PHÁc thảo tình hình sản xuất nông nghiệP…


ÊP THñ TRUNG, HUYÖN KIM S¥N, TØNH NINH B×NH NöA §ÇU THÕ Kû XIX



tải về 9.17 Mb.
trang16/26
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích9.17 Mb.
#37785
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   26



ÊP THñ TRUNG, HUYÖN KIM S¥N,
TØNH NINH B×NH NöA §ÇU THÕ Kû XIX

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG





GS.TS Đào Tố Uyên*


Ấp Thủ Trung là một trong những ấp được thành lập vào năm 1829 cùng với 60 lý, ấp, trại giáp khác để hình thành nên huyện Kim Sơn do Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đứng ra tổ chức và thực hiện. Ấp Thủ Trung xưa kia thuộc tổng Hướng Đạo, phủ Yên Khánh, trấn Ninh Bình261, nay là thôn Thủ Trung, xã Kim Chính, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Phía bắc giáp thôn Yên Thổ, phía nam giáp sông Đáy, phía đông giáp ấp Đồng Đắc và phía tây giáp ấp Kiến Thái. Trước khi đến đây khai khẩn, Thủ Trung nói riêng và huyện Kim Sơn nói chung còn là vùng bãi biển ven bồi rộng bát ngát.

Kể từ khi mới bắt đầu



Quan tham tán Trứ sớ tâu triều đình

Rằng: Nay hải phận Ninh Bình

Ước dư muôn mẫu Chân Ninh cũng gần262

Nhưng cũng là vùng chỉ toàn lau lác và vùng đồng chua nước mặn: “Phương kỳ sơ lai thuỷ, diễm mẫn như lôi, lô cao mãn địa, sa lãng liên thiên”263, nghĩa là lúc mới đến, muỗi như sấm, cỏ lau cỏ lác mọc đầy đất, sóng cát liền trời. Mặc dầu vậy, có dân là có làng, 9 ngàn mẫu dư mà Nguyễn Công Trứ thấy có thể khai khẩn được chẳng bao lâu đã trở thành một huyện, trong đó có ấp Thủ Trung.



1. Quá trình khẩn hoang thành lập ấp Thủ Trung

Sau khi đã xem xét địa thế, Nguyễn Công Trứ thấy có thể khẩn hoang để: “Trước là lợi nước, sau thiên điền hoàn”. Ông đã đề nghị: “Cho những người địa phương giàu có chia nhau trông coi làm, mộ dân nghèo các hạt đến khai khẩn, cấp cho tiền công để làm nhà cửa, mua trâu bò, nông cụ, lại lượng cấp tiền gạo, lương tháng hạn trong 6 tháng. Ngoài hạn ấy thì làm lấy mà ăn, ba năm thành ruộng đều chiếu lệ tư điền mà đánh thuế”264.

Sau khi sớ tâu của Nguyễn Công Trứ được vua Minh Mạng phê chuẩn, nhiều người đứng ra chiêu dân lập ấp để phá thảo khai hoang. Theo tài liệu địa phương thì hai người đứng ra chiêu dân khai hoang lập ấp Thủ Trung là Dương Công Nhuận và Vũ Quốc Khuê quê ở Đông Tĩnh và xã Hà Dương huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Nam Định265. Trong Thủ Trung ký lục do cụ Dương Công Nhuận viết vào năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) có ghi lại: “Khi được Nhà nước chuẩn y, cụ Nguyễn Công Trứ cùng với quan tuần phủ Lê Văn Túc phối hợp tiến hành. Được tin đó, chúng tôi bàn tính đi theo cụ Doanh điền sứ từ tháng 3 năm Kỷ Sửu để xem xét ruộng bãi. Đến ngày 29 tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 10 về xã Thổ Mặt (Yên Khánh) lĩnh giấy tờ, đồ bản (đã xem thực địa). Sau khi phụng lĩnh giấy tờ, đồ bản đã bắt tay ngay vào việc khẩn hoang. Đúng ngày mồng 1 tháng 4 năm ấy bắt đầu làm lễ tế thần, đào đất khởi công, xây dựng làng mới, khai sông đắp đường, quy hoạch đồng ruộng, sửa sang mọi việc, đúng với thể chế đương thời. Từ đó đặt tên làng là ấp Thủ Trung”266. Lực lượng đến khai khẩn đầu tiên sau các cụ chiêu mộ là những nguyên mộ, đó là những người dân nghèo khổ từ xã Đông Tĩnh, xã Hà Dương, Đông Ba thượng và Đông Ba hạ thuộc huyện Đại An phủ Nghĩa Hưng trấn Nam Định cùng quê với các cụ chiêu mộ267.

Vừa thời Minh Mệnh thập niên

Hai cứng cử dân lên một tờ

Mười phần xin mộ số ba

Dựng lên một ấp tên là Thủ Trung268

Ngày mồng 1 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 10 bắt đầu động thổ khởi công. Đến đầu tháng 11 năm ấy hai cụ Dương Công Nhuận và Vũ Quốc Khuê đứng ra khai số đinh đã mộ được và số ruộng đất đã khai khẩn được để xin Nhà nước cấp trâu bò, cày bừa. Về sau có thêm một số thứ mộ và tòng mộ từ xã Trà Lũ huyện Giao Thuỷ (Nam Định) đến và từ huyện Yên Mô (Ninh Bình) sang. Theo cuốn Thủ Trung ký lục thì từ năm Kỷ Sửu (Minh Mệnh thứ 10) đến năm Giáp Ngọ (Minh Mệnh thứ 15), ấp Thủ Trung có tất cả 57 đinh từ các nơi khác đến. Trong đó lực lượng nguyên mộ, thứ mộ là những người quyết định đưa đến sự thành công của công cuộc khẩn hoang.



Gian nan năm, sáu năm trời

Mở mang bờ cõi sông ngòi khang trang

Có điền thổ, có dân làng

Đặt ra bốn giáp chúng thường kỳ yêu269

Sau khi lập ấp, năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), dân ấp làm lễ tế cáo thần, chọn đất, định hướng phân châm. Tháng 11 dựng lên 3 gian chính ngự. Cuối tháng Chạp, ngôi miếu của ấp hoàn thành. Chân nhang thành hoàng từ miếu Đông Tĩnh được rước về miếu Thủ Trung để tế tự270. Miếu làm xong, ấp Thủ Trung cũng được chia thành 4 giáp: Đông Thanh, Tây Binh, Nam An và Bắc Định để bốn mùa hưởng tế. Đứng đầu là Ấp trưởng Dương Công Nhuận, bên cạnh đó còn có viên Dịch mục do cụ Vũ Quốc Khuê đảm nhận. Ngay sau khi lập ấp, quy ước của làng cũng được đặt ra là: Hương trung tương ước để mọi người trong ấp cùng thi hành. Bản hương ước của ấp Thủ Trung gồm 212 điều với 17 đại mục đã nêu lên một cách đầy đủ, hệ thống và chặt chẽ những quy định bắt buộc mọi người phải thực hiện. Cuối bản Hương ước ghi rõ: “Vĩnh thủ vi thường, khán mỗ vi ước giữ biến cải, khinh giả phạt tiền tam quán, trọng giả trước vị cùng bạ dĩ mỹ phong tục”271. Nghĩa là những điều ước này là vĩnh viễn, không ai được tự ý thay đổi. Nếu người nào vi phạm, nhẹ thì bị phạt 3 quan tiền, nặng sẽ bị ghi tên ở cuối sổ để giữ gìn phong tục đẹp đẽ.

Như vậy về cơ bản, tổ chức làng xã ở cựu quán lại được tái lập trên đất Thủ Trung và dần dần được bổ sung như một làng xã cổ truyền một cách hoàn chỉnh.

2. Tình hình ruộng đất ở ấp Thủ Trung từ sau khi lập ấp cho đến giữa thế kỷ XIX

Qua những tư liệu văn tự ở địa phương giúp chúng ta hiểu được phần nào kết quả của công cuộc khẩn hoang cũng như tình hình phân phối ruộng đất ở đây sau khai hoang. Theo tờ khai của Ấp trưởng Dương Công Nhuận và Dịch mục Vũ Quốc Khuê thì đến tháng 11 năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) ấp Thủ Trung thuộc tổng Hướng Đạo huyện Kim Sơn phủ Yên Khánh có 31 đinh. Trong đó nguyên ngạch thực số có 30 người và một ngoại tịch272. Còn về ruộng đất, theo cuốn Công tư điền thổ thuế ngạch viết năm Minh Mệnh thứ 15 thì toàn bộ ruộng đất của ấp Thủ Trung lúc đó có 360 mẫu, phù sa thành ruộng 2 mẫu. Trong đó tư điền là 250 mẫu, được phân hạng như sau:

Nhất đẳng điền (ruộng loại 1): 17 mẫu.

Nhị đẳng điền (ruộng loại 2): 34 mẫu.

Tam đẳng điền (ruộng loại 3): 199 mẫu.

Các hạng thổ: 108 mẫu.

Trong đó:

Thổ cư 31 mẫu

Thổ ương (đất gieo mạ 30 mẫu).

Đất để mồ mả và bãi thả trâu 21 mẫu.

Đất cói 26 mẫu.

Như vậy lấy tổng số đất ở chia cho dân đinh thì bình quân mỗi đinh được một mẫu đất ở (đúng với quy định chung của Nhà nước đối với tất cả các làng ấp). Trong 250 mẫu ruộng đất đã cày cấy được trừ 28 mẫu 9 sào là các loại ruộng làng quản lý. Bản Hương trung tương ước cho biết làng để 17 loại ruộng theo công việc:



1. Ruộng khai trống mõ hàng năm (Mồng 6 tháng Giêng)

1 mẫu

2. Bút chỉ lý trưởng

2 mẫu

3. Ruộng dịch mục

1 mẫu

4. Ruộng khoán thuê

5 sào

5. Ruộng tuần

1 mẫu

6. Ruộng hội tư văn

1 mẫu

7. Học điền

1 mẫu

8. Ruộng thần từ

2 mẫu

9. Ruộng cúng tế

8 mẫu

10. Ruộng thanh minh

1 mẫu 1 sào

11. Ruộng Chạp tổ

1 mẫu 3 sào

12. Ruộng hương đăng và giữ từ

2 mẫu 2 sào

13. Ruộng làng lão

1 mẫu

14. Đất làm đình

1 mẫu

15. Ruộng vàng mã

3 sào

16. Ruộng nhạc

1 mẫu

17. Ruộng mõ

1 mẫu

Các loại ruộng trên không phải đóng thuế và được xem là sở hữu của làng, của hội. Hoa lợi thu được dùng vào việc tế lễ hàng năm và các việc công ích khác. Phần ruộng đất còn lại được chia theo chế độ “Tư điền quân cấp”273 mà trong sổ sách gọi là tư điền274. Bình quân cho một đinh của ấp Thủ Trung khoảng trên 7 mẫu. So với mức bình quân của toàn huyện Kim Sơn lúc đó (10 mẫu/1đinh), ấp Trì Chính 10 mẫu/1 đinh, các ấp, trại của tổng Chất Thành khoảng 6 - 7 mẫu/1đinh thì ở Thủ Trung thuộc mức trung bình. Theo chế độ chung, ruộng đất này được hưởng hết một đời. Sau này nếu người được chia ruộng chết, nếu không có con trai hoặc có con trai nhưng chưa đến tuổi thành đinh thì ruộng đất đó phải trả lại cho làng. Ở Thủ Trung ruộng mới khai hoang sau 5 năm mới phải nộp thuế và lệ thuế năm đầu tiên là:

Thóc: 168 bát.

Thập vật tiền: 4 mạch.

Mao nha tiền: 20 văn275

Như vậy số thóc và tiền phải nộp hết sức nhẹ, đấy là một ưu ái của Nhà nước đối với người khai hoang.

Từ năm Tự Đức nguyên niên (1848) Nhà nước ban hành chế độ ruộng đất mới ở Kim Sơn: Ruộng đất cấp cho dân đinh chia thành 2 loại: Một nửa là tư điền thế nghiệp và một nửa là tư điền quân cấp. Chế độ này được bổ sung thêm bằng sự phê chuẩn của vua Tự Đức ngày 12 tháng 11 năm Tự Đức thứ 4 (2/1/1852). Với quyết định này con trai đẻ cũng như con nuôi, vợ goá và con gái của nguyên mộ chết trước năm 1848 cũng được chia một phần ruộng thế nghiệp. Theo cuốn Sơ đồ cấp ruộng tư của ấp Thủ Trung năm Tự Đức thứ 6 thì số người có tên trong sổ là 69 người với số ruộng đất được cấp theo thứ bậc khác nhau276. Cụ thể là:

- Chiêu mộ Dương Công Nhuận: 2 mẫu 5 sào (thổ cư), 8 mẫu 3 sào (ruộng tư).

- Chiêu mộ Vũ Quốc Khuê: 2 mẫu 5 sào (thổ cư), 7 mẫu ruộng tư.

- Các nguyên mộ mỗi người 1 mẫu thổ cư và trên 4 mẫu ruộng tư.

- Các thứ mộ mỗi người 1 mẫu thổ cư và trên 3 mẫu ruộng tư.

- Các tân mộ mỗi người được 1 mẫu thổ cư và trên 2 mẫu ruộng tư.

Một số ít người khác có 5 sào thổ cư và hơn 1 mẫu ruộng tư, trong đó có tên của 2 phụ nữ, có lẽ họ đã được hưởng chế độ chung của Nhà nước ban hành vào năm Tự Đức thứ 4. Đó là những con trai hay vợ của các nguyên, thứ mộ chết trước năm 1848. Số ruộng đất tư điền thế nghiệp cho các chiêu, nguyên thứ mộ như vậy là tương đối cao. Từ khi có chính sách mới của Nhà nước đối với chế độ sở hữu ruộng đất ở Kim Sơn, ở ấp Thủ Trung cũng xuất hiện “Biểu điền” tức ruộng biếu cho các chiêu, nguyên, thứ mộ. Tờ Biểu từ của dân ấp Thủ Trung hội họp ngày 12 tháng 4 năm Tự Đức thứ 6277 có ghi rõ: Dân ấp thuận tình dành ra một khu tư thổ tại xứ ngoại đê, bắc giáp sông Ân, nam giáp tư điền, đông giáp Đồng Đắc, tây giáp Kiến Thái. Phần biếu ông nguyên mộ Ấp trưởng Dương Công Nhuận là 5 mẫu, ông Quản mộ Vũ Quốc Khuê 4 mẫu, ông nguyên mộ Dương Hoạch 2 mẫu 5 sào, ông Trần Thuỳ 2 mẫu 5 sào. Các ông thứ mộ mỗi vị được biếu 2 mẫu. Chiếu theo đó nhận làm ruộng quản nghiệp, để biểu dương công lao của tiền nhân lại truyền cho con cháu mãi mãi về sau. Như vậy loại ruộng biếu thực chất là ruộng thế nghiệp và do đó tỷ lệ ruộng tư điền thế nghiệp so với tư điền quân cấp chắc chắn là cao hơn.

Tình hình phân phối ruộng đất ở ấp Thủ Trung theo quy định của Nhà nước vào năm 1852 còn được duy trì một thời gian tương đối lâu ở nửa sau thế kỷ XIX.

Đất ở, vườn ao ở Thủ Trung chiếm một tỷ lệ lớn so với đất mạ và đất công khác. Gọi là đất ở, nhưng thực ra một phần lớn thường dùng để cày cấy và nó lại là đất tốt nên có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống kinh tế gia đình. Trên sổ sách mỗi chiêu mộ ở Thủ Trung được 2 mẫu 5 sào đất ở nhưng khi đi khảo sát trên thực địa, chúng tôi thấy mỗi chiêu mộ ở một giong (1 giong có 1 chiều = 2 đạc = 120m và một chiều 4,5 đạc = 270m, diện tích = 32400m2 tương đương với 9 mẫu Bắc Bộ). Thổ cư thường đặt ở chỗ đất cao, cùng với tư điền thế nghiệp được phân bố ở bắc sông Ân, là nơi được khai thác trước nên cày cấy có phần thuận lợi, năng suất cao mà thuế lại nhẹ nên quyền lợi của người khai hoang được đảm bảo.

3. Quy hoạch làng ấp sau khai hoang

Đất Kim Sơn nói chung và đất Thủ Trung nói riêng là đất bồi ven biển nên khi nước triều xuống là ruộng, khi nước triều lên bị ngập tràn. Bởi vậy vấn đề quy hoạch ấp cũng như vấn đề xây dựng hệ thống thuỷ lợi nhằm đảm bảo tưới tiêu và thau chua rửa mặn cho đồng ruộng là công việc hết sức quan trọng.

Nằm trong quy hoạch chung của huyện, ở hai phía đông và tây của ấp Thủ Trung giáp với ấp Kiến Thái và ấp Đồng Đắc là hai con mương chảy từ bắc xuống nam theo chiều dài của ấp. Hệ thống kênh mương này vừa để giữ nước ngọt nhằm phục vụ việc tưới ruộng khi nước triều lên, vừa có thể lợi dụng để tiêu nước khi gặp úng; lại vừa thau chua rửa mặn cho đồng ruộng. Những kênh mương này đồng thời cũng là hệ thống giao thông đường thuỷ rất thuận lợi cho việc vận chuyển lúc thời vụ và khi thu hoạch mùa màng.

Ngoài ra sau khi khai hoang, vấn đề xây dựng làng ấp cũng được xây dựng một cách khoa học dựa trên đặc điểm của địa hình.

Sau đây là bản phác hoạ quy hoạch của ấp Thủ Trung.

Yên Thổ (Yên Khánh - Ninh Bình)


Ấp Kiến Thái


Đê Cự Lĩnh (Đường quan)



Ấp Đồng Đắc

Nơi để mồ mả và bãi thả trâu

Phù sa thành ruộng

Công điền


Đường ngang



Tư điền


Đường ngang



Ruộng thần từ

Thổ ở, vườn ao

Khu tư điền

Tư thổ trồng dâu


Đường Ân đê (đường 10)




Sông Ân



Nơi để mồ mả và bãi thả trâu

Khu tư biểu


Đường ngang



Đất mạ công (công ương thổ)

Đất công (công thổ)


Đường ngang



Công điền

Nhìn chung, quy hoạch làng ấp ở đây cũng giống như các làng ấp khác trong huyện. Vùng đất giáp với Yên Khánh là vùng đất cao hơn, có nơi để mồ mả và bãi thả trâu. Đình miếu của làng được làm ở vùng đất cao, không xa dân lắm nhưng cũng về phía bắc giáp với vùng đất cũ hơn. Khu tư điền được bố trí ở gần khu dân cư, thuận tiện cho việc cày cấy. Các khu công điền có xứ hậu đồng (phía bắc của ấp), xứ tiền đồng (phía nam ấp). Từ đây có thể mở rộng diện tích canh tác về phía nam là nơi giáp với sông Đáy.

Cư dân trong ấp được bố trí theo chiều ngang của ấp thành những giong được xem là các xóm. Mỗi giong có một chiều là 4,5 đạc theo chiều ngang của ấp và một chiều là 2 đạc. Giong được giới hạn bằng các đường đất thẳng tắp trông rất đẹp mắt. Cách bố trí làng ấp sau khai hoang là sự thể hiện một cách nhìn khoa học và tài tình của Nguyễn Công Trứ.



4. Đời sống văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân sau khi lập ấp

Sau khi ấp Thủ Trung thành lập, đời sống văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân cũng được tái lập trên vùng đất mới.

Cư dân đến khai hoang lập ấp đầu tiên đều là những người cùng quê, cho nên chỉ 5 năm sau, khi làng đã ổn định thì đền thờ thành hoàng của làng cũng được dựng lên. Chân nhang thành hoàng của quê cũ là “Thần đèn” được rước về để thờ phụng. Để có thể đứng vững được ở nơi mới khai hoang, mọi người phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau và thành hoàng chính là nguồn động viên về mặt tinh thần để giúp mọi người vượt qua được những gian khổ và trụ được ở nơi đất mới.

Bên cạnh việc thờ thành hoàng, sau khi các chiêu mộ mất dân ấp Thủ Trung còn phối thờ hai cụ chiêu mộ trong miếu của làng. Điều này thể hiện lòng tôn kính đối với những người đã có công đầu trong khai hoang lập làng mới. Ngày giỗ chiêu mộ, dân trong làng đều đến miếu thắp hương tưởng niệm ở miếu rồi mới về nhà thờ tổ của dòng họ để cúng tế. Cư dân trong ấp đều coi đó là ngày giỗ chung và ngày hội của cả làng. Ngoài việc thờ thành hoàng và các chiêu mộ, miếu Thủ Trung còn thờ nhà Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ - là người Tổng chỉ huy công cuộc khẩn hoang lập nên huyện Kim Sơn.

Ở ấp Thủ Trung, Nho giáo cũng giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Điều này được phản ánh khá rõ nét trong phong tục tập quán cũng như quy ước của làng. Trong 17 loại ruộng của làng được ghi lại trong bản Hương trung tương ước có ruộng hội tư văn (giành cho những nhà nho) một mẫu và học điền một mẫu để khuyến khích những người đỗ đạt. Theo gia phả của họ Vũ278ở Thủ Trung thì cụ chiêu mộ Vũ Quốc Khuê vốn là một nhà nho, đến Thủ Trung cụ vẫn làm nghề dạy học. Cho đến nay, họ Vũ ở Thủ Trung đã trải qua 6 đời, thì đời nào cũng có người làm nghề dạy học.

Ở ấp Thủ Trung ngay từ khi khẩn hoang lập ấp đã có sự tham gia của một số giáo dân. Cũng theo gia phả của họ Vũ ở Thủ Trung thì khi đến đây, cụ chiêu mộ Vũ Quốc Khuê không theo công giáo nhưng cụ bà thì lại theo công giáo và dòng họ này, 3 đời sau vẫn có người bên họ ngoại theo công giáo. Ngoài ra một số giáo dân ở các nơi khác cũng nhập cư vào các làng ấp mới làm cho số giáo dân ngày một đông. Tuy nhiên ở đây không có sự kỳ thị, phân biệt tôn giáo. Ngày giỗ cụ chiêu mộ vẫn có đại diện của giáo dân về tưởng niệm, thể hiện lòng biết ơn của họ đối với người có công khai phá lập làng.



5. Một vài nhận xét

Từ việc nghiên cứu ấp Thủ Trung (Huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình) ở nửa đầu thế kỷ XIX đã gợi mở cho chúng tôi một số suy nghĩ sau:



Thứ nhất: Những người đến đất Thủ Trung đầu tiên mà sau này được ấp suy tôn là Chiêu mộ là những người quê ở xã Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Nam Định liền một dải với bờ biển huyện Kim Sơn. Họ đã cùng với anh em, bạn bè và những người cùng quê hương đã nhanh chóng hoà hợp trong một đơn vị khai hoang để rồi lại tái lập ở làng ấp mới những sinh hoạt, những tổ chức cổ truyền mà trước đây đã có ở quê hương cũ.

Thứ hai: Ruộng đất khẩn hoang được trong những năm đầu ở Thủ Trung là ruộng “Tư điền quân cấp”. Sự phân phối ruộng đất sau khai hoang có chú ý phân biệt rõ ràng giữa những người đến trước và đến sau theo thứ bậc: Chiêu mộ, nguyên môn, thứ mộ và sau cùng là tân mộ, thể hiện công lao và đóng góp của người đến trước và đến sau.

Thứ ba: Ấp Thủ Trung được lập nên thì những quan hệ của làng xã cổ truyền lại được tái lập. Vì vậy, đương nhiên nó vẫn nằm trong khuôn khổ của các làng xã dưới chế độ phong kiến và chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến. Nhưng mặt khác, những yếu tố mới vẫn phát triển, có ý nghĩa tích cực. Cấu trúc làng mới là loại “làng mở” hay “làng nhiều họ”. Họ đã quần tụ, gắn bó chặt chẽ với nhau và chính quan hệ đó đã bao trùm lên quan hệ dòng họ hẹp hòi vốn có. Mối quan hệ hợp tác, liên kết, sinh tử có nhau giữa con người với con người trong những năm khai hoang gian khổ chính là sức mạnh, là động lực to lớn không những giúp họ chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt mà còn là cơ sở để xây dựng nên một đời sống văn hoá, tư tưởng đa dạng và phong phú.

Thứ tư: Ấp Thủ Trung được xây dựng trên cơ sở trật tự kinh tế chứa đựng những yếu tố mới, đó là chế độ sở hữu nhỏ về ruộng đất và nền kinh tế tiểu nông được phục hồi, thủ công, thương nghiệp có điều kiện phát triển, đã thúc đẩy sự giao lưu giữa “làng tân” với “làng tân”, giữa “làng tân” với “làng cựu”, tạo điều kiện cho nền kinh tế cũng như văn hoá, xã hội phát triển.

Thứ năm: Ấp Thủ Trung cũng như các lý, ấp, trại, giáp khác của huyện Kim Sơn đều cùng một loại làng theo quy hoạch chung, nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp của một làng ven biển vừa có thể phát triển tiếp tục theo địa hình tiến rất nhanh ra biển của huyện Kim Sơn.

Ấp Thủ Trung trải nhiều phen sóng gió nhưng vẫn đứng vững và sau này ngày càng được mở rộng thêm cả về diện tích và dân số bởi vì nó đã được xác lập bởi những con người kiên định trong bản đồ của huyện Kim Sơn.





T I Ể U B A N

NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN ĐẠI



Ảnh



LUËN Cø KHOA HäC CñA CHUYÓN §æI C¥ CÊU KINH TÕ N¤NG NGHIÖP N¤NG TH¤N: HIÖN TR¹NG
V



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG







µ C¸C YÕU Tè T¸C §éNG ë VIÖT NAM

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN NOÂNG THOÂN, NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





S Đào Thế Anh, GS.TS Đào Thế Tuấn, TS Lê Quốc Doanh*


1. Mở đầu

Diễn biến của Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của nước ta vào nửa cuối thập kỷ 80 đã diễn ra quá trình giảm mạnh tỷ trọng công nghiệp (ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động) và tăng tỷ trọng các ngành nông nghiệp (sử dụng ít vốn, nhiều lao động) thì trong nửa đầu thập kỷ 90 đã có một quá trình công nghiệp hoá mạnh mẽ đi kèm với giảm tỷ trọng nông nghiệp và bùng nổ khu vực dịch vụ. Tiếp đến trong nửa cuối thập kỷ 90 và kéo dài đến nay, chúng ta thấy quá trình công nghiệp hoá được đẩy nhanh hơn trong khi tỷ trọng của cả hai khu vực nông nghiệp và dịch vụ đều giảm tương đối.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một hiện tượng phức tạp, cần phải được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận hoàn chỉnh và phân tích bằng các phương pháp phân tích đa yếu tố. Việc đánh giá tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước ta tập trung vào giai đoạn 1996 - 2002, là giai đoạn mà quá trình chuyển đổi diễn ra tương đối rõ nét ở một số vùng.

2. Cơ sở lý luận của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Theo H. Chenery (1988), khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng sản phẩm quốc dân (GDP), bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Ngoài ra còn có các quá trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi trong việc thu nhập. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế được sử dụng đồng nghĩa với cụm từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế được một số tài liệu nghiên cứu khác sử dụng, về bản chất chỉ sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế (change hay transformation). Fisher (1935) phân biệt ba khu vực kinh tế, đó là: Sơ cấp (nông nghiệp), Cấp hai (công nghiệp) và Cấp ba (dịch vụ) và trong sự phát triển việc làm và đầu tư chuyển từ khu vực sơ cấp sang cấp hai và một phần sang cấp ba. Clark (1940) phát triển thêm cho rằng chính năng suất lao động trong các khu vực đã quyết định việc chuyển lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao.

Song song với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và không thể tách rời hai quá trình này.

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào việc chuyển đổi cơ cấu của cả nền kinh tế. Theo nghiên cứu thống kê của nhiều nước trên thế giới, giữa tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có một tương quan rất chặt chẽ: 1% tăng trưởng nông nghiệp tương ứng với 4% tăng trưởng phi nông nghiệp.

Xu hướng chung của sự phát triển nông nghiệp của các nước là, lúc đầu tập trung vào việc tự túc cây lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi các cây có dầu, đạm, rau và quả.

Sự phát triển của nông nghiệp do hai hiệu ứng chi phối:

Hiệu ứng Engel, xây dựng trên thuyết vi mô về tiêu dùng, cho rằng khi thu nhập của nhân dân tăng lên thì nhu cầu sản phẩm nông nghiệp lúc đầu tăng theo, nhưng đến một lúc nào đó sẽ bị bão hoà và nhu cầu không tăng nữa. Tỷ lệ giữa tăng thu nhập và tăng nhu cầu gọi là hệ số co giãn. Hệ số này lúc đầu tăng, đến một thời điểm sẽ giảm xuống. Khi nhu cầu đã bị bão hoà thì nông nghiệp muốn tiếp tục phát triển phải đa dạng hoá sản phẩm.

Hiệu ứng Malassis, cho rằng đến một lúc nào đấy phần của dân số phục vụ cho việc ăn uống tăng lên không phải trong khu vực nông nghiệp nữa mà trong khu vực phi nông nghiệp. Do đấy, giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp chế biến sẽ tăng lên và vượt giá trị nông nghiệp. Theo Malassis thì nhu cầu của sản xuất nông nghiệp tăng chậm hơn nhu cầu của sản xuất và chế biến thức ăn.

Kinh nghiệm của một số nước cho thấy là, muốn phát triển được phải áp dụng các cải tiến kỹ thuật và thể chế cho phép khu vực nông nghiệp tạo ra được thêm thu nhập. Phải có các cơ chế để chuyển thu nhập giữa các khu vực thì mới có sự phát triển. Thị trường là công cụ để chuyển thu nhập. Phải có một thị trường hoàn chỉnh phản ảnh được quan hệ giữa cung và cầu. Thu nhập của nông nghiệp sang công nghiệp phải được dùng để sản xuất các vật tư giúp cải tiến kỹ thuật nông nghiệp (Y. Hayami, V. Ruttan, 1985).

Thách thức lớn nhất đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là việc rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn. Nếu không rút được lao động thì không thể nâng cao năng suất lao động và không nâng cao được thu nhập. Trong quá trình phát triển, trên thế giới có ba kiểu chuyển dịch lao động khác nhau:

Giảm cả số lượng lẫn tỷ lệ lao động nông nghiệp như các nước đã phát triển.

Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp nhưng tăng số lượng tuyệt đối lao động nông nghiệp như Pakistan, Philippin, Braxin, Mehico, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Tăng cả tỷ lệ lẫn số lượng lao động nông nghiệp như Ấn Độ, Syria.

Nước ta hiện thuộc vào kiểu thứ hai. Đối với các nước thuộc kiểu 2 và 3 thì việc phát triển công nghiệp nông thôn là tất yếu (Klatzman, 1971).

Vai trò của thể chế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng được khẳng định. Gần đây North (1997) đã nêu vấn đề phải phân tích việc sụp đổ của phe XHCN và sự chuyển đổi của các nền kinh tế trên quan điểm của tiếp cận thể chế - nhận thức. Để làm việc này North nêu các quan điểm sau:

Chính sự hoà trộn của các quy tắc chính thức với những chuẩn mực không chính thức và những đặc trưng trong thực thi đã định hình nên hoạt động kinh tế. Trong khi các quy tắc có thể thay đổi ngay thì các chuẩn mực chỉ biến đổi từ từ. Vì vậy lúc đã thay đổi những quy tắc chính thức của một nền kinh tế khác, nền kinh tế này sẽ hoạt động một cách khác do những chuẩn mực không chính thức và sự thực thi khác nhau. Vì vậy việc chuyển giao các quy tắc kinh tế và chính trị của nền kinh tế thị trường phương Tây sang các nước đang chuyển đổi không phải là điều kiện đủ cho một động thái kinh tế tốt. Tư nhân hoá không phải là một phương thuốc bách bệnh để khắc phục động thái kinh tế tồi.

Các hoạt động chính trị góp phần đáng kể tạo ra động thái kinh tế, bởi chúng quy định các quy tắc kinh tế và làm cho các quy tắc ấy có hiệu lực. Vì vậy một bộ phận quan trọng của chính sách phát triển là tạo ra các chính thể mà sẽ sáng tạo ra và hiệu lực hoá các quyền sở hữu đầy đủ. Cần nghiên cứu mô hình hoá các chính thể của các nước đang chuyển đổi. Những quy phạm không chính thức (các chuẩn mực, những tập quán và các quy tắc ứng xử) tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng, đôi khi có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế ngay cả khi có những quy tắc chính trị không ổn định hoặc bất lợi.

Yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng dài hạn chính là tính hiệu quả về mặt thích ứng chứ không phải về mặt phân bổ. Những hệ thống chính trị/kinh tế thành công đều liên quan đến những cấu trúc thể chế linh hoạt, có thể qua khỏi sự đột biến và những thay đổi, là một phần của sự tiến hoá thành công.

Quan niệm của đề tài về khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn thể hiện ở việc đa dạng hoá sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhằm rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao động nông nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân.

Trên cơ sở đó, các nội dung chính của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian tới được xác định là :

- Tăng năng suất cây lương thực để giải quyết an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây thức ăn gia súc nhằm phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá cây hàng hoá như rau, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày phục vụ thị trường trong nước và đa dạng hoá xuất khẩu.

- Thúc đẩy đa dạng hoá cây trồng và đa dạng hoá nội ngành thông qua chế biến ở các vùng chuyên môn hoá gặp rủi ro cao như ĐBSCL, Tây Nguyên nhằm ổn định hệ thống sản xuất của hộ nông dân. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm thúc đẩy quá trình đa dạng hoá nội ngành.

- Phát triển công nghiệp nông thôn, cụm làng nghề và dịch vụ nông thôn nhằm đa dạng nguồn thu nhập của nông dân và đẩy nhanh công nghiệp hoá.

- Phát triển các khu công nghiệp phân bố hợp lý trong môi trường nông thôn nhằm tạo sự phát triển cân đối giữa nông thôn và đô thị, giảm sự tập trung cao ở các đô thị lớn.

- Đầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục, sức khoẻ, dạy nghề nhằm nâng cao trình độ chuyên nghiệp hoá của nông dân.

Hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước ta được đề tài đề xuất:

Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế:

Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế theo ngành (NN, CN, DV) trong GDP;

Cơ cấu xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu nông sản.

Các chỉ tiêu về nguồn lực: các yếu tố đầu vào của nền kinh tế:

Các chỉ tiêu về cơ cấu lao động như tỷ lệ lao động nông lâm ngư nghiệp trong tổng số lao động, chất lượng lao động, sự di động của lao động;

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: đô thị hoá, quy mô hộ nông nghiệp, tình trạng manh mún ruộng đất, hộ nông dân không có đất;

Cơ cấu vốn đầu tư xã hội và nông nghiệp, hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp;

Cơ cấu các thành phần kinh tế, phân bổ vốn giữa các thành phần kinh tế.



Các chỉ tiêu đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế:

Hệ số đa dạng của các ngành sản xuất trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, nông nghiệp và trồng trọt;

Tăng trưởng giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành hàng trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp;

Năng suất đất đai và năng suất lao động nông nghiệp.

Các chỉ tiêu thể hiện tác động của chuyển đổi cơ cấu ở cấp hộ nông dân: tăng thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo, phân hoá thu nhập (hệ số Gini), mức độ sản xuất hàng hoá và các chỉ tiêu xã hội theo mục tiêu của thiên niên kỷ...

3. Hiện trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nước ta

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế của GDP và lao động:

Trong nửa cuối thập kỷ 80 đã diễn ra quá trình giảm mạnh tỷ trọng công nghiệp (ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động) và tăng tỷ trọng các ngành nông nghiệp (sử dụng ít vốn, nhiều lao động) thì trong nửa đầu thập kỷ 90 đã có một quá trình công nghiệp hoá mạnh mẽ đi kèm với giảm tỷ trọng nông nghiệp và bùng nổ khu vực dịch vụ. Tiếp đến trong nửa cuối thập kỷ 90 và kéo dài đến nay, chúng ta thấy quá trình công nghiệp hoá được đẩy nhanh hơn trong khi tỷ trọng của cả hai khu vực nông nghiệp và dịch vụ đều giảm tương đối.



Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tại các vùng sinh thái thể hiện:

Tốc độ giảm tỷ lệ nông nghiệp trong cơ cấu GDP mạnh nhất là vùng Đông Nam Bộ, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng, rồi đến Nam Trung Bộ. Các vùng khác, có tốc độ giảm chậm hơn, riêng vùng Tây Nguyên tiếp tục tăng, trung bình 1%/ năm trong giai đoạn 1996 - 2002. Tuy nhiên, về tỷ trọng trung bình của nông nghiệp trong GDP của các vùng thì Tây Nguyên có tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc.

Bảng 1: Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế trong thời kỳ 1990-2003 (%)




1990

1995

2000

2003

Toàn quốc

100,0

100,0

100,0

100,0

1. Nông Lâm Ngư

38,7

27,2

24,5

21,8

a) Nông nghiệp

32,7

23,0

19,8

16,7

- Trồng trọt

27,7

19,4

16,1

13,6

- Chăn nuôi

4,3

3,1

3,3

3,2

b) Lâm nghiệp

3,0

1,2

1,3

1,1

c) Ngư nghiệp

3,0

2,9

3,4

4,0

2. Công nghiệp và XD

22,7

28,8

36,7

40,0

3. Dịch vụ

38,6

44,1

38,7

38,2

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2003)

Các tỉnh giảm được tỷ lệ nông nghiệp trong GDP ở mức trên 5% năm là: Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.



Bảng 2: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế của GDP và lao động của các vùng, 1996-2002




Tỷ lệ trong GDP (%)

Tỷ lệ lao động NLN (%)

Tốc độ tăng cơ cấu trong GDP (%)

Tốc độ tăng cơ cấu LĐ NLN

N-L-N

CN

N-L-N

CN

Cả nước

23,45

34,45

64,57

-2,29

2,99

-1,8

ĐBSH

26,89

30,63

65,09

-3,96

4,94

-2,57

Đông Bắc

39,41

27,34

81,74

-3,22

3,83

-1,2

Tây Bắc

53,24

14,96

88,57

-2,32

4,41

-0,74

Bắc Trung Bộ

40,69

21,90

74,68

-2,63

6,19

-1,5

Nam Trung Bộ

34,60

26,74

62,69

-3,58

4,47

-2,65

Tây Nguyên

68,97

11,64

77,85

1,00

-1,21

-1,02

Đông Nam Bộ

9,85

50,19

36

-4,00

3,15

-3,71

ĐBSCL

55,07

17,27

63,56

-2,17

4,58

-0,47

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2003)

Tốc độ tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP mạnh nhất là Bắc Trung Bộ do mới phát triển công nghiệp, rồi đến Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; các vùng khác đều tăng, trong khi vùng Tây Nguyên giảm trong giai đoạn này. Tỷ trọng trung bình trong GDP công nghiệp cao nhất là Đông Nam Bộ, đã vượt mức 50%, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng.

Các tỉnh có tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng mạnh trên 10%/ năm là Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Trị, Bình Phước.

Lao động nông nghiệp giảm mạnh nhất là Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ rồi đến Đồng bằng sông Hồng.

Các tỉnh giảm nhiều lao động nông nghiệp trên 5%/năm là Đà Nẵng, Bình Dương, Thừa Thiên - Huế, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Bắc Ninh.

Các tỉnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh, có cả ba chỉ tiêu trên đều cao, là Bình Dương, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

Đa dạng hoá hoạt động kinh tế và phát triển công nghiệp nông thôn

Công nghiệp nông thôn, đóng góp vào đa dạng hoá hoạt động kinh tế của địa phương và của hộ nông dân với các hoạt động phi nông nghiệp. Trong giai đoạn này tốc độ tăng nhanh nhất của khu vực kinh tế này là các vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng. Các vùng ít thay đổi trong phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh nhất là Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long.

Do không có thống kê riêng về công nghiệp nông thôn nên không biết chính xác phần của nông thôn là bao nhiêu. Theo ước tính của UNIDO năm 1997 phần của nông thôn chiếm khoảng 20 - 25 %. Theo báo cáo của OCED (1998), để ước tính sự phát triển của công nghiệp nông thôn có thể lấy công nghiệp ngoài quốc doanh trừ phần của Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, coi đấy là công nghiệp nông thôn thì: từ 1990 đến 1995 công nghiệp nông thôn tăng 7,7 %/ năm, công nghiệp đô thị tăng 15,3 %/ năm. Theo kết quả ước tính trên thì tốc độ tăng của công nghiệp đô thị cao hơn của nông thôn, nên năm 2003 phần của nông thôn chỉ còn khoảng 15 %.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, hiện nay có 235 cơ sở công nghiệp nông thôn: 32,9 % chế biến, nông lâm thủy sản, 30,9 % sản xuất vật liệu xây dựng,
15 % công nghiệp nhẹ, 12,8 % cơ khí, 6,8 % khai thác mỏ, 2,1 % hoá chất... Trong số gần 41.000 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 14%, 5,8% là hợp tác xã, trên 80% còn lại là những doanh nghiệp tư nhân.

Theo những điều tra ngành nghề nông thôn được thực hiện, thì bình quân một cơ sở có thể tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động; một số doanh nghiệp dệt, thêu, ren, đan lát... có thể thu hút tới vài trăm lao động. Với sự phát triển của nhiều ngành nghề, công nghiệp nông thôn đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 5 triệu lao động cả trong thời vụ và những tháng nông nhàn. Năm 1995 doanh thu ngành nghề là 38,2 ngàn tỷ đồng, năm 2001 đạt 60 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng 5 năm là 8,5 %.



Thay đổi của nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước

Vai trò của sự phát triển của nhu cầu và thị trường trong nước về nông sản có tác động thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Tốc độ tăng tiêu dùng của nhà nước là -5,7% năm 1999 lên 5,4% năm 2002, trong khi đó tiêu dùng của tư nhân tăng từ 2,65% năm 1999 lên 7,1% năm 2002.



Bảng 3: Thay đổi của thị trường thực phẩm ở nông thôn và thành phố




1993

1998

2002

Giá trị tiêu dùng thực phẩm của người thành phố (nghìn đồng/người / năm)

1455

1830

2302

Giá trị tiêu dùng thực phẩm của người nông thôn (nghìn đồng / người / năm)

1006

1236

1519

Tỷ lệ thực phẩm đi mua ở thành phố (%)

95,2

95,3

95,4

Tỷ lệ thực phẩm đi mua ở nông thôn (%)

56,8

63,8

71,5

Chi tiêu cho thực phẩm của thành phố

(nghìn đồng / người / năm)



1384

1743

2196

Chi tiêu cho thực phẩm của nông thôn

(nghìn đồng / người / năm)



571

786

1086

Thị trường thực phẩm nông thôn

(tỷ đồng)



32114

46089

64948

Thị trường thực phẩm thành phố

(tỷ đồng)



19 458

30513

43703

Thị trường thực phẩm (tỷ đồng)

51 572

76602

108650

Nguồn: VLSS 93 và 98, VHLSS 2002, giá so sánh 1998, tính toán của M.Figue (nhóm MALICA).

Thị trường thực phẩm trong nước cũng trở nên rất quan trọng so với thị trường xuất khẩu. Từ năm 1993 đến 2002, tổng giá trị của thị trường thực phẩm trong nước đã tăng gấp đôi. Sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam gắn liền với tăng trưởng dân số nhưng cũng có liên quan đến tăng chi tiêu của mỗi người dân. Tiêu dùng tăng lên không liên quan đến khối lượng thực phẩm tiêu thụ tăng lên và nhu cầu thị trường ngày càng tăng để cung cấp cho các vùng nông thôn cũng như các vùng thành thị. Chúng ta cần phải ghi nhận mức độ quan trọng của thị trường thành phố: năm 2002, thị trường được phân chia như sau: 60% giá trị cho người tiêu dùng nông thôn và 40% giá trị cho người tiêu dùng thành phố trong khi họ chỉ chiếm 20% tổng dân số.

Đối với thị trường nông thôn, mức độ tăng trưởng cũng tăng gần gấp đôi từ năm 1993 đến 2002, đồng thời tỷ lệ lương thực thực phẩm đi mua cũng tăng từ 57% lên 72% trong cùng thời gian. Thị trường nông thôn có đòi hỏi chất lượng thấp hơn thị trường đô thị do đó cho phép tạo đầu ra cho các nông sản đạt chất lượng thấp của các hộ nông dân nghèo. Sự phát triển của thị trường trong nước đã dẫn đến đa dạng về nhu cầu chủng loại nông sản, làm động lực cho đa dạng hoá nông sản hàng hoá thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hơn nữa mức tăng trưởng của nhu cầu trong nước lại rất tiềm năng và ổn định. Ngược lại thị trường xuất khẩu rất biến động và chỉ cho phép tập trung vào một số mặt hàng chủ lực.

Quá trình đa dạng hoá279 trồng trọt, nông nghiệp và nông lâm ngư

Sự phát triển của thị trường trong nước đã lôi kéo đa dạng hoá nông nghiệp. Về các hệ số đa dạng của trồng trọt vùng cao nhất là Đông Nam Bộ, thấp nhất là Tây Nguyên và ĐBSCL. Về đa dạng nông nghiệp hệ số cao nhất là các vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Bắc. Đối với khu vực nông lâm ngư nghiệp, các vùng có hệ số đa dạng cao nhất cũng là Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Bắc, trái lại hệ số thấp nhất thể hiện chuyên môn hoá cao là Tây Nguyên.

Cả nước có tăng hệ số đa dạng trong 7 năm (1996 - 2002), trong đó đa dạng hoá trồng trọt tăng nhanh nhất, rồi đến nông nghiệp và nông lâm ngư. Vùng tăng hệ số đa dạng cao nhất là vùng Đông Nam Bộ, trong khi đó các vùng khác đều có xu hướng giảm đa dạng hoá. Vùng giảm hệ số đa dạng nhiều nhất là Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 4: Đa dạng hoá sản xuất nông lâm ngư nghiệp 1996 - 2002






HSDD Simpson TB trồng trọt

HSDD Simpson TB NN

HSDD Simpson TB NLN

Tốc độ tăng HSDD Simpson trồng trọt

Tốc độ tăng HSDD Simpson NN

Tốc độ tăng HSDD Simpson NLN

Cả n­ước

0,58

0,71

0,80

0,89

0,77

0,64

ĐBSH

0,49

0,68

0,73

-4,51

-0,32

-0,02

Đông Bắc

0,56

0,73

0,80

-0,75

0,16

0,11

Tây Bắc

0,56

0,69

0,77

-0,55

-0,80

-0,41

Bắc Trung Bộ

0,51

0,69

0,79

-4,07

-0,82

-0,15

Duyên hải Nam Trung Bộ

0,55

0,71

0,81

-1,67

-0,01

0,12

Tây Nguyên

0,46

0,56

0,60

-6,02

-5,89

-5,57

Đông Nam Bộ

0,66

0,77

0,83

4,65

2,58

1,62

ĐBSCL

0,48

0,63

0,76

-3,50

-1,93

-0,33

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2003)

Các yếu tố tác động đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Kết quả phân tích Thành phần chính280 thể hiện trên 3 thành phần chính đầu tiên, cho phép giải thích 52,6% thông tin của cơ sở dữ liệu.



Bảng 5: Hệ số tương quan giữa các biến và các trục chính 1996 – 2002

Thành phần I

Đa dạng hoá

Thành phần II

Nông nghiệp

Thành phần III

Đô thị hoá

Giải thích

25,49%

Giải thích

14,56%

Giải thích

12,45%

Hệ số ĐD NN

0,839

Tốc độ tăng GT NN

0,775

Tốc độ tăng GT CNHN

-0,567

Tốc độ tăng đa dạng NN

0,831

Tốc độ tăng GT CNLN

0,769

Tốc tăng CC dịch vụ GDP

-0,550

Tỷ lệ NLN trong GDP

- 0,805

Tốc độ tăng GT TT

0,744

Hệ số ĐD NLN

-0,547

Tốc độ tăng đa dạng NLN

0,748

Tốc độ tăng GT NLN

0,630

Tỷ lệ CNXD trong GDP

0,487

Hệ số ĐD TT

0,682

Tốc độ tăng GDP

0,576

Tốc độ đa dạng NLN

-0,485

Tốc độ tăng đa dạng TT

0,650

Hệ số ĐD TT

0,555

Tỷ lệ Dân số đô thị

0,483

Tỷ lệ CNXD trong GDP

0,635

Tốc độ tăng GT rau đậu

0,550

Tốc độ cơ cấu LĐNN

-0,461

Hệ số ĐD NLN

0,627

Tốc độ tăng đa dạng TT

0,538

Tỷ lệ LĐNN

-0,435

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2003)

Thành phần I quyết định 25,5% của biến động có tương quan chặt với tốc độ tăng hệ số đa dạng nông nghiệp và hệ số đa dạng nông nghiệp. Có thể nói thành phần thứ nhất thể hiện vai trò quan trọng của đa dạng hoá nông nghiệp, nông lâm nghiệp và trồng trọt theo cùng chiều tương quan. Theo thành phần I thì hiện tượng đa dạng hoá nông lâm nghiệp biến thiên ngược chiều với tỷ trọng của nông lâm nghiệp cao trong GDP. Như vậy các tỉnh có tỷ trọng nông lâm nghiệp cao trong GDP đều chuyên canh, không phải là các tỉnh có đa dạng hoá của khu vực này cao. Trái lại, đa dạng hoá nông lâm nghiệp xảy ra khi kinh tế đã chuyển đổi cơ cấu, gắn liền với tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cao và giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Thành phần II quyết định 14,6% có thể nói là thành phần thể hiện các quan hệ bên trong của khối nông nghiệp. Tốc độ tăng của giá trị nông nghiệp tăng biến động cùng chiều với hệ số đa dạng cao thể hiện vai trò của đa dạng hoá trồng trọt đóng góp vào tăng giá trị nông nghiệp. Trong các nhóm cây thì cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò rõ nhất trong đa dạng hoá, tiếp đến là nhóm cây rau đậu. Tăng trưởng nông nghiệp biến thiên cùng chiều với tốc độ tăng GDP, có nghĩa là nông nghiệp đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP trong giai đoạn vừa qua.

Thành phần III quyết định 12,5% của biến động, có thể gọi là thành phần đô thị hoá. Tỷ lệ dân số đô thị và tỷ lệ công nghiệp trong GDP biến động cùng chiều. Quá trình này gắn liền với giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Tuy vậy các tỉnh có mức độ đô thị hoá cao thì có hệ số đa dạng nông lâm thuỷ sản thấp hơn do đất diện tích nông lâm nghiệp bị giảm sút. Các cây công nghiệp hàng năm không phát triển ở các vùng đô thị hoá cao. Tốc độ tăng dịch vụ trong cơ cấu GDP không phụ thuộc vào đô thị hoá.

Phân kiểu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam

Sự thay đổi của các yếu tố cơ cấu khá phức tạp vì nó liên quan chặt chẽ tới sự đa dạng sinh thái và kinh tế xã hội vùng ở Việt Nam. Việc phân kiểu281 chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phép ta phân biệt 5 kiểu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn xếp theo thứ tự tăng dần của tốc độ chuyển đổi.



Bảng 6: Các kiểu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước ta theo phân loại chùm

Kiểu chuyển đổi
cơ cấu kinh tế


Kiểu Tây Nguyên

Kiểu đồng bằng lớn

Kiểu miền núi và miền trung

Kiểu đô thị và các tỉnh công nghiệp phát triển

Kiểu công nghiệp hoá mới

Tỷ lệ TB NLN trong GDP

66,6

49,5

48,5

13,8

49,2

Tỷ lệ TB CN trong GDP

13,4

20,5

19,8

46,3

22,9

Tỷ lệ TB DV trong GDP

20,0

30,0

31,6

39,9

28,0

Tốc độ tăng TB GDP

11,8

8,1

9,0

11,5

13,4

Tốc độ giảm tỷ lệ cơ cấu GDP NLN

1,1

-2,5

-2,4

-6,2

-5,8

Tốc độ tăng tỷ lệ cơ cấu GDP CN

-1,4

5,1

4,7

3,7

15,6

Tốc độ tăng tỷ lệ cơ cấu GDP DV

-2,5

0,7

1,4

-2,4

0,3

Tốc độ giảm cơ cấu LĐ NLN

-1,3

-1,5

-1,3

-6,3

-2,0

Tỷ lệ TB LD NLN

77,0

66,6

74,5

38,5

64,8

Tốc độ tăng GTSXCN ngoài QD

8,7

11,0

12,3

18,7

29,0

Tốc độ tăng GTSXCN vốn n­ước ngoài

8,3

11,6

24,9

26,9

109,5

Tốc độ tăng GT NLN

16,7

8,9

8,9

7,9

11,2

Tốc độ tăng GT NN

17,6

5,7

8,8

5,8

11,6

Tốc độ tăng trồng trọt

20,6

5,8

7,8

3,4

10,2

Tốc độ tăng cây LT

-6,8

10,5

7,5

-2,5

6,3

Tốc độ tăng cây rau đậu

15,9

-9,7

7,2

9,7

10,1

Tốc độ tăng cây CNHN

-1,7

-5,8

6,2

3,1

-7,2

Tốc độ tăng cây CNLN

78,7

-25,7

-8,8

0,7

4,6

Tốc độ tăng chăn nuôi

1,9

2,7

13,9

14,8

15,6

Tốc độ tăng thuỷ sản

15,3

20,4

17,0

15,9

16,8

Tốc độ tăng lâm nghiệp

0,30

1,37

1,48

-3,36

-9,28

HSDD Simpson TB trồng trọt

0,45

0,41

0,55

0,60

0,51

HSDD Simpson TB NN

0,55

0,59

0,71

0,74

0,68

HSDD Simpson TB NLN

0,59

0,70

0,78

0,77

0,71

Tốc độ tăng HSDD Simpson TT

-5,9

-10,8

-1,8

1,2

-3,7

Tốc độ tăng HSDD Simpson NN

-5,7

-4,8

-0,2

1,1

-1,2

Tốc độ tăng HSDD Simpson NLN

-5,4

-2,2

0,0

0,4

-1,3

Tốc độ tăng DS đô thị

5,4

3,8

4,3

5,2

10,9

% DS thành thị TB

27,7

17,7

15,7

48,8

10,6

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2003)

Kiểu Tây Nguyên, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm: đây là vùng có tăng trưởng nhanh nhờ chuyên môn hoá cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tuy nhiên đa dạng hoá nông nghiệp giảm mạnh. Sản phẩm chủ yếu là nguyên liệu thô cà phê, ít chế biến công nghiệp, do vậy làm chậm quá trình chuyển đổi cơ cấu. Lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao. Kiểu chuyển đổi cơ cấu này bao gồm các tỉnh Tây Nguyên ngoại trừ Kon Tum do tỉnh này vẫn mang các đặc điểm của các tỉnh miền núi chậm phát triển.

Kiểu đồng bằng lớn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trung bình: đây là các vùng thâm canh lúa cao của một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Kiểu này có tăng trưởng GDP với tốc độ thấp nhất so với các vùng khác giảm đa dạng hoá nông lâm ngư nghiệp và do đó chuyển đổi cơ cấu kinh tế chỉ ở mức trung bình.

Kiểu miền núi và miền trung, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trung bình: đây là kiểu đa dạng hoá sản xuất nông lâm nghiệp của các tỉnh nghèo, có số tỉnh lớn nhất bao gồm 33 tỉnh ở các vùng khác nhau trên toàn quốc. Kiểu này có đa dạng hoá nông lâm nghiệp cao nhưng lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao. Các tỉnh này có mức tăng trưởng trung bình, cao hơn các tỉnh thâm canh lúa thuần tuý chính nhờ vào tình hình đa dạng hoá nên ít bị ảnh hưởng bởi giảm giá lúa trong thời gian qua. Các tỉnh thuộc kiểu này về thực chất chưa xác định được chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế chủ yếu tự phát. Việc tập trung rất đông các tỉnh thuộc kiểu chuyển đổi này cho thấy sự lúng túng trong việc xác định chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đa số địa phương. Để tìm được giải pháp cho các địa phương này cần đi sâu tìm hiểu các điều kiện đa dạng của các địa phương trong các nghiên cứu ở các phần tiếp sau.

Kiểu đô thị và các tỉnh công nghiệp phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế khá nhanh: đây là các thành phố lớn và các tỉnh có tỷ trọng công nghiệp cao và tăng trưởng GDP cao nằm ở các vùng sinh thái khác nhau. Đa dạng hoá nông nghiệp tăng theo nhu cầu của thị trường. Lao động nông nghiệp được rút ra khá nhanh. Kiểu này bao gồm các thành phố lớn cộng thêm Bình Dương và Đồng Nai. Do bị ảnh hưởng mạnh bởi đô thị hoá và công nghiệp hoá nên quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh này ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện sinh thái vùng hơn.

Kiểu công nghiệp hoá mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh: đây là các tỉnh nông nghiệp nhưng mới bắt đầu công nghiệp hoá với sự đóng góp của vốn đầu tư nước ngoài nên có tốc độ tăng công nghiệp cao, giảm lao động nông nghiệp khá. Các tỉnh này có tốc độ đô thị hoá cao nhưng đô thị còn nhỏ và chiếm tỷ lệ dân số còn ít. Tăng trưởng GDP của các tỉnh này cao nhất nhờ sự đóng góp của công nghiệp hoá. Do mới bắt đầu quá trình công nghiệp hoá và có chính sách thu hút đầu tư tốt nên tốc độ tăng trưởng nhanh hơn kiểu đô thị và các tỉnh công nghiệp.

Trong các vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm là các kiểu Tây Nguyên và kiểu đồng bằng lớn có hai nhóm nguyên nhân. Các vùng sản xuất nông sản chuyên canh nhằm mục tiêu xuất khẩu như Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đều có sự chuyển đổi kém do chuyên môn hoá quá sâu vào sản xuất nông sản sơ cấp và công nghiệp kém phát triển. Trong khi đó các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc và miền trung do sản xuất nông sản hàng hoá phát triển yếu và công nghiệp kém phát triển nên không thúc đẩy được chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chỉ đạt mức trung bình. Sản xuất nông lâm nghiệp đa dạng do tình trạng sản xuất nhỏ tự cấp khá phổ biến, sản xuất nông sản hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn.



Bảng 7: Phân bố các tỉnh theo các kiểu chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Số

Kiểu chuyển đổi

Các tỉnh

1

Kiểu Tây Nguyên

Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng

2

Kiểu đồng bằng lớn

Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

3

Kiểu miền núi và miền trung

Hà Tây, Hải D­ương, Thái Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.

4

Kiểu đô thị và các tỉnh công nghiệp phát triển

TP Hà Nội, TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Bình D­ương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

5

Kiểu công nghiệp hoá mới

H­ưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Ph­ước

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2003)

Mô phỏng chuyển đổi cơ cấu kinh tế đến 2020

Để giúp cho việc hoạch định chiến lược phát triển đến năm 2020 nghiên cứu này đã sử dụng Mô hình cơ cấu kinh tế vĩ mô để đưa ra một số mô phỏng về cách tiến hành công nghiệp hoá đi đôi với đô thị hoá và phát triển nông thôn xem nó ảnh hưởng đến cơ cấu ngành của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp và về cơ cấu giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị. Sau đó mô phỏng này cho phép tính toán các thành phần liên quan đến GDP như lao động, thu nhập, nhu cầu lương thực thực phẩm, đất đai, sản lượng của một số sản phẩm nông nghiệp.

Mô hình đã sử dụng 3 phương án mô phỏng: xu thế, công nghiệp hoá tập trung ở đô thị và công nghiệp hoá phân bố trong nông thôn.

Kết quả mô phỏng trên cho thấy trong điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa các khu vực kinh tế như nhau, việc công nghiệp hoá phân bổ cả ở đô thị lẫn nông thôn (công nghiệp hoá phi tập trung sẽ làm cho việc chuyển đổi cơ cấu lao động tiến hành nhanh hơn, thúc đẩy việc giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đồng thời làm tăng năng suất lao động nông nghiệp cũng như tăng thu nhập của nông dân nhanh hơn, làm giảm khoảng cách thu nhập giữa đô thị và nông thôn. Theo quan điểm của đề tài, chiến lược công nghiệp hoá phi tập trung phù hợp hơn và khả thi đối với các vùng đồng bằng đông dân.



Bảng 8: So sánh kết quả của 3 phương án mô phỏng

Chỉ tiêu

Phương án

Xu thế

Nông thôn

Nông thôn

Nông nghiệp

Phi nông nghiệp

GDP

Xu thế

68,2

31,8

30,1

69,9

CNH đô thị

80,5

19,5

49,0

51,0

CNH nông thôn

57,8

42,2

22,6

77,4

Lao động

Xu thế

34,3

65,7

30,1

69,9

CNH đô thị

36,7

61,3

49,0

51,0

CNH nông thôn

27,4

72,5

22,6

77,4

Thu nhập/ người

Xu thế

2293

1188

-

-

CNH đô thị

2278

1328

-

-

CNH nông thôn

2310

2267

-

-

4. Kết luận và một số kiến nghị về chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Kết luận hiện trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn

Chuyển đổi cơ cấu GDP nhìn chung diễn ra chậm và chưa thực sự thể hiện rõ trong các yếu tố cơ cấu như lao động, vốn. Lao động chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp kém, chủ yếu chuyển sang dịch vụ. Vốn đầu tư cho đa dạng hoá sản xuất nông sản chưa tập trung và còn ít, chủ yếu do dân, ít được đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Về xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo lãnh thổ, ta thấy các tỉnh trong cùng một vùng sinh thái không có xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế hoàn toàn đồng nhất là do bên cạnh các yếu tố sinh thái thì mức độ đô thị hoá, công nghiệp hoá và chính sách địa phương của các tỉnh rất khác nhau. Đa số các địa phương lúng túng trong việc xác định chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Cần tập trung nghiên cứu chính sách điều chỉnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở cấp toàn quốc và cấp tỉnh.

Thị trường xuất khẩu nông sản đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp, nhưng chưa đóng góp lớn vào chuyển đổi cơ cấu do chủ yếu xuất khẩu nông sản thô nên chưa có tác dụng thúc đẩy công nghiệp chế biến, trong khi thị trường trong nước có vai trò ngày càng tăng trong việc thúc đẩy đa dạng hoá nông sản, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Các vùng có tăng trưởng kinh tế cao như vùng Tây Nguyên không phải là các vùng chuyển đổi cơ cấu mạnh do chuyên môn hoá cây công nghiệp, tuy nhiên tăng trưởng có nguy cơ kém bền vững, đặc biệt là hệ thống sản xuất nông hộ. Sự bền vững của hệ thống sản xuất nông hộ là điều kiện cho bền vững của cấp vùng.

Các vùng xuất khẩu nông sản mạnh nhất như Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên không phải là vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh. Trái lại, thâm canh lúa như Đồng bằng sông Cửu Long lại có mức tăng trưởng thấp nhất do giá lúa giảm thường xuyên.

Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp đóng góp thiết thực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế và là quá trình đi cùng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Vùng có chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh thì sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn như vùng ven các đô thị.

Đa dạng hoá hoạt động kinh tế nông thôn dẫn đến chuyển đổi cơ cấu lao động theo xu hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng năng suất lao động như Đông Nam Bộ, tuy vậy đào tạo nghề là một điều kiện quan trọng để lao động có thể chuyển đổi thuận lợi hơn.

Trong giai đoạn 1996 - 2002, có hai kiểu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bình Dương, có công nghiệp hoá mới phát triển và các đô thị lớn do thúc đẩy của công nghiệp hoá và đô thị hoá.

Các thách thức trong giai đoạn trước mắt

Để thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, có 4 thách thức nảy sinh mà trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn cần phải vượt qua:

Môi trường nông thôn bị huỷ hoại do thâm canh và sử dụng quá mức các yếu tố đầu vào;

Phát triển không cân đối giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn;

Công nghệ sản xuất và chế biến lạc hậu;

Sức cạnh tranh thấp trong điều kiện gia nhập WTO do quy mô sản xuất nhỏ, thể chế lạc hậu.

Các thách thức trên đây được giải quyết trong 4 quá trình chính của phát triển kinh tế Việt Nam là:

Áp lực dân số và nhu cầu thức ăn còn tiếp tục tăng lên;

Hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị ngày một tăng lên;

Quá trình đổi mới công nghệ đang diễn ra khá chậm;

Quá trình hội nhập thị trường quốc tế đang đến gần.

Các định hướng giải pháp của 4 quá trình này là:

Tìm kiếm kỹ thuật canh tác hợp lý và bền vững;

Phát triển cân đối nông thôn - đô thị, công nghiệp hoá nông thôn;

Nghiên cứu phát triển các công nghệ thích ứng, phù hợp với hoàn cảnh;

Đa dạng thị trường mới trong nước và ngoài nước thông qua chiến lược đa dạng hoá sản xuất;



Kiến nghị các định hướng chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung toàn quốc và cơ cấu kinh tế nông thôn.

Các tổng kết về lý luận, kinh nghiệm trên thế giới của nhiều nước và các kinh nghiệm của Việt Nam ở một số địa phương cho thấy để thúc đẩy được nền kinh tế, trong đó có kinh tế nông thôn và nông nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược có tính lâu dài với các biện pháp chính sách đồng bộ và toàn diện cho toàn quốc và cho các vùng sinh thái đa dạng khác nhau. Từ một nền kinh tế mà công nghiệp và dịch vụ mới bắt đầu giai đoạn tăng trưởng mạnh cần phải có một nền nông nghiệp tăng trưởng ổn định và đáp ứng được các nhu cầu lương thực và thực phẩm của xã hội. Quá trình này là xu thế tự nhiên của nền kinh tế, nhưng để quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh và đúng hướng thì nông nghiệp cần có những chiến lược đồng bộ với chiến lược phát triển của các khu vực khác. Căn cứ vào kinh nghiệm của các nước đi trước và của nước ta trong thời kỳ Đổi mới và các nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, chúng tôi kiến nghị 5 định hướng chiến lược cần chú ý làm cơ sở cho xây dựng chính sách phát triển:



Giúp các hộ nông dân nghèo chuyển từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hoá

Quy luật phát triển của kinh tế hộ nông dân là từ sản xuất tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Sau Đổi mới, nền kinh tế hộ nông dân phát triển tương đối nhanh, tuy vậy tỷ lệ các hộ nông dân tự cấp, chủ yếu là các hộ nghèo còn khá cao, nhất là ở các vùng khó khăn. Nội dung chủ yếu của việc chống nghèo khổ là giúp các hộ này chuyển sang sản xuất hàng hoá. Hiện nay có ý kiến cho rằng muốn chống nghèo khổ phải tạo thị trường ở nông thôn. Chúng tôi cho rằng sở dĩ các hộ nông dân tự cấp chưa tiếp xúc được thị trường không phải vì chưa có thị trường mà vì họ còn gặp các cản trở vì thiếu nhân tố sản xuất hay vì không biết làm ăn. Vì vậy muốn thúc đẩy sự phát triển của các hộ này cần có các tổ chức nông dân đơn giản tiền hợp tác xã, dựa chủ yếu vào sự tương trợ như các nhóm chăn nuôi, tổ sản xuất, tủ thuốc thú y, nhóm tín dụng, câu lạc bộ khuyến nông ... tức là các thể chế phi thị trường để giúp nông dân tiếp xúc với thị trường. Chính đây là các biện pháp giảm nghèo hữu hiệu nhất.



Đa dạng hoá sản xuất để tạo việc làm và tăng thu nhập của nông dân

Các nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân cho thấy nông dân nghèo có xu hướng đa dạng hoá thu nhập. Nhu cầu sản phẩm nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá tăng lên nhanh và đa dạng hơn. Thị trường nông sản biến động mạnh về giá cả, gây nhiều rủi ro cho nông dân, mà biện pháp hữu hiệu nhất để tránh rủi ro là đa dạng hoá. Vì vậy việc phát triển kinh tế hộ nông dân phải là đa dạng hoá. Xu hướng quy hoạch nông nghiệp dựa vào lợi thế cạnh tranh cao, xây dựng các vùng thâm canh hiện nay trái ngược với chiến lược đa dạng hoá, dẫn đến rủi ro cao, gây khó khăn cho việc phát triển. Xu hướng chỉ chú ý đến xuất khẩu, coi nhẹ việc phát triển thị trường trong nước cũng trái với chiến lược đa dạng hoá. Kinh nghiệm cho thấy sản xuất cho thị trường trong nước bằng đa dạng hoá tạo được sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân giàu chuyên môn hoá sản xuất còn nông dân nghèo đa dạng hoá. Cần phối hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá và kết hợp giữa sản xuất để xuất khẩu và cho thị trường trong nước.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu trên chiến lược phát triển nông nghiệp trước mắt cần hướng vào thị trường trong nước bằng cách đa dạng hoá sản xuất như trường hợp của Đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp có khả năng đa dạng hoá mạnh và thích nghi với sự thay đổi của thị trường về cả chất lượng và số lượng, chiến lược đa dạng hoá nông sản xuất khẩu mới có khả năng thực thi một cách bền vững. Kinh nghiệm của Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên cho thấy nếu tập trung vào chuyên môn hoá xuất khẩu quá sớm sẽ không thúc đẩy được chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Hậu quả là phân hoá xã hội tăng cao và rủi ro của kinh tế vùng ngày càng tăng, phụ thuộc thị trường. Như vậy đối với các vùng chuyên môn hoá xuất khẩu nông sản thô như lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và cà phê ở Tây Nguyên cần thay đổi chiến lược nhằm thúc đẩy đa dạng hoá nông nghiệp để giảm rủi ro.

Thực chất hai định hướng chiến lược trên gắn chặt với nhau trên thực tế và có thể sử dụng chung các công cụ chính sách. Chúng tôi đề xuất các chính sách cần thiết áp dụng để thực hiện 2 định hướng chiến lược trên là :

Thúc đẩy nghiên cứu đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, kết hợp bảo tồn và khai thác tốt đa dạng sinh học, phát triển chế biến đa dạng sản phẩm…

Đẩy mạnh nghiên cứu sâu về hoạt động của thị trường, các ngành hàng, chuỗi giá trị và các xu hướng biến động của tiêu dùng…

Phát triển hệ thống dịch vụ công và dịch vụ tập thể cho sản xuất của hộ nông dân, tạo khả năng tham gia không phân biệt của người nghèo đối với khuyến nông, tín dụng, đào tạo, xúc tiến thương mại…

Thúc đẩy phát triển địa phương có sự tham gia của người dân địa phương và phân cấp quản lý trong hành chính.

Thúc đẩy phát triển các làng nghề chuyên môn hoá nông nghiệp hay phi nông nghiệp trong cùng một vùng.

Thúc đẩy quá trình hợp tác của các hộ nông dân quy mô nhỏ trong sản xuất và kinh doanh thông qua hợp tác xã chuyên ngành, hiệp hội, nhóm tổ…



Xây dựng các thể chế thị trường đa dạng, hoàn thiện dần thể chế thị trường

Muốn có một thị trường nông thôn phát triển hoàn chỉnh phải có một hệ thống thể chế thị trường đa dạng và hiệu quả. Hệ thống thể chế này phải có cơ sở hạ tầng và luật pháp bảo đảm cho nó hoạt động. Các thể chế thị trường hiện nay thường cho chi phí trao đổi cao. Xu hướng của sự phát triển thể chế thị trường là giảm dần chi phí trao đổi. Trong các tác nhân hoạt động trên thị trường thì nông dân là tác nhân bị thiệt thòi nhất vì họ chưa có khả năng mặc cả. Muốn hoàn thiện thể chế thị trường phải có nhiều hình thức thể chế đa dạng để tuỳ xã hội lựa chọn thể chế nào hữu hiệu nhất. Ngoài các thể chế như nông nghiệp hợp đồng giữa công ty và nông dân, cần có các thể chế giúp nông dân tham gia vào thị trường như hợp tác xã, hiệp hội, thương nghiệp công bằng, thể chế quản lý chất lượng nông sản (thương hiệu, tên gọi xuất xứ )...

Để phát triển thể chế thị trường cần đẩy nhanh việc hoàn chỉnh các văn bản luật pháp làm môi trường hoạt động cho trao đổi của thị trường, bên cạnh đó cũng cần có hệ thống đào tạo và tư vấn cho các tác nhân, đặc biệt là nông dân tham gia vào thị trường. Ngoài ra còn cần thúc đẩy sự phát triển của các thể chế phi thị trường mang tính xã hội và tương trợ như hiệp hội, hợp tác xã… để điều tiết sự phân hoá xã hội do cơ chế thị trường gây nên.

Xây dựng hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho nông dân

Trong quá trình công nghiệp hoá, chỉ riêng công nghiệp đô thị và các khu công nghiệp không thu hút được hết lao động tăng thêm ở nông thôn để tạo điều kiện cho việc giảm lao động nông nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy cần phải đẩy mạnh việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, trong đó có công nghiệp nông thôn. Ở nước ta đã có một hệ thống làng nghề tương đối phát triển. Gần đây các làng nghề đã phục hồi, phát triển thêm và đổi mới để giải quyết việc làm cho nông dân. Ở nhiều nơi các làng nghề đã phát triển thành các cụm công nghiệp để phát triển thành các xí nghiệp vừa và nhỏ, dựa chủ yếu vào nội lực địa phương có tính năng động và óc kinh doanh sáng tạo của địa phương là một nhân tố mới trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Các cụm công nghiệp là một hình thức thể chế mới dựa trên hợp tác và tương trợ. Yêu cầu về phát triển bền vững chỉ giải quyết được nếu có những địa phương năng động và mềm dẻo như vậy. Nhà nước địa phương và trung ương nên hỗ trợ và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình này phát triển tạo nên việc công nghiệp hoá nông thôn. Cần xác định chiến lược thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động song song với cơ cấu ngành, chú ý đến việc đảm bảo việc làm cả trong môi trường nông thôn. Chiến lược này còn có liên quan chặt chẽ đến chiến lược lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động. Các chính sách cần thiết là:

- Tập trung ưu tiên phát triển mạng lưới đào tạo nghề cho nông dân theo hướng chuyên nghiệp hoá và khuyến nông về kinh tế xã hội cho nông dân về các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp;

- Phát triển thị trường lao động và mạng lưới thông tin việc làm;

- Kết hợp các chính sách lao động và việc làm với chính sách tín dụng.

Cần tiến hành đô thị hoá như thế nào để lôi kéo cả sự phát triển nông thôn, liên kết công nghiệp và nông nghiệp.

Quá trình đô thị hoá là một quá trình tất yếu của phát triển. Chỉ sau mươi năm nữa, dân số đô thị sẽ chiếm một nửa dân số của nước ta. Ở các nước đi trước phần nhiều lúc công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nông nghiệp giảm sút và đều phải nhập thực phẩm từ nước ngoài. Hiện nay việc quy hoạch phát triển của hai khu vực đô thị và nông thôn được tiến hành riêng rẽ, ít có quan hệ với nhau. Xu hướng chung của thế giới là phát triển việc công nghiệp hoá và đô thị hoá phi tập trung theo mô hình "desakota" (theo tiếng Indonexia, desa là nông thôn, kota là đô thị). Mô hình này phát triển các đô thị vùng trong đó chỉ có các đô thị trung bình và các thị trấn nhỏ làm trung tâm cho việc phát triển vùng nông thôn xung quanh, phá bỏ ranh giới giữa hai khu vực này. Chiến lược công nghiệp hoá đi theo hướng phi tập trung, tạo ra nhiều đô thị nhỏ trong khu vực nông thôn để có thể phân bố đều trên lãnh thổ và tạo ra được việc làm trong khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn.

Chính sách phát triển các khu vực nông nghiệp và công nghiệp cần phải đồng bộ và dựa trên một chiến lược phát triển chung của vùng mới thúc đẩy được chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Thúc đẩy nghiên cứu phát triển nông nghiệp ven đô thị bền vững song song với quá trình đô thị hoá, tránh tình trạng đầu cơ ruộng đất làm giảm sút việc phát triển nông nghiệp.



Cần tăng cường năng lực quản lý thị trường đất đai cho các cấp và áp dụng chính sách phân chia lợi tức của đất đai một cách thỏa đáng cho nông dân khi thay đổi mục đích sử dụng đất sang công nghiệp và dịch vụ.

1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương