PHÁc thảo tình hình sản xuất nông nghiệP…


LµNG §åNG BôT Vµ THIÒN S¦ Tõ §¹O H¹NH



tải về 9.17 Mb.
trang4/26
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích9.17 Mb.
#37785
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26



LµNG §åNG BôT Vµ THIÒN S¦ Tõ §¹O H¹NH

Đ



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG





ỗ Danh Huấn*


Cùng với Thiền sư Minh Không (thế hệ thứ 9 dòng Vô Ngôn Thông)67 và sư Giác Hải (thế hệ thứ 10 dòng Vô Ngôn Thông), Thiền sư Từ Đạo Hạnh (? - 1117)68 là một trong những vị cao tăng thế hệ thứ 12 của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, là thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo dưới triều Lý. Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã được nhiều sách chép là một vị cao tăng có nhiều phép thuật. Các tư liệu hiện còn chép tương đối đầy đủ về thân thế và hành trạng của ngài, từ thuở thiếu thời đến quê quán, gia đình, quá trình tìm đường đến với chân tu, những mâu thuẫn với sư Đại Điên, hay truyện Từ Đạo Hạnh thác sinh làm con trai Sùng Hiền Hầu... “Xưa, Đạo Hạnh họ Từ, tên là Lộ, cha tên là Vinh theo học đạo Phật, làm chức Đô sát ngạch tăng quan đời Lý, thường đến chơi làng An Lãng, lấy người con gái họ Tăng tên là Loan, dựng nhà ở xóm Nam làng ấy. Nhà ở được kiểu đất quý sinh ra được Từ Đạo Hạnh có khí cốt tiên phật, lúc còn trẻ hay chơi bời phóng túng, nhưng có chí lớn, cách cử động ít người lường biết. Đạo Hạnh thường hay kết bạn với một nhà nho tên là Phi Sinh, một đạo sỹ tên là Lê Toàn Nghĩa và một người đàn hát tên là Phan Ất, đêm thì chăm đọc sách, ngày thì đánh cầu, thổi sáo, đánh bạc làm vui, thường bị cha mắng là đồ rông rài. Một đêm, cha lẻn vào dòm trong buồng, thấy bên ngọn đèn, sách vở la liệt, Đạo Hạnh ngồi dựa án ngủ gật, tay vẫn cầm quyển sách. Từ đấy biết con chăm học, cha không lấy làm lo. Sau Đạo Hạnh thi khoa Bạch Liên, đỗ thứ nhất, nhưng không chịu ra làm quan”69. Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Thiền uyển tập anh ngữ lục Lĩnh Nam chích quái70... đều ghi chép về hành trạng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Tư liệu chính sử là vậy, song có một điều mà sử sách xưa và những công trình nghiên cứu đã xuất bản chưa đề cập tới, đó là nơi Thiền sư được sinh ra cụ thể ở đâu! Hoặc sử chép quá tập trung vào làng Yên Lãng - nơi gắn với quá trình trưởng thành, môi trường gia đình và hơn nữa Yên Lãng cũng là nơi có chùa Láng (Chiêu thiền tự) thờ ngài sau khi đã tu đắc đạo. Cũng như chùa Thầy (Thiên phúc tự),


nơi ngài trọn kiếp tu và hoá trên hang núi (có hang thánh hoá). Trong khi đó ở thôn Đồng Bụt hiện đang lưu giữ truyền thuyết và tư liệu khá chi tiết về việc Thiền sư được sinh ra như thế nào, cũng như hệ thống di tích và tâm thức của nhân dân về thờ phụng ngài ở đây, đó là chùa thôn Đồng Bụt (Thiền sư tự) - dân làng quen gọi là chùa Thiền sư.

Trong bài viết này, dựa trên những tư liệu chính sử, kết hợp với các nguồn tư liệu khảo sát thực địa, đặc biệt là những tư liệu ở làng Đồng Bụt và khu vực phụ cận, chúng tôi muốn góp thêm tư liệu về cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Nếu có thể kẻ một đường thẳng theo hướng tây - nam, lấy Thăng Long - Hà Nội làm hệ quy chiếu, kết nối các điểm di tích tại các làng, chúng ta sẽ hình thành nên một không gian sinh hoạt văn hoá Phật giáo với hệ thống chùa, các sinh hoạt lễ hội và những truyền thuyết lịch sử gắn với cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Đường thẳng đó, lấy điểm mở đầu là chùa Láng (nay thuộc phường Láng Thượng - quận Đống Đa - Hà Nội), đi ra khỏi khu vực Thăng Long kết nối với các chùa như: Chùa Tổng (xã La Phù - huyện Hoài Đức - tỉnh Hà Tây), chùa Cả - Trung Hưng tự (thôn La Phù - xã La Phù - huyện Hoài Đức), chùa Thiên Vũ (thôn La Dương - xã Dương Nội - huyện Hoài Đức), chùa Ngãi Cầu (thôn Ngãi Cầu - huyện Hoài Đức)71, chùa Thầy (Thày) (xã Sài Sơn - huyện Quốc Oai - tỉnh Hà Tây) và điểm cuối cùng của đường thẳng là chùa Đồng Bụt - Thiền Sư tự (thôn Đồng Bụt - xã Ngọc Liệp - huyện Quốc Oai - tỉnh Hà Tây). Như vậy, về cơ bản các ngôi chùa nêu trên có thể hình thành nên ba khu vực rõ rệt (xem sơ đồ 1). Nét đặc trưng của các ngôi chùa này là mô hình thờ tự tiền phật, hậu thánh72. So với các chùa khác ở châu thổ Bắc Bộ, đặc biệt là bên hữu ngạn sông Hồng, số lượng các chùa thờ tự kiểu này rất ít, ngoại trừ hệ thống tượng phật được bài trí nghiêm trang trong không gian chùa, thì còn có các vị thánh được thờ với lai lịch cuộc đời không chỉ thuần tuý nhuốm màu Phật giáo mà còn pha một chút của Thiền, của Mật và Đạo giáo (phù chú và phép thuật). Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn khi so sánh Thiền sư Từ Đạo Hạnh với Đức thánh Bối thờ ở chùa Bối Khê (Đại Bi tự), huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây đã viết: “thời Lý đã có một nhân vật rất quen thuộc là Từ Đạo Hạnh, người được liệt vào hàng các vị thiền sư thuộc phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, song cũng có thể liệt ông vào hàng ngũ các nhà Mật giáo [...] nhưng thay vì Đức thánh Bối là kết hợp Phật - Đạo, thì ở ông là kết hợp Thiền - Mật - Đạo”73.

Nói về mối quan hệ giữa chùa Láng và chùa Thầy, người xưa có câu ca rằng:



Nhớ ngày mùng 7 tháng 3

Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy

Câu ca trên càng khẳng định thêm mối liên hệ và nhấn mạnh đến đường thẳng - không gian sinh hoạt văn hoá Phật giáo gắn với Thiền sư Từ Đạo Hạnh như chúng tôi vừa nêu.

Làng Đồng Bụt xưa thuộc xã Phục Lạp, tổng Lạp Thượng, huyện An (Yên) Sơn, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây74, ngày nay làng thuộc xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (từ ngày 01 - 8 - 2008 thuộc Hà Nội). Làng có tên Nôm là Đồng Bụt, về tên gọi Đồng Phật (Hán) - Đồng Bụt (Nôm), theo chúng tôi nó mang đậm dấu ấn Phật giáo, ý nghĩa này tìm trong tên làng Việt cổ truyền thường rất ít gặp. Xét theo quy luật biến âm của ngôn ngữ, có nhiều dạng thức khác nhau, nhưng trong đó có cách biến âm từ âm B sang âm Ph (B - Ph) và ngược lại, ví như làng Phùng Xá (Hán) thành làng Bùng (Nôm) hay làng Phù Xá (Hán) thành làng Bùa (Nôm), đây cũng là một trong những dạng thức hình thành và biến đổi của tên làng Việt. Trường hợp tên làng Đồng Bụt, sự biến âm - đọc chệch từ Phật sang Bụt hay ngược lại là sự biến âm hoàn toàn nhưng nghĩa không đổi, bằng cách giữ nguyên từ tố đầu (Đồng) và thay đổi từ tố thứ hai (Phật-Bụt) có sự bảo lưu nghĩa của từ. Như vậy, dân làng nơi đây đã rất khéo léo khi đặt tên cho làng, có lẽ trong tâm thức người dân thôn Đồng Bụt, Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử khai hương lập làng. Hơn thế nữa Từ Đạo Hạnh cũng là một vị sư tu hành đắc đạo75, nên họ đã lấy tên làng mình là Đồng Bụt (hay Đồng Phật) để tưởng nhớ đến Thiền sư.

Ngày nay, tại làng Đồng Bụt nhân dân vẫn còn lưu truyền câu chuyện về nơi Thiền sư đã sinh ra. Cách làng Đồng Bụt không xa, khoảng 500m về phía tây - nam, có một khu đất cao gọi là vườn Nở76, tương truyền đây là nơi Đức thánh Từ Đạo Hạnh được sinh ra, truyện kể rằng: Vào một đêm nằm ngủ, bà Tăng Thị Loan mộng thấy một chùm hoa sen đỏ mọc ở bên tay trái, rồi từ đó thụ thai, Tăng Thị mộng thấy sự lạ thường bèn đi tìm nơi linh địa để sinh, Tăng Thị đi tới khu vườn Nở thuộc thôn Ngọc Phúc, trông thấy chỗ đất hay, sơn thuỷ hữu tình, long tàng quy ẩn, nên liền sinh Đức thánh Từ Đạo Hạnh ở đó77. Ngày nay, dân gian gọi đó là vườn Nở. Xưa kia, tại Vườn Nở có một ngôi miếu nhỏ phụng thờ Từ Đạo Hạnh, miếu được xây theo hình chuôi vồ, nhưng vào cuối những năm 80 (thế kỷ XX) chính quyền địa phương xây trạm xá xã, ngôi miếu đã bị phá. Đến năm 2005, do nhận thức được giá trị của nhu cầu tâm linh, dân làng lại phục dựng lại ngôi miếu.

Miếu thờ nơi Đức thánh sinh ra không còn nữa, nhưng một nơi còn lưu giữ khá nhiều tư liệu về Thiền sư là chùa làng Đồng Bụt - tên chữ là Thiền Sư tự - 禪師寺. Chùa được khởi dựng trên một khu đất cao giữa làng (thuộc xóm Trong, vì làng còn có xóm Ngoài), hướng quay về phía tây - nam nhìn thẳng ra khu Vườn Nở, chùa được xây theo lối kiến trúc hình chữ công. Dựa trên lối kiến trúc và phong cách nghệ thuật của các cấu kiện, cho phép chúng tôi đoán định chùa được xây dựng dưới triều hậu Lê, cùng với quá trình xây dựng chùa còn có bia Pháp sư tự bi, niên đại tạo dựng là Cảnh Trị thất niên - dưới triều vua Lê Huyền Tông năm thứ 7 (1669), văn bia khắc ghi tên của một số vị hưng công tiền và ruộng vào chùa trong quá trình xây dựng và tu sửa. Mặc dù dấu tích kiến trúc và di vật không còn, nhưng một ý kiến khác có thể đáng tin rằng, chùa được xây dựng từ thời Trần, căn cứ vào nội dung minh chuông khắc dưới triều vua Gia Long năm thứ 18 (1820), (đây là quả chuông đúc lại) viết: sự tích ở làng Đồng Bụt, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai cho hay Từ thánh phụ (tức Từ Vinh, cha của Từ Đạo Hạnh - TG), sinh Từ Đại Thánh (tức Từ Đạo Hạnh - TG) vu bản thôn (ở trong thôn), có điền thổ lưu dữ, chia đều cho bốn giáp làm ruộng hương hỏa giỗ chạp, việc thờ tự này có từ thời Trần Đại Trị năm thứ 12 (1369) và đã được khắc vào hồng chung. Nhưng do binh loạn, chuông phải cất dấu xuống ao (trước cửa chùa có ao Sen), khi mang lên đánh không kêu, bèn đúc chuông khác, nên đã ghi lại nguyên văn lệ cũ và danh tính của những bậc hưng công công đức xây dựng chùa78. Cùng với chùa Thày, chùa Thiền sư thôn Đồng Bụt là một trong số ít những ngôi chùa có mô hình thờ tiền Phật hậu Thánh ở huyện Quốc Oai nói riêng và xứ Đoài - Hà Tây nói chung, cùng với việc thờ phật ở bên ngoài, trong hậu cung vị thánh được thờ là Đức thánh Từ Đạo Hạnh.

Tại gian giữa của chùa có bức đại tự ghi ba chữ 聖中王 - Thánh trung vương và dòng lạc khoản: một bên ghi Bảo Đại nhị niên - (1927) và bên kia ghi: Đông văn giáp (giáp Đông) bái tiến. Với bức đại tự này, theo chúng tôi ý muốn nói Đức thánh Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con phu nhân Sùng Hiền Hầu79, vì trong con người thánh có một phần của vua và ngược lại. Từ nội dung bức hoành phi nói trên, chúng ta càng có thêm cơ sở để liên hệ tới những dòng sử chép như sau: “Đó là ngày mồng 7 tháng 3 năm Hội Tường Đại Khánh năm thứ 3 (1112), Đạo Hạnh từ cõi niết bàn về cõi đời thác sinh làm con trai Sùng Hiền Hầu, không cần nuôi mà chóng lớn, không cần học mà thông suốt, người đẹp và có tài. Vua Lý Nhân Tông đem vào trong cung nuôi dạy, rồi lập làm hoàng thái tử. Đến khi Nhân Tông mất, thái tử lên nối ngôi tức là vua Thần Tông”80, do vậy thánh đã trung vương.

Đặc biệt hơn, trước cửa hậu cung chùa, phía bên phải còn treo bức hoành phi ghi bốn chữ 聖誕基慈81 - từ cơ đản thánh - tạm dịch Thánh sinh ra là nền tảng của lòng từ bi, bức hoành phi này không có dòng lạc khoản ghi bằng chữ Hán82. Xuất phát từ việc Đức thánh Từ Đạo Hạnh được sinh ra tại nơi đây và gắn liền với quá trình hình thành làng Đồng Bụt, nên bức đại tự này ý muốn nói về Người. Trong tâm thức dân làng Đồng Bụt còn lưu truyền rằng, Đức thánh Từ Đạo Hạnh còn dạy dân làng làm ăn, khai canh mở ruộng. Ngày nay, khu đồng Mai trước cửa chùa truyền rằng do Người cùng nhân dân khai phá, người xưa gọi đó là khu Đa Mai với diện tích 72 mẫu. Ruộng ở xứ đồng Đa Mai hay còn gọi là ruộng Sách sư, theo dân làng kể lại rằng, ruộng này được chia đều cho bốn giáp trong làng cày cấy và phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức lễ hội hàng năm tại chùa. Thực tế ngày nay cho thấy, khu Đa Mai không chỉ là xứ đồng Mai trước cửa chùa, mà ở ven làng về phía Tây - Bắc còn có các xứ đồng khác như: xứ đồng Mơ Bung, Mơ Chuôm và Mơ Ngọn, theo chúng tôi, giữa mai là một cách đọc chệch âm và cùng nghĩa, ví như Hoàng Mai đọc thành Kẻ Mơ. Trong sách Lịch sử Việt Nam (tập I), khi viết về ruộng đất dưới triều Lý có chép: “Văn bia Phật Tích sơn Từ Đạo Hạnh pháp sư điền địa kệ chí (Kệ chí ghi ruộng đất của Pháp sư Từ Đạo Hạnh núi Phật Tích) đặt ở chùa Thầy (tức chùa Phật Tích, Quốc Oai, Hà Tây) ghi rõ số ruộng đất của Từ có hai bộ phận là: 30 diện 64 sào để lưu truyền cúng phật và 63 diện 83 sào ở động Đa Mai, hương Ba Lập (Ba Lạp - Phục Lạp và có thể là khu Đa Mai của thôn Đồng Bụt - TG) là của riêng Từ Đạo Hạnh. Sau khi Từ chết, thì số ruộng trên bị con cháu cắt chiếm lấy, không cho lưu thông”83.

Ngày nay, tại thôn Liệp Mai cùng xã, vẫn có dòng họ Từ sinh sống, với số dân khoảng chừng hơn 200 người. Quá trình khảo sát mặc dù không tìm thấy gia phả, nhưng có thể họ Từ ở đây có mối quan hệ với thánh phụ của người là Tăng quan Đô sát Từ Vinh và sự hiện diện của Đức thánh Từ Đạo Hạnh hiện được thờ ở chùa làng Đồng Bụt chăng?

Hàng năm, đến ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch, nhân dân làng Đồng Bụt lại mở hội, tế lễ, các phe giáp được cắt cử nhiệm vụ ra trông coi đình chùa cho dân làng và lo các công việc trong những ngày lễ hội. Ngày mùng 8 trước đó, có lễ mộc dục, những người tham gia lễ mộc dục phải được lựa chọn cẩn thận, gia đình không có tang ma, có nhân cách đạo đức tốt lành. Đến tối ngày mùng 9, có lễ rước bài vị của Đức thánh, rước từ trong cung ra ngoài tiền đường của chùa, quá trình tổ chức lễ hội cũng đã thu hút được đông đảo nhân dân các làng phụ cận đến tham gia, nhiều nghi thức tế thánh, lễ Phật tối hôm đó cũng được diễn ra.

Ngày xưa, vào những năm làng mở hội chính, thường có tế, rước lên Quán Thánh. Quán Thánh là một di tích có liên quan tới Từ Đạo Hạnh. Từ làng Đồng Bụt, nhìn theo hướng tây - bắc về phía chùa Thầy, Quán Thánh cách làng Đồng Bụt không xa, khoảng 1km đường chim bay. Truyền rằng, Quán Thánh là nơi nghỉ chân của Đức thánh Từ Đạo Hạnh trên đường đi từ làng Đồng Bụt ra chùa Thày. Nơi đây, ngày xưa dân làng xây dựng trang nghiêm, xung quanh có tường bao và cột đồng trụ uy nghi, có hai dãy nhà thờ tự cúng tế, thường gọi là quán trên và quán dưới. Quán trên là nơi thờ chính nên được xây theo lối kiến trúc bốn mái. Sau năm 1954, quán trên đã bị giỡ lấy nguyên vật liệu xây trường học, chỉ còn lại duy nhất đến ngày nay là quán dưới, nhưng di tích này hiện đang bị mai một. Từ một nguồn tư liệu trong nhân dân, chúng tôi đã phát hiện được một cuốn sách84, trong đó có ghi nội dung của các đôi câu đối viết trên cột đồng trụ ở Quán Thánh. Nhưng trên mặt tiền của cột đồng trụ, có đôi câu đối nội dung nói về việc thờ và hành tích của Thiền sư đã tu ở chùa Sài Sơn (chùa Thày), câu đối viết: Sài Sơn thánh hoá thiên thu tại; Tô thủy thần cơ vạn cổ truyền - tạm dịch: Sài Sơn là nơi thánh hoá ngàn năm nay vẫn còn; Sự tích trên dòng sông Tô Lịch mãi truyền về sau85. Tại Quán Thánh, kiệu được rước từ chùa Thiền Sư lên, tại đây dân làng dâng tế vật phẩm, sau khi cúng tế xong lại rước kiệu từ Quán Thánh về chùa, đi theo sau là xe chiêng xe trống, cờ xí. Những năm gần đây, việc tế rước lên Quán Thánh không còn được thực hiện nữa, một phần vì Quán Thánh đã bị hư hỏng, mặt khác cũng do một thời kỳ các hoạt động văn hoá tâm linh ở địa phương không được coi trọng, do đó mà dần bị lãng quên.

Đến sáng ngày mùng 10 Âm lịch, bài vị của Thánh được rước vào cung, sau đó dân làng bắt đầu tổ chức tế yên vị, trong văn tế có nhắc tới việc Đức thánh sinh ra tại nơi đây, văn viết: Đức thánh Từ Đạo Hạnh căn sinh Đồng Bụt thôn. Cùng với văn tế, hiện nay tại chùa làng còn lưu giữ một cuốn Sự tích chùa Thiền Sư, trong đó có đoạn viết: thần tu luyện ư Sài Sơn động [thật] đản sinh Đồng Bụt chi hương. Hơn thế nữa, trong tâm thức người dân làng Đồng Bụt và quanh vùng đều cho rằng Đồng Bụt là nơi căn sinh và thờ Đức thánh Từ Đạo Hạnh.

Từ lâu, nhân dân hai làng Đồng Bụt và Sài Sơn đã có tục kết giao với nhau, khi lễ hội ở Đồng Bụt tổ chức, các cụ ngoài Sài Sơn đều có một cái lễ nhỏ mang vào để dâng lên Đức thánh. Do đó, trong dân gian vẫn truyền lại câu ca: Mùng 7 hội Thày, mùng 10 hội Sếp nhớ ngày mà đi, hội Sếp ý nói hội chùa Thiền Sư86.

Hiện nay, trong cung chùa Thiền Sư vẫn còn tượng thờ Đức thánh Từ Đạo Hạnh đặt trong khám ở bên trái hậu cung, đó là một bức tượng nhỏ, ngồi khoanh chân, tay đặt lên gối. Có ý kiến cho rằng, vì Đồng Bụt là nơi căn sinh, nên tượng thờ là tượng thời niên thiếu, so với Sài Sơn là nơi Đức thánh tu luyện thành chính quả, do đó mà tượng thờ là dáng vóc của người đã tu đắc đạo trưởng thành87.

Cũng tại hậu cung chùa Thiền Sư, phía bên phải có ban thờ thân phụ Tăng quan Đô sát Từ Vinh và thân mẫu Tăng Thị Loan của Đức thánh Từ, trong đó có đôi câu đối: Linh tích vĩnh thuỳ cựu chỉ; Anh thanh trường bá viêm giao - tạm dịch: Truyện xưa lưu tại đất này; Tiếng lành truyền mãi về sau. Với đôi câu đối này, phần nào cho thấy dấu tích của thân phụ và thân mẫu đã sinh thành ra Đức thánh Từ Đạo Hạnh trên mảnh đất làng Đồng Bụt, và hơn nữa những truyện xưa đó đã được lưu truyền và nhân dân mãi nhắc tới về sau. Trong văn bia Hộ pháp bi ký lưu tại chùa, có niên đại Minh Mệnh nguyên niên (1820), mặt trước có nội dung nói về đạo Phật, mặt sau liệt kê các hưng công hội chủ trong hương nội đến khách thập phương đã thiện tâm gửi tiền, ruộng vào việc trùng tu chùa. Trong văn bia có đoạn viết: Thánh văn Tăng quan Đô sát Từ tính Đại Thiền sư, trụ trì thượng phụng88- Có nghĩa là: dấu tích của thánh Tăng quan Đô sát Đại Thiền sư họ Từ đã trụ trì chùa này vẫn được phụng thờ ở trên. Thân thế của thân phụ Đức thánh Từ cũng được sử chép: “Xưa, Đạo Hạnh họ Từ, tên là Lộ, cha tên là Vinh theo học đạo Phật, làm chức Đô sát ngạch Tăng quan đời Lý”89.



Tại toà tam bảo, có một đôi câu đối nói về tâm giác ngộ đạo Phật, câu đối viết: Quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật, hà sa chư Phật do tâm; Kiên định tâm, vô uý tâm, bồ đề tâm, giác ngạn duy tâm ngộ Phật - tạm dịch: Phật trong quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai cùng tất cả giới Phật đều bắt nguồn từ tâm; Tâm vững vàng, tâm bất khuất, tâm thông tuệ, muốn giác ngộ chỉ có tâm theo Phật. Như đã nói ở trên, Từ Đạo Hạnh là một vị cao tăng đắc đạo và hoá trên hang đá núi Sài Sơn, quá trình tu tại núi Phật Tích (núi Sài Sơn), ngài đã đọc được mười vạn tám nghìn lần câu kinh Phật Đại-bi-đà-la. Đó là chứng quả trọn kiếp tu, đôi câu đối trên vừa nói về thế giới Phật, Pháp, Tăng đang toạ vị tại tam bảo của chùa, cũng là nói về Từ Đạo Hạnh đã kiên định tâm theo Phật mà thành chính quả. Tuệ Trung Thượng sỹ dưới thời Trần đã đề cao triết lý tu Phật là phải có tâm kiên định và ông nói tâm ở trong Phật và Phật cũng do tâm, khi tâm còn thì Phật còn, nếu tâm diệt thì Phật cũng diệt, đó cũng là tư duy biện chứng theo triết lý đạo Thiền vậy.


Đại lộ Thăng Long


Chùa Thiền sư là một ngôi chùa cổ kính. Tới nay, chúng tôi vẫn chưa thấy một công trình nào khảo cứu về ngôi chùa này. Đặc biệt hơn, đây là một ngôi chùa có mô hình thờ tự kiểu tiền Phật hậu thánh - Đức thánh Từ Đạo Hạnh được thờ trong chùa này. Tìm hiểu trong chính sử và một số công trình đã xuất bản, chúng tôi thấy hành trạng của Từ Đạo Hạnh vẫn cần được bổ khuyết. Do vậy, dựa vào những nguồn tư liệu chính sử và tư liệu thực địa nêu trên, chúng tôi muốn góp thêm ý kiến về nơi sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh và nhấn mạnh rằng làng Đồng Bụt đã bảo lưu một trữ lượng tư liệu khá tin cậy về sự sinh thành của Người90. Qua đây, chúng tôi mong nhận được sự quan tâm và góp thêm ý kiến từ phía các nhà nghiên cứu.

1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương