PHÁc thảo tình hình sản xuất nông nghiệP…



tải về 9.17 Mb.
trang19/26
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích9.17 Mb.
#37785
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   26



VAI TRß CñA “DOANH NH¢N N¤NG TH¤N”
T



KYÛ YE¸U HOÄI THAÛO QUO¸C TE¸ VIEÄT NAM HOC LAµN THï BA

TIEÅU BAN NO¢NG THO¢N, NO¢NG NGHIEÄP VIEÄT NAM HIEÄN AI







RONG Sù PH¸T TRIÓN CñA N¤NG TH¤N
§åNG B»NG S¤NG HåNG: KINH NGHIÖM
CñA CôM KHOAI T¢Y ë HUYÖN QUÕ Vâ TØNH B¾C NINH

N



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





CS Shitara Sumiko*


Đặt vấn đề

Trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, chúng ta có thể thấy các hình thức tổ chức kinh tế đa dạng đã xuất hiện tại nông thôn, thí dụ như là hợp tác xã kiểu mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ và trang trại gia đình. Bài viết này nhằm mục đích xem xét vai trò của doanh nhân nông thôn trong sự phát triển nông thôn Đồng bằng sông Hồng hiện nay thông qua cuộc khảo sát về quá trình hình thành của cụm khoai tây ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Từ những năm 1990 đến những năm 2000, khoai tây đã được sản xuất phổ biến và đại trà tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Quế Võ đã trở thành một khu vực sản xuất khoai tây chất lượng cao với quy mô 35.000tấn/năm. Trong quá trình phát triển có những doanh nhân xuất xứ từ địa phương, họ đã đem lại giống mới và khai thác kênh tiêu thụ mới. Chúng tôi gọi những người đó là “doanh nhân nông thôn”, và sau đây, chúng tôi muốn đề cập đến một mô hình nông thôn phát triển dựa trên hoạt động của “doanh nhân nông thôn” qua việc phân tích hoạt động và sự hình thành mạng lưới quan hệ của họ.

1. Lịch sử vấn đề

Quá trình thương mại hoá nông nghiệp ở các nước khác cho thấy, có ý kiến trái ngược nhau về vai trò của doanh nhân nông thôn. Chúng tôi dẫn ra thí dụ của Bangladesh, D. Lewis (1991) quan sát quá trình phát triển cụm khoai tây và kết luận rằng phát triển nông thôn phụ thuộc vào doanh nhân đô thị. Doanh nhân đô thị đầu tư vốn xây kho lạnh tại nông thôn để có thể cho khoai tây xuất ra thị trường quanh năm. Họ ứng trước tiền cho nông dân và doanh nhân nông thôn để thu gom khoai tây. Tuy nhiên, hơn 10 năm sau, khi Fujita quan sát cụm khoai tây đó thì ông phát hiện ra một hiện tượng khác với ý kiến của Lewis, hạ bớt vai trò của doanh nhân đô thị và đề cao vai trò của doanh nhân nông thôn. Vì kinh tế vùng nông thôn phát triển, doanh nhân nông thôn đóng vai trò chính trong việc bảo quản, tiêu thụ khoai tây còn doanh nhân đô thị chỉ cung cấp dịch vụ kho lạnh thôi. Vì vậy Fujita kết luận rằng, ban đầu thì doanh nhân đô thị nổi lên, nhưng đến giai đoạn sau này doanh nhân nông thôn mới là tác nhân nổi bật cùng với sự phát triển của vùng nông thôn.

Đương nhiên ý kiến của hai ông nêu trên thực ra là không thích hợp với trường hợp của Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì, có thể nói ở Việt Nam, sự tồn tại của doanh nhân đô thị ít hơn ở Bangladesh và đặc trưng của nông thôn Việt Nam hiện nay chính là sự năng động của doanh nhân nông thôn xuất thân từ nông dân. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu yếu tố tại sao doanh nhân nông thôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp ở địa phương.

2. Thông tin cơ bản về khu vực và phương pháp nghiên cứu

2.1. Thông tin cơ bản về khu vực

Huyện Quế Võ nằm ở phía đông đông bắc cách thành phố Hà Nội 40km. Với quốc lộ 18 chạy ngang qua huyện, điều kiện giao thông thuận lợi và vị trí này tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường.

Theo số liệu năm 2001, trong cơ cấu dân số lao động của huyện, 91,78% là nông nghiệp, 2,14% là thương nghiệp và 1,33% là công nghiệp. Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa hai vụ và trồng màu vụ đông, trong đó có khoai tây.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại 7 xã trong huyện, tập trung chủ yếu là xã Việt Hùng, nơi sản xuất khoai tây nhiều nhất và nhiều chủ thu gom khoai tây nhất. Đối tượng phỏng vấn là các chủ thu gom khoai tây, nông dân sản xuất khoai tây và cán bộ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi cũng phỏng vấn cán bộ UBND xã, kỹ sư nông nghiệp của huyện, kỹ sư nông nghiệp của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VASI) và công ty đầu tư khoai giống và kho lạnh.



3. Quá trình hình thành cụm khoai tây

Sản xuất khoai tây ở huyện Quế Võ phát triển cả về mặt sản lượng lẫn chất lượng. Trong 10 năm kể từ năm 1996 đến năm 2005, diện tích trồng khoai tây tăng gấp 4,3 lần và sản lượng tăng gấp 5,5 lần (xin xem Hình 1, 2). Về mặt giống thì ngày trước người dân trồng giống Thường Tín và Trung Quốc nhưng hiện nay nông dân chủ yếu trồng giống mới, KT2, KT3, giống Hà Lan và Đức.





Nguồn: Phòng Thng kê, huyn Quế Võ

Hình 1. Diện tích trồng hoa màu vào vụ đông ở huyện Quế Võ


khoai tây

khoai lang

ngô

lạc

đỗ tương


Nguồn: Phòng Thng kê, huyn Quế Võ

Hình 2. Sản lượng hoa màu vào vụ đông ở huyện Quế Võ


Đồng bằng sông Hồng


Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2003

Hình 3. Sản lượng khoai tây cả nước

3.1. Giai đoạn đầu tiên trồng khoai tây (1989 - 1995)

Sản xuất khoai tây ở huyện Quế Võ bắt đầu một cách tự phát trong nông dân. Sau Chỉ thị số 10 ban hành vào năm 1988, nhóm 5 hộ nông dân sản xuất giỏi ở xã Việt Hùng đến gặp kỹ sư nông nghiệp của huyện để nhờ hướng dẫn kỹ thuật. Đầu tiên, yêu cầu của nông dân là tăng năng suất lúa. Sau khi đạt được mục tiêu thì nông dân chuyển sang cây màu và yêu cầu giống mới. Năm 1992, nhóm 5 hộ nông dân thử nghiệm trồng giống khoai tây KT2 do VASI cung cấp thông qua kỹ sư nông nghiệp của huyện. Kết quả cho thấy, năng suất giống mới gấp 3 lần so với giống Thường Tín và giá bán ra thị trường 1kg khoai tây bằng 4kg thóc. Nông dân phấn khởi vì phát hiện ra hiệu quả kinh tế cao của khoai tây.

Nhóm hộ nông dân này mang khoai tây ra chợ bán và đồng thời, họ cũng bán luôn cả giống khoai cho nông dân xung quanh. Hai hoạt động của nông dân là (1) bán khoai thương phẩm, và (2) bán giống khoai - sau này đã trở thành hai lĩnh vực hoạt động của doanh nhân nông thôn. Tiếp theo, vào năm 1995 giống mới KT3 được đưa về và thử nghiệm. Nhóm 5 hộ nông dân này từ chỗ ban đầu trồng song song cả ngô, khoai lang, đỗ tương vào vụ đông, nhưng đến năm 1995 thì họ chỉ tập trung trồng khoai tây vào vụ đông.

Bảng 1. Quá trình phổ biến và phát triển khoai tây ở huyện Quế Võ


Năm

Tình hình sản xuất khoai tây ở huyện Quế Võ

1971~

Trồng giống khoai tây Thường Tín

1989

Nhóm nông dân xã Việt Hùng bắt đầu được kỹ sư nông nghiệp của huyện hướng dẫn

1992 - 1993

Nhóm nông dân xã Việt Hùng bắt đầu nhân giống KT2

1995

Giống mới (KT3) được đưa vào và nhân giống

1996

Một số nông dân bắt đầu gửi khoai giống vào kho lạnh

1999

Các chủ bắt đầu thu gom khoai giống của nông dân để gửi kho lạnh ở nơi khác

2000

Huyện bắt đầu hỗ trợ kinh phí để nông dân mua khoai giống nhập khẩu

2003

Xây kho lạnh khoai giống đầu tiên ở huyện Quế Võ

2006

Có 12 kho lạnh để bảo quản khoai giống ở 5 xã của huyện Quế Võ

Nguồn: Thông tin điều tra của tác giả năm 2005-2006.

3.2. Quá trình hoạt động bán giống khoai/gửi khoai giống vào kho lạnh (1996 - 2006)

Ở mục này chúng tôi mô tả việc bán khoai giống và gửi khoai giống vào kho lạnh từng bước một. Lúc đầu nông dân để và bảo quản khoai giống trong nhà để sang năm trồng tiếp. Nhưng từ năm 1996, một số nông dân bắt đầu gửi khoai giống vào kho lạnh. Đồng thời, một số chủ thu mua khoai giống từ VASI và các hợp tác xã sản xuất khoai giống ở các tỉnh, sau đó, bán cho nông dân tại địa phương. Khi bán khoai giống, các chủ ứng một nửa cho nông dân, phần còn lại sẽ được thanh toán khi thu hoạch. Thông qua việc thu mua khoai giống, các ông chủ cũng xây dựng được mạng lưới quan hệ trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Năm 1999, họ bắt đầu thu gom khoai giống của nông dân xung quanh và gửi vào các kho lạnh của hợp tác xã các tỉnh, VASI và các doanh nghiệp.



Năm 2003, tỉnh hỗ trợ kinh phí để xây dựng kho lạnh đầu tiên ở huyện. Đến năm 2006, toàn huyện có 12 kho lạnh. Các kho lạnh được các đơn vị khác nhau đầu tư, như chính quyền tỉnh, doanh nghiệp và cá nhân. Và do việc gửi khoai giống vào kho lạnh để tránh thoái hoá giống đã được phổ biến nên việc mua khoai giống ở thị trường đã giảm.

Bảng 2. Tình hình xây kho lạnh để bảo quản giống khoai tây ở huyện Quế Võ

Tên xã

Năm xây

Trữ lượng

Chủ thể quản lý

Chủ thể đầu tư

Việt Hùng

2004

40 tấn ×2

HTX dịch vụ nông nghiệp

Tỉnh




2006

70 tấn ×1

Doanh nhân trong xã

Doanh nhân trong xã

Quế Tân

2004

40 tấn ×1

HTX dịch vụ nông nghiệp

Tỉnh




2006

40 tấn ×1

?

?

Bằng An

2004

50 tấn ×1

HTX kiểu mới

Doanh nghiệp




2006

50 tấn ×1

HTX kiểu mới

Doanh nghiệp




2003

50 tấn ×1

Doanh nhân trong xã

Doanh nghiệp

Nhân Hoà

2006

50 tấn ×1

Doanh nhân trong xã

Doanh nghiệp




2003

35 tấn ×1

HTX dịch vụ nông nghiệp

Tỉnh

Phượng Mao

2006

40 tấn ×2

HTX dịch vụ nông nghiệp

Tỉnh

Nguồn: S liu điều tra của tác giả năm 2005 - 2006.

Bảng 3. Lĩnh vực hoạt động của các chủ buôn bán khoai tây ở huyện Quế Võ

Tên xã

1.2.3

1.2

2.3

2

Khác

Tổng số

Việt Hùng

4

2




13

1

20

Phố Mới




5










5

Quế Tân




1




3




4

Bằng An

1

3

1







5

Nhân Hoà




1




1




2

Phượng Mao




1




1




2

Nam Sơn







1









Tổng số

5

13

2

18

1

39

(1) Buôn bán khoai giống; (2) thu gom và buôn bán khoai thương phẩm; (3) làm dịch vụ gửi khoai giống vào kho lạnh.

3.3. Quá trình phát triển hoạt động tiêu thụ khoai tây thương phẩm

Bên cạnh hoạt động bán giống khoai/gửi khoai giống vào kho lạnh thì còn có một hoạt động khác là thu gom và buôn bán khoai thương phẩm. Chúng tôi sẽ trình bày việc khai thác thị trường khoai tây từng giai đoạn một.

Giai đoạn đầu tiên một số người mang khoai tây đi chợ Bắc Ninh để bán, và họ tìm hiểu xem những người mua khoai tây ở chợ từ đâu đến, và họ đã tìm ra đối tác ở phố Hàng Khoai, Hà Nội. Như vậy, nhờ tìm ra nguồn gốc của khách hàng, bắt đầu từ Bắc Ninh, họ đã mở rộng được thị trường ra các tỉnh lân cận, trong đó có phố Hàng Khoai, chợ Hà Đông và một vài nơi khác. Trong trường hợp một người khai thác nhiều khách, khi một mình không thể đáp ứng được về mặt số lượng thì họ phân cho những người xung quanh.

Từ năm 2001 - 2002, quốc lộ 18 được mở rộng và nâng cấp. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi đối với việc vận chuyển bằng xe vận tải, mở ra giai đoạn mới cho việc buôn bán khoai tây. Từ đây, thị trường khoai tây đã được mở rộng tới miền Trung và miền Nam như là Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các chủ buôn ở xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Và đây chính là giai đoạn thứ hai, sau giai đoạn khoai tây mới chỉ được tiêu thụ ở miền Bắc.



Ở đây cần nói thêm về vai trò kinh doanh cũng như tín dụng của các chủ ở Bắc Ninh. Vai trò của các chủ này không chỉ thể hiện trong việc điều phối luân chuyển khoai tây cho toàn quốc, mà còn ở hoạt động buôn bán với Trung Quốc. Cụ thể là, trên đường quốc lộ 1 gần trung tâm thành phố Bắc Ninh, có một đoạn tập trung khoảng 20 hộ buôn bán rau ở thôn Hoà Đình, xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Vì giao thông thuận lợi trên đường đi Lạng Sơn, họ thu mua các loại rau củ như là bắp cải, cà chua, khoai tây, hành tây và tỏi ... từ Trung Quốc về bán cho miền Trung, miền Nam. Chính vụ thì họ thu mua rau từ các tỉnh miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hải Dương) bán lại cho miền Trung, miền Nam. Họ có chức năng tín dụng trong buôn bán vì chủ yếu là buôn bán ở miền Nam, miền Trung là bán chịu. Sau khi vận chuyển hàng hoá xong khoảng một tuần, có khi vài tháng, họ mới có thể nhận được số tiền từ khách hàng chuyển qua tài khoản. Có người nói tổng số tiền chịu ở một thời điểm tới hơn một tỷ. Chính vì thế họ quanh năm vay tiền ngân hàng để kinh doanh. Và khoai tây Quế Võ có thể bán được ở thị trường xa xôi như miền Trung, miền Nam là phải thông qua các chủ ở Bắc Ninh. Từ khi bắt đầu bán cho thị trường miền Trung và miền Nam, các chủ cũng bắt đầu đánh giá tiêu chuẩn, phân loại sản phẩm ra tuỳ theo kích cỡ khi thu gom khoai tây của nông dân.



Nguồn: Thông tin điều tra của tác giả năm 2005 - 2006.

Hình 4. Kênh tiêu thụ khoai tây thương phẩm của huyện Quế Võ

Tuy nhiên, những năm gần đây, một số chủ Quế Võ bắt đầu có đối tác riêng ở miền Trung và miền Nam, nhờ một số khách chủ động đi tìm nguồn hàng. Đây là giai đoạn thứ ba. Theo một chủ ở Quế Võ, 70% số lượng khoai tây bán ra vẫn qua các chủ Bắc Ninh, nhưng đã có 30% được bán trực tiếp cho khách hàng ở Cà Mau, Long Xuyên và Vũng Tàu. Nhưng vì vốn lưu động các chủ Quế Võ hạn chế nên khả năng bán trực tiếp chưa được nhiều. Mới đây phòng kinh tế huyện Quế Võ đã giới thiệu các chủ Quế Võ với huyện lân cận để họ thu mua khoai tây ở các huyện khác. Như vậy, Quế Võ có khả năng không chỉ là nơi sản xuất khoai tây mà còn là trung tâm thu mua khoai tây.



4. Từ nhóm nông dân đến hội khoai tây

Trong mục này chúng tôi mô tả quá trình phát triển khoai tây từ góc độ mối quan hệ của các tác nhân và thuộc tính của họ. Nhóm 5 hộ thử nghiệm khoai tây đầu tiên ở huyện Quế Võ là nông dân cùng xóm. 4 trong 5 hộ là họ hàng, gồm cả chủ nhiệm hợp tác xã và nông dân sản xuất giỏi. Sau khi thành công sản xuất khoai tây, 3 trong 5 hộ bắt đầu thu gom khoai tây và buôn bán. Sau này, khi những người này nghỉ thì những người xung quanh 5 hộ nông dân đó bắt đầu buôn bán khoai tây và thành lập hội đồng nghiệp được gọi là “Hội khoai tây”. Hội có 9 người thành viên thuộc phạm vi hai xã và một thị trấn. Họ là những chủ buôn khoai tây lớn ở Quế Võ, hợp tác buôn bán, chia sẻ thông tin thị trường. Khi nào thiếu hàng thì giao cho nhau, mua hộ, bán hộ, cùng thuê xe vận chuyển hàng, ... Xem lý lịch của họ thì chúng ta có thể thấy yếu tố liên quan đến quan hệ ngoài xã và chính quyền địa phương. Một số hộ đã có kinh nghiệm buôn bán trước khi đổi mới. Họ nắm bắt được thị trường nên đã chớp lấy cơ hội ngay để kiếm tiền trong quá trình phát triển khoai tây ở địa phương. Tuy nhiên, đồng thời với khoai tây, họ luôn luôn có một số hoạt động buôn bán khác để kinh doanh quanh năm.



Bảng 4. Năm bắt đầu của các chủ buôn bán khoai tây

Tên xã

~1995

1996 - 2000

2001~

Việt Hùng

4

5

8

Phố Mới

1

2

2

Quế Tân




2

2

Bằng An




2

4

Nhân Hoà




1

1

Phượng Mao




1

1

Nam Sơn







1

*Vì một số chủ không rõ năm bắt đầu nên tổng số không đồng nhất như Bảng 3

Ngun: Thông tin của tác giả điều tra năm 2005 - 2006.

Bảng 5. Thành viên nhóm sản xuất khoai tây đầu tiên ở huyện Quế Võ

Thành viên

Năm sinh

Lý lịch

Công việc trước khi bắt đầu sản xuất khoai tây

A

1956

Nông nghiệp, đi bộ đội

Nông nghiệp

B

1938

Nông nghiệp, đi bộ đội

Nông nghiệp

C

1960

Nông nghiệp, đi bộ đội

Thu gom khoai tây→buôn bán khoai giống,
phân bón, thức ăn gia súc

D

1959

Chủ nhiệm HTX, nông nghiệp

Thu gom khoai tây→buôn bán thức ăn gia súc

E

1961

Nông nghiệp

Thu gom khoai tây→trang trại

Nguồn: Thông tin của tác giả điều tra năm 2005 - 2006.

Bảng 6. Thành viên của “Hội khoai tây”



Thành viên

Nghề trước

Năm bắt đầu bán khoai tây

Số lượng khoai tây bán một vụ

Công việc trái vụ

Xã Việt Hùng


F

Bộ đội, ấp đàn gà vịt

1995

1000 tấn

Ấp đàn gà vịt, trang trại

G

Bộ đội

1995

500 tấn

Thu gom và bán buôn quả (dưa hấu, dưa bở, ...)

C

Bộ đội, nông nghiệp

1996 - 1997

100 tấn

(chỉ khoai giống)



Làm cửa hàng phân bón,
thức ăn gia súc

H

Công an

1995

600 - 800 tấn

Làm quán Internet

I

Đi tiêu thụ gạo, đỗ tương

1995

900 tấn

Nông nghiệp

Xã Quế Tân

K




1997

200 tấn

Làm cửa hàng sửa chữa
xe máy

Thị trấn Phố Mới


L

Bán than

2000

300-500 tấn

Làm quán phở

M




1998

100 tấn

Trưởng thôn

N




1995

300-500 tấn

Làm cửa hàng máy móc

Nguồn: Thông tin của tác giả điều tra năm 2005 - 2006.

Kết luận

Sản xuất khoai tây ở Quế Võ bắt đầu trong bức xúc và những thử nghiệm của bản thân nông dân. Có thể nói, nhóm sản xuất khoai tây đã sinh ra các doanh nhân để buôn bán khoai tây. Họ khai thác kênh tiêu thụ từ Bắc Ninh đến miền Trung, miền Nam. Đồng thời lĩnh vực kinh doanh được mở rộng từ thu gom buôn bán khoai tây và khoai giống đến cả cung cấp dịch vụ kho lạnh.

Doanh nhân đóng vai trò cầu nối giữa nông dân và thị trường về mặt đầu vào và đầu ra, như là đem lại giống mới và kênh tiêu thụ, thị trường mới. Vậy thì tại sao doanh nhân nông thôn phát triển và hoạt động mạnh như thế ở Quế Võ? Theo chúng tôi có ba yếu tố: Một là yếu tố về thể chế, mối quan hệ doanh nhân nông thôn với chính quyền địa phương đặc biệt cấp huyện. Mối quan hệ với kỹ sư nông nghiệp của huyện đem lại giống mới và kỹ thuật mới. Chính quyền địa phương xây dựng kho lạnh và giới thiệu nơi thu gom với doanh nhân nông thôn để họ có thể mở rộng kinh doanh của mình. Có thể nói doanh nhân nông thôn và chính quyền địa phương có mối quan hệ bổ sung cho nhau về mặt kinh tế và chính trị.

Yếu tố thứ hai là mối quan hệ trong cộng đồng. Nhóm sản xuất khoai tây và hội khoai tây đã phát triển dựa trên quan hệ họ hàng và cùng xóm. Quan hệ họ hàng và cùng xóm thành trụ cột để sau này mở rộng thêm.



Yếu tố thứ ba là thị trường. Sản xuất khoai tây tại Quế Võ đã phát triển trong thời gian không lâu vì các chủ buôn ở Bắc Ninh xuất hàng cho miền Trung và miền Nam. Ban đầu khoai tây Quế Võ chỉ được lưu thông trong khu vực miền Bắc và các tỉnh lân cận thôi. Nhưng nhu cầu khoai tây của các khu vực khác tăng và đồng thời phạm vi lưu thông hàng hoá được mở rộng trong cả nước.

Doanh nhân nông thôn Quế Võ đã khai thác thị trường và tỏ ra là điển hình thành công nên những người xung quanh cũng bắt chước theo. Nhưng phương hướng phát triển doanh nhân Quế Võ là theo hướng thương mại chứ không phải là sản xuất. Họ không giám sát sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.



Ở thời điểm này, chúng tôi có giả thuyết về sự hình thành của các cụm nông nghiệp khác, là cũng có doanh nhân xuất phát từ nông thôn. Ví dụ, sự hình thành của cụm hành tây ở huyện Mê Linh, cụm vải ở huyện Thanh Hà. Có thể nói mô hình Quế Võ không phải là ví dụ đặc biệt mà là mẫu điển hình của sự hình thành cụm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng. Tuy vậy, giả thuyết về “doanh nhân nông thôn” cần được kiểm nghiệm thêm trong những nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cục Thống kê Bắc Ninh, 1999. Niên giám thống kê năm 1998, Bắc Ninh.

  2. Cục Thống kê - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, 2003. Kết quả tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản năm 2001 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.

  3. Đào Thế Tuấn, 2004. “Đi lên từ truyền thống: cụm công nghiệp”, Phát trin nông thôn, năm thứ 6, số 6 (47), tháng 11 và 12 năm 2004.

  4. Đào Thế Tuấn, 2005. “Óc kinh doanh ở nông thôn châu thổ sông Hồng”, Phát trin nông thôn, năm thứ 6, số 5 (52), tháng 9 và 10 năm 2005.

  5. Đào Thế Tuấn, 2007. “Về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong thời kỳ mới”, tạp chí Cộng sản, số 771 (tháng 1 và năm 2007).

  6. Đỗ Kim Chung, 2003. Thị trường khoai tây ở Việt Nam, NXV Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.

  7. Fujita Koichi, 2005. “Sự thay đổi của hệ thống lưu thông khoai tây và tín dụng”, Bangladesh, Sự biến đổi của tầng lớp trong phát triển nông thôn -Nghiên cứu cơ sở về xoá đói giảm nghèo, Hội Xuất bản khoa học Đại học Kyoto: 185 - 211 (tiếng Nhật).

  8. Moazzem, K.G. and K. Fujita, 2004. “The Marketing System of Potato and Its Changes in Bangladesh: From the Perspectives of a Village Study in Comilla District”, The developing Economies, Vol. 42, No.1: 63 - 94.

  9. Lewis, D.J. 1991. Technologies and Transactions: A Study of the Interaction between New Technology and Agrarian Structure in Bangladesh, Dhaka: Centre for Social Studies.

  10. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Bắc Ninh, 2005. Niên giám thống kê Bắc Ninh, NXB Thống kê, Hà Nội.

  11. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Bắc Ninh, 2005. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh - năm 2005, Bắc Ninh.

  12. y ban Nhân dân Huyện Quế Võ, 2005. Thực trạng kinh tế - xã hội Quế Võ thời kỳ 2001-2005.

  13. Yanagisawa Masayuki, 2001. “Sản xuất, bảo quản và tiêu thụ của khoai tây của hợp tác xã Cốc Thành” Hội nghiên cứu làng xã Việt Nam “Thông tin Bách Cốc” số 11:
    tr.31-48 (tiếng Nhật).
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương