, huyện Thiệu Hoá)… những công cụ bằng đá mang dấu ấn chế tác bởi bàn tay con người. Căn cứ vào địa hình, hiện trạng… các nhà khảo cổ học đã khẳng định những địa điểm đó vừa là di chỉ - xưởng, vừa là nơi cư trú của người nguyên thuỷ ở thời kỳ đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm95. Như vậy, vào thời tiền sử Đồng bằng sông Mã đã có con người cư trú.

Nhưng bước đột phá cơ bản nhất là vào hậu kỳ thời đại đá mới cách ngày nay khoảng 6.000 - 7.000 năm, khi Đồng bằng sông Mã đã hình thành tương đối ổn định. Những di tích khảo cổ ở Đa Bút (Vĩnh Tân - Vĩnh Lộc), cồn Cổ Ngựa (Hà Lĩnh - Hà Trung, gò Trũng (Phú Lộc - Hậu Lộc)... đã minh chứng các cộng đồng dân cư đã quy tụ không chỉ ở các vùng đất ven sông lớn mà còn lan tới cả vùng ven biển.

Đặc biệt đến thời kỳ đồ đồng mà đỉnh cao là “văn hoá Đông Sơn”, cư dân vùng Đồng bằng sông Mã đã có những bước phát triển vượt bậc, cốt lõi mở đầu cho quá trình hình thành bộ Cửu Chân trong nước Văn Lang của các Vua Hùng. Các di tích văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng được phát hiện thường phân bố ven các sông như sông Mã, sông Chu hoặc ven các chi lưu của các sông này. Các di chỉ này thường tập trung ở các gò đất cao mà nhân dân địa phương thường gọi là Cồn hay Bái hoặc Đồng hay Mả (tên thường gọi của dân gian). Một số di tích khác nằm ở chân núi đá vôi nổi lên giữa đồng bằng. Đặc biệt ở hợp lưu sông Mã, sông Chu, thì các di tích này tập trung tương đối dày đặc. Sự phân bố đông đúc của các di tích thuộc văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng đã phần nào phản ánh tính làm chủ đồng bằng của những người Việt cổ ở Thanh Hoá với những làng định cư lâu đời hàng ngàn năm thuộc các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Yên Định…



Theo số liệu của bảng thống kê dưới đây (chắc chắn là chưa đầy đủ), với 85 các di tích thuộc nền văn hoá Đông Sơn được phát hiện trên đất Thanh Hoá, là một trong những minh chứng khẳng định làng xã của Đồng bằng sông Mã đã ra đời và phát triển rất sớm.

Bảng thống kê các di tích văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hoá

Số TT

Tên di tích

Địa điểm

(huyện, thành phố, thị trấn)

1

Xóm Rú

Đông Sơn

2

Đồng Vưng

Đông Sơn

3

Đồng Ngầm

Đông Sơn

4

Cồn Cấu

Đông Sơn

5

Bãi Khuýnh

Đông Sơn

6

Bãi Rắt

Đông Sơn

7

Đồng Ngang

Đông Sơn

8

Bãi Phủ

Đông Sơn

9

Cồn Sồng

Đông Sơn

10

Cồn Trôi

Đông Sơn

11

Mả Chùa

Đông Sơn

12

Núi Nấp

Đông Sơn

13

Đông Khối

Đông Sơn

14

Bãi Vác

Đông Sơn

15

Thiệu Dương

Thiệu Hoá

16

Núi Trịnh

Thiệu Hoá

17

Mả Voi

Hoằng Hoá

18

Đồng Đồn

Hoằng Hoá

19

Mả Kẻ

Hoằng Hoá

20

Nước Mò

Hoằng Hoá

21

Đù Đù

Hoằng Hoá

22

Văn Chỉ

Hoằng Hoá

23

Hàng Đa

Hoằng Hoá

24

Cồn Kiệm (trên)

Hoằng Hoá

25

Cồn Kiệm (dưới)

Hoằng Hoá

26

Mả Hộ

Hoằng Hoá

27

Mả Chùa

Hoằng Hoá

28

Bãi Gành

Hoằng Hoá

29

Đông Cáo

Hoằng Hoá

30

Quỳ Chử

Hoằng Hoá

31

Đồng Bãi

Hoằng Hoá

32

Mả Cáo

Hoằng Hoá

33

Ngũ Hoả

Hoằng Hoá

34

Mả Lự

Hoằng Hoá

35

Hoằng Quỳ

Hoằng Hoá

36

Sang

Hoằng Hoá

37

Bưởi

Hoằng Hoá

38

Tép

Hoằng Hoá

39

Cồn Khách Tán

Hoằng Hoá

40

Cồn Mỗng Khỉ

Hoằng Hoá

41

Hoằng Phượng

Hoằng Hoá

42

Hoằng Lý

Hoằng Hoá

43

Hoằng Phú

Hoằng Hoá

44

Hoằng Quý

Hoằng Hoá

45

Hoằng Vinh

Hoằng Hoá

46

Cầu Dài

Yên Định

47

Định Công

Yên Định

48

Nấp Bắc

Yên Định

49

Núi Bạn

Yên Định

50

Cồn Chùa

Yên Định

51

Cồn Kỵ

Yên Định

52

Tam Quan

Yên Định

53

Yên Thôn

Yên Định

54

Yên Thịnh

Yên Định

55

Mật Sơn

TP. Thanh Hoá

56

Cồn Bần

TP. Thanh Hoá

57

Đồng Mẩy

TP. Thanh Hoá

58

Cồn Ổi

TP. Thanh Hoá

59

Đông Sơn (trong làng)

TP. Thanh Hoá

60

Đông Sơn (bờ sông Mã)

TP. Thanh Hoá

61

Hàm Rồng

TP. Thanh Hoá

62

Núi Sơn

Nông Cống

63

Hoàng Sơn

Nông Cống

64

T.tr Nông Cống

Nông Cống

65

Quảng Xương

Quảng Xương

66

Thôn Bùi

Quảng Xương

67

T.tr Vĩnh Lộc

Vĩnh Lộc

68

Phà Công

Vĩnh Lộc

69

Đa Bút

Vĩnh Lộc

70

T. tr Cẩm Thuỷ

Cẩm Thuỷ

71

Cẩm Châu

Cẩm Thuỷ

72

Thiết Cương

Triệu Sơn

73

Hồ Bến Quân

Hà Trung

74

Đại Lộc

Hậu Lộc

75

Núi Bần

Hậu Lộc

76

Bãi Xóc

Hậu Lộc

77

Bù Ngòn

Hậu Lộc

78

Mả Ngô

Hậu Lộc

79

Khe Máng

Hậu Lộc

80

Xuân Lập

Thọ Xuân

81

Mả Mè

Ngọc Lặc

82

Núi Chè

Tĩnh Gia

83

Thần Phù

Nga Sơn

84

Chùa Tiên

Nga Sơn

85

Thành Vân

Thạch Thành

Các di chỉ khảo cổ ở Thiệu Dương, Đông Sơn, Quỳ Chữ, núi Nấp… thuộc thời kỳ văn hoá Đông Sơn rộng hàng ngàn m2 và có tầng văn hoá khá dày đã chứng tỏ đó là những kẻ, chiềng, chạ… mà sau này gọi là làng, xóm, xã… đã xuất hiện từ lâu đời, định cư lâu dài và không kém phần nhộn nhịp. Mật độ dân cư thời kỳ này khá cao. Theo Hậu Hán thư vào đầu thời kỳ Bắc thuộc (thời kỳ cuối của văn hoá Đông Sơn) quận Cửu Chân (cơ bản là địa bàn Thanh Hoá với trung tâm là vùng Đồng bằng sông Mã - HMK) có 35.743 hộ gồm 166.013 người. Từ các kết quả của khảo cổ học, người ta đã tính toán các di chỉ ở Thiệu Dương, Đông Sơn,
Quỳ Chữ, núi Nấp, mỗi khu vực này có mật độ cư dân sinh sống ít nhất vào khoảng 400 người/km2.

Dấu ấn hình thành các làng xã từ buổi khai sơn, phá thạch còn in đậm trong ca dao, truyền thuyết dân gian lưu truyền đến tận ngày nay.

Đó là ý chí quật cường của con người đối diện với tự nhiên:

Tre non cắm bãi đồng lầy

Non gan không đến chốn này làm chi.

Là những con người “khổng lồ” - những anh hùng khai sáng mở mang vùng đất. Họ là những người gánh núi, đào sông, khai phá ruộng đồng, diệt chim ác, trừ thú dữ… Chính họ đã xây dựng nên “làng” và luôn “hộ hành cho dân làng” và được nhiều làng tôn làm “Thành hoàng” và mỗi người đều gắn với một vùng đất của vùng Đồng bằng sông Mã, như: ông Cõng Đá vùng Tĩnh Gia; ông Lau vùng Quảng Xương; ông Nưa vùng Nông Cống; ông Vồm, ông Go vùng Đông Sơn; ông Nuông vùng Thiệu Hoá, Yên Định; ông Đẻn, ông Hà Rò, ông Bưng vùng Hoằng Hoá...

Theo nhiều nhà nghiên cứu, từ “kẻ” là một trong những từ xuất hiện sớm nhất để chỉ sự hình thành những làng cổ, những nơi quy tụ đông dân cư sớm nhất của nước ta. “Kẻ” được dùng với tư cách là một đơn vị cư dân sơ khai vào thời các Vua Hùng và gắn liền với một vật thể “tô tem” để trở thành tên gọi chung cho một cộng đồng dân cư trên một địa bàn nhất định mà đến nay vẫn còn tồn tại rất nhiều trong các tên gọi của các làng xã Đồng bằng Bắc Bộ và Thanh - Nghệ. Trong Từ điển Việt - Bồ - La của Alexan dre Rhodes, thì từ “kẻ”96 có hai nghĩa chính là:

- Người, hạng người, dân cư (kẻ chợ, kẻ quê, kẻ lành, kẻ dữ, kẻ sang, kẻ hèn…)

- Nơi chốn, quê quán (ở kẻ nào?)

Các làng xã ở Đồng bằng sông Mã, từ “kẻ” có rất nhiều và luôn gắn với một từ đi kèm theo mà các nhà nghiên cứu cho là gắn với “tô tem” rất thuần Việt và chưa có lời giải thích xuất xứ nào đủ sức thuyết phục:

Trò Chiềng, vật Bộc, rối Si

Cơm đắp kẻ Lở, cơm thi kẻ Lào

Cơm đắp kẻ Đún, cơm thi kẻ Đù.

Theo điều tra khảo sát của Lê Kim Lữ trong Kỷ yếu hội thảo Văn hoá làng Thanh Hoá, Sở Văn hoá Thông tin Thanh Hoá 1990, ở vùng Đồng bằng sông Mã còn bảo lưu được khoảng gần 120 làng có tên “kẻ” chiếm 24% trong tổng số 1.792 làng được điều tra. Ví dụ:

- Huyện Thọ Xuân: Kẻ Neo (nay thuộc xã Nam Giang); Kẻ Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên); Kẻ Đầm (nay thuộc xã Xuân Thiên); Kẻ Mía (nay thuộc xã Thọ Diên); Kẻ Sộp (Sập), (nay thuộc xã Xuân Lập).

- Huyện Triệu Sơn: Kẻ Đà (nay thuộc xã Thọ Dân); Kẻ Hào (nay thuộc xã Thọ Phú); Kẻ Mốc (nay thuộc thị trấn Triệu Sơn); Kẻ Nưa (nay thuộc xã Tân Ninh).

- Huyện Thiệu Hoá: Kẻ Đô (nay thuộc xã Thiệu Hưng); Kẻ Đọ (nay thuộc xã Thiệu Dương); Kẻ Rỵ, Kẻ Chè (nay thuộc xã Thiệu Trung); Kẻ Go (nay thuộc xã Thiệu Châu)"

- Huyện Đông Sơn: Kẻ Bôn (nay thuộc xã Đông Thanh); Kẻ Rủn (nay thuộc xã Đông Khê); kẻ Mơ (nay thuộc xã Đông Xuân).

- Huyện Hoằng Hoá: Kẻ Tổ (nay thuộc xã Hoằng Quỳ); Kẻ Đừng (nay thuộc xã Hoằng Phú, Hoằng Quý); Kẻ Quăng (nay thuộc xã Hoằng Lộc); Kẻ Bưng (nay thuộc xã Hoằng Sơn).

- Huyện Quảng Xương: Kẻ Bùi (nay thuộc xã Quảng Giao); Kẻ Mom (nay thuộc xã Quảng Nham).



Phần lớn các di tích thuộc văn hoá Đông Sơn mà sau này được phát hiện đều rất gần kề với những vùng đất thuộc các “kẻ” đã nêu như trên. Cũng như ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, “kẻ” ở vùng Đồng bằng sông Mã (Bắc Trung Bộ) là từ chỉ đơn vị cư trú có trước làng, thôn, hương, giáp, xã... Mặc dù đến nay “kẻ” đã biến đổi theo thời gian, bị Hán hoá và sự phát triển của xã hội, nhưng những dấu ấn của “kẻ” qua các tư liệu lịch sử thành văn, nhất là trong tâm thức của nhân dân qua thơ ca, hò vè, truyện kể dân gian… là một trong những minh chứng sống động về quá trình hình thành và phát triển của làng xã ở vùng Đồng bằng sông Mã trong thời kỳ các Vua Hùng.

Nếu như “kẻ” là một dấu ấn để góp phần xác định tụ điểm đông cư dân quy tụ có tổ chức đầu tiên thì: xá, phường, hương, trang, ấp, làng, xã, thôn... là những tên gọi các đơn vị cơ sở theo tiến trình phát triển của xã hội. Đến nay (theo số liệu điều tra năm 1990), số làng ở Thanh Hoá có tên là “kẻ” chiếm tỷ lệ 24%; là “xá” chiếm tỷ lệ 5%...97. Tuy nhiên trong thực tế các từ dùng chỉ các đơn vị này luôn biến động và thường được thay đổi theo một yêu cầu của cộng đồng làng xã hay của chính quyền Nhà nước cao hơn. Nhưng những tên cũ vẫn có một quá trình hình thành và thời gian tồn tại không phải là ngắn... Và đó là một trong những dấu ấn cực kỳ quan trọng để tìm về những làng cổ trong lịch sử.



2. Sự hình thành làng xã do nhu cầu phát triển

Vùng đồng bằng sông Mã, các làng xã mới được lập ra phần lớn là do nhu cầu ruộng đất để canh tác. Mặc dù trong tâm chí của những người trước lúc ra đi đến vùng đất mới luôn trĩu nặng nỗi lòng gắn bó với mảnh đất, họ hàng làng quê mà các thế hệ cha ông đã sinh sống và biết trước bao khó khăn của tự nhiên và xã hội đang chờ đón họ.



Gà khôn thì chớ đẻ hoang

Trai khôn thì chớ bỏ làng mà đi

Nhưng sự phát triển của dân số, khiến cho vùng đất ban đầu trở nên chật hẹp. Nó không đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc sống và sinh hoạt tối thiểu của các gia đình trong cộng đồng làng xã mà quan trọng hơn là quỹ đất để sản xuất đảm bảo cuộc sống ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, một yêu cầu tất yếu xảy ra là phải khai phá vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Ngoài ra một lý do khác là trong cuộc sống thường nhật, sự nảy sinh mâu thuẫn giữa các dòng họ, trong cùng dòng tộc... và ngay cả trong một gia đình, khiến một số gia đình, một số cá nhân đã rời bỏ mảnh đất từng gắn bó ra đi tìm vùng đất mới để sinh sống. Và cũng không hiếm trường hợp các hưu quan, trí sỹ từ ý tưởng ban đầu lập riêng cho mình một khoảng trời riêng rồi đem theo con cháu, đầy tớ phục vụ và dần dần phát triển thành làng xã.

Làng di dân mà ngày nay các nhà nghiên cứu làng xã Thanh Hoá98 cho là sớm nhất là vào thế kỷ VIII thuộc huyện Thiệu Hoá ngày nay. Các làng này do Khương Công Phụ lập ra. Khương Công Phụ người làng Tổ Kiệm (còn gọi là Tổ Kiệm phường) nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Thiệu Hoá. Ông đậu Tiến sỹ đời Đường Duệ Tông, làm quan ở kinh đô Trường An (Trung Quốc). Sau khi về quê, Khương Công Phụ, thấy dân quê ruộng đất ít, chật hẹp nên di dân vượt sông Cầu Chày lập ra ba làng: làng Đường, làng Trung, làng Hưng nay thuộc xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hoá.

Năm 983, sau khi chinh phạt Chiêm Thành về, Lê Hoàn đã tiến hành cho "đào kênh từ Đồng Cổ đến Bà Hoà" tức là "từ huyện Yên Định đến huyện Tĩnh Gia ngày nay để mở mang giao thông đường thuỷ trong nội địa. Công trình này đã tạo nên những bước phát triển kinh tế - xã hội không nhỏ cho vùng đất Đồng bằng sông Mã, trong đó có việc khai khẩn đất đai, lập làng xóm mới"99. Một số làng ở huyện Đông Sơn đến nay vẫn lưu truyền truyền thuyết về sự ra đời của một số làng được thành lập ven hệ thống sông đó. Truyền thuyết còn lưu lại ở làng Yên Trường, xã Đông Yên cho biết "Từ thời Tiền Lê làng có con sông do nhà Lê khai đào. Con sông đó chảy qua các xóm: Lai, Nháng, Trường đến Dõng Ốc... Con sông đó là hệ thống tưới tiêu cho cả vùng" và đến thời Lê (thế kỷ XV) " Hai ông họ Lê là Lê Văn Bình, Lê Văn Lộc là nghĩa quân của Lê Lợi, sau khi đất nước được giải phóng đã về sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất này và được coi là ông tổ dòng họ Lê. Sau đó các dòng họ như họ Doãn, họ Nguyễn Hữu, Nguyễn Đăng, Nguyễn Trung, Lê Xuân... về sinh cơ lập nghiệp".

Cuối thế kỷ XIV, trước khi động An Tôn (nay thuộc địa phận hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc) được Hồ Quý Ly chọn dựng kinh đô, vùng này còn rất thưa thớt, được đánh giá là "nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị"100.

Trong quá trình xây dựng kinh đô, một số làng xung quanh khu vực này phải di chuyển, nhưng sau đó cũng có một số làng mới được xác lập. Theo gia phả của họ Phạm ở làng Cẩm Hoàng (nay là xã Vĩnh Quang, cách thành Tây Đô hơn 3km), đây vốn là vùng bãi rậm rạp, hoang vu. Đến đầu thế kỷ XV, nơi đây đã trở thành vùng dân cư đông đúc với hai thôn là Thái Thôn và Giáp Hạ. Làng Bái Xuân thuộc xã Vĩnh Phúc (cách thành Tây Đô 6 km) được lập nên bởi 4 người phụ nữ có tên là bà Diệm, bà Oanh, bà Ỷ, bà Tóp. Họ vốn người làng Cổ Điệp? đến vùng này trồng hoa "phục vụ cho triều đình" sau đó lập thành làng. Vì thế còn gọi tên làng là Bái Xuân Hoa101.

Ngoài ra ở Thọ Sơn Trang (nay là làng Thọ Đồn, xã Vĩnh Yên) thì làng này có nguồn gốc khởi đầu từ những người lính mang họ Phạm, họ Nguyễn, họ Lưu đóng quân ở khu vực kinh thành Tây Đô. Sau khi chiến tranh kết thúc họ đã về đây dựng làng lập ấp102.

Trong Phả tích thần làng Ngọc Nhị (nay thuộc xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương) do Hàn lâm viện, Đại học sỹ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc thứ nhất (1572) và Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Hiền phụng sao năm Vĩnh Tộ 3 (1621) có ghi tóm tắt như sau: "Đến năm 30 tuổi, vợ chồng ông Nguyễn Nghiêm, vợ là Phạm Thị Toàn sinh hạ được một người con trai, đặt tên là Hồng. Năm ông Hồng 21 tuổi theo vua Lý đánh giặc phương Nam. Sau khi chiến thắng trở về, ông chiêu mộ dân các nơi đến đây khai hoang lập ấp. Sau khi ông mất, dân làng lập đền thờ, muôn đời hương khói"103.

Đến những năm đầu thế kỷ XX, vùng Đồng bằng Sông Mã vẫn còn những vùng đất hoang vắng, thu hút cư dân các nơi khác đến sinh cơ lập nghiệp và xây dựng những thôn làng mới. Ví dụ như: Làng Ngọc Sơn, xã Định Tường, huyện Thiệu Hoá được thành lập năm 1925, do những bất đồng trong quan hệ giữa một nhóm người mà đã tách ra lập một làng riêng.

Đông Sơn là vùng đất được nhiều cư dân nơi khác chọn làm nơi sinh cơ lập nghiệp. Làng Chính Kết, xã Đông Vinh trước năm 1930 là một vùng hoang vắng. Những người đầu tiên khai phá là dân từ các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Họ lập thành trại. Sau đó dân các xóm của làng Mai Chữ như xóm Trong, xóm Ngoài cùng đến khai phá và lập nên làng Chính Kết, vào những năm 1950 số hộ đã lên tới 30 hộ. Làng Thắng Sơn xã Đông Hưng trước năm 1941 là vùng hoang vu có tên là ấp Hàn Tiệp, sau đó một số cư dân từ Nam Định, Nghệ An và huyện Hoằng Hoá đến làm ăn sinh sống, đến năm 1944 đã có từ 50 - 70 hộ và năm 1948 được mang tên là ấp Phú Sơn.

3. Làng xã do các vương hầu quý tộc, quan lại lập

Một số làng ở vùng Đồng bằng sông Mã đến nay vẫn lưu truyền nguồn gốc của làng là do các vương hầu, quý tộc nhà Trần mộ dân khẩn hoang mà lập nên. Như vùng Đan Nê (thuộc huyện Yên Định) là do Trần Thắng - Phò mã Đô uý lập ra; làng Phùng Cầu (thuộc xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hoá) là do Công chúa Phương Dung; Làng Văn Tập (thuộc xã Thiệu Vận, huyện Thiệu Hoá) do Cung phi thời Trần bỏ tiền mộ dân khai hoang lập thành104. Thời Trần vào năm 1322, Doãn Bằng Hài quê ở Cổ Định (nay thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn) là một quan lại cao cấp của triều đình được vua Trần Minh Tông cử đi xứ. Sau khi về nước ông được vua ban 100 mẫu ruộng ở vùng An Hoạch (nay thuộc huyện Đông Sơn). Ông giao cho con trai là Doãn Hằng chiêu mộ dân đến lập ấp mới ở vùng này lấy tên là Doãn Xá (nay thuộc các xã Đông Xuân, Đông Thịnh, huyện Đông Sơn):



Triều đình công cử Ngài đi

Do tài ứng phó nên chi việc thành

Tước hầu vua mới gia phong

Thêm trăm mẫu đất thưởng công cho Ngài

Ông Hằng là con thứ hai

Nhận ruộng lập ấp nên thời Doãn trang

Nay là Doãn Xá Đông San

Toàn người họ Doãn, một làng khá đông.

Dưới triều Lê sơ, Thanh Hoá là đất bản bộ, là đất tổ của vua Lê, số lượng các công thần ở Thanh Hoá rất đông. Chính vì vậy, ngay tại Thanh Hoá, một phần lớn ruộng đất được Nhà nước dùng để ban thưởng cho các quan lại. Một vùng Lương Giang rộng lớn thuộc các vùng của huyện Đông Sơn, Thuỵ Nguyên lúc bấy giờ được vua Lê ban thưởng cho các quan lại có công trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh.

Ngô Khiết là một danh tướng, sau khi qua đời "được truy tặng 500 mẫu tư điền ở Lương Giang (Thanh Hoá) và Bạch Hạc (Việt Trì)"105. Trong vùng "lộc điền" được vua Lê phong tặng đó có không ít ruộng đất bị bỏ hoang hoá.

Các quan lại đã tận dụng quyền thế của mình, chiêu tập dân chúng khai phá và dần dần thành lập các trại, ấp mở đầu cho việc thành lập các làng xã về sau. Trên đất Đông Sơn lúc bấy giờ theo gia phả dòng họ Nguyễn Nhữ Soạn, thì sau khi ông được vua cho phép "ở đâu thì lập trại ấp ở đó", ông đã chiêu tập được
10 hộ dân nghèo về quê mẹ là thôn Cừ Nột (thuộc xã Mộc Nhuận, huyện Đông Sơn) để khẩn hoang106. Nguyễn Chích được cấp 100 mẫu ruộng ở quê nhà. (Theo bia Quốc triều tá mệnh công thần).

Đinh Liệt "khai quốc công thần" của nhà Lê khi được ban "lộc điền", đã cho con là Đinh Công Đột vào vùng Nông Cống chọn đất "lộc điền". Đầu tiên ông chọn vùng đất Cầu Quan (nay thuộc xã Yên Thái, Trường Giang)... sau lại tìm đến vùng Đông Cao. Cả vùng đó là đất "ân tứ" của vua Lê ban cho dòng họ Đinh và là "mảnh trời riêng", đến thời Nguyễn mới phải chịu các nghĩa vụ đối với Nhà nước như các làng khác trong vùng.

Gia phả họ Nguyễn ở Hoằng Lộc cho biết sự hình thành xã Bột Trung (nay thuộc xã Hoằng Tân) như sau: "Trong gia tộc họ Nguyễn có một người con gái được tuyển vào làm phi tần trong cung vua đời Lê Thánh Tông. Cuối đời bà được vua cho phép "hoàn tông" về quê. Bà đã mộ dân hai làng Bột Thượng, Bột Thái (nay thuộc xã Hoằng Lộc) và làng Hành Vĩ (nay thuộc xã Hoằng Thịnh, Hoằng Thái, huyện Hoằng Hoá) xuống khai khẩn vùng đất hoang ven cửa Lạch Hới lập nên làng Bột Trung"107.

Thần tích thôn Dự Quần (nay thuộc xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương) cho biết: "Ông Lê Đăng Cử, quê ở Tuần La (nay thuộc xã Trường Trung, huyện Nông Cống), đậu Tiến sỹ khoa Bính Thìn (1676), đời vua Lê Hy Tông. Sau khi từ quan, nghỉ hưu, ông đã chiêu tập dân lập thành thôn ấp này. Sau khi ông mất, nhân dân cảm ơn công đức nên lập đền thờ ông".



Gia phả dòng họ Nguyễn (Nguyễn Hiệu (1674 - 1735), Tham tụng đời chúa Trịnh Giang, quê xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn), cho biết: “Vào đời vua Lê Thánh Tông, tổ tiên vốn là dòng họ Hà Thọ Lộc. Hai ông Hà Thiện, Hà Thọ, từ quê Yên Định đến đây thấy vùng đất này bỏ hoang hoá, lau sậy um tùm, bèn xin đưa dân đến khai hoang lập nghiệp, lập nên làng Biển Nộn. Nhà vua cử quan là Lê Lan Khanh đến khám nghiệm và cấp cho. Hai anh em mộ thêm 15 người nữa đến khai khẩn. Sau một thời gian đã khai phá được 270 mẫu ruộng và lập nên xã Lan Khê108.

4. Làng xã hình thành do Nhà nước thực hiện chính sách khai hoang, lập đồn điền

Nhằm mục đích mở rộng diện tích canh tác, nhà Lê ngay từ khi mới thành lập đã rất chú trọng đến công cuộc khai hoang phục hoá, lập thêm nhiều sở đồn điền ở các nơi.

Nhiều trang trại ở ven biển huyện Hoằng Hoá trở thành những xóm làng sầm uất như ngày nay là do khai hoang phục hoá lập thành trang ấp như trang Nặc Tài (nay thuộc xã Hoằng Hà); trang Hải Triều (nay thuộc xã Hoằng Phong); trang Liên Châu (nay thuộc xã Hoằng Châu)…

Từ chính sách lập đồn điền của Nhà nước phong kiến Lê sơ, trên đất Thanh Hoá hình thành nhiều đồn điền mới bên cạnh những đồn điền cũ đã có từ trước. Vào thời kỳ này các sở đồn điền do Võ Uy và các con cháu ông lập ra ở Thanh Hoá có tới 38 cơ sở và chủ yếu thuộc vùng đồng bằng ở Nông Cống: 14 trang; Vĩnh Lộc: 4 trang; Yên Định: 5 trang; Hậu Lộc: 5 trang; Ngọc Sơn : 5 trang… Ngay ở Đông Sơn, con cháu ông lập đồn điền Tĩnh Gia ở tổng Lê Nguyễn (là tổng Thanh Hoá, thuộc huyện Đông Sơn).

Ngoài ra còn có những xã thôn mới thành lập trên cơ sở những đồn điền do triều đình cho phép công thần chiêu mộ dân khai hoang. Xã Mai Xuyên (thuộc tổng Thanh Hoá, huyện Đông Sơn) được thành lập vào thời kỳ này. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, đồn điền Mai Xuyên vẫn còn lại dấu vết của một sơ đồn điền cũ, ruộng công tương đối nhiều (trên 50 mẫu). Làng Yên Doãn, xã Đông Yên ngày nay do ba ông Lê Đình Chiêu, Thiều Ngọc Bạch, Nguyễn Hữu Lộ đã chiêu mộ hơn 60 người đến khai phá vùng đất này.

Năm 1461, vua Lê Thánh Tông cử một số quan phụ trách công việc đồn điền ở Thanh Hoá là: Đồn điền chánh sứ Phan Thế Hợp và các phó sứ là Uông Ngọc Châu, Tô Văn Bảo (còn gọi là Tô Chính Đạo) và Đỗ Nhuận đến lập đồn điền ở vùng Quảng Xương. Năm 1471, sau khi chiến thắng Chiêm Thành trở về, Vua Lê Thánh Tông đã để lại ở đây một số lớn tù binh là người Chiêm Thành và đã khẩn hoang được 2.440 mẫu ruộng loại 3109. Và từ đó khu vực đồn điền tập trung các tù binh người Chiêm Thành dưới đời vua Lê Thánh tông đến thời Nguyễn đã trở thành các làng: Đồn Điền, Phú Xá, Đa Lộc, Ngọc Giáp. Các làng đó nay thuộc xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương và một số làng khác nữa ở vùng này được hình thành bởi chủ trương lập đồn điền của nhà nước đời vua Lê Thánh Tông.



Trải qua quá trình hình thành các làng xã từ buổi khai thiên lập địa đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các làng xã cổ truyền ở vùng Đồng bằng sông Mã có lịch sử ra đời và phát triển cùng với quê hương, đất nước và có những nét đắc sắc riêng về sản vật, nghề thủ công... mà dấu ấn của nó luôn được thời gian lưu giữ đậm nét trong tên gọi các làng xã và ký ức dân gian, tiêu biểu là các vùng thuộc:

Hoằng Hoá: Đồn rằng kẻ Trọng lắm cau (xã Hoằng Quỳ).

Kẻ Cát lắm lúa, kẻ Mau lắm tiền" (xã Hoằng Cát).

Nông Cống: Được mùa Nông Cống sống mọi nơi

Mất mùa Nông Cống tả tơi mọi vùng"

Hoặc: Lấy chồng Nông Cống ăn cơm

Lấy chồng Thiệu Hoá quai mồm ăn ngô"

Triệu Sơn: Con cá đồng Nưa, con cua đồng Ngằn

Yên Định: Bò chợ Bản

Cản (rau cải) Chàng Lang

Tĩnh Gia: Cỏ đồng Lách

Thọ Xuân: Chạch đồng Dún

Bún đò Dinh110.

Trải qua thời gian, theo tiến trình phát triển của xã hội, người dân trong các làng xã Đồng bằng sông Mã với bàn tay và khối óc đã khai thác nguyên liệu sẵn có hoặc liên kết để làm ra các sản phẩm và hình thành các nghề thủ công như: dệt, đan lát, làm đồ gỗ, luyện kim, gốm sứ, đồ trang sức, đục đá, chế biến lương thực, thực phẩm... mà đến ngày nay những nghề thủ công của các làng xã làm ra sản phẩm đó vẫn “danh bất hư truyền”:

- Tơ làng Hồng, bông làng Vạc

- Trống Đồng Cổ, gỗ Phong Ý

- Quạt Lưu Vệ, quế Chính Sơn

- Chiếu Tam Tổng vừa rộng, vừa bền

Mùa hè mát lưng, mùa đông ấm cật...

- Làng Bút làm được vải con

Thổ Oa gánh đất sơn son nặn nồi

Làng Nhồi đục đá nung vôi

Làng Vạn nấu rượu cho người ta mua…

- Phong Thái đan nống đan nia

Nguyệt Chư, Ao Cách thức khuya đan buồn…

- Mùa về lại nhớ cót Giàng

Cách mấy ngày đàng cũng đến tìm mua...

Đó là các làng mà khi nhắc đến không thể quên các sản phẩm thủ công mà nơi đó tạo ra:

- Làng Hồng Đô (xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hoá) có nghề dệt nhiễu, tơ lụa.

- Làng Phú Khê (xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hoá) có nghề dệt vải.

- Làng Chè (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá) có nghề đúc đồng.

- Làng Đặt Tài (xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hoá) có nghề mộc.

- Làng Tất Tác (xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc) có nghề rèn.

- Làng Nhồi (xã Đông Tân huyện Đông Sơn) có nghề đục đá.

- Làng Lò Chum (thành phố Thanh Hoá) có nghề gốm, sành, sứ.

- Làng Ráng (thị trấn Vĩnh Lộc) có nghề làm bánh chè lam.

- Làng Rị (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá) có nghề bện thừng.

- Làng Giàng (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hoá) có nghề đan cót.

- Làng Ba Làng (xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia) có nghề làm nước mắm.

- Làng Đoan Vĩ, Thái Hà (Hoằng Thịnh, Hoằng Hoá), Quảng Phong (Quảng Xương) nghề đan mây tre ...

Những làng nghề, thợ nghề luôn nhớ công ơn những người đi trước đã khai lối mở đường cho làng một phương cách làm ăn mới đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Do vậy làng nghề vùng Đồng bằng sông Mã phần lớn có thờ “Ông tổ làng nghề” như:

- Làng Chè, làng Rỵ (Thiệu Hoá) thờ Nguyễn Minh Không - ông tổ nghề


đúc đồng;

- Làng Triều Khúc (Sầm Sơn), thờ bà Triều - bà tổ dệt săm súc.

- Làng Tất Tác (Hậu Lộc), thờ ông tổ nghề rèn.

- Làng Đặt Tài (Hoằng Hoá), thờ ông tổ nghề mộc.

- Làng Yên (Quảng Xương), thờ người truyền nghề làm giấy…

Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, nghề thủ công ở trong các làng xã vùng Đồng bằng sông Mã đã phát triển rất mạnh mẽ nhưng không có một làng nghề nào chuyên sống bằng nghề thủ công. Những làng nổi tiếng trong vùng có nghề thủ công, có nhiều người đi khắp nơi hành nghề mang về những lợi ích kinh tế đáng kể, nhưng chỉ là “phụ” và vẫn lấy “nông nghiệp” làm đầu.

Từ làng có từ thời các vua Hùng đến làng mới lập gần đây, lý do hình thành tựu chung lại là nhu cầu về ruộng đất để sản xuất; Sự gia tăng về dân số và các chính sách phát triển nông nghiệp của các nhà nước thời phong kiến…



Trong các làng, xã... lúc bấy giờ, nhiều gia đình sống quần tụ trên một khu vực địa lý nhất định và có mối quan hệ chằng chịt về thân tộc, láng giềng...Và từ các mối quan hệ ấy các dòng họ được hình thành và bắt đầu có sự phân chia đẳng cấp ngày càng rõ nét. Những truyền thuyết trong dân gian và những chứng cứ khảo cổ đã khẳng định từ thời tiền sử - sơ sử, làng xã ở vùng Đồng bằng sông Mã đã tồn tại và không ngừng phát triển, có bản sắc văn hoá riêng. Đó cũng là quá trình hình thành và phát triển của quận Cửu Chân trong quốc gia Văn Lang của các Vua Hùng. Nó góp phần đánh dấu sự ra đời và phát triển bền vững quốc gia của người Việt cổ trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Theo số liệu điều tra thì đến năm 1920, Thanh Hoá có 1.792 làng. Trong đó làng do di dân lập ấp chiếm tỷ lệ 49%; do triều đình phong đất cho người có công chiếm tỷ lệ 29%; Còn lại là các làng do từ các đơn vị quân đội nhà nước lập đồn điền, tù binh khai khẩn và các làng thuỷ cơ... Sự hình thành và phát triển của làng xã trong quá trình phát triển tuy có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tựu chung lại chính từ những nguyên nhân khác nhau đó mà các làng xã đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Mã trở thành một địa bàn trọng yếu của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương