PHÁc thảo tình hình sản xuất nông nghiệP…


§éT PH¸ CHÝNH S¸CH N¤NG NGHIÖP



tải về 9.17 Mb.
trang18/26
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích9.17 Mb.
#37785
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   26



BèN H¦íNG §éT PH¸ CHÝNH S¸CH N¤NG NGHIÖP, N¤NG TH¤N Vµ N¤NG D¢N TRONG GIAI §O¹N HIÖN NAY

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI



GS Nguyễn Chí Mỳ, TS Hoàng Xuân Nghĩa*


Không thể phủ nhận những thành tựu mà nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được trong thời kỳ Đổi mới: từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương thực trong thập kỷ cuối 70 đầu 80 chúng ta vươn lên đủ ăn và trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, đứng vào một trong những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu các nông phẩm nhiệt đới như cà phê, cao su, hạt tiêu, điều và gần đây xuất khẩu thuỷ sản cũng chiếm vị trí cao. Có được kết quả này là nhờ chính sách trao quyền tự chủ kinh doanh (bắt đầu từ Khoán 10) đã cho phép nông dân tiếp cận với đất đai và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt nước - những yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Cùng với nó, chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư, đặc biệt đầu tư mạnh về thuỷ lợi đã tạo cú hích ban đầu cho nền nông nghiệp hàng hoá.

Nhưng về cơ bản, sản xuất nông nghiệp nước ta phát triển thiếu bền vững, manh mún và tự phát, kém sức cạnh tranh và chưa đủ tầm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nông nghiệp là ngành lớn, chiếm trên 73% dân số và 20% GDP cả nước, hàng năm tạo ra 39 - 40 triệu tấn lương thực, trong đó có 35 triệu tấn thóc và xuất khẩu 3,5 - 4 triệu tấn gạo; nhưng nông dân vẫn là người chịu thiệt thòi và thụ hưởng ít nhất trong thành quả của phát triển, khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị đang tăng lên; các vấn đề xã hội, môi trường nông thôn trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, cùng với các cơ hội thì nông nghiệp, lĩnh vực nhậy cảm và yếu thế, đang phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh toàn cầu gay gắt.

Thực tế cũng cho thấy, chính sách đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là chưa đủ “độ” hoặc không còn phù hợp với giai đoạn mới. Động lực lợi ích cá nhân mà khoán hộ tạo ra đã không đủ để thay thế cho sức mạnh KHCN cũng như vai trò tổ chức, phối hợp các yếu tố sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh - tiếp thị trong môi trường cạnh tranh chủ yếu dựa trên chất lượng, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Yêu cầu bức thiết hiện nay là nhanh chóng chuyển từ nền nông nghiệp trình độ thấp sang trình độ cao (đồng nghĩa với bước chuyển Việt Nam từ nước chậm phát triển lên nước công nghiệp hoá theo định hướng thị trường, từ nước thu nhập thấp lên nước có mức thu nhập trung bình và cao). Điều đó đòi hỏi phải có bước đột phá về chính sách để giải quyết các mâu thuẫn và rào cản phát triển, đưa nền nông nghiệp truyền thống chuyển sang quỹ đạo hàng hoá và thị trường hiện đại; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo ra nền nông nghiệp có giá trị cao dựa trên việc ứng dụng phổ biến các thành tựu KHCN và phát triển bền vững.

Chúng ta cũng cần quán triệt bài học rút ra từ kinh nghiệm 20 năm đổi mới: a) Những tìm tòi và đột phá về chính sách ở nước ta trên thực tế phần lớn đều khởi phát từ nông nghiệp; b) Muốn thoát nghèo đi lên không thể không bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn; c) Người nông dân - chủ thể của nông nghiệp, cần được bảo vệ và thụ hưởng lợi ích từ sự phát triển chứ không phải chỉ là đối tượng để ban phát từ thiện. Với quan điểm tiếp cận như vậy, bài viết sẽ đề cập một số hướng đột phá chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (hay còn gọi chính sách tam nông).



1. Đột phá trong khâu quy hoạch, quản lý và sử dụng, tích tụ đất đai nông nghiệp

Trước hết, đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và không thể thay thế của nông nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh nói chung; Khoán 10 trước đây đã đột phá vào khâu trọng yếu - giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định cho nông dân (trong thời hạn 20 - 30 hoặc 50 năm). Nhưng có thể thấy, “quyền sử dụng” những thửa ruộng nhỏ bé, manh mún này của người nông dân là quyền chưa đầy đủ, hơn nữa đang trở nên mong manh, yếu ớt trước cơn bão thị trường và hội nhập. Trong khi đó, công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai nông nghiệp đang nổi cộm như một vấn đề bức xúc và nan giải. Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã có ý kiến, thậm chí các đại biểu Quốc hội nhiều lần phát biểu trên diễn đàn như một chủ đề nóng; người dân vùng đô thị hoá, mất đất canh tác lại càng trăn trở băn khoăn, không ít địa phương nảy sinh các khiếu kiện về đất đai và là ngòi nổ gây mất ổn định chính trị - xã hội.

Điều này chưa từng diễn ra trong cơ chế kế hoạch hoá trước đây, khi đất đai thuộc về Nhà nước, không phải là hàng hoá. Một nghịch lý là: công nghiệp hoá, đô thị hoá càng diễn ra mạnh mẽ thì đất đai nông nghiệp càng bị thu hẹp, vấn đề người dân mất đất, không có công ăn việc làm trở nên nghèo khó càng phổ biến. Theo số liệu chính thức thì chỉ trong 5 năm (2001 - 2005) cả nước đã thu hồi tổng diện tích đất nông nghiệp 366,44 ngàn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất đã thu hồi cho xây dựng khu công nghiệp là
39,56 ngàn ha, xây dựng đô thị là là 70,32 ngàn ha và xây dựng hạ tầng là 136,17 ngàn ha. Những địa phương có đất thu hồi nhiều nhất là: Tiền Giang 20.308ha, Đồng Nai 19.752ha, Bình Dương 16.627ha, Quảng Nam 11.812ha, Cà Mau 13.242ha, Hà Nội 7.776ha, Hà Tĩnh 6.391ha, Vĩnh Phúc 5.573ha. Đất Đồng bằng sông Hồng bị thu hồi nhiều nhất chiếm 4,4% diện tích, Đông Nam Bộ là 2,1%, các vùng khác dưới 0,5%301.

Tuy tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp tại các tỉnh không cao, nhưng lại tập trung vào một số địa phương có mật độ dân số đông, có xã mất tới 80% đất canh tác. Đáng nói là đa số diện tích bị quy hoạch đều thuộc đất ven lộ, đất mầu mỡ, đất trồng lúa 2 vụ - như vẫn nói: “bờ xôi ruộng mật, thượng đẳng điền”. Trong thời kỳ 2000 - 2005, tổng diện tích trồng lúa cả nước đã giảm từ 4,47 xuống 4,13 triệu ha, bình quân mỗi năm giảm 50.000ha. Có diện tích thu hồi xong để hoang hoá nhiều năm (quy hoạch treo), có diện tích dùng cho sân golf (tới cả mấy chục ngàn ha), có diện tích dành làm công nghiệp hay khu vui chơi giải trí… Nhìn chung, gọi là “bê tông hoá” đất nông nghiệp vĩnh viễn. Đó thực sự là việc làm thiếu tính toán và tầm nhìn quy hoạch dài hạn, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh chính trị - xã hội.

Mặt khác, phải thấy rằng Khoán 10 đem chia nhỏ ruộng đất giao cho hộ gia đình là bước thụt lùi trở về kinh tế tiểu nông (nếu so với kinh tế hàng hoá). Hiện cả nước có trên 10 triệu hộ nông dân với khoảng 70 triệu thửa ruộng, tính bình quân mỗi hộ có từ 3 - 8 thửa302. Với quy mô sản xuất nhỏ bé, manh mún như vậy thì người nông dân chỉ có thể đảm bảo đủ ăn và thực hiện tái sản xuất giản đơn; khả năng ứng dụng KHCN, thâm canh và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi theo hướng kinh tế hàng hoá là rất hạn hẹp. Hơn nữa, việc người dân nuôi trồng cây gì, con gì thì vẫn theo thói quen và mang tính tự phát. Ví dụ, thấy cà phê, mía đường, cá ba sa, tôm sú… được giá thì người dân đổ xô đi phá rừng trồng cà phê, trồng mía, nạo vét ao đầm nuôi cá, tôm. Nhưng qua một vài vụ khi thị trường thay đổi, bị rớt giá và ép giá, người dân lại tự phá bỏ để quay về lối canh tác cũ. Đây là tình trạng chuyển dịch cơ cấu vòng tròn, thiếu quy hoạch và thiếu tính bền vững, gây hủy hoại môi trường và lãng phí các nguồn lực.

Mặc dù nước ta là cường quốc xuất khẩu gạo, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần bàn: ngoài việc phải đảm bảo cung ứng gạo về mặt chất lượng, chiếm lĩnh thị trường vững chắc thì việc duy trì đủ số lượng gạo xuất khẩu và quy mô diện tích trồng lúa ổn định cũng đang đặt ra. Bài toán an ninh lương thực bị đe doạ bởi các lý do: đất trồng lúa bị thu hẹp rất nhanh như đã nói; dân số nước ta còn tăng lên (dự báo 100 triệu người vào năm 2020) đồng thời với nhu cầu tăng về các loại ngũ cốc (thậm chí ta đang phải nhập nguyên liệu làm thức ăn gia súc); cuối cùng, chính người nông dân không còn thiết tha với ruộng đồng và sản xuất lúa gạo vì lợi nhuận quá thấp, trong khi thu nhập từ thành thị và các ngành nghề khác lại hấp dẫn hơn. Hiện tượng nông dân ĐBSCL gửi thư cho Thủ tướng và nông dân Thái Bình bỏ hoang hoá ruộng đất, trả lại ruộng đất đang trở nên phổ biến. Nếu để nông dân tự phát di cư ra thành thị và thiếu biện pháp quản lý để thúc đẩy tích tụ ruộng đất, tăng quy mô sản xuất cho những hộ nông dân ở lại sẽ dẫn tới tình trạng nông thôn bị nữ hoá, lao động nông nghiệp trở nên khan hiếm và giá nhân công đắt đỏ, chăn nuôi và nghề phụ giảm sút, nông nghiệp chuyển từ thâm canh sang quảng canh, suy giảm đa dạng nông nghiệp303.

Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, mỗi năm nước ta có thể trồng được 7,2 triệu ha diện tích lúa, tổng sản lượng lúa năm 2010 sẽ là 37,75 triệu tấn, năm 2015 là 38,75 triệu tấn và năm 2020 là 39,63 triệu tấn. Trong đó, lượng tiêu thụ nội địa tăng từ 27,6 triệu tấn (2007) lên 33,2 triệu tấn (2020); đồng thời sản lượng lúa dành cho xuất khẩu cũng dao động từ 6,34 - 8,3 triệu tấn (tương đương 3,8 - 4,5 triệu tấn gạo). Mặc dù năng suất lúa tăng bình quân 2,06% trong giai đoạn 1997 - 2006, tương đương 770.000 tấn/năm, nhưng từ 2003 - 2007 tổng sản lượng lúa chỉ dao động ở mức 36 triệu tấn do suy giảm diện tích; sản lượng gạo xuất khẩu cũng có xu hướng giảm qua các năm trở lại đây: 2005 xuất khẩu 5,2 triệu tấn, 2006 xuất khẩu 4,65 triệu tấn, 2007 xuất khẩu xấp xỉ 4,5 triệu tấn và năm 2008 dự kiến cũng chỉ xuất khẩu 4,5 triệu tấn. Như vậy, hình thành mức trần về sản lượng nếu không có đột phá về năng suất nhờ giống mới và thâm canh. Từ đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất các giải pháp, có tăng cường quản lý đất đai, kiên quyết giữ cho được 3,9 triệu ha đất trồng lúa loại tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo ưu thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo cần giải quyết tiếp 2 khâu then chốt: chất lượng và năng suất trồng lúa. Cả 2 khâu này đều liên quan tới giới hạn và quy mô hộ nông dân trồng lúa. Có thể nói, đã đến lúc chúng ta cần cả gói chính sách tổng thể đảm bảo sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói chung, có sản xuất lúa gạo, nhằm hai mục tiêu chiến lược: đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Do đó, trên tầm vĩ mô cần nhanh chóng có quyết sách đột phá về công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng, tích tụ đất đai nông nghiệp cả nước theo hướng:

- Hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích công nghiệp và đô thị hoá. Nếu lấy phải tính tới chi phí cơ hội giữa đất lúa, đất đồi gò và đất hoang hoá cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Nghiên cứu ban hành sắc thuế đánh vào việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đủ mạnh để ngăn chặn lấy đất lúa làm công nghiệp và đô thị hoá quá dễ dãi như hiện nay.

- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở quy mô tương đối lớn, ví dụ, hàng chục, hàng trăm ha, phải do Quốc hội và các cấp tối cao quyết định cho phép (như Trung Quốc). Xây dựng, ban hành và giám sát chặt thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai nông nghiệp trên cả nước một cách căn cơ, ổn định lâu dài. Muốn vậy, công tác quy hoạch phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, có quan điểm toàn diện và tầm nhìn xa: a) Kiên quyết giữ các vùng đất tốt, trước hết là hai vùng Đồng bằng sông Hồng rộng 0,8 triệu ha và Đồng bằng sông Cửu Long rộng 2,5 triệu ha (nhưng đã bị chia nhỏ). Phải hiểu văn minh lúa nước của người Việt gắn với các đồng bằng trù phú này, nó là văn hoá chứ không chỉ là kinh tế; b) Khi sử dụng chúng vào mục đích kinh tế phải tính tới hệ quả xã hội và môi trường. Nếu giả định làm KCN cũng phải bóc tách giữ lại lớp đất mầu trên bề mặt, đất có cấu tượng vốn là kết quả canh tác của nhiều thế hệ, thậm chí hàng ngàn đời mới có được; c) Quy hoạch sử dụng đất từng vùng từng địa phương cũng phải tuân theo nguyên tắc chung, tránh lấy vào vùng trọng điểm lúa và đảm bảo hài hoà về kinh tế - xã hội - môi trường.

Nhưng trên thực tế thì ngay tại vùng Đồng bằng sông Hồng trù phú cũng đang bị xâm phạm: từ 2006 - 2010, Hà Tây dự kiến đưa diện tích KCN từ 2.200ha lên 14.757ha, Bắc Ninh từ 1.062ha lên 7.000ha, Vĩnh Phúc từ 761ha lên 52.000ha, Hải Dương từ 975ha lên 6.000ha. Nếu lấp đầy các KCN với số lượng công nhân 50-100 người/ha thì riêng Bắc Ninh có thêm lượng công nhân 400 - 700 ngàn người, tương ứng với dân số đô thị quy mô 1,2 - 2 triệu người, trong khi dân số của tỉnh hiện mới xấp xỉ 1 triệu người304.

- Quan điểm về chính sách đền bù đất nông nghiệp hiện cũng chưa thấu triệt. Nên hiểu đền bù không đơn giản là một khoản tiền nhất định. Đây là sự triệt tiêu một kế sinh nhai, một phương thức canh tác, cho dù lạc hậu đi nữa. Hơn nữa, nó còn thể hiện thái độ, trách nhiệm của xã hội, Chính phủ và DN về các mặt tổ chức kinh tế, xã hội, việc làm và đời sống cho người dân. Bắt buộc có phương án đền bù hợp lý và bố trí công ăn việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân. Khuyến khích DN sử dụng lao động tại địa phương, ví dụ, nếu sử dụng từ 100 lao động được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề.

- Có thể tính tới các phương án đền bù khác nhau: đền bù bằng tiền và trả phí đào tạo nghề, nhận người vào làm tại các DN lấy đất, nông dân góp đất vào DN coi như cổ phần hoặc cho DN thuê đất (như trường hợp Nhà máy Mía đường Lam Sơn và thôn Xuân Hoà - xã Thọ Xuân, Thanh Hoá). Nghiên cứu dành lại quỹ đất cần thiết nhằm chuyển đổi nghề và kinh doanh dịch vụ cho hộ nông dân mất đất; đền bù có phân biệt giữa lấy đất cho an ninh - quốc phòng, công trình công cộng với lấy đất cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

- Về nguyên tắc, đền bù thoả đáng và cân bằng giữa các lợi ích Nhà nước - doanh nghiệp - nông dân. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa mức đền bù giải phóng mặt bằng và mức đấu giá đất làm đô thị - dịch vụ. Giả định mức giá đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất là 1; doanh nghiệp sau khi lấy đất, chuyển đổi mục đích sử dụng và xây dựng hạ tầng đem đấu thầu cho các nhà đầu tư thứ cấp với mức giá là 10; Nhà nước sẽ dùng công cụ thuế và phí điều tiết lại thu nhập, ví dụ, theo công thức 3: 3: 4, tức nông dân và Nhà nước đều hưởng 3 phần bằng nhau, doanh nghiệp hưởng 4 phần trong toàn bộ mức chênh lệch giá (tổng mức tăng giá).

- Khuyến khích chuyển đổi hay mua bán đất nông nghiệp nhằm tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp; cấm mua bán để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Nới rộng mức hạn điền và thời hạn giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lên tới 50 - 100 năm, bảo hộ kinh doanh nông nghiệp để người dân an tâm đầu tư lâu dài (hiện Nhà nước đã cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thuê đất tới 50 - 100 năm, vậy không có lý do để hạn chế hộ nông dân).

- Trường hợp người dân chuyển sang nghề khác hay không muốn (không có điều kiện) canh tác, có thể sang nhượng hay Nhà nước đứng ra mua và cho thuê lại nhằm duy trì quỹ đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ ruộng đất trong nông thôn.



2. Đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn

Mặc dù đạt được thành tựu nổi bật trong thời gian qua như: tăng trưởng về diện tích, quy mô, sản lượng, chủng loại các sản phẩm nông nghiệp, thậm chí nhiều nông sản được xuất khẩu sang thị trường các nước với kim ngạch và thị phần lớn. Nhưng về căn bản, cơ cấu nông nghiệp chưa có thay đổi về chất; chủ yếu chúng ta vẫn xuất khẩu nông sản dưới dạng thô hoặc sơ chế, hàm lượng dinh dưỡng thấp, giá trị hàng hoá so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường bị thua thiệt. Giá gạo của ta thường thấp thua với gạo Thái Lan, giá cà phê cũng thấp hơn so với cà phê Braxin.

Đương nhiên, ngoài lý do thương hiệu và kênh phân phối, tiếp thị yếu kém thì có vấn đề trong khâu chọn lọc giống, chủng loại và cải tiến chất lượng, đầu tư cơ giới hoá sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Kết quả là giá trị nông sản hàng hoá trên một đơn vị diện tích (ha gieo trồng) cũng như năng suất của lao động nông nghiệp nước ta rất thấp. So sánh, ở các nước 1 lao động nông nghiệp có thể cung cấp nông phẩm cho 6 – 7 - 8 thậm chí 20 – 30 - 40 người phi nông nghiệp; Mỹ chỉ có chưa tới 2% dân cư nông nghiệp trên tổng dân số 240 triệu người; Hà Lan có 4 triệu ha đất nông nghiệp nhưng xuất khẩu nông phẩm tới 17 tỷ USD/năm, đạt bình quân giá trị xuất khẩu 4 triệu USD/ha đất canh tác. Còn ở chúng ta, mỗi lao động nông nghiệp chỉ cung cấp nông phẩm cho 2 - 3 người và đang phấn đấu xây dựng cánh đồng 30 - 50 triệu đồng. Nếu nhìn từ chiều cạnh khác, có thể thấy chúng ta đang khai thác phí phạm và thiếu trách nhiệm, thiếu bền vững những nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá và không thể tái tạo cho mai sau.

Do đó, tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao (NNCNC, GTC), xu hướng của thế giới ngày nay. Để làm điều đó, cần chú trọng đầu tư nghiên cứu và khuyến khích chuyển giao, sử dụng các kết quả KHCN trong nông nghiệp, nhất là công nghệ cao và công nghệ sinh học. Nói công bằng, trong suốt mấy chục năm qua, nền nông nghiệp nước ta phát triển theo mô thức truyền thống, dựa chủ yếu vào hai yếu tố chính sách và thể chế (Khoán 10 và HTX nông nghiệp), còn KHCN chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng. Nhưng thời kỳ đó qua rồi, nếu không kịp thời gắn đổi mới cơ chế chính sách và thể chế với tiến bộ KHCN trong nông nghiệp sẽ triệt tiêu phát triển. Hoặc là chính chúng ta sẽ tự trói buộc mình trong những giới hạn chật hẹp và đánh mất khả năng cạnh tranh trước các đối thủ tiềm tàng.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp không nên hiểu chỉ là áp dụng các tiến bộ của CNTT, tự động hoá…vào chăn nuôi, trồng trọt; hơn thế, còn là thay đổi bản thân quy trình và công nghệ, quy luật sinh học, tạo ra các giống cây con ngắn ngày, cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và kháng bệnh. Như vậy, một nền nông nghiệp công nghệ cao (CNC) cũng đồng nghĩa với giá trị cao (GTC); đảm bảo sức cạnh tranh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Nếu không áp dụng CNC thì không thể có những cánh đồng cà chua, rau sạch nuôi trồng thậm chí không cần đất, cho năng suất 300 - 400 tấn/ha/năm. Nền NNCNC, GTC được đánh giá không thua kém so với nền công nghiệp công nghệ cao. Các nước Đài Loan, Israel, Đức, Nhật Bản là những thí dụ về NNCNC, GTC.

Để phát triển nền NNCNC, GTC, trước tiên chúng ta cần tập trung giải quyết các khâu vốn và thị trường đầu ra. Đương nhiên, quy mô kinh tế hộ không có khả năng giải quyết những vấn đề này, mà chỉ có thể là những DN hay tổ chức kinh tế có tiềm lực. Thứ nữa, cần lựa chọn bước đi và loại hình CNC cho phù hợp với điều kiện của ta. Cuối cùng, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực CNC. Về vốn, cần gia tăng đầu tư và đầu tư “đủ độ” cho nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN trong nông nghiệp.

Một trong những hướng KHCN cần tập trung là ưu tiên phát triển ngành công nghệ sinh học. Chúng ta sẵn có những nguyên liệu quý như mía, sắn, ngô, khoai… dùng cho công nghệ sinh học; thậm chí những chất xơ tưởng như bỏ đi (cellulose) như rơm rạ, lau sậy, mùn cưa…được đường hoá nhờ vi sinh vật để tạo ra cồn nhằm thay thế cho các dạng năng lượng dầu mỏ, than đá, khí đốt đã cạn kiệt. Các nông sản làm ra không chỉ thoả mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Rất nhiều sản phẩm giàu đường và tinh bột có thể còn được dùng làm nguyên liệu cho một ngành công nghiệp đem lại lợi nhuận cao; đó là sản xuất các sản phẩm mới của công nghệ sinh học, các sản phẩm phục vụ công nghiệp dược, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dầu khí, công nghiệp môi trường. Ví dụ, từ bột sắn chế biến thành tinh bột biến tính như cồn khô, lớp thấm hút trong tã lót trẻ em…; Công ty Vevan đã xây dựng nhà máy sản xuất axit amin vào loại lớn nhất thế giới tại Đồng Nai, giúp cho nông dân trồng sắn năng suất cao và tận thu nguyên liệu sắn với giá cả cao305.

Vấn đề nghiên cứu, phát triển cơ giới hoá khâu canh tác, công nghệ chế biến sau thu hoạch nhằm giảm nhẹ lao động nặng và nâng cao năng suất, gia tăng hàm lượng dinh dưỡng và giá trị hàng hoá, để bảo quản sản phẩm lâu dài cũng cần được quan tâm. Trong khi ta có nhiều bột cá, đậu tương, ngô hạt…nhưng vẫn phải nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi; nhiều nông sản vốn là thế mạnh của ta nhưng khi xuất khẩu bị ép giá hoặc trả lại vì không đạt yêu cầu. Phải chăng vì công nghệ chế biến yếu nên giá thành cao, quy cách và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa đảm bảo sạch? Gần đây, một số nông dân các địa phương tự phát mầy mò, sáng chế ra máy lựa đậu, cà phê, tuốt ngô, lúa, gieo hạt, thu hoạch mùa màng… cũng nói lên nhu cầu CNH nông nghiệp từ cuộc sống đã chín muồi, bức xức đến nhường nào. Vấn đề chỉ còn thiếu một chính sách, chủ trương sát hợp và cơ chế cụ thể cho sự kết hợp lợi ích giữa các “nhà”: nhà nông - nhà khoa học - nhà đầu tư.

Trước mắt, cần khẩn trương nghiên cứu, chọn lọc và hoàn thiện Bộ giống chuẩn quốc gia về các cây lương thực chủ yếu. Thật vô lý khi Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn nhưng vẫn phụ thuộc giống vào bên ngoài: miền Bắc dựa vào Trung Quốc và miền Nam dựa vào Thái Lan. Theo các chuyên gia, trong tình hình thế giới khủng hoảng lương thực kéo dài, chúng ta nên tập trung vào nghiên cứu, phát triển các giống lúa cao sản, ngắn ngày, chịu được hạn hán thiên tai và kháng rầy… để cạnh tranh về số lượng và giá rẻ với gạo Thái Lan chất lượng cao nhưng năng suất thấp, giá thành đắt306. Ngoài lúa, cũng cần hoàn thiện bộ giống các cây lương thực, thực phẩm khác phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ở đây, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu, phát minh về giống cũng như trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, hình thành và phát triển thị trường KHCN sẽ có tác dụng là đòn bẩy mạnh mẽ trên các phương diện: gắn KHCN với sản xuất, thúc đẩy KHCN và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trường hợp nhà nông học Nguyễn Thị Trâm chuyên theo đuổi nghiên cứu và phát minh các dòng lúa lai chất lượng cao cho nền nông nghiệp nước nhà là ví dụ sinh động307.

Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) nông nghiệp sẽ là chưa đủ nếu không gắn với CDCC lao động - việc làm nông thôn. Hiện ở Việt Nam CDCC nông nghiệp tuy có tiến bộ, giá trị nông nghiệp so với GDP cả nền kinh tế từ 26,62% năm 1995 xuống 20,4% năm 2006; nhưng CDCC lao động lại hết sức chậm chễ, có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp và 78% dân số vẫn sống dựa vào nghề nông308. Nói trên ý nghĩa nào đó, nền văn minh lúa nước và nông nghiệp vẫn phủ bóng dài và là cứu cánh, khiến cho phát triển các ngành nghề và dịch vụ chưa trở thành một tất yếu sâu sắc. Mặt khác, việc dân cư tập trung trong nông nghiệp đang tạo bức xúc về mặt xã hội, nếu không xử lý thì đến lúc nào đó sẽ gây bùng phát mất ổn định. Nó cũng đồng nghĩa miếng bánh nông nghiệp phải chia nhỏ ra cho nhiều người hay tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp và nghèo khổ trong nông thôn.

Vì vậy, trách nhiệm của Nhà nước, nhà hoạch định chính sách là phải có chiến lược xử lý chủ động, tích cực vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm trong nông thôn. Có các kịch bản khác nhau: chuyển dịch tuyệt đối - đưa nông dân vào làm công nghiệp, dịch vụ ở thành thị hoặc đi xuất khẩu lao động nước ngoài, xuất khẩu lao động trong nước (gia công và làm cho doanh nghiệp FDI); chuyển dịch tương đối - ly nông bất ly hương: mở ra ngành nghề dịch vụ kết hợp ngay trong nông thôn. Với bối cảnh mở cửa hiện nay, Việt Nam có thể và cần kết hợp cả bốn kịch bản sao cho hài hoà, uyển chuyển, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Nhưng cần chuẩn bị tốt các điều kiện và phối hợp các hoạt động liên ngành, xã hội hoá công tác chuyển dịch này: đào tạo và chuẩn bị tốt tri thức, nghề nghiệp cho thế hệ trẻ nông thôn để đón bắt cơ hội việc làm; đàm phán và thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động để bảo vệ lợi ích người lao động; khuyến khích phát triển công nghiệp - dịch vụ theo cả hai hướng: sử dụng công nghệ cao và sử dụng công nghệ vừa, công nghệ sử dụng nhiều lao động; phát triển các trung tâm, KCN lớn kết hợp với mở mang các KCN nhỏ và vừa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vùng đông dân cư nhằm thu hút sử dụng nhiều lao động nông thôn.

Đặc biệt, có cơ chế thông thoáng về thủ tục hành chính (chuyển đổi, tách, sáp nhập, quản lý hộ khẩu và cấp CMT); cơ chế sang nhượng, cho thuê, chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, kể cả góp đất hoặc Nhà nước đứng ra mua lại quỹ sử dụng đất. Nhiều trường hợp, nông dân không thể ra đi chỉ vì ràng buộc vào mảnh ruộng không biết xử lý thế nào: bỏ thì thương, vương thì tội! Như thế, hình thành một thị trường lao động và đất đai được quản lý chặt chẽ, linh hoạt sẽ thúc đẩy phân công, CDCC lao động nói chung, cũng như CDCC lao động nông thôn nói riêng.

3. Đột phá về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản; hoàn thiện tổ chức các thể chế lưu thông, nhất là đối với lưu thông lúa gạo

Gia nhập WTO, thách thức lớn nhất của hàng hoá nông sản Việt Nam là bị tác động mạnh của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế (như vòng đàm phán Urugoay, Đôha), phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm tương tự của các nước thành viên WTO trên cả thị trường trong và ngoài nước. Theo cam kết, mức thuế đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ là 21% và giảm dần trong 3 - 7 năm. Quan trọng hơn, sản phẩm của VN bắt buộc phải có chứng chỉ an toàn vệ sinh, điều rất khó khăn cho các nhà sản xuất VN vốn xưa nay quen làm theo kiểu truyền thống. Phương thức canh tác nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp và chi phí cao, chất lượng và quy cách sản phẩm không đồng đều, công nghiệp chế biến chưa phát triển, lại chưa được chuẩn bị kỹ về thương hiệu và quảng bá tiếp thị… cũng là những khó khăn cho sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thiếu kênh thông tin về các đối tác và thị trường khiến nhiều nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam bị loại ngay từ đầu, làm cho cánh cửa xuất khẩu nông sản càng thu hẹp.

Trên thực tế sau 1 năm gia nhập WTO, hàng nông sản VN vẫn duy trì được thị phần; hơn nữa, ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, ASEAN, Nga, Đông Âu, chúng ta còn thâm nhập được vào các thị trường mới khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ… Tính vào thời điểm tháng 11/2007, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng 15% so với cùng kỳ, thuỷ sản tăng 11,9%, cà phê tăng 35,6%, rau quả tăng 14,9%. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam còn được lợi bởi mức giá cao, lần đầu tiên giá gạo xuất khẩu của ta bằng hoặc thậm chí vượt giá gạo Thái Lan309. Năm 2007 chúng ta có 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch trên
1 tỷ USD: thuỷ sản 3,8 tỷ USD, gỗ 2,4 tỷ USD, cà phê 1,86 tỷ USD, gạo 1,46 tỷ USD, cao su 1,4 tỷ USD310.

Theo dự báo, thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam còn có thể mở rộng và tăng kim ngạch xuất khẩu. Với thị trường Trung Quốc kim ngạch xuất khẩu nông sản sẽ tăng từ 400 - 500 triệu USD/năm hiện nay lên 700 - 800 triệu USD/năm, gồm các mặt hàng chủ yếu là cao su, hạt điều, tinh bột sắn; với thị trường Mỹ hiện kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản của ta mới chiếm 0,4 - 0,5% thị phần, đây thực sự là con số rất khiêm tốn so với tiềm năng; với thị trường ASEAN kim ngạch xuất khẩu nông sản dao động lớn từ 400 - 900 triệu USD/năm với mặt hàng chủ yếu là gạo, chúng ta còn có thể xuất khẩu cà phê, vật tư, thiết bị công nghiệp chế biến sang khu vực này.

Chúng ta phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế của xuất khẩu hàng nông sản: cải tiến chất lượng và tăng sức cạnh tranh; hoàn thiện kênh thông tin và nội dung thông tin; làm tốt công tác xây dựng thương hiệu và quảng bá tiếp thị; nuôi dưỡng và mở rộng thị trường, củng cố thị trường truyền thống, đặc biệt cần đột phá mạnh vào các thị trường lớn và có tiềm năng như EU, Úc, Nhật Bản, Mỹ, châu Phi. Trách nhiệm này không thể phó thác cho doanh nghiệp - những nhà sản xuất, chế biến riêng lẻ, mà là trách nhiệm chung và cần phối hợp hoạt động hiệu quả của toàn bộ hệ thống xuất nhập khẩu, các hiệp hội, ngành hàng, trước tiên là trọng trách đặt lên vai Nhà nước, các Bộ chuyên ngành và cơ quan hoạch định chiến lược quốc gia. Các tổ chức, doanh nghiệp cũng như cơ quan Chính phủ cần hoạt động tích cực và chuyên nghiệp, phối hợp nhịp nhàng.

Đặc biệt, những cú sốc giá lúa gạo và hàng hoá gần đây cho thấy hệ thống các thể chế điều hành vĩ mô và thể chế thương mại cần thiết của chúng ta còn rất yếu và thiếu, chưa bắt kịp với yêu cầu của hội nhập và thị trường hiện đại. Có tình hình: phản ứng chính sách thiếu nhạy bén và chậm chạp, lạc hậu trước diễn biến thị trường, ngay cả thị trường trong nước; không điều hành thống nhất được kênh thu mua phân phối, thậm chí bỏ trống cho tư thương lũng đoạn, ép giá hay nâng giá tuỳ tiện; chúng ta yếu thế và thiếu kinh nghiệm trong đàm phán với đối tác nước ngoài nên ký hợp đồng với những điều kiện bất lợi; trong khi nông dân và người sản xuất là “gốc” lại không được đảm bảo lợi ích và phải chịu rủi ro.



Đơn cử, lạm phát và chỉ số CPI tăng cao như thời gian qua đã tác động mạnh tới hộ nông dân nghèo, thu nhập thấp, đối tượng chịu thiệt nhiều nhất bởi: nhóm hàng lương thực - thực phẩm tăng khá cao chiếm tới 70% trong cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình nghèo; mặt khác, tốc độ tăng giá các sản phẩm đầu ra bình quân 20 - 30% thì giá cả vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp (như phân bón, thuốc trừ sâu, điện, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi…) lại tăng cao hơn nhiều (bình quân 40 - 50%). Trong khi giá gạo xuất khẩu là 1000 USD/tấn thì đáng lẽ giá lúa thu mua tối thiểu cũng phải là 8000 đ/kg, nhưng thực tế giá mua tại ĐBSCL chỉ là 5400 đ/kg, phần thua thiệt rõ ràng thuộc về người nông dân và phần lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay thương lái (các chủ vựa lúa). Hoặc người trồng cà phê chỉ được hưởng 1,5 USD trong tổng giá trị sản phẩm cà phê xuất khẩu trên thị trường thế giới 10 USD. Như vậy, người nông dân chịu thiệt đơn thiệt kép, không thể phát triển bền vững ngành hàng nông sản.

Từ đây, cần xây dựng và hoàn thiện các thể chế điều hành vĩ mô và tổ chức tốt các thể chế lưu thông thị trường để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt. Trong ngành hàng lúa gạo, chí ít cần kiện toàn các tổ chức và thể chế cơ bản sau đây: a) Hộ nông dân trồng lúa; b) Các kênh đại lý thu mua lúa gạo; c) HTX hay Hiệp hội những người sản xuất lúa gạo; d) Nhà nước và cơ quan quản lý điều hành xuất nhập khẩu lúa gạo. Các tổ chức này tương tác và chế ước lẫn nhau, mà Nhà nước là trung tâm (đề ra luật chơi và điều hành, kiểm tra, giám sát). Trong bối cảnh giá gạo tăng cao, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước nên chuyển việc điều tiết bằng hạn ngạch hiện nay sang điều tiết bằng thuế xuất nhập khẩu, sẽ có lợi cho người sản xuất và ổn định được thị trường gạo trong nước.



4. Hỗ trợ hiệu quả cho nông dân phù hợp với WTO

Rõ ràng nông dân là người chịu thiệt và yếu thế trong cơ chế thị trường. Điều này còn bởi bản chất thị trường là cạnh tranh, kẻ mạnh sẽ mạnh lên và kẻ yếu càng yếu đi, cuối cùng kẻ mạnh sẽ thắng kẻ yếu. Bản thân sản xuất nông nghiệp cũng hàm chứa rủi ro cao vì biến động giá cả và thời tiết, đầu tư cho nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp nên ít hấp dẫn. Nhưng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp là bắt buộc không thể thiếu đối với xã hội. Tại các nước công nghiệp phát triển người ta vẫn rất cần và có điều kiện tài chính để trợ cấp, bảo hộ mạnh cho ngành nông nghiệp. Sự thật, các nước này luôn dựng lên hàng rào bảo hộ và trợ cấp ở mức cao cho hàng nông sản của mình, điều đó gây khó khăn, thiệt hại cho hàng nông sản của chúng ta khi thâm nhập vào thị trường các nước.

Với chúng ta, vì nghèo và cũng có thể vì chưa nhận thức rõ điều này, nên hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân bị xem nhẹ. Tham gia vào WTO, dự báo lĩnh vực NN&PTNT của chúng ta sẽ chịu nhiều tác động xấu do năng lực cạnh tranh và trình độ sản xuất thấp như đã nêu trên. Đã qua 1 năm mặc dù nông nghiệp vẫn trụ được trước áp lực WTO, nhưng về lâu dài thì nông nghiệp VN phát triển không bền vững, nông dân sẽ đuối sức trước dòng xoáy hội nhập. Nhà nước cần có chương trình và lộ trình hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân, để họ không chỉ chống chọi được mà còn mạnh dần lên, thích ứng với những điều kiện, môi trường cạnh tranh mới toàn cầu.

Đương nhiên, hỗ trợ cần đúng nguyên tắc của WTO (tức nằm trong hộp xanh và hộp vàng). Theo WTO cho phép trợ cấp cho nông nghiệp (trừ trợ cấp xuất khẩu) có thể lên đến 10% GDP của ngành, thì chúng ta có thể dành khoản tiền không nhỏ 1,2 tỷ USD (so với 12 tỷ USD giá trị hàng nông sản) + 4000 tỷ đồng (từ ngân sách) = 20.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nông nghiệp311. Hiện chúng ta hỗ trợ cho nông nghiệp còn quá ít, không đáng kể, chưa tạo ra được bước đột phá mạnh trong phát triển nông thôn. Dường như chúng ta rơi vào thái cực: thay vì lo tìm nguồn lực hỗ trợ chuyển sang lo rằng WTO cấm không được hỗ trợ. Thật ra, WTO không cấm hỗ trợ nói chung, chỉ cấm những trợ cấp bóp méo giá cả và thị trường; chỉ khi nào hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tương tự của nước nhập khẩu, các sản phẩm hưởng trợ cấp này mới bị áp thuế đối kháng. Phạm vi, khả năng hỗ trợ còn rất lớn. Căn bản là phải xác định đúng trọng điểm cần hỗ trợ, hỗ trợ đủ liều lượng và sử dụng hỗ trợ hiệu quả. Nên xã hội hoá và đa dạng hoá các nguồn lực hỗ trợ; có kiểm tra, giám sát chặt chẽ sát sao, đảm bảo hỗ trợ đến đúng đối tượng, nhất là có nghiệm thu, tiếp nhận từ chính người được thụ hưởng (nông dân và các địa phương).



Nên tập trung hỗ trợ cho phát triển hạ tầng kỹ thuật và thuỷ lợi, mở mang đường sá giao thông nông thôn; đào tạo và nâng cao dân trí, chuyển dịch lao động nông thôn; nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN (giống mới, kỹ thuật và công cụ mới, phương pháp canh tác mới); trợ cấp cho điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp; trợ cấp chi trả cho các chương trình môi trường để hỗ trợ cho vùng khó khăn, chi trả trực tiếp cho người sản xuất, trợ cấp chi phí tiếp thị, vận chuyển trong nước và quốc tế... Hỗ trợ để thu hẹp khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị thông qua các chương trình “điện đường trường trạm”...cũng cần được chú ý; hiện khoảng cách này ở nước ta đang có xu hướng gia tăng (xấp xỉ 2,6 lần so với Trung Quốc 3,6 lần).

Ngoài ra, hỗ trợ của Nhà nước cần xác định là chất xúc tác để kích thích và phát huy hiệu quả các khoản đầu tư của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp. Mặc dù nông nghiệp hiện còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế quốc dân và chiếm đa số dân cư, nhưng đầu tư của Nhà nước vào ngành này mới chiếm 14% tổng đầu tư Ngân sách. Đầu tư của DN FDI cũng còn khiêm tốn ở mức 10,6 % các dự án FDI và 6,5% tổng vốn đăng ký; hơn nữa, chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á, trong khi các cường quốc nông nghiệp như Mỹ, Úc, Canađa...vẫn vắng bóng312. Đầu tư cho KHCN ở ta còn quá thấp, chỉ chiếm 0,13% GDP của ngành, trong khi ở các nước là 4%313. Nếu phấn đấu cải thiện nâng dần tỷ lệ đầu tư này lên chí ít gấp rưỡi, gấp đôi sẽ rất có ý nghĩa với sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn.



NH÷NG BIÕN §æI X· HéI ë N¤NG TH¤N VIÖT NAM
DO QU¸ TR×NH CHUYÓN MôC §ÝCH Sö DôNG
§ÊT N¤NG NGHIÖP (QUA T×M HIÓU ë NINH B×NH)

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI



S Ngô Thị Phượng*


Đặt vấn đề

Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ do trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã chuyển một phần không nhỏ đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và đô thị mới… Thu hút đầu tư là vấn đề được hầu hết các tỉnh, thành phố quan tâm, thậm chí được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỉnh nào càng có nhiều dự án đầu tư thì diện tích đất nông nghiệp càng bị thu hẹp.

Ninh Bình là một tỉnh phía nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có đặc điểm tự nhiên hết sức đa dạng, vừa có vùng đồng bằng trồng lúa nước, vừa có vùng đồi núi để phát triển trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, lại vừa có vùng biển để nuôi trồng thủy hải sản. Ngoài ra, thiên nhiên còn ưu đãi cho Ninh Bình nhiều danh lam thắng cảnh gắn với các di tích lịch sử nổi tiếng - tiềm năng cho sự phát triển ngành du lịch. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Ninh Bình đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ từ một tỉnh thuần nông, nguồn thu chính của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, sang một tỉnh có cơ cấu kinh tế đa dạng, trong đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xây dựng, du lịch dịch vụ là mũi nhọn. Năm 1991, cơ cấu kinh tế (theo GDP) cho thấy, tỷ trọng, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 75,74%, công nghiệp - xây dựng chiếm 18,18%, dịch vụ chiếm 0,6%. Năm 2005, cơ cấu đó có sự chuyển dịch căn bản: công nghiệp - xây dựng chiếm 35,7 %; dịch vụ, du lịch 33,4%, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 30,9%. Mục tiêu đến năm 2010, cơ cấu kinh tế sẽ là: công nghiệp - xây dựng 48%; dịch vụ 35%; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 17% (1). Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ấy thì phần nhiều đất canh tác nông nghiệp đang bị thu hẹp để phục vụ cho các dự án khu công nghiệp và du lịch.

Quy hoạch các cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình

+ Cụm công nghiệp nam thị xã Ninh Bình + Cụm công nghiệp Ninh Khánh

+ Cụm công nghiệp Ninh Tiến + Cụm công nghiệp Thiên Tôn

+ Cụm công nghiệp Đồng Hướng + Cụm công nghiệp Bình Minh

+ Cụm công nghiệp Kim Chính + Cụm công nghiệp Gián Khẩu

+ Cụm công nghiệp Gia Sinh + Cụm công nghiệp Gia Vân

+ Cụm công nghiệp Đồng Phong + Cụm công nghiệp Khánh Nhạc

+ Cụm công nghiệp Khánh Cư + Cụm công nghiệp Mai Sơn

Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình

+ Khu công nghiệp Tam Điệp

+ Khu công nghiệp Ninh Phúc

Quy hoạch các khu du lịch đến 2010, định hướng đến 2015

Gồm 7 khu du lịch chính, 9 tuyến du lịch nội tỉnh, 10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế. Trong đó 7 khu du lịch chính gồm:



+ Khu Tam Cốc - Bích Động - Sinh thái Tràng An - Cố đô Hoa Lư

+ Khu trung tâm thành phố Ninh Bình

+ Khu Vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương

+ Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - Động Vân Trình - Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Chùa Địch Lộng - Động Hoa Lư

+ Khu thị xã Tam Điệp - Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn

+ Khu hồ Yên Thắng - Yên Đồng - Động Mã Tiên

+ Khu Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng biển Kim Sơn

Nguồn: www.ninhbinh.gov.vn

Từ năm 2003 đến 2006, chỉ tính riêng việc triển khai các khu du lịch, tỉnh đã giao cho Sở Du lịch Ninh Bình 10.688.407,1m2. Theo hướng phát triển hiện nay thì việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sẽ còn tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp theo, tức đất canh tác nông nghiệp sẽ còn thu hẹp nữa.

Hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đang kéo theo sự thay đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội nông thôn Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng. Những thay đổi này thể hiện ở hai phương diện: Thứ nhất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở Ninh Bình diễn ra theo hướng khai thác tiềm năng của địa phương, nhờ đó thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức thu ngân sách của tỉnh. Tốc độ tăng GDP trong giai đoạn 1996 - 2000 đạt bình quân 8,12%/năm, giai đoạn 2000 - 2005 đạt 11,9%/năm, năm 2006 đạt 12,6%. Thu ngân sách năm 1991 đạt 24,4 tỷ đồng, năm 2006 đạt 878 tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.140 tỷ và chỉ riêng 6 tháng năm 2008, ngân sách của tỉnh đã đạt 860 tỷ. Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng nông thôn (giao thông, nhà ở, hệ thống điện, thông tin,…) được đầu tư ngày càng hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu sống, sinh hoạt, vận chuyển hàng hoá, đi lại … của người dân. Phong trào cứng hoá đường giao thông nông thôn được đẩy mạnh. Đến nay, hầu hết các tuyến đường quốc lộ, đường liên huyện, liên xã được bê tông hoặc rải nhựa. Mạng lưới điện, thông tin liên lạc, trường học, trụ sở làm việc các cơ quan ban ngành, nhà ở của người dân đều được sửa chữa, xây mới khang trang hơn. Việc làm cho người lao động ngày càng đa dạng hoá: sản xuất nông nghiệp, các làng nghề truyền thống được khôi phục, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ du lịch. Nhờ vậy, nguồn thu của người dân cũng đa dạng và tăng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 1991 là 0,51 triệu đồng, năm 2006 đạt 6,42 triệu đồng, tăng 12,5 lần so với năm 1991; tính khép kín, cục bộ, địa phương ở nông thôn dần bị phá vỡ, giao lưu kinh tế, văn hoá ở nông thôn mở rộng. Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể. Thứ hai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng đang kéo theo nhiều vấn đề xã hội cấp bách: thiếu việc làm cho người lao động; tệ nạn xã hội gia tăng; những giá trị của văn hoá làng xã ngày càng mờ nhạt; ô nhiễm môi trường sống ở nông thôn; xuất hiện những mâu thuẫn giữa nhà đầu tư với người dân địa phương trong triển khai dự án…

Bài viết này, tập trung phân tích sâu hơn những vấn đề xã hội cấp bách nảy sinh trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất một số giải pháp khắc phục những vấn đề đó, góp phần đưa nông thôn Ninh Bình và Việt Nam phát triển bền vững.



1. Những vấn đề xã hội cấp bách ở nông thôn Việt Nam hiện nay

1.1. Thiếu việc làm cho người lao động

Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã đem lại sự đa dạng hoá việc làm, nguồn thu cho người lao động, nhưng tình trạng người lao động thiếu việc làm lại là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam. Bình quân mỗi ha đất thu hồi có khoảng 10 đến 13 người lao động bị mất việc làm, cần phải chuyển đổi nghề. Theo báo Hà Nội Mới ngày 15/4/2008, tổng diện tích đất trồng lúa cả nước năm 2005 là 5.165.277 ha, giai đoạn 2001 - 2005, tổng diện tích nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp trên 366.000 ha, bình quân 73.000 ha/năm (2). Như vậy, từ 2001 - 2005, ở Việt Nam có khoảng 4 triệu người lao động cần phải chuyển đổi nghề do bị thu hồi đất. Cộng với số dân tăng tự nhiên, mỗi năm tăng thêm khoảng 5 triệu lao động. Đối với Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng, trong quá trình thu hồi đất để chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng hàng ngàn người lao động thuần nông không đủ việc làm hoặc mất việc làm hoàn toàn.

Do không đủ việc làm, phần lớn thanh niên đến độ tuổi lao động đều đi ra ngoài kiếm sống, tình trạng ly nông kéo theo ly hương, cơ cấu dân số mất cân đối nghiêm trọng. Nhiều thôn, xóm, dân cư chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em. Bộ phận lao động cắm chốt ở quê hương đều có độ tuổi tương đối cao và chủ yếu là phụ nữ, khó có khả năng để học một nghề mới. Trong khi đó, việc triển khai đào tạo nghề cho người lao động còn chậm, chưa phù hợp với đối tượng lao động ở nông thôn, nên kém hiệu quả. Việc đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động ở nông thôn cũng gặp không ít khó khăn, bất cập. Trình độ văn hoá thanh niên thấp. Chất lượng các trung tâm, trường dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nên sau khi học nghề, các đối tượng này khó cạnh tranh khi đi tìm việc làm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển lao động trẻ (dưới 35 tuổi), lao động trên 35 tuổi rất khó tìm được việc làm, trừ khi họ là người nhà, họ hàng của chủ các doanh nghiệp tư nhân. Mặt khác, người nông dân Việt Nam, do đặc điểm của lối sống, xã hội ở nông thôn, vốn rất thụ động, chưa thích nghi ngay được với sự thay đổi này.

Thiếu việc làm ở nông thôn diễn ra qua hai hình thức. Một là, thiếu việc làm toàn phần (mất việc hoàn toàn) do toàn bộ đất canh tác bị thu hồi. Bộ phận này sau khi sử dụng phần lớn số tiền đền bù, buộc phải đi làm thuê từng ngày trên mảnh đất của chính mình



Hai là, không đủ việc làm hàng ngày do đất canh tác còn quá ít. Công việc trước kia của cả năm nay chỉ tập trung vào khoảng 2 tháng, còn lại là thời gian nhàn rỗi.

Thiếu việc làm là nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập thấp, không ổn định. Trong những năm mới chuyển đổi đất nông nghiệp, đời sống của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Nhưng đó là sự tăng lên giả tạo, không bền vững, do người dân nhận được số tiền đền bù, giải phóng mặt bằng. Ngân sách của tỉnh Ninh Bình tăng đột biến năm 2006, 2007, 2008 so với năm 1991 cũng chính từ việc này. Tiền đền bù giải phóng mặt bằng người dân chỉ nhận một lần, nhưng các thế hệ con cháu lại tiếp nối đời này qua đời khác. Nguy cơ tái đói nghèo không còn là chuyện xa lạ cũng không phải là của thế hệ sau mà của chính ngày hôm nay. Đó là chuyện của một tỉnh, một địa phương.

Nhìn rộng hơn ra cả nước và trên toàn cầu, thì ruộng đất nông nghiệp bị thu hẹp là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực và sự phát triển không bền vững của xã hội. Thời gian gần đây, dường như cả thế giới đang nóng lên bởi tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa cung - cầu lương thực. Sự biến đổi khí hậu diễn ra bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, mất mùa triền miên, trong khi đó, nhiều sản phẩm lương thực được sử dụng thay thế cho các nguồn năng lượng khác (phát triển năng lượng sinh học). Tập quán ăn uống của người dân thay đổi, mức tiêu thụ dầu thực vật tăng cao. Ruộng đất nông nghiệp bị thu hẹp ở hầu hết các quốc gia do công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giá lương thực trên thế giới liên tục tăng cao. Nhiều nước đã quay ra bảo tồn quỹ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực. Thực tế là, đất nông nghiệp có thể chuyển sang đất phi nông nghiệp (xây khu đô thị, khu công nhiệp, khu chế xuất…), nhưng đất đã đô thị hoá, đã xây khu công nghiệp… thì vĩnh viễn không bao giờ có thể chuyển sang đất nông nghiệp được nữa. Đây là một cảnh báo đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Với tốc độ tăng dân số hiện nay (dự kiến dân số thế giới năm 2050 sẽ là 9,2 tỷ, còn Việt Nam từ 2000 đến 2007, dân số tăng từ 79 triệu tới 84 triệu), dân số cũng là một áp lực lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu.

1.2. Tệ nạn xã hội gia tăng

Trước đây, đời sống xã hội nông thôn rất thanh bình, an toàn. Nông thôn thường là nơi mà người dân thành thị trở về để tìm kiếm sự thanh thản, an lành. Người dân nông thôn thật xa lạ với các tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, HIV/AIDS, mại dâm… Giờ đây, những chuyện đó lại trở thành khá phổ biến ở nông thôn. Có những thôn quê, 100% thanh niên nghiện hút, cờ bạc. Hình ảnh cha mẹ già, tóc bạc trắng phải dùng chút sức lực còn lại để chăm sóc những đứa con trẻ chờ chết vì nhiễm HIV và cả những đứa cháu mang mầm bệnh, không còn là hiếm ở nông thôn. Từ con ông chủ tịch xã cho đến con nhà dân thường, từ con gia đình giàu có cho đến nghèo xác xơ đều có thể chết vì nghiện hút hay HIV. Một màu xám bao phủ lên cuộc sống sôi động với tiện nghi ngày càng hiện đại ở thôn quê.

Theo số liệu điều tra về tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở huyện Gia Viễn những năm gần đây cho thấy, số vụ tội phạm, tệ nạn xã hội ở các xã tăng nhanh, tập trung nhiều ở các xã có khu công nghiệp, khu du lịch như xã Gia Tân, Gia Hưng, Gia Thanh (gần khu công nghiệp Gián Khẩu), xã Gia Sinh (khu du lịch chùa Bái Đính). Điều đó cũng hoàn toàn đúng khi xem xét tình hình tệ nạn xã hội trên toàn tỉnh Ninh Bình. Thứ tự các địa bàn có nhiều tệ nạn xã hội gắn liền với thứ tự địa bàn có nhiều dự án khu công nghiệp, khu du lịch

1. Thành phố Ninh Bình

2. Thị xã Tam Điệp

3. Huyện Hoa Lư

4. Huyện Nho Quan

5. Huyện Gia Viễn

6. Huyện Yên Khánh

7. Huyện Yên Mô

Tệ nạn xã hội ở nông thôn gia tăng có nhiều nguyên nhân.

Một là, thiếu việc làm, thanh niên buộc phải ra ngoài làm ăn. Xu hướng của những năm gần đây là thanh niên nông thôn đổ xô tới các khu công nghiệp, khu chế xuất, ra thành thị tìm việc làm, kiếm vốn làm ăn lâu dài. Xa nhà, tự do, lại ở trong môi trường xã hội đầy rẫy cám dỗ, tệ nạn xã hội. Trẻ tuổi ham cái mới, mạo hiểm, chẳng mấy thanh niên trở về với cái vẻ chân chất ban đầu và cái số vốn như lúc mới ra đi mong mỏi, hy vọng. Có thanh niên chỉ sau 5 năm đã trở về với cái xác không hồn và bệnh tật và họ chính là mầm mống cho bệnh tật, nghiện hút… ở nông thôn.

Hai là, do có tiền đền bù, cũng có nhà trở thành tỷ phú sau chỉ một đêm (đối với nông thôn, đây là điều mà trước đây người nông dân chỉ dám mơ), nhiều người ăn chơi, hưởng thụ như để trả thù cho cái nghèo truyền đời của nông thôn. Ăn chơi, rồi trở thành xa đoạ lúc nào không hay. Thế là người giàu, vì tiêu tiền mà mắc tệ nạn xã hội, người nghèo vì kiếm tiền cũng không thoát khỏi tệ nạn xã hội. Cái vòng luẩn quẩn này cứ bám riết lấy người dân vốn văn hoá còn thấp.

Ba là, nhàn cư vi thành ra bất thiện. Công việc đồng áng bây giờ không còn là nỗi vất vả của nhà nông. Thời gian nhàn rỗi sinh ra cờ bạc, rượu chè, rồi cũng thành thói quen khó sửa của nhiều người.

Bốn là, “không gian” làng đã mở rộng, do phát triển kinh tế thị trường, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nông thôn và thành thị diễn ra mạnh mẽ. Sự giao lưu này kéo theo sự du nhập những tệ nạn xã hội, không chỉ cần đến những thanh niên đi làm ăn xa, cũng không cần đến việc người dân có tiền đền bù hay không…

Năm là, địa bàn có các khu công nghiệp, khu du lịch thường là nơi có nhiều nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ, quán karaoke, tiệm cắt tóc, gội đầu… Đó cũng chính là những tụ điểm nảy sinh tệ nạn xã hội.

1.3. Những giá trị của văn hoá làng xã ngày càng mờ nhạt

Văn hoá làng. Đó là thứ rất xa xôi nhưng cũng lại rất gần gũi. Xa xôi đến mức mà cho đến nay chưa thể có sự định danh đầy đủ về nó. Gần gũi đến mức thấm vào máu thịt của những con người sinh ra và lớn lên ở quê. Nếu không có nó người ta sẽ cảm thấy cuộc sống thật tẻ nhạt, vô vị. Hình như nó là sức mạnh mà mỗi người con của quê hương, càng trưởng thành (dù tha phương khắp mọi nơi, với cuộc sống giàu sang, hoa lệ) lại càng khao khát quay trở về làng. Nó làm cho người ta hạnh phúc bởi có một làng quê và nó cũng làm cho người ta sợ hãi nếu mất đi cái làng quê ấy.

Đã có rất nhiều nhà khoa học, công trình nghiên cứu về văn hoá làng và lý giải về nó ở nhiều cách nhìn khác nhau. Có thể nhận biết văn hoá làng ở hai phương diện: văn hoá vật thể và phi vật thể. Những biểu tượng của văn hoá vật thể là: cây đa, đình làng, chợ làng, cổng làng, con đường làng, con đê làng, kiến trúc làng, con đò, bến nước … Trong đó, phải kể đến biểu tượng tiêu biểu: “cây đa, bến nước”. Cây đa là biểu tượng cho sức sống dẻo dai, mãnh liệt, trí tuệ phong phú và tâm linh của con người nông thôn. Cây đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thanh niên hẹn hò, người lao động mệt nhọc ngồi nghỉ sau giờ làm việc trước khi về nhà. Dù mệt mỏi đến mấy, nhưng về đến cây đa làng, xuống bến nước rửa chân tay, ngồi dưới bóng cây đa, dường như mọi vất vả đều tan biến. Cây đa cũng là biểu tượng hết sức linh thiêng, nó được coi là nơi hội tụ các thần linh, “cây thị có ma, cây đa có thần”. Chợ làng - ngoài ý nghĩa là nơi trao đổi mua bán, chợ làng còn là nơi để thăm hỏi lẫn nhau, mời gọi, nói chuyện con trâu cái cày, chuyện ruộng vườn, nhà cửa, con cái…, là nơi hẹn hò, gặp gỡ giữa người ở làng này với làng khác, thay cho điện thoại, internet hiện nay. Đi chợ làng của người thôn quê mang thật nhiều ý nghĩa. Cho đến tận bây giờ, khi các phương tiện thông tin liên lạc đã thuận lợi cho sự giao tiếp, nhưng những người con xa quê, mỗi khi trở về đều vẫn muốn đi chợ làng, không phải để mua bán, mà là để được tắm mình trong cái ồn ã đậm đà tình làng, nghĩa xóm …

Còn biểu tượng cho văn hoá phi vật thể là lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, là tình thương yêu đùm bọc xóm giềng, là lối sống “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, là cái cách quan tâm lẫn nhau của người quê, đến mức, có lúc cảm thấy bực mình, nhưng thiếu nó thì cuộc sống trở nên trống trải không thể chịu nổi, là mùi khói rơm thơm nồng khi buổi chiều về, là niềm vui trên cánh đồng làng làm mọi người đều quên đi cái nắng gắt chói chang của mùa hè, cái giá buốt cắt da cắt thịt của mùa đông… Tất cả những cái đó tạo nên “tính cộng đồng”, “tình làng”. Những biểu tượng vật thể và phi vật thể ấy hoà quyện với nhau, tạo nên cốt cách làng Việt Nam, mà có người đã gọi là “hồn vía làng quê”. Hồn vía này ta khó có thể nắm bắt được hết và cũng không thể xa rời nó được.

Tất cả những biểu tượng của văn hoá làng, cốt cách làng giờ đây đang dần bị phai mờ (không phải là đã mất hết). Không phải bởi vì làng ngày nay, không còn cây đa, bến nước, sân đình mà vì tình làng, nghĩa xóm không còn thuần tuý là tình yêu thương con người mà đã bị tác động bởi nhiều thứ khác mạnh hơn: tiền bạc, địa vị, giàu sang… Chủ nghĩa thực dụng, thói ích kỷ đã bắt đầu xâm chiếm lòng người thôn quê. Người ta có thể chém giết nhau, anh em, họ hàng dễ dàng từ bỏ nhau chỉ vì vài centimet đất. Những bức tường bê tông thay thế cho hàng rào dâm bụt hay cái dậu mùng tơi để định vị lãnh thổ của mỗi gia đình đã ngăn cách luôn cả tình người nông thôn ngày nay... Đây là hiện tượng khá phổ biến ở thôn quê Việt Nam, nhất là nơi có dự án xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp …. Ở đâu càng đô thị hoá nhanh, thì văn hoá làng cũng càng nhanh biến mất khỏi đời sống người dân. Điều này gần như trở thành vấn đề mang tính quy luật trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Làng quê Ninh Bình hiện nay, quá trình chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa phải đã hoàn toàn là như vậy, nhưng cũng không thể nói là không có. Điều này, không phải người dân nơi đây có ý thức giữ gìn văn hoá làng và cũng không hẳn các nhà quản lý, các nhà đầu tư đã sớm có chiến lược giữ gìn văn hoá làng mà quá trình triển khai các dự án khu công nghiệp, khu du lịch mới chỉ bắt đầu. Sự xáo trộn trong cuộc sống của nông thôn Ninh Bình mới chỉ thực sự rõ nét về kinh tế, còn mờ nhạt về văn hoá. Nhưng như vậy không có nghĩa là nó sẽ không xảy ra nếu như không quan tâm đến chiến lược phát triển văn hoá gắn với kinh tế.



1.4. Ô nhiễm môi trường sống nông thôn

Hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang triển khai các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, du lịch, sân golf cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống ở nông thôn. Các loại hình của ô nhiễm gồm ô nhiễm môi trường tự nhiên: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường văn hoá, xã hội.



Ô nhiễm môi trường tự nhiên có nhiều nguyên nhân: khí thải, chất thải, nước thải, rác thải… từ các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại; sử dụng phân bón hoá học, phân hữu cơ trong, thuốc bảo vệ thực vật nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng; hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng kém chất lượng chủ yếu tiêu thụ ở nông thôn … hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường t nhiên là sức khoẻ cộng đồng đang bị đe doạ, tuổi thọ của người dân giảm, suy dinh dưỡng ở trẻ em, bệnh nan y xuất hiện ngày càng nhiều (làng ung thư), dịch bệnh…

Ô nhiễm môi trường văn hoá, xã hội, biểu hiện ở sự gia tăng tệ nạn xã hội, văn hoá ăn mặc của thế hệ thanh niên có xu hướng lai căng, giao tiếp ứng xử trong gia đình, ngoài thôn xóm thiếu văn minh. Nhiều sản phẩm văn hoá độc hại, rẻ tiền như sách, báo, băng đĩa lậu có nội dung không lành mạnh du nhập vào mọi ngõ ngách nông thôn bằng nhiều con đường khác nhau. Đại đa số người dân nông thôn có trình độ dân trí, văn hoá còn thấp, phương tiện thông tin ngày càng đa dạng, giao lưu hàng hoá thuận tiện là nguyên nhân chính cho sự du nhập sản phẩm văn hoá không lành mạnh. Thường thì con người phải học, thậm chí phải học đến khổ sở mới tiếp thu được cái văn hoá, còn cái phản văn hoá thì không phải học, không phải rèn, nó cứ ám vào con người ta một cách hết sức tự nhiên. Cho nên, cái phản văn hoá đến với đời sống nông thôn nhanh hơn, làm hủy hoại môi trường văn hoá, xã hội nông thôn.

Ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam hiện nay không còn là một nguy cơ mà là một thực tế bức xúc làm đau đầu các nhà quản lý và các nhà khoa học. Vì vậy, có người đã ví nông thôn hiện nay như một thùng “rác đẹp”. Ninh Bình, với nhiều dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu du lịch, đã, đang được xây dựng và bước đầu đưa vào sử dụng. Chỉ tính riêng ở các khu du lịch, hàng năm lượng khách trong nước và quốc tế tăng lên nhanh chóng. Năm 2006, lượng khách du lịch đạt 1,3 triệu lượt, tăng 25% so với năm 2005(3). Trong những năm tới, một số khu du lịch được đưa vào khai thác, lượng khách sẽ còn tăng lên rất nhiều. Định hướng đến năm 2010 của Sở Du lịch Ninh Bình là sẽ có khả năng đón 3 - 4 triệu lượt khách. Như vậy, lượng rác thải hàng ngày từ khách du lịch ở đây sẽ không nhỏ.

Cùng với rác thải từ khách du lịch, còn có một số dự án sân golf đang chuẩn bị xây dựng. Nguy cơ ô nhiễm nước từ sân golf cũng rất lớn. Theo Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam: Trên mỗi ha sân golf, người ta phải sử dụng lượng hoá chất trung bình lớn gấp 3 lần số hoá chất cho một khu canh tác nông nghiệp bình thường, tức là khoảng 1,5 tấn/ha mỗi năm. Trung bình một sân golf 36 lỗ mỗi ngày tốn tới 10.000m3 nước để tưới cỏ, tương đương lượng nước sinh hoạt cho 2.000 gia đình. Ở nhiều nơi, chính những người làm việc tại sân golf đã không dám dùng nguồn nước ngầm tại chỗ vì bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trên thế giới, ngày 29/4 hàng năm được chọn làm ngày Thế giới không có golf.

Trong khi đó người dân nông thôn Ninh Bình hiện nay chủ yếu chưa được cung cấp nước sạch, sinh hoạt hàng ngày vẫn bằng nguồn nước giếng khoan dưới lòng đất.

Hiện nay, người dân nông thôn, đặc biệt ở Ninh Bình, hầu như chưa được trang bị, tuyên truyền để đối phó với vấn đề ô nhiễm môi trường sống. Do vậy, ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình còn rất hạn chế. Các dự án triển khai khu du lịch cũng đề cập tới nhưng chưa thực sự coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sống nông thôn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống bền vững của người dân nơi đây mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của ngành du lịch Ninh Bình. Trong khi đó, phát triển du lịch được xem là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.



1.5. Mâu thuẫn giữa người dân địa phương với các nhà đầu tư trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Hiện nay, hầu hết ở các vùng nông thôn Việt Nam và ở Ninh Bình, quá trình thu hồi đất để triển khai các dự án khu công nghiệp, khu du lịch gặp không ít những khó khăn từ phía người dân. Tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai kéo dài, người dân ngăn cản các nhà đầu tư, tố cáo về bồi thường giải phóng mặt bằng có xu hướng gia tăng (những năm gần đây, tổng số đơn thư, khiếu nại, tố cáo ở mọi cấp trên phạm vi cả nước, chủ yếu là về đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng). Mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương với nhân dân, giữa các nhà đầu tư với nhân dân… đã cản trở không nhỏ đến tiến độ triển khai các dự án và cũng gây tâm lý bất bình đối với người dân. Điều này có nhiều nguyên nhân:



Một là, mức đền bù đất nông nghiệp quá thấp so với giá trị sử dụng của nó (34.000đ/1m2 loại đất 2 lúa). Thực tế, đối với người nông dân, ruộng đất là tư liệu quan trọng nhất, là tài sản vô giá mà họ được sử dụng. Chính cái tư liệu sản xuất này, mặc dù hàng năm không đem lại giá trị kinh tế cao nhưng lại đã nuôi sống bao con người từ đời này qua đời khác, đã đem lại cuộc sống ổn định cho họ. Nhưng khi chuyển đổi mục đích, họ nhận lại giá trị của miếng đất ấy chỉ một lần duy nhất, sau đó nếu may mắn họ có thể được làm thuê trên chính mảnh đất ấy. Người nông dân đã chứng kiến nhà đầu tư bán lại cho mình (không phải là cho tất cả ai muốn mua và nếu như vậy họ cũng không thể mua được) với giá quá cao so với giá đền bù. Cuộc sống của con người cứ tiếp diễn, đời này đến đời khác. Tâm lý mất ruộng, mất cái quyền làm chủ mà bao đời nay họ được hưởng tạo nên sự hoang mang, lo lắng cho hiện tại và tương lai và cả sự bất bình nhất định.

Hai là, một số việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng để trục lợi cá nhân, tham nhũng: đầu cơ đất, sách nhiễu dân (đa số người nông dân không hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước), một bộ phận cán bộ địa phương cùng với các nhà đầu tư gây sức ép với dân. Có tình trạng, khi giải quyết đền bù chưa xong, chưa có sự thống nhất thỏa đáng với dân, nhưng nhà đầu tư vẫn tiến hành giải phóng mặt bằng, trong khi chính quyền địa phương không có sự can thiệp kịp thời, gây bức xúc đến tâm lý người dân. Lối sống của một số cán bộ có biểu hiện lãng phí, xa hoa, phô trương, hình thức, không phù hợp với nếp sống vốn giản dị, tiết kiệm của người nông dân Việt Nam. Sự cách biệt giữa cuộc sống của người dân với bộ phận cán bộ tha hoá này có nguy cơ thành sự phân tầng, phân hoá xã hội rõ nét.

Ba là, trước khi triển khai dự án, người dân địa phương không được biết rõ chính xác quy hoạch tổng thể của dự án, nên rất khó chủ động trong việc tìm hướng đi mới cho cuộc sống của mình. Thậm chí ngay cả chính quyền địa phương cũng không được rõ về điều này, để có kế hoạch chuyển đổi nghề cho dân.

Bốn là, thái độ của chính nhà đầu tư đối với dân địa phương, nhất là sau khi đã đền bù giải phóng mặt bằng. Phải thống nhất một điều rằng dù là người dân địa phương trước đây, hay bây giờ là chủ đầu tư có quyền sử dụng đất, nhưng đất đó lúc nào cũng thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đã có biểu hiện như “địa chủ hiện đại”, người dân cảm thấy bị “tước đoạt một cách hợp pháp” tư liệu sản xuất đã gắn bó hàng ngàn năm nay với họ. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” dường như trở thành xa lạ… Những nguyên nhân trên làm cho lòng dân không yên, suy giảm niềm tin đối với chủ trương của Đảng, Nhà nước. Môi trường chính trị - xã hội nông thôn nhiều nơi không ổn định. Đây không phải là trường hợp riêng của Ninh Bình mà là của nhiều tỉnh, thành phố khác, như Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình…

Trên đây là một số vấn đề xã hội rất bức xúc, nảy sinh trong quá trình triển khai chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở nông thôn Ninh Bình và cũng là những vấn đề phổ biến của nhiều vùng nông thôn Việt Nam khác hiện nay. Như vậy, thực chất sự phát triển của nông thôn hiện nay đang bộc lộ ngày càng rõ tính không bền vững. Tăng trưởng kinh tế chưa đi liền với tiến bộ xã hội, an ninh lương thực bị đe doạ, cuộc sống của con người kém an toàn… Những vấn đề đó đòi hỏi các nhà đầu tư, chính quyền địa phương và Nhà nước cần có sự phối kết hợp, có một chiến lược lâu dài để đảm bảo việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vừa đạt mục tiêu kinh tế vừa đạt mục tiêu văn hoá xã hội, tức đảm bảo sự phát triển toàn diện, tiến bộ, bền vững của nông thôn Việt Nam.



2. Các giải pháp cơ bản khắc phục những vấn đề xã hội cấp bách ở nông thôn Việt Nam hiện nay

2.1. Giải quyết đúng đắn, hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích của nhân dân địa phương với nhà đầu tư

Lợi ích là động lực cho sự phát triển. Đảm bảo lợi ích của nhân dân là mục đích cao nhất cũng là lý tưởng của Đảng ta. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng cũng là thực hiện lợi ích của nhân dân. Chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là ở nước ta hiện nay cũng như ở Ninh Bình nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh, nguồn lực để vừa phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đóng góp vào sự phát triển của đất nước vừa thực hiện mục tiêu dân giàu. Có thể nói đó là chủ trương đúng đắn, đã được sự đồng thuận của xã hội, sự ủng hộ của hầu hết nhân dân địa phương. Nhìn chung, tâm lý của người dân phấn khởi, tin tưởng và tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, trong triển khai dự án lại xuất hiện những mâu thuẫn, có nơi trở thành gay gắt, biểu hiện bằng tình trạng khiếu kiện kéo dài của nhân dân nhiều địa phương. Tâm lý, tư tưởng của một bộ phận nhân dân chưa yên tâm, cản trở không nhỏ tới thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Để khắc phục tình trạng này, trước hết, chính quyền địa phương cùng với các tổ chức đoàn thể phải tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về mục đích chuyển đổi đất nông nghiệp. Phân tích chỉ cho người dân thấy rõ được lợi ích của mình trong lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích lâu dài và trước mắt trong thực hiện chủ trương đó. Chỉ khi tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất. Ở đây, tâm lý, tư tưởng của người dân chưa thông, rõ ràng việc triển khai thực hiện sẽ không thể đạt hiệu quả cao.

Th hai, phổ biến mọi chế độ, chính sách liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, đồng thời thực hiện đúng, đầy đủ, công khai chế độ, chính sách đó để đảm bảo lợi ích của người dân, nhà đầu tư và lợi ích của xã hội. Định mức đền bù ruộng đất, giải phóng mặt bằng cần có sự điều chỉnh theo thị trường. Bởi vì sau khi chuyển đổi, nhà đầu tư kinh doanh trên thị trường, tức là hưởng lợi theo thị trường, vậy đương nhiên, việc đền bù cũng phải có sự điều tiết theo sự biến động của thị trường.

Thứ ba, các nhà đầu tư cần công khai, minh bạch trước nhân dân quy hoạch của dự án, cả những thay đổi, điều chỉnh dự án trong quá trình triển khai. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người dân chủ động, tích cực trong việc chuyển đổi nghề nghiệp của mình, thể hiện quan điểm tôn trọng dân, tin dân… Đồng thời, qua đó tăng cường sự giám sát xã hội đối với nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án (thực tế có hiện tượng các nhà đầu tư lợi dụng chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, kinh doanh bất động sản).

Thứ tư, công khai hoá các nguồn thu chi của chính quyền địa phương, đặc biệt những nguồn thu chi liên quan đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Để tránh tình trạng cán bộ địa phương lạm dụng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trục lợi cá nhân, tránh sự nghi ngờ, hiểu lầm không đáng có giữa nhân dân và chính quyền địa phương.

2.2. Đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất vừa căn cứ vào từng đối tượng cụ thể vừa bám sát cơ cấu kinh tế của địa phương

Vấn đề bức xúc và cấp thiết nhất hiện nay là việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Để giải quyết việc làm thì điều quan trọng nhất là đào tạo để chuyển đổi nghề cho nông dân. Tuy nhiên, việc làm này không hề đơn giản. Đối tượng thiếu việc làm thường ở hai lứa tuổi. Thanh niên (dưới 35 tuổi) và trung niên trở lên (35 tuổi trở lên). Nhưng đối tượng chính lại là lứa tuổi trung niên và phụ nữ, bởi vì thanh niên thường năng động, dễ nắm bắt cái mới và xu hướng chính những năm gần đây của thanh niên nông thôn là đi ra thành thị, xuất khẩu lao động, hoặc tới các khu công nghiệp, khu chế xuất kiếm việc làm. Lao động phụ nữ ở nông thôn, từ 35 tuổi trở lên thường là người chịu trách nhiệm chính trong gia đình. Đặc điểm lứa tuổi này không dễ dàng để học một nghề mới, với yêu cầu tương đối cao về trí tuệ và sự năng động để có thể vào làm việc ở các khu công nghiệp hiện nay. Do vậy, giải pháp khả thi nhất là chính quyền địa phương kết hợp với các nhà đầu tư, sắp xếp bố trí cho họ những công việc thuộc loại hình dịch vụ giản đơn. Mặt khác, phải tuyên truyền để người dân có cách nhìn nhận mới về việc làm, xoá bỏ tư duy theo kiểu ở nông thôn thì làm ruộng mới là có việc làm.

Với đối tượng thanh niên, cần được đào tạo nghề lâu dài, phù hợp với đối tượng tuyển chọn của các nhà đầu tư để thu hút họ vào làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương, các làng nghề truyền thống, tức giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên. Khắc phục dần tình trạng “ly nông” kéo theo “ly hương” đối với thanh niên. Đây là hướng trọng điểm trong giải quyết việc làm ở Ninh Bình. Đào tạo nghề phải gắn với cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương: Công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ du lịch và gắn với yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng lĩnh vực. Có như vậy, đào tạo nghề mới giải quyết được việc làm cho người lao động. Tránh tình trạng, các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên như nấm ở địa phương, mở ra bao nhiêu khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, nhưng rốt cuộc chẳng có mấy người dân địa phương vào làm việc ở đó được, vì không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

Giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là giải quyết việc làm tại chỗ, là mấu chốt của việc xoá đói, giảm nghèo bền vững ở nông thôn, tạo mức thu nhập ổn định, đời sống được nâng cao, đồng thời ngăn chặn nguy cơ tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển ở nông thôn.



2.3. Quy hoạch và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp

Đối với Ninh Bình, quy hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp, khu công nghiệp, khu du lịch hiện nay là tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, địa hình ở đây. Quy hoạch đó vừa khai thác được thế mạnh vừa khắc phục được hạn chế của tỉnh. Đất trồng lúa ở Ninh Bình không nhiều và cũng không thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp, vì đây là vùng chiêm trũng, “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” (Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh…). Ngoài đất trồng lúa, phần không nhỏ là diện tích đất đồi núi, bán sơn địa (Nho Quan, Gia Viễn, Tam Điệp), phù hợp với cây công nghiệp, hoa màu và một phần là diện tích ven biển (Kim Sơn, Phát Diệm), phù hợp với nuôi trồng thủy sản, trồng cói… Trồng lúa, hay cây công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản những năm trước đây đều cho năng suất rất thấp và Ninh Bình là một tỉnh rất nghèo, đời sống của người dân hết sức khó khăn. Xét ở tầm vi mô, thì việc chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp không ảnh hưởng đến an toàn lương thực của nhân dân trong tỉnh.

Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô, Nhà nước lại rất cần đến một kế hoạch bảo vệ quỹ đất nông nghiệp. Bởi đặc điểm của các địa phương khác không hoàn toàn giống với Ninh Bình. Chẳng hạn, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương… (miền Bắc), các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là những địa phương rất thuận lợi cho sản xuất lương thực. Thực tế hiện nay, an ninh lương thực toàn cầu đang bị đe doạ. Bài học từ các nước phát triển cho thấy công nghiệp hoá phải đi đôi với an toàn lương thực. Việt Nam là một nước nông nghiệp, vấn đề an ninh lương thực chưa bị đe doạ, nhưng với xu hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh như hiện nay, thì quỹ đất nông nghiệp cũng không thể đảm bảo nhu cầu của người dân trong tương lai (nhiều nghiên cứu cho thấy dân số Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 120 triệu mới ổn định). Mặt khác, thế giới đang trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cung - cầu lương thực. Đây chính là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh nguồn cung, xuất khẩu và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Biện pháp đầu tiên để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là phải bảo vệ quỹ đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bảo vệ quỹ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cũng đã được Chính phủ quan tâm, trong đó yêu cầu đặt ra trước tiên là đảm bảo diện tích trồng lúa. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn thiếu bản quy hoạch cụ thể về đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Do vậy, trong triển khai thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhiều địa phương vẫn không chú ý đến điều đó vì lợi ích trước mắt mà nó đem đến rất lớn. Ngân sách địa phương tăng nhiều lần nhờ nguồn thuế, thu nhập người dân tăng lên nhờ tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Các nhà đầu tư khi xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đều muốn vị trí thuận lợi về giao thông, thị trường. Vị trí đó lại thường là phần đất trồng lúa và trong lúc được trải thảm đỏ đón tiếp thì đương nhiên họ không dễ để từ chối. Vì vậy, tốc độ mất đất trồng lúa ở nước ta diễn ra rất nhanh trong những năm qua.

Để khắc phục điều này, Chính phủ cần có quy hoạch cụ thể về quỹ đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước

Trên cơ sở quy hoạch đó, các địa phương xây dựng kế hoạch để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá tuỳ theo tiềm năng, thế mạnh của mình. Như vậy, vừa đảm bảo mục đích phát triển kinh tế - xã hội địa phương vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên cả nước hiện nay và tương lai.



2.4. Bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá ở nông thôn đi liền với quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Một điều đã không cần phải bàn cãi nhiều nữa đó là thảm hoạ ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề, khu du lịch và cũng không cần phải tranh luận đến tác động tàn phá của ô nhiễm môi trường đến sinh mạng từng con người, cộng đồng và toàn xã hội. Phòng và chống ô nhiễm môi trường gắn liền với công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều tối cần thiết hiện nay không chỉ đối với Ninh Bình mà đối với mọi khu vực trên lãnh thổ Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, phòng và chống như thế nào để có hiệu quả?



Trước hết, ngay khi xây dựng và duyệt các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất hay khu du lịch, các nhà đầu tư và chính quyền địa phương đều đã phải tính đến nguy cơ ô nhiễm môi trường để chủ động xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi các khu công nghiệp, du lịch…đi vào hoạt động. Cần có sự tư vấn, thẩm định, giám sát của các nhà khoa học vào quá trình này.

Hai là, trong quá trình triển khai xây dựng và ngay khi đưa vào hoạt động, cần giám sát theo dõi khả năng ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp, khu du lịch …. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các nhà đầu tư mà là nhiệm vụ chung của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương. Đồng thời, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể đó trong bảo vệ môi trường.

Ba là, xây dựng quy chế bảo vệ môi trường cấp chính quyền cơ sở. Trong đó, đề cao vai trò giám sát, kiểm tra của cộng đồng dân cư địa phương đối với các hành vi vi phạm môi trường. Thực tế, có nhiều địa phương, các hoạt động bảo vệ môi trường được đưa vào hương ước của thôn, xóm, lấy đó làm cơ sở điều tiết hành vi của con người, việc bảo vệ môi trường sống đã đạt hiệu quả rất cao.

Bốn là, tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về nguy cơ ô nhiễm môi trường. Bởi vì, chỉ khi người dân tự giác và có sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương thì bảo vệ môi trường mới có hiệu quả.

Cùng với bảo vệ môi trường là tăng cường giữ gìn giá trị của văn hoá làng đi liền với phát triển kinh tế nông thôn. Để đảm bảo phát triển toàn diện nông thôn Việt Nam và sự phát triển kinh tế bền vững thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn không thể không chú ý đến giữ gìn giá trị văn hoá làng Việt Nam. Chính giá trị văn hoá ấy đã tạo nên sức sống mãnh liệt trong bản thân mỗi con người, cộng đồng người. Đối với mảnh đất Ninh Bình, điều này đã quá rõ. Những giá trị văn hoá làng xã qua các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh là tiềm năng cho sự phát triển du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh những năm qua. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục có chiến lược lâu dài để giữ gìn và tôn tạo thì những giá trị đó có thể sẽ dễ dàng bị che khuất đi bởi những yếu tố văn hoá và phản văn hoá hiện đại trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá quá nhanh như hiện nay. Điều này cũng rất cần thiết đối với các vùng nông thôn khác của Việt Nam.

Giữ gìn giá trị văn hoá làng cần bắt đầu từ chính những người dân làng. Họ là chủ thể sáng tạo, truyền tải và hưởng thụ trực tiếp những giá trị đó. Họ cũng là người hiểu sâu sắc nhất ý nghĩa bền vững của văn hoá làng.

Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “làng văn hoá”, “gia đình văn hoá” để mỗi “gia đình văn hoá”, “làng văn hoá” phải thực sự có văn hoá, ở đó văn hoá truyền thống không bị tha hoá hoặc mất đi hoàn toàn.

Tận dụng tối đa các phương tiện thông tin hiện đại: truyền hình, phát thanh… và các hoạt động văn hoá, nghệ thuật để truyền bá, giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống. …

Trên đây là một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hiện nay. Những giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ và phải có sự tham gia của nhiều chủ thể: các nhà đầu tư, chính quyền và nhân dân địa phương. Có như vậy, việc giải quyết những vấn đề xã hội trên mới đạt hiệu quả thiết thực.



Kết luận

Chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đã đi được một chặng đường không phải là ngắn, đã có thực tiễn để kiểm nghiệm đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi quá trình chuyển đổi này đã đem lại nhiều ích lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại xuất hiện không ít những vấn đề xã hội bức xúc, cho thấy sự phát triển kinh tế - xã hội ở đây thực sự chưa ổn định, bền vững nếu không muốn nói đó là sự phát triển còn mang tính giả tạo. Do vậy, để đạt mục tiêu phát triển toàn diện nông thôn Việt Nam theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới hiện đại, phát triển, cần có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân địa phương để giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc đó.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Ninh Bình (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, 140 trang.

  2. Thế Dũng, “Quỹ đất trồng lúa ngày mai sẽ ra sao”, Báo Hà Nội Mới, số ra ngày 15/4/2008, 16/4/2008, 17/4/2008.

  3. http//:www. ninhbinh.gov.vn.

  4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 201 trang.

  5. Nguyễn Tiệp (2008), “Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp”, Cộng sản (786), tháng 4, tr.72 - 75.
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương