Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm tỉnh



tải về 22.47 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích22.47 Kb.
#25552


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________ ________________________

Số: 782/UBND-KT Long Xuyên, ngày 12 tháng 3 năm 2008

V/v

tăng cường các biện pháp cấp bách

phòng chống dịch cúm gia cầm tái phát

và cúm A (H5N1) ở người


Kính gởi:

- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm tỉnh;

- Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

Hiện nay, cúm gia cầm đã xảy ra trong phạm vi cả nước, đã có 09 tỉnh như Quảng Ninh, Hải Dương, Tuyên Quang, Ninh Bình, Vĩnh Long, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Nội và Quảng Trị chưa qua 21 ngày. Các ổ dịch chỉ xảy ra rải rác, nhỏ lẻ tại các đàn gia cầm nguyên nhân là do không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đúng, không đủ số mũi theo quy định hoặc mới vừa tiêm phòng vài ngày nên chưa có đủ khả năng miễn dịch và đã được các tỉnh khống chế.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là số ổ dịch trên gia cầm tuy có ít đi so với các năm trước nhưng số người tử vong do cúm gia cầm lại tăng đột biến. Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện có 14 nước có bệnh nhân mắc cúm A (H5N1) với tổng số 368 ca mắc, trong đó có 234 ca tử vong và Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về số ca mắc và tử vong. Chỉ tính trong 2 tháng đầu năm 2008, nước ta có 4 ca mắc cúm A (H5N1) và cả 4 đều bị tử vong.

Ở tỉnh ta, mặc dù chưa xảy ra việc tái phát dịch cúm gia cầm nhưng đã xuất hiện hiện tượng thiếu quan tâm kiểm tra thường xuyên ở một số xã, phường về việc thực hiện 04 cấm, 05 biện pháp; vì thế nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát và ảnh hưởng sức khỏe con người trong thời gian tới là rất lớn.

Trước tình hình trên, để chủ động ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bảo vệ sức khỏe của nhân dân và phát triển ngành chăn nuôi bền vững, đồng thời để thực hiện nghiêm Chỉ thị số: 447/CT-BNN-TY ngày 27/02/2008 về việc thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người; công văn số 477/BNN-TY ngày 03/3/2008 về việc triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường toàn quốc, phòng chống cúm gia cầm của Bộ Nông Nghiệp và PTNT và công văn số 1421/BYT-VPB1 ngày 06/3/2008 của Bộ Y tế về việc tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền phòng chống cúm A (H5N1); Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố phải tập trung triển khai thực hiện các biện pháp sau :



1. Tuyên truyền liên tục trên đài phát thanh địa phương cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác để mọi người dân hiểu biết tính chất nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm; phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, các thông tin về cách phòng bệnh, cách phát hiện và xử lý khi có người bệnh bị cúm A (H5N1) đến tận ấp, xã bằng cách phát tờ rơi tới các hộ chăn nuôi, viết bài hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên loa phóng thanh của địa phương…. Đài Phát thanh-truyền hình An Giang phải hỗ trợ ngành nông nghiệp, ngành y tế phát thường xuyên về các tiểu phẩm tuyên truyền phòng chống cúm gia cầm trong tài liệu đĩa CD của Cục Thú y và tuyên truyền phòng chống cúm A (H5N1).

2. Tăng cường hệ thống giám sát ở mạng lưới cơ sở, thông tin dịch bệnh, yêu cầu chính quyền địa phương phân công cán bộ giám sát đến từng hộ chăn nuôi nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời gia cầm mắc bệnh, không để dịch lan rộng (phát hiện ngay - báo cáo ngay - tiêu hủy ngay). Củng cố bộ phận thường trực và có kiểm tra, cập nhật số điện thoại đường dây nóng (nếu có thay đổi) để kịp thời nhận và xử lý các thông tin về dịch bệnh gia cầm của nhân dân.

Tiếp tục thưởng 200.000 đồng cho 01 tin báo chính xác về việc gia cầm chết hàng loạt nghi cúm hoặc gia cầm hay vịt đàn không tiêm phòng cúm gia cầm. Tiếp tục thực hiện công tác giám sát sau tiêm phòng, giám sát sự lưu hành của virus để theo dõi sự biến đổi của chúng theo văn bản hướng dẫn số 850/TY-DT ngày 13/6/2007.



3. Kỹ thuật viên thú y xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ phải thường xuyên thống kê được đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn mình phụ trách; thường xuyên kiểm soát chặt chẽ các cơ sở ấp nở, chăn nuôi thủy cầm, nhất là vịt chạy đồng theo Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm và Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điểm tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg.

Trong đó, phải lưu ý nếu vịt đàn tiêm phòng cúm gia cầm đủ hai mũi thì mới được cấp sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng và khi sang huyện khác hoặc tỉnh khác thì chủ nuôi phải trình sổ đăng ký cho UBND xã nơi đến; và khi mới tiêm 01 mũi phải cấp giấy chứng nhận có tiêm phòng để tiện theo dõi, kiểm tra, quản lý.



4. Tổ chức tiêu độc, khử trùng ở các ổ dịch cũ, khu vực chăn nuôi gia cầm, nơi mua bán, giết mổ gia cầm, cơ sở ấp trứng gia cầm; hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh, tiêu độc khử trùng thường xuyên; tăng cường áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Trong tháng 3/2008, phải tổ chức một đợt vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường nuôi trước đợt tiêm phòng I/2008 theo công văn số 477/BNN-TY ngày 03/3/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và một đợt vệ sinh tiêu độc khử trùng sau khi kết thúc đợt tiêm.

5. Tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm chưa được tiêm phòng và đàn gia cầm mới phát sinh, đồng thời, chuẩn bị tiêm phòng đại trà đợt I/2008 vào tháng 4,5 năm 2008. Do vaccine H5N9 dùng cho vịt xiêm không có hiệu lực cao nên các huyện phải vận động các hộ đang nuôi giảm đàn hoặc chuyển sang nuôi vật nuôi khác. Đối với các hộ nuôi gia cầm nhỏ lẻ phải có chuồng trại và phải tiêm phòng cúm gia cầm bắt buộc, nếu hộ chăn nuôi không tiêm phòng thì phải giảm đàn, UBND xã tập trung số gia cầm này về các lò mổ gia cầm tập trung để giết mổ bắt buộc.

6. Các huyện, thị, thành phố thực hiện kiểm dịch chặt chẽ trong vận chuyển, mua bán, giết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định; báo động toàn hệ thống để cảnh giác; duy trì và hoạt động thường xuyên Ban chỉ đạo phòng chống cúm gia cầm các cấp; củng cố hệ thống thú y cơ sở; lập đội xung kích ở các xã thường xuyên kiểm tra sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng. Đối với các huyện biên giới phải tổ chức các lực lượng liên ngành duy trì việc kiểm soát gia súc, gia cầm vận chuyển qua biên giới, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm theo quy định.

7. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện địa phương, cơ quan hoặc cán bộ nào không tuân thủ tốt các biện pháp phòng chống dịch sẽ bị xử lý nghiêm. Nếu để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn mà không phát hiện kịp thời, không áp dụng các biện pháp bao vây khống chế, dập dịch để dịch lây lan trên diện rộng thì Chủ tịch và kỹ thuật viên thú y phụ trách xã, phường, thị trấn đó chịu trách nhiệm.

8. Sở Y tế phối hợp với UBND huyện, thị, thành phố có kế hoạch, biện pháp chủ động phát hiện, xử lý ngay tại cơ sở các trường hợp mắc bệnh cúm A (H5N1) ở người và đối phó kịp thời khi dịch xảy ra.

9. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện, thị thành phố tăng cường công tác kiểm tra đột xuất về các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương trong thời gian từ nay cho đến hết ngày 30/4/2008, có báo cáo, đề xuất kịp thời về hướng xử lý để chấn chỉnh ngay các sai phạm về UBND tỉnh thông qua Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm cấp tỉnh. Đồng thời, tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học trong thời gian tới.

Yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm cấp tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện.



KT. CHỦ TỊCH

Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH

- Như trên.

- TT.BCĐ PCDGCTW.

- TT.TU, TT.HĐND tỉnh

- TT.UBND tỉnh. đã ký

- VPTU;


- Báo AG, Đài PTTHAG,

Phân xã AG - phổ biến

- Chánh, Phó VP.UB.

- Phòng KT, TH, VHXH, VT Huỳnh Thế Năng





Каталог: VBPQ -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 22.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương