PHÁc thảo tình hình sản xuất nông nghiệP…


§¤ THÞ VIÖT NAM: TOµN CÇU HãA HAY PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG?



tải về 9.17 Mb.
trang24/26
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích9.17 Mb.
#37785
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

§¤ THÞ VIÖT NAM:
TOµN CÇU HãA HAY PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG?

N



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN ÑOÂ THÒ VAØ ÑOÂ THÒ HOAÙÙ





guyễn Hữu Thái*


Trong bối cảnh hội nhập và phát triển theo hướng toàn cầu hoá vẫn còn do phương Tây áp đặt ngày nay, phải chăng hệ thống các thành phố Việt Nam chỉ là một mắt xích ngoại vi trong mạng lưới đô thị toàn cầu phát triển theo phong cách Mỹ? Muốn hội nhập với thế giới, có lẽ nào chúng ta chỉ còn con đường duy nhất là phát triển trong lòng mạng lưới thành phố toàn cầu kiểu đó?

Đó là mô hình thành phố với cái lõi kinh doanh - dịch vụ trung tâm, chớm chở nhà cao tầng, các nút giao thông lập thể, xa lộ băng ngang thành phố, là công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh các hoạt động kinh tế cũng như đáp ứng các đòi hỏi ngày càng tăng của thị trường và lợi ích tài chính tư nhân. Chúng có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng cùng lúc phá hủy nhiều cơ cấu đô thị truyền thống. Lối quy hoạch đó đã từng gây rối loạn, làm hại đến môi trường lẫn chất lượng cuộc sống đô thị, mầm mống của không ít bất ổn xã hội.

Trong thực tế phát triển gần đây, nhiều nước ở châu Á nay không hoàn toàn mô phỏng theo mô hình đô thị hiện đại phương Tây kiểu đó và tìm ra hướng phát triển riêng của mình. Và kỳ lạ thay, ở phương Tây chính các nhà quy hoạch đô thị châu Âu cũng đang nghiêm chỉnh xét lại các quan niệm cũ của mình, đề ra các giải pháp mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thời hậu-hiện đại, phù hợp hơn với những giá trị, văn hoá và lối sống mới.

Nếu rút tỉa được các bài học phát triển đô thị của họ, công cuộc đô thị hoá ở nước ta có thể phát triển bền vững mang tính hậu-hiện đại cấp tiến và có bản sắc riêng.

Nội dung tham luận đề cập các vấn đề sau:

(1) Cảnh báo về mạng lưới đô thị toàn cầu

(2) Bài học phát triển đô thị từ các nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Á

(3) Hướng phát triển bền vững cho đô thị Việt Nam.



1. Cảnh báo về mạng lưới đô thị toàn cầu

Trong nửa phần sau của thế kỷ XX, uy lực tăng nhanh của sự toàn cầu hoá kinh tế do Mỹ dẫn đầu là một điều bất thường trong lịch sử loài người. Đó là mô hình phát triển của chủ nghĩa tư bản toàn cầu của liên hiệp các công ty đa quốc gia được điều khiển bằng cách xoá bỏ những rào cản thương mại, cho phép họ vào đầu tư tài chính và tổ chức nền kinh tế thế giới thành thị trường tự do đối với tất cả mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc. Mô hình phát triển đó nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của những thể chế tài chính-thương mại quốc tế đầy thế lực do Mỹ chi phối như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Về mặt phát triển đô thị, những người chủ trương chủ nghĩa Hiện đại phương Tây (tiêu biểu là các kiến trúc sư tiền phong châu Âu đề xuất Hiến chương Athens vào năm 1933) là lực lượng chi phối trong xu thế chủ đạo của quy hoạch đô thị và kiến trúc. Riêng ở Mỹ, kể từ thập niên 1950, chính quyền đã ủng hộ việc đổi mới đô thị, như quy hoạch xây dựng lại các thành phố với việc phá bỏ nhà lụp xụp để xây nhà mới, xem như công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh các hoạt động kinh tế cũng như đáp ứng các đòi hỏi ngày càng tăng của thị trường và lợi ích tài chính của tư nhân. Quá trình đó dẫn đến việc xây dựng nhiều nhà cao tầng, các nút giao thông lập thể, những con đường lớn ở khu trung tâm và giải tỏa với quy mô lớn và bố trí lại các công trình quan trọng của những cộng đồng cư dân đang tồn tại, dẫn đến việc phá hủy nhiều cơ cấu đô thị truyền thống.

Với nền kinh tế bị Mỹ chi phối cùng với những ảnh hưởng văn hoá kiểu Mỹ, các nước đang phát triển có nền kinh tế định hướng thị trường đã thừa nhận rằng đó là mô hình phát triển đô thị không có lựa chọn. Mô hình đó đã uốn nắn nhiều tính cách của đô thị và môi trường thị giác của các thành phố khắp thế giới. Từ đó phát sinh các khái niệm “Thành phố toàn cầu” và “Mạng lưới thành phố toàn cầu”.



Thành phố toàn cầu là thuật ngữ mô tả những thành phố lớn có vai trò chiến lược kinh tế quan trọng, năng động và liên kết được với nhau khắp thế giới. Đó là chủng loại thành phố có khả năng phục vụ, quản lý và cung cấp tài chính cho các hoạt động của những công ty và thị trường. Về mặt quốc tế, mậu dịch tự do được đẩy mạnh với sự khống chế của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia do phương Tây chi phối và áp dụng chặt chẽ tác quyền trí tuệ đặc biệt cho công nghệ cao và công nghiệp giải trí. Người giàu và lớp ưu tú sẽ ngày càng giàu hơn. Người nghèo bị đặt qua bên lề xã hội và ngày càng nghèo đi. Sự phát triển của công nghệ thông tin đẩy nhanh việc mở ra các thị trường mới.

Công nghệ thông tin dẫn đến sự hình thành “xã hội mạng lưới”, với ước mơ ban đầu là đem lại đỉnh cao chất lượng sống cho mọi người. Trong thực tế, một khi giới kinh doanh lớn ở Mỹ với sự hỗ trợ của lãnh đạo chính trị đã kiểm soát và vận dụng công nghệ mới này để thủ lợi riêng cho họ. Với công nghệ thông tin và ứng dụng năng suất cao của nó, các công ty toàn cầu sẽ không cần sử dụng nhiều nhân lực mà chỉ cần mở rộng mạng lưới công việc tạm thời và bán thời gian tại các nước nghèo chủ yếu làm hàng gia công. Chủ xí nghiệp đa quốc gia sẽ đóng thuế ít hơn, khỏi phải bận tâm về phúc lợi xã hội, đối phó với yêu sách công đoàn như ở đất nước họ.

Nhà nghiên cứu xã hội phê phán nổi tiếng người Anh Manuel Castells từng lên án cái mà ông gọi là “Chủ nghĩa Tư bản Thông tin” - đó chính là xã hội mạng lưới ngày nay. Mạng lưới này hoạt động rất hữu hiệu, khá linh hoạt, dễ dàng xâm nhập và sáng tạo, đặc biệt rất trung thành với giới ưu tú sản sinh ra nó. Nó vô hồn lẫn vô cảm, không đếm xỉa gì đến phúc lợi xã hội và thẳng tay loại bỏ những cái gì không sinh lợi. Tầm hoạt động của nó là xuyên biên giới và xuyên thời gian. Mục tiêu duy nhất của nó chỉ là lợi nhuận. Chính chủ nghĩa tư bản thông tin kết hợp cùng các định chế tài chính, ngân hàng thế giới do Mỹ khống chế đã từng gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính từ châu Á đến châu Mỹ La tinh trong các năm gần đây.

Mạng lưới thành phố toàn cầu sở dĩ xuất hiện chủ yếu là do nhiều nước đã thả nổi nền kinh tế của mình, nên các trung tâm kinh tế của họ đã phát triển đột ngột và dễ dàng trở thành bộ phận của mạng lưới đó. Chức năng của chúng đã bị những nền kinh tế tiên tiến khống chế về thực chất. Cơ cấu quyền lực trong hệ thống thành phố toàn cầu đó là không bình đẳng, sắp xếp theo thứ bậc trong quan hệ, có cấp trung ương là phương Tây và Nhật Bản và cấp ngoại vi là các nước kém phát triển thuộc Thế giới thứ ba.

Mối hiểm hoạ của toàn cầu hoá kiểu Mỹ là: Mặc dù sự tăng trưởng toàn cầu và thành tích kinh tế của nhiều nước đang phát triển là đáng lưu ý, sự bất bình đẳng giữa các nước và trong lòng mỗi nước đang tăng lên với những hậu quả rõ rệt là đáng lo ngại. Quá trình toàn cầu hoá thường làm tăng đáng kể sự chênh lệch về thu nhập và sự bất bình đẳng.

Về mặt quy hoạch đô thị, nhiều dự án phát triển đô thị mới dựa trên cơ sở lý luận quy hoạch hiện đại chủ nghĩa phương Tây đã lỗi thời và thỏa hiệp với sức mạnh của lòng tham và lợi nhuận. Đó là hình ảnh các thành phố hiện đại mới xuất hiện vội vã ở khắp các nước Thế giới thứ ba, từ châu Á, châu Phi đến châu Mỹ La tinh. Trong nửa thế kỷ qua, phát triển đô thị ở hầu hết các nước đó đều phải đối mặt:

- Sự phá hủy môi trường và lối sống địa phương chưa từng thấy.

- Hàng triệu dân nghèo đô thị trong những nền kinh tế đang nổi lên trở thành nạn nhân của sự giải tỏa đô thị và tái phát triển, không được hưởng phần chia công bằng đáng ra phải có từ lợi ích của sự phát triển.

- Một sự trống rỗng hiện nay của lý luận đô thị mới, cấp tiến và khả thi hơn cho việc cơ cấu lại các thành phố ở những nền kinh tế phát triển nhanh.

Nhiều vấn đề xã hội-văn hoá đang đặt ra cấp bách trong quy hoạch đô thị, ví như làm sao bảo tồn và duy trì ký ức, bảo vệ đất công, lập lại công lý về không gian đô thị. Mọi người đều đang khát khao một lối quy hoạch đô thị mang tính hiện đại đa dạng, có đạo lý và đem lại công bằng và hạnh phúc hơn cho mọi người.

2. Bài học phát triển đô thị từ các nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Á

Bàn luận về phát triển đô thị không thể không đề cập đến khái niệm “Hiện đại” và tác động của nó ở châu Á. Hiện đại nguyên là một khái niệm của phương Tây để chỉ một tiến trình lịch sử liên tục diễn ra ở châu Âu và sau đó ở Mỹ. Nó đặt nền tảng trên truyền thống Hy Lạp-La Mã và phát triển xuyên suốt ở phương Tây từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Cho nên, đối với giới học thuật phương Tây tất cả các truyền thống nào không lấy châu Âu làm trung tâm đều xa lạ với tính hiện đại và thường bị gọi là “các truyền thống khác”.

Phần lớn các nước châu Á suốt mấy thế kỷ qua đã biến thành thuộc địa phương Tây. Truyền thống bản địa bị ngưng đọng, hoặc tệ hại hơn, còn bị chỉnh sửa, thêm thắt cho hợp khẩu vị của quan thầy thực dân. Chủ nghĩa thực dân không những chỉ tác động về các mặt chính trị và kinh tế mà còn cả về hệ ý thức và văn hoá.

Ở nhiều cấp độ khác nhau, các nước châu Á đã kinh qua con đường chông gai tiến tới hiện đại. Hiện đại hoá và phát triển kinh tế là những yếu tố cần thiết để hội nhập vào nền văn hoá thế giới. Người châu Á phải xem xét lại giai đoạn thuộc địa để điều chỉnh lại những sự sai lệch vô tình hoặc cố ý. Trung Quốc, Nhật Bản và cả Ấn Độ, Inđônêxia đã phải chuyển hoá nhiều trong nội bộ để đạt được tính hiện đại mang bản sắc riêng.

Chỉ có Nhật Bản là nước duy nhất sớm đạt được tính hiện đại do bản thân không bị đè nặng bởi truyền thống quá khứ hoặc di sản thuộc địa như hầu hết các nước châu Á khác. Cho nên về tất cả các mặt văn hoá, tinh thần và nghệ thuật, Nhật Bản chẳng những đã tiếp cận mà còn đóng góp tích cực vào nền văn hoá thế giới. Nhật Bản đã dẫn đầu trong con đường hoá giải sự khống chế văn hoá và mỹ thuật của phương Tây. Không ít nhà kiến trúc, quy hoạch đô thị Nhật ngày nay đã được sắp ngang hàng hoặc cao hơn nhiều đồng nghiệp phương Tây về cả các mặt lý thuyết lẫn thực hành. Họ đã thành công cải thiện chất lượng môi trường đô thị: chúng hoạt động hữu hiệu và mang đặc điểm Nhật Bản. Theo gương Nhật Bản, tại khắp châu Á ngày nay đang xuất hiện một xu thế “Phục hưng” rất sinh động với những giấc mơ và tầm nhìn mới. Trong đó có tầm nhìn về quy hoạch-kiến trúc đô thị.

Suốt mấy thập kỷ qua, người ta đã nghe không ít lời phê phán của phương Tây về sự phát triển mà họ cho là hỗn độn ở các thành phố châu Á. Vậy mà, mặc cho các dự đoán bi quan về tương lai của chúng, trong thực tế các thành phố châu Á, từ Tokyo, Thượng Hải đến Mumbai, Bangkok, Hồng Kông vẫn có thể duy trì được sự hấp dẫn, sinh lực và tính năng động của mình. Các thành phố châu Á phát triển mạnh mẽ, thu hút và hấp dẫn, do chính cái trật tự hỗn loạn, sự phong phú đa dạng và tính phức tạp vô ý thức của chúng. Chúng vẫn tìm cách vận hành suôn sẻ cho dù quy hoạch xây dựng chưa tốt, nạn tham nhũng và quản lý sai lệch, nạn đầu cơ đất đai, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhà ổ chuột xuất hiện khắp nơi… Trung tâm thương mại náo nhiệt Hồng Kông, các khu phố chằng chịt mà hấp dẫn ở Bangkok hoặc Tokyo, dải phố bờ kè ven sông Hoàng Phố, các khu phố cổ ‘Longtang’(lộng đường) ở Thượng Hải là điển hình đô thị bản địa sinh động đó.

Gần đây, tuy phải gấp rút công nghiệp hoá, châu Á đã không hoàn toàn lặp lại kinh nghiệm phương Tây về quy hoạch đô thị theo lối hiện đại Mỹ. Lối quy hoạch đó thường không quan tâm đến những người nghèo và không có đặc quyền đặc lợi. Trái lại, các chính quyền ở châu Á khẳng định cần sự kiểm soát quốc gia cho tăng trưởng kinh tế nhanh và cải thiện cộng đồng. Nhiều nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi các chính sách toàn diện hướng về xã hội để cung ứng cho mọi công dân những nhu cầu cơ bản như lương thực thực phẩm, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, cũng như để được sự bền vững sinh thái.

Những đóng góp tích cực của kinh nghiệm xây dựng đô thị thế giới không bị loại bỏ mà được sử dụng để phục vụ cái mới. Chủ nghĩa tư bản có mặt tích cực là ý chí mạnh mẽ, tính linh hoạt và năng động đã được chế ngự để hướng nhiều hơn tới xoá bỏ nghèo đói và đảo ngược cách biệt giàu nghèo.

Ngày nay người ta nói nhiều đến khái niệm mới “glocalisation” kết hợp từ local (tính địa phương) với từ global (tính toàn cầu) bao gồm và định rõ cả sự địa phương hoá cái bên trong và toàn cầu hoá cái bên ngoài.

Bây giờ người ta đã hiểu được tốt hơn về tầm quan trọng của việc bảo tồn lịch sử và môi trường. Vào năm 2002, việc xây dựng toà nhà Quốc hội ở Hà Nội phải tạm hoãn khi phát hiện cổ vật Thăng Long cổ. Việc trân trọng bảo tồn lâu đài Cheong Fatt Sze ở Penang (Malaysia) là một thí dụ khác.

Trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc, người ta nói nhiều đến Chủ nghĩa khu vực phê phán, tính nhiệt đới và tính bản địa đương đại.

Tính bản địa đương đại được chấp nhận như một công cụ hữu hiệu giống như chiếc neo an toàn cho con tàu, đặc biệt vào thời kỳ phát triển kinh tế nhanh và phá hoại đô thị một cách bừa bãi. Điều đó xác định như một lời cam kết có ý thức về truyền thống đặc biệt với sự sắp xếp không gian, vị trí và khí hậu, trang trí ngoại thất. Hoặc như nhà nghiên cứu đô thị Anh Heinz Paetzold giải thích: “Khái niệm về tính địa phương đương đại không phải là sự hoài cổ, mà cũng không phải là quay về với thực tiễn của khu vực… Nó mô tả kiến trúc cố gắng diễn đạt lại nền văn hoá khu vực theo quan điểm văn hoá thế giới đang tồn tại ngày nay”.

Điển hình là nhà Nghị viện bang Vidhan Bhavan ở Bhopal (Ấn Độ) của kiến trúc sư Charles Correa, một kết hợp thành công kỳ lạ của nét địa phương và đương đại. Năm 1988, kiến trúc sư Thái Lan Sumet Jumsai, người thiết kế toà nhà Ngân hàng châu Á đã đưa ra một luận đề gây tranh luận là các khu định cư sớm ở châu Á đã phát sinh bởi bản năng sinh sống gần sông nước và truyền thống địa phương cũng như phản bác quan điểm cho rằng các nền văn hoá Đông Nam Á chỉ là sản phẩm phụ của ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa.

Phản ứng lại việc xây dựng ồ ạt nhà chọc trời tiêu chuẩn hoá, khối hộp điều hoà nhiệt độ buồn tẻ của các nhà thiết kế hiện đại phương Tây ở Malaysia và Singapore, các kiến trúc sư hàng đầu Ken Yeang, Tay Kheng Soon đã thành công thiết kế nhà cửa theo quan điểm sinh khí hậu qua các nhà chọc trời xanh, mang tính nhiệt đới.

Từ trên 20 năm qua, Trung Quốc đã quyết định trở thành tay chơi quan trọng toàn cầu và tích cực tham gia vào nền kinh tế quốc tế. Nhiều bài học thất bại đã được rút ra từ các nước châu Mỹ La tinh và các cuộc khủng hoảng đầu cơ tiền tệ phát sinh ở Đông Á trong cuối thập niên 1990 đã nhận thấy nhiều chỗ bẫy nghiêm trọng trong sự chấp nhận không kiềm chế sự toàn cầu hoá kiểu tư bản chủ nghĩa hậu kỳ Mỹ. Cụ thể là Thượng Hải đã lấy lại địa vị thành phố quốc tế của mình. Sự phát triển mạnh mẽ ở Phố Đông biểu hiện quyết tâm và tham vọng của Thượng Hải trở thành một trung tâm tài chính lớn toàn cầu. Sức sống và tính năng động của bản chất toàn cầu của thành phố này đã được biểu lộ có sức thuyết phục trong việc nó được chọn làm nơi sáng tác nghệ thuật, đổi mới thiết kế và có lối sống mới ở Trung Quốc ngày nay. Thượng Hải đang cung cấp cho ta bài học về môi trường bền vững, để sinh sống với những tiện nghi đầy đủ.

Singapore có lẽ là thành phố châu Á mang nhiều nét phương Tây nhất. Nó rất hữu hiệu và tuân theo một trật tự duy lý, là nơi mà người phương Tây cảm thấy gần gũi nhất. Nhưng phải chăng về mặt văn hoá, đó chỉ là sự kế thừa lịch sử của chủ nghĩa thực dân Anh, không thể là một gương mẫu phát triển có bản sắc đáng noi theo.

Kể từ ngày đảo quốc ra đời trong những năm 1960, vào giai đoạn bùng nổ chiến tranh Việt Nam, Singapore cùng với Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan… trở thành các nước châu Á tuyến đầu của Mỹ, các mắt xích quan trọng trong hệ thống thành phố toàn cầu.

Quy hoạch đô thị Singapore rập khuôn theo mô hình hiện đại phương Tây. Ngay từ đầu, người ta đã tiến hành kế hoạch Tabula rasa (san bằng thành bình địa), không quan tâm đến phần lớn các công trình cổ và các công trình hiện có nhằm xây dựng công trình mới đáp ứng yêu cầu của một trung tâm thương mại-tài chính quốc tế khu vực. Hậu quả là Singapore ngày nay chẳng còn cái gì gọi được là bản sắc thị giác và bản sắc văn hoá. Thành phố có lúc bị đánh giá là “tổng của một trăm chỗ định cư của những người sống lưu vong”.

Tuy ai cũng nhìn nhận Singapore thành công xây dựng một đảo quốc giàu có và tiên tiến vào bậc nhất, vậy mà xét về mặt văn hoá và bản sắc, Singapore vẫn là một thành phố hiện đại vô hồn và khá lạc lõng giữa bối cảnh châu Á. Người ta bắt đầu luyến tiếc: Giá như họ đã không vội vã hủy hoại những khu phố cổ sinh động của Hoa kiều, di dân Ấn, cư dân Mã Lai… thì Singapore có lẽ đã trở thành một thành phố ngã tư đường đa văn hoá tiêu biểu nhất châu Á vậy.

Hồng Kông là hình ảnh rõ rệt nhất của thành phố toàn cầu bởi hải cảng cùng nhà chọc trời, đường cao tốc và giao thông không ngớt. Nơi đây chủ yếu là một trung tâm kinh tế và thương mại của đế quốc Anh cắm lên đất Trung Quốc, nay nó tiếp tục đóng vai trò cửa ngõ giao tiếp Đông Tây. Tuy chỉ là một trung tâm thương mại-tài chính toàn cầu, Hồng Kông cũng có bản sắc riêng của nó. Đằng sau nhà chọc trời là công trình thương mại, nhà ở gồm các khối nhà sử dụng hỗn hợp có hình thù, số tầng và quy mô khác nhau, mang bản sắc “Phố Tàu” nổi tiếng khắp thế giới. Khu trung tâm rộn rịp và ngộp thở Hồng Kông nay được điều chỉnh lại với đường đi bộ trên cao, cầu thang cuốn cho khách bộ hành, bến xe buýt, trạm tàu điện khắp nơi. Công tác chỉnh trang gọi là “hậu-quy hoạch” có ý thức và khá sáng tạo đã biến thành phố cảng quốc tế này vừa hiện đại vừa mang bản sắc riêng.

Các ý tưởng “hậu-quy hoạch” này kỳ lạ thay cũng là nội dung các nguyên tắc được chính Hội đồng Quy hoạch Đô thị châu Âu đề ra trong bảng “Hiến chương Athens mới”, công bố vào năm 1998, nhằm thay thế “Hiến chương Athens” cũ của năm 1933, nay tỏ ra đã quá lỗi thời.

3. Hướng phát triển bền vững cho đô thị Việt Nam

Ngày nay, người ta nói nhiều đến sự “Phục hưng châu Á”, với những giấc mơ và tầm nhìn mới. Quy hoạch-kiến trúc đô thị mới ở châu Á cũng là một tầm nhìn. Nó là yếu tố hợp thành và không thể tách rời của trào lưu văn hoá và tinh thần chung đó. Tuy vậy, muốn điều đó trở thành hiện thực, kiến trúc sư người Malaysia S.W. Lim (nguyên chủ tịch khu vực châu Á của Hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế UIA) gợi ý ta phải giải quyết được ba vấn đề cơ bản này: (1) Phục hồi và sáng tạo lại quá khứ, (2) Tham gia vào xã hội hậu-hiện đại toàn cầu và (3) Phát triển đô thị cho nhân dân theo các tiêu chí công bằng xã hội và bình đẳng.

Trước hết, châu Á phải phục hồi và cả sáng tạo lại quá khứ, đặc biệt là chỉnh sửa lại cái quá khứ thuộc địa sai lệch, xác định được bản sắc mình trong chuyển hoá hướng về hiện đại. Trong tiến trình đó, ta phải đặc biệt coi trọng bảo tồn lịch sử và di sản, không phải như một quá khứ bị đóng băng mà như là truyền thống sinh động. Với nỗ lực có ý thức và thời gian, như người Nhật đã làm, các nhà kiến trúc và quy hoạch châu Á sẽ chuyển hoá được các hình thức truyền thống thành hình thức hiện đại và sinh động với tính chất và đặc trưng nổi trội của châu Á. Hoặc nói như một nhà kiến trúc lớn người Phần Lan Alvar Aalto: “Địa phương hoá kiến trúc hiện đại và hiện đại hoá kiến trúc địa phương”.

Thứ hai là châu Á phải tham gia vào xã hội hậu-hiện đại của thế giới. Xã hội mới đặt trọng tâm vào con người và phát triển bền vững, với những giá trị và tiêu chí hoàn toàn khác với khuôn mẫu xã hội công nghiệp phương Tây duy lý và vô hồn kiểu cũ. Những thành phố mới châu Á sẽ tự do, khoan dung, đa dạng, trong sáng và dân chủ, đề cao phong trào xanh, nguồn lực bền vững và chống lại chủ nghĩa tiêu thụ quá đáng. Trong những nền kinh tế kém phát triển, các kế hoạch xây dựng đô thị phải chú ý nhiều hơn đến lớp người thu nhập thấp và còn nghèo khổ.

Thứ ba là châu Á phải mạnh dạn đón nhận công nghệ thông tin và xã hội mạng lưới. Chủ nghĩa nhân văn và bệnh sùng bái kỹ thuật luôn mâu thuẫn nhau. Con người cần có khoa học kỹ thuật để tiến bộ nhưng không để bị chúng khống chế. Tuy nhiên, chúng ta chống lại sự khống chế của chủ nghĩa tư bản thông tin. Đó là cuộc đấu tranh chống lại thế lực tư bản bảo thủ Mỹ lẫn “Chủ nghĩa thực dân thị trường” kiểu mới, rất xa lạ với những lý tưởng công bình xã hội và bình đẳng. Chỉ với lòng quyết tâm và nỗ lực chúng ta mới thực hiện được một nền quy hoạch-kiến trúc đô thị mới cho châu Á. Điều đó đòi hỏi phải đương đầu với những nhược điểm cố hữu như các nạn tham nhũng và bè phái, gạt ra ngoài những lý thuyết và cách làm quy hoạch lỗi thời. Chúng ta hướng về một nền quy hoạch đô thị phục vụ nhân dân, đa dạng và khoan dung. Thành phố châu Á đông dân với đường phố sinh động và không ngớt tạo bất ngờ thích thú. Chúng sẽ tạo một môi trường đô thị mang sắc thái đặc thù châu Á, không nhầm lẫn vào đâu được đối với các nền văn hoá, các giá trị cùng lối sống khác.

Đô thị Việt Nam cũng có chung các đặc trưng cơ bản của thành phố châu Á ngày nay. Tuy vậy, vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nước ta vẫn còn là một nền kinh tế đang phát triển với một khu vực nông thôn to lớn. Tiến trình đô thị hoá mới ở vào giai đoạn khởi đầu, quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị còn là một lĩnh vực mới lạ, chưa được chú ý nghiên cứu nhiều.

Khác với các thành phố tiên tiến, quần cư đô thị Việt thường xuất hiện với một thành phố hạt nhân luôn quá tải, bao quanh là nông thôn bao la mang nặng cơ cấu truyền thống văn hoá xóm làng, với mặt bằng dân trí thấp. Có sự đối lập rõ nét của nhà cao tầng, khu ở sang trọng và các xóm nhà lụp xụp nghèo khó của người nghèo và mới nhập cư. Gần đây, việc chuyển đổi nhanh từ một nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường cũng gây ra không ít hỗn loạn. Trong cơn sốt phát triển theo kinh tế thị trường đô thị Việt Nam trông giống như một công trường xây dựng lớn, khá hỗn độn. Không ít công trình cũ đã bị phá bỏ để xây dựng các công trình to lớn hơn và mở rộng đường sá, sân bay. Thiên nhiên bị phá hủy, đất nông nghiệp bị lấn chiếm để xây dựng các khu công nghiệp, nhà ở ngoại ô và cả sân golf. Ở đây, tốc độ xây dựng và phá hủy thật phi thường do kinh tế phát triển nhanh cùng sự xây dựng tập trung các cơ quan nhà nước lẫn nguồn lực đầu tư nước ngoài. Bùng nổ đầu cơ nhà đất trở thành nỗi ám ảnh thường trực, một yếu tố gây rối loạn nền kinh tế trong nước.

Tăng tốc đô thị hoá, dịch chuyển ồ ạt dân nông thôn vào thành phố, tạo công ăn việc làm, chỗ ở cho người dân nghèo, nâng cao chất lượng môi trường và cuộc sống… phải chăng là những thách thức chưa từng thấy trong nền kinh tế đang phát triển. Dự kiến dân số các thành phố lớn sẽ nhân lên gấp hai hoặc ba lần trong vòng vài thập kỷ tới, gánh nặng đè lên các thành phố thật đáng sợ! Tuy nhiên, mức độ phát triển tại các vùng miền trong nước lại không đồng đều. Nếu các thành phố lớn có phần nào phát triển thì nhiều khu vực khác người dân vẫn còn chật vật đối đầu với những vấn đề đặt ra hàng ngày, với nhịp độ gia tăng dân số ngày càng phình to không kiểm soát nổi.

Các mặt yếu kém của đô thị xuất hiện ngày càng nhiều: nhà ổ chuột, ô nhiễm trầm trọng, úng ngập nước, tắt nghẽn giao thông… Không ít trung tâm lịch sử bị phá hủy, như khu phố cổ Hà Nội, khu phố Pháp, phố Tàu cũ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng phản ảnh sự bất lực của chính quyền thành phố trước nạn bùng nổ dân số và yếu kém về cơ sở hạ tầng.

Đô thị hoá là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Các thành phố Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh sẽ sớm trở thành một siêu đô thị trên 10 triệu dân; Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… cũng sẽ nhanh chóng biến thành các quần cư đô thị lớn chứa nhiều triệu dân trong một tương lai không xa. Dự kiến chỉ vài thập kỷ nữa là số dân đô thị Việt Nam sẽ chiếm một nửa dân số cả nước. Nhiều vấn đề lớn đang đặt ra cho công tác quy hoạch-kiến trúc đô thị ở nước ta. Mong rằng chúng ta sẽ sớm rút ra các bài học kinh nghiệm về phát triển đô thị các nước châu Á và cả các khuynh hướng đổi mới đô thị ở phương Tây, nhất là ở châu Âu. Chúng ta phải làm sao tìm cách biến sự phát triển chậm của mình thành thế mạnh và bảo vệ tương lai bằng cách phát huy, chứ không nên làm lu mờ những đặc điểm lịch sử, di sản văn hoá, lý tưởng công bằng xã hội của mình trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc-đô thị.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hiến chương Athens mới, Hội đồng Quy hoạch Đô thị châu Âu, 1998

  2. Hiến chương Bắc Kinh '99: Kiến trúc của thế kỷ XXI, Đại hội của Hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế UIA lần thứ XX tại Bắc Kinh, 1999.

  3. William S. W. Lim, Asian New Urbanism, tham luận Đại hội Kiến trúc sư Quốc tế UIA, Bắc Kinh 1999.

  4. William S. W. Lim, Asian Ethical Urbanism, A Radical Postmodern Perspective, World Scientific Publishing Co, London-Singapore 2006.

  5. Robert Venturi and Denise Scott Brown, Architecture and Decorative Arts, Institute Publishing Co Ltd, Kajima, 1991.

  6. Rem Koolhaas and Bruce Mau, S,M, L, XL, 101 Publishers, Rotterdam, 1995.

  7. Anwar Ibrahim, The Asian Renaissance, Times Books International, 1996.

  8. Manuel Castells, TheInformation Age: Economy, Society and Culture, Blackwell Publishers, London, 1996/97.

  9. Nguyễn Hữu Thái, Hành trang bước vào thiên niên kỷ, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

  10. Nguyễn Hữu Thái, Những vấn đề kiến trúc đương đại Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2002.

  11. Nguyễn Hữu Thái, Xu hướng mới trong kiến trúc - đô thị thế giới và Việt Nam thời hội nhập, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2003.

  12. Nguyễn Hữu Thái. Nghề kiến trúc & thách thức hội nhập – nhìn từ bên ngoài, Phát biểu Forum Kiến trúc 2006 – 25 năm Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh, 8/12/2006.

  13. Ghi nhận ý kiến trí thức Việt kiều lên tiếng về những bất cập trong kiến trúc-đô thị tại Việt Nam. Xem sách 100 Việt kiều nói về Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh & NXB Văn hoá Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh Tháng 3-2008.



CHUÈN NGHÌO Vµ B¶N CHÊT NGHÌO §¤ THÞ
ë THµNH PHè Hå CHÝ MINH

L



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN ÑOÂ THÒ VAØ ÑOÂ THÒ HOAÙÙ





ê Văn Thành*


Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết vấn đề bức xúc của xã hội nước ta trên tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chủ trương này được nêu lên ở những văn kiện quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước và được tổ chức thực hiện tốt. Việt Nam đã được đánh giá là một tấm gương trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, về sớm hơn 10 năm so với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Liên hiệp quốc đề ra.

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có quy mô dân số lớn, trong đó có một bộ phận là dân nghèo thành thị. Là địa phương đi đầu trong việc đề xuất phong trào xoá đói giảm nghèo, tiếp bước những thành tựu xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1 (1992-2003), chương trình xoá đói giảm nghèo ở giai đoạn 2 (2004-2010), đề ra một chuẩn nghèo mới (6 triệu đồng/người/năm cho cả nội thành và ngoại thành). Lãnh đạo Thành phố quyết tâm “Đến năm 2010, cơ bản xoá hộ nghèo theo tiêu chí của Thành phố 6 triệu đồng/người/năm”. (chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII (tháng 12/2005)).

Chuẩn nghèo không chỉ là cơ sở cơ bản và quan trọng nhất để xác định các hộ gia đình đưa vào chương trình XĐCN mà còn phải phản ảnh thực chất nghèo của dân cư, giúp cho các nhà quản lý và các nhà khoa học một cái nhìn căn cơ hơn về thực chất tình trạng nghèo đô thị. Chuẩn nghèo mới phải tiến thêm một bước về nguyên tắc, đảm bảo được các yêu cầu: đảm bảo nhu cầu tối thiểu về dinh dưỡng (đủ ăn và có chất), mặc ấm, nhà ở không dột nát, ốm đau được chữa bệnh, trẻ em được đi học, giao tiếp xã hội. Chính trên tinh thần đó mà vấn đề đặt ra là với mức 6 triệu đồng/người/năm, hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh đã thật sự thoát nghèo chưa, đặc biệt là vào những năm từ 2007 cho đến 2010? Bài viết này nhằm trình bày kết quả điều tra thực tế các hộ nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số tiêu chí xác định chuẩn nghèo.

1. Mục tiêu, nội dung và phương thức tiến hành

Cuộc điều tra này có ý nghĩa quan trọng vì nó mang tính tổng hợp các đặc trưng nhận dạng hộ gia đình nghèo. Các đặc trưng đó là đặc điểm các thành viên trong hộ, tình trạng việc làm, vấn đề thu nhập, vấn đề chi tiêu, điều kiện nhà ở, nhận thức người dân về tình trạng nghèo của họ. Các đặc trưng này quan hệ với nhau, liên kết với nhau rất chặt chẽ, có tác động hỗ tương, trong một môi trường rộng lớn bao trùm lên cả, đó là vấn đề nghèo đói ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác động cụ thể đến người dân trong từng hộ gia đình nghèo. Trên cơ sở những đặc trưng của các hộ gia đình nghèo, có thể rút ra các tiêu chí quy định chuẩn nghèo với mức độ phù hợp chung cho Thành phố, và đặc thù cho những vùng khác nhau trên địa bàn thành phố. Cuộc điều tra đã chọn ra từ 4 quận: Quận 3 đại diện cho các quận trung tâm (chọn 2 phường 3 và 11), quận 8 đại diện cho các quận ven ở khu vực nội thành cũ (chọn 2 phường 9 và 11), quận Thủ Đức là một quận mới đô thị hoá (chọn 2 phường Bình Thọ và Trường Thọ) và Bình Chánh (chọn 2 xã Quy Đức và Vĩnh Lộc A) là một huyện nông thôn ngoại thành. Những địa bàn này cũng liên quan đến mức độ đô thị hoá khác nhau, có thể giả định là những đặc trưng nghèo cũng có sự khác biệt. Với giả thiết là các cộng đồng dân cư nghèo ở những vùng khác nhau có những điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm dị biệt và quá trình vượt nghèo cũng có khác nhau. Ở mỗi quận huyện, chọn 2 phường/xã theo tiêu chí kết quả vượt nghèo (1 khá và 1 khó khăn).

Một lát cắt quan trọng khác là tại các địa bàn điều tra, 3 cộng đồng dân cư với mức độ nghèo khác nhau được chọn. Đó là những hộ có thu nhập bình quân/người/năm < 4 triệu đồng, < 5 triệu đồng và < 6 triệu đồng (việc phân loại này dựa trên sự theo dõi của cán bộ cơ sở). Tình trạng kinh tế này cũng là một nhân tố được giả định là có can thiệp vào việc xác định các đặc trưng và các tiêu chí nghèo của người dân. Người ở hộ gia đình < 6 triệu phải chăng có những đặc điểm tích cực hơn hộ < 4 triệu (ví dụ trình độ học vấn cao hơn)?

Ba mức độ khác nhau này đại diện cho ba giai đoạn trong tiến trình vượt nghèo, giúp ta có một cái nhìn về tình hình diễn biến nghèo theo thời gian. Tất cả những lát cắt theo không gian và theo thời gian nhằm làm rõ tính phức tạp, đa dạng về đặc điểm và mức độ nghèo của các cộng đồng dân cư nghèo khác nhau. Các chỉ tiêu nghiên cứu được đặt trong một trạng thái động để quan sát diễn biến của cộng đồng dân cư nghèo này. Ví dụ câu hỏi về tình trạng hoạt động và việc làm trước đây 5 năm và hiện nay. Những xử lý chéo các chỉ tiêu cho phép đánh giá tiến trình diễn biến các chỉ tiêu quan trọng. Các bảng này còn có thể tiếp tục đan chéo với nhau để nghiên cứu các mối quan hệ đa dạng, phức tạp hơn khi cần thiết.

Nội dung phiếu hỏi hộ gia đình gồm 5 phần chính như sau: Thông tin chung về hộ gia đình (phần này hỏi thông tin về tất cả mọi người đang cùng chung sống trong hộ gia đình); Việc làm (công việc chính, công việc phụ); Thu nhập; Điều kiện sinh hoạt hộ gia đình; Chi tiêu của hộ gia đình và các thành viên; Ý kiến và nguyện vọng.

2. Một số kết quả điều tra

Kết quả điều tra được trình bày một cách tổng hợp dưới hai nhóm tiêu chí định lượng và định tính để làm cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chí cho chuẩn nghèo ở phần sau.



Tiêu chí định lượng

Một trong những nhân tố phản ánh khá rõ rệt đời sống của người nghèo là tiêu chí về kinh tế được thể hiện qua thu nhập từ các việc làm chính, phụ và nhóm tiêu chí về mức sống bao gồm các loại chi tiêu trong đời sống hằng ngày. Chi tiêu và thu nhập là những chỉ số có liên quan đến việc duy trì cuộc sống gia đình có thể hỗ trợ tích cực cho việc đo lường tình trạng nghèo khổ và nhìn nhận một số những đặc điểm của nghèo đói.

- Về thu nhập: Thu nhập của người nghèo nhìn chung rất thấp và không ổn định. Kết quả điều tra cho thấy bình quân thu nhập của người nghèo là 700.000/tháng/người. Mỗi hộ gia đình có thể thu nhập từ một hoặc nhiều nguồn, có thể kể đến các khoản thu từ việc làm (việc làm chính, việc làm phụ ở các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp) và ngoài việc làm (lương hưu, thân nhân, giúp đỡ…). Mặt khác, ảnh hưởng đến thu nhập bình quân nhân khẩu của các hộ gia đình còn là hệ số phụ thuộc, tức tỷ lệ phần trăm số người ăn theo trên số người có thu nhập (quy mô gia đình các hộ nghèo được điều tra lớn hơn quy mô gia đình bình quân thành phố, gia đình còn có những quan hệ ngoài vợ chồng, con cái…). Hoạt động thu nhập chủ yếu của cư dân đô thị vẫn là buôn bán nhỏ, dịch vụ nhỏ, làm mướn, các khoản thu ngoài việc làm chính không quan trọng lắm. Điều này giải thích tại sao thu nhập của người nghèo lại thấp vì đa số họ chỉ có thể làm những công việc giản đơn trong khu vực phi chính thức. Người nghèo hầu như chỉ sống trong những cộng đồng nghèo nên khả năng tiếp cận với sự giúp đỡ bên ngoài cũng ít hơn. Hơn nữa, khi được hỏi cảm nhận của người nghèo ở mặt nào thì đa số đều trả lời việc làm của họ có thu nhập thấp. Hẳn nhiên điều này là kết quả tất yếu của một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Để làm chậm lại tiến trình gia tăng tình trạng bất bình đẳng này cần có sự can thiệp hiệu quả của Nhà nước trong việc tạo thêm cơ hội và điều kiện việc làm cho các tầng lớp có thu nhập thấp trong xã hội.

- Về chi tiêu: Đi đôi với thu nhập là chi tiêu của các hộ gia đình. Phân tích về chi tiêu còn là một phương thức khám phá sự bố trí ngân sách gia đình cho những vấn đề ưu tiên hay không ưu tiên, đặc biệt là ở các hộ nghèo.

Phân tích về mối liên hệ giữa thu nhập và chi tiêu cho thấy rằng có một cách thức chi tiêu tương ứng với sự khá giả hay nghèo khó của các hộ gia đình. Sự gia tăng chi tiêu phản ánh trên bình diện chung một mức sống khá hơn nhưng điều này không hoàn toàn là sự nâng cao mức sống vì chi tiêu mang tính ổn định nhưng dễ bị đột biến theo những biến cố của gia đình. Nhìn chung, mức chi cho ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu thường xuyên của các hộ gia đình nghèo, trung bình hơn 875.000 đồng (70% cơ cấu tiêu dùng). Trong đó, các hộ có thu nhập cao hơn có xu hướng chi cho ăn uống nhiều hơn. Số hộ gia đình nghèo có mức chi tiêu thường xuyên dưới 1 triệu đồng/ tháng chiếm đa số trên toàn thành phố. Mức chi những khoảng không thường xuyên cũng khá lớn, bình quân hàng tháng các hộ gia đình có mức không dưới 200.000 đồng. Tổng chi tiêu của các hộ gia đình nghèo toàn thành phố chủ yếu từ 1 - 1,5 triệu đồng.

Các nhóm thu nhập thấp thường có khuynh hướng chi vượt khỏi thu. Do nguồn thu nhập ít ỏi nên hầu như phần lớn thu nhập chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu ăn uống thường ngày của người nghèo. Lương thực thực phẩm chiếm từ 70 đến 75 % chi tiêu hàng tháng của những gia đình nghèo, còn lại để chi cho khám chữa bệnh, hiếu hỉ… Riêng về học hành, điều đặc biệt là các nhóm hộ gia đình thấp hay cao đều không ảnh hưởng gì mấy đến việc chi cho học hành, chi cho học hành của con cái vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định trong ngân sách gia đình.

Thực tế cũng cho thấy tình trạng chi tiêu vượt quá mức thu nhập dẫn đến việc vay nợ chồng chất. Thực ra chi tiêu chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến vấn đề có hay không vượt được nghèo. Điều đó tạo nên những thuận lợi hay cản trở con đường vượt nghèo của họ. Tuy nhiên, bố trí cách chi tiêu lại là cách giải quyết tạm thời cho sự giảm sút kinh tế hộ gia đình. Nhóm nghiên cứu có làm vài phương án tính toán về nhu cầu 2.100 calori một ngày cho một người thì đã thấy số tiền chi dùng cho ăn uống tối thiểu phải lên đến khoảng 300.000đ/người/tháng. Người nghèo đang bị suy dinh dưỡng chăng? Đó là khả năng hoàn toàn hiện thực.

Người có thu nhập thấp chỉ gói gọn cuộc sống trong mức thu của mình, cắt giảm những khoản chi ngắn gọn cho những nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên các khoản chi biểu hiện cho chất lượng sống như giáo dục và y tế lại giảm đi dần ở các nhóm có nguồn thu nhập thấp hơn. Tuy thu nhập thấp không ảnh hưởng lớn lắm đến việc người ta dành ra bao nhiêu trong ngân sách để chi cho giáo dục nhưng sự giảm đi ở khoản chi y tế và giáo dục ở những nhóm thu nhập thấp hơn này cũng là điều đáng lo ngại cho chiến lược vượt nghèo trong tương lai, làm cho khả năng đổi đời trở nên khó khăn hơn. Liên quan đến chỉ tiêu thu nhập, đa số người nghèo trả lời là chỉ cần trên 5 triệu đồng/người/năm là đã thoát nghèo. Chỉ tiêu này còn thấp hơn chuẩn nghèo mà chính quyền thành phố đề ra cho giai đoạn 2. Nhu cầu tiêu dùng của họ, theo chủ quan của họ, còn khiêm tốn và mặt đó nào đó nói lên nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo của mình.



Tiêu chí định tính

Các tiêu chí định tính được thể hiện ở một vài khía cạnh như nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, việc làm (khả năng nắm bắt và chuyển đổi), vốn xã hội (quan hệ, thông tin…).

- Tình trạng nhà ở: Nhà ở không chỉ là vấn đề nhạy cảm của người dân mà còn tạo áp lực không nhỏ lên vai những nhà quản lý trước những tình trạng như nhà ở trái phép, không đúng quy hoạch, chưa xác định sở hữu, đặc biệt là sự phân hoá xã hội trên lĩnh vực nhà ở. Nhà ở cho người nghèo là một trong những mục tiêu căn bản đang được quan tâm. Liệu những người này có khả năng vươn tới một tình trạng cư trú tốt hơn không, liệu điều kiện cư trú tốt có thay đổi gì đến tình trạng nghèo của họ không? Câu trả lời là rất khó. Trong các địa bàn điều tra, chỉ có 0,4% hộ gia đình nghèo là mới chuyển về trong 5 năm trở lại đây kể từ thời điểm điều tra trên địa bàn toàn thành phố và họ chuyển từ một phường lân cận đó. Tính di chuyển năng động của người nghèo rất thấp. Thường họ không có điều kiện chọn nơi cư trú tốt hơn, và do đó khi đã ở đâu thì ở đó lâu dài trừ khi có một sự chuyển đổi bắt buộc

Điều quan trọng ở đây là đa số đều sở hữu nhà ở của mình (91,6%) nhưng kết cấu nhà thì tạm bợ và bán kiên cố là chính và diện tích ở tương đối nhỏ, không gian chật hẹp dưới 40 m2 và có khoảng 12% nằm trong diện quy hoạch phải giải tỏa di dời. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường sá, cấp điện, cấp và thoát nước) của khu vực nhà ở tương đối tốt (vì nằm trong tình trạng thuận lợi chung của Thành phố Hồ Chí Minh), chỉ có khoảng 20-30% than phiền là hệ thống giao thông, thoát nước, vệ sinh môi trường là không tốt. Hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng tốt góp phần nâng cao chất lượng sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, cao hơn đáng kể so với các vùng lân cận và nông thôn. Điều này thể hiện qua một số chỉ báo về kiểu loại nhà vệ sinh, mức độ sử dụng điện, nước sạch, tỷ lệ có các thiết bị sinh hoạt gia đình như ti vi, tủ lạnh.

Các tiện nghi sinh hoạt trong các hộ gia đình nghèo đều có ở cấp độ những đồ dùng cần thiết như: tivi, đầu vidéo, bếp điện/ga, tủ lạnh, xe máy. Tuy nhiên chất lượng không tốt lắm. Về điều kiện cấp điện, nước, nhà vệ sinh thì 86,3% các hộ gia đình nghèo toàn thành có nhà vệ sinh riêng, 88,2% số hộ gia đình nghèo trên địa bàn thành phố có đồng hồ điện riêng, 51,3% hộ gia đình nghèo có đồng hồ nước riêng trên toàn thành phố. Giá điện câu nhờ với mức giá từ 1000 – 2000 đồng/ 1kwh, giá nước câu nhờ phải trả là từ 2000 – 5000 đồng/ 1m3.

Nhìn chung không gian cư trú tại đô thị có dãn ra nhưng sự phát triển đó không tương ứng cho các tầng lớp dân cư khác nhau. Với sự gia tăng dân số (kể cả cơ học) mà không có sự can thiệp của nhà nước thông qua chương trình nâng cấp đô thị và xây nhà cho người thu nhập thấp thì sẽ xuất hiện những khu nhà lụp xụp với những điều kiện cư trú hết sức sơ sài, mật độ cư trú đậm đặc, vừa ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, vừa làm giảm chất lượng sống của dân cư, nhất là những người có nguồn thu nhập không đảm bảo.

Xoá đói giảm nghèo đặt trên cơ sở những giải pháp tổng hợp, qua thực tiễn đã được đúc kết. Học vấn chỉ là một nhân tố trong số những giải pháp đó nhưng có lẽ nó có tính căn cơ nhất vừa góp phần chống lại nguy cơ đói nghèo, vừa góp phần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, một yếu tố then chốt trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh một nền kinh tế toàn cầu hoá.

- Chăm sóc sức khoẻ: Trong chương trình nghiên cứu này, tỷ lệ người bệnh trong các hộ gia đình không cao lắm chiếm một tỷ lệ khoảng 12,5% tổng số người trong các hộ nghèo, và thực tế tuy không ghi nhận những khoản chi lớn về y tế trong cơ cấu tiêu dùng các hộ, nhưng tỷ lệ chi cho y tế là 7,1% cao hơn mức bình quân chung thành phố là 6%. Tuy mức chi tuyệt đối thấp hơn (chỉ bằng 1/2 so với mức chung thành phố, 20.000 đ/ng/tháng so với 40.000 đ/ng/tháng) nhưng điều này không thể nói rằng người nghèo không chi nhiều cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ mà vì họ cần chi vào những khoản mục khác hơn, một số người nghèo được giảm một phần hay toàn bộ viện phí và thường họ sử dụng nhiều dịch vụ y tế cũng như thuốc chữa bệnh rẻ tiền. Như vậy, người nghèo khổ có thu nhập thấp thường chịu thiệt thòi hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ cho mình bởi “tiền nào thì của đó”.

Tăng cường hiệu lực của các nguồn dịch vụ xã hội sẽ là một yêu cầu quan trọng để hỗ trợ thêm cho người nghèo về mặt y tế, trong đó vai trò của bảo hiểm y tế cần được đề cập đến hàng đầu để có thể chia sẻ nhiều hơn những rủi ro trong cuộc sống cho người nghèo. Để xã hội hoá dịch vụ y tế và thẻ bảo hiểm thì không chỉ khuyến khích ý thức của người nghèo mà nhà nước còn phải tăng cường hỗ trợ nhiều hơn nữa về mặt số lượng lẫn chất lượng phục vụ. Một thực trạng phổ biến hiện nay là tuy một số những người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh nhưng con số thực sự sử dụng có hiệu quả loại hình này còn rất ít do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ thái độ phục vụ của các cán bộ y tế. Vì vậy, tạo lập một “văn hoá” bao gồm thói quen sử dụng bảo hiểm y tế lẫn sự chấp nhận việc sử dụng bảo hiểm y tế một cách tích cực là yêu cầu cao nhất đối với việc nâng cao hơn nữa khả năng chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo trong tương lai.

- Tính chất và quy mô hộ gia đình: Trong tổng số hộ khảo sát, thì số lượng hộ nghèo ở mức thấp nhất (dưới 4 triệu đồng) còn chiếm một tỷ lệ khá cao trên 40%, đặc biệt ở vùng nông thôn thì tỷ lệ này cao hơn. Những người nghèo có một quá trình lịch sử hay nói cách khác họ nghèo từ ít nhất vài thế hệ. Tuyệt đại đa số đều là người dân Thành phố Hồ Chí Minh và có hộ khẩu thường trú tại Thành phố. Một tỷ lệ đáng quan tâm là 17,1 % số hộ nghèo thuộc các gia đình thuộc diện chính sách.

Quy mô hộ gia đình nghèo bình quân 6 người, cao hơn mức bình quân chung thành phố. Trong một số hộ, có những người bà con thân thuộc ở nhờ nhưng không có quan hệ kinh tế với chủ hộ. Tỷ lệ dân số phụ thuộc (<15 tuổi và trên 16 tuổi) chiếm 32,2%.



- Trình độ học vấn và chuyên môn: Một số nghiên cứu đã cho thấy học vấn làm tăng khả năng có việc làm và do đó làm tăng thu nhập, nên có thể nói học vấn làm giảm nguy cơ gây nghèo đói và đối với những hộ đã nghèo, học vấn có thể làm tăng khả năng thoát khỏi tình trạng đó (vượt “nghèo”). Và như vậy, học vấn xét một cách toàn diện hơn, là chìa khoá cho các cá nhân có được việc làm tốt hơn và có thu nhập cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng sống của mình và gia đình mình.

Trình độ học vấn của người nghèo (từ 6 tuổi trở lên) toàn thành phố nhìn chung phổ biến ở cấp I chiếm 46,5 %, kế đến là cấp II chiếm 33,6%; cấp III chỉ chiếm 19,9 %, và một tỷ lệ không nhỏ không đến trường lớp và bỏ học trong độ tuổi. Tỷ lệ cấp III thấp, đặc biệt ở các nhóm thu nhập thấp. Điều này cho thấy càng nghèo thì trình độ học vấn càng thấp vì không có điều kiện cho con em học lên cao. Tỷ lệ trẻ em học không đúng tuổi tăng dần ở những lớp cao. 7,4% số người nghèo không biết chữ (đặc biệt ở nhóm có mức thu nhập thấp nhất <4 triệu.

Người nghèo không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối, tới hơn 95,9 % trong tổng số. Số người này tập trung phần lớn trong các hộ gia đình có thu nhập dưới 4 triệu đồng hay nói cách khác, hộ càng nghèo thì trình độ học vấn và chuyên môn càng kém. Số người có trình độ đại học chỉ chiếm 2 %, trung học chuyên nghiệp là 1,4%, công nhân kỹ thuật 0,7 %. Thực tế cho thấy chính sách thu học phí của nhà nước chỉ đóng một vai trò thứ yếu trong việc xác định toàn bộ mức chi phí mà gia đình phải bỏ ra cho con em họ đến trường. Toàn bộ mức chi phí đó lớn hơn nhiều mức thu học phí của nhà nước. Vẫn có vô số khoản mà học sinh phải chi không kê được, các khoản chi này cứ tăng dần lên đối với từng cấp học và ở mức cao nhất là bậc cao đẳng, đại học. Số tiền này có một ý nghĩa sâu sắc nếu ta so sánh với chuẩn nghèo đói của một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho nên khả năng của người nghèo học cao là rất khó khăn. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, với chủ trương tăng dần học phí ở bậc đại học, thì có thể đoán chắc rằng con em nhà nghèo vào rất ít dù có mở rộng đối tượng miễn giảm. Rõ ràng nghịch lý là học vấn có khả năng tạo cơ hội kiếm việc làm và do đó tăng thêm thu nhập của hộ gia đình nhưng chi phí học vấn là gánh nặng đối với người nghèo, làm cản trở con đường tiến thân của thanh thiếu niên trong việc học tập để đạt đến một trình độ nào đó hầu để mưu sinh.

Từ trình độ học vấn và chuyên môn quá thấp, dẫn đến tình trạng hoạt động của người nghèo có phần kém năng động, hiệu quả. Trên toàn thành phố, tỷ trọng người dân nghèo (từ 13 tuổi trở lên, có 2286 người) có việc làm ổn định chỉ chiếm 27,7%, việc làm bấp bênh là 21 % , không có việc làm là 8,7 %, đi học 14,6 %, nội trợ 8 %, già mất sức là 10 %. Tỷ lệ thất nghiệp khá lớn trong cộng đồng người nghèo, cao hơn mức trung bình của thành phố.

Chưa cần nói đến trình độ học vấn cao, học vấn ở mức trung bình cũng đang trở thành một nỗi bức xúc của người nghèo đang chuyển đổi kinh tế cho phù hợp với môi trường mới. Trong thời đại kinh tế thị trường, với sự tập trung một nguồn lao động lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, để có được những công việc thu nhập ổn định thì học vấn là một trong những cánh cửa quan trọng. Do đó, nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo cũng đồng nghĩa tạo thêm nhiều cơ may để họ có được một công việc tốt đẹp hơn trong tương lai.

Giữa việc làm và học vấn cũng như vốn xã hội lại có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Trình độ học vấn cũng như mức độ được đào tạo nghề nghiệp có mối quan hệ mạnh tới khu vực hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân. Để có được trình độ học vấn và có tay nghề, ngoài sự cố gắng của mỗi cá nhân, mức sống gia đình và mạng lưới trợ giúp của xã hội đóng vai trò quan trọng. Đây là một vòng tương đối luẩn quẩn khó thoát ra. Chính vì vậy vai trò của Nhà nước và các tổ chức xã hội phải được thể hiện nhiều hơn nữa để giúp các hộ nghèo có được cơ hội thực sự trong đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Có như thế thì khả năng thoát nghèo mới có thể nằm trong tầm tay của những hộ có thu nhập thấp.



Việc làm-khả năng nắm bắt và chuyển đổi: Hoạt động nghề nghiệp phổ biến nhất của người nghèo đô thị là hoạt động buôn bán dịch vụ nhỏ với quy mô gia đình. Họ thường làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức (informal sector) với những loại công việc không đòi hỏi tay nghề, mang tính chất thu nhập thấp và không ổn định. Có thể nói khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực cần thiết cho sự tồn tại và mưu sinh của đa số người nghèo, đặc biệt đối với người nghèo thành thị mà Thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình với khoảng 50 % trong tổng số lao động thu nhập thuộc về khu vực kinh tế phi chính thức. Điểm đáng báo động ở đây là tỷ lệ thất nghiệp cao trên 10 % trong tổng số người trong độ tuổi lao động và cứ 2 người có việc làm thì một người ở tình trạng việc làm bấp bênh. Thất nghiệp và việc làm bấp bênh là hai dấu chỉ của tình trạng nghèo còn rất căn cơ của một hộ gia đình. Những nỗ lực có thể cải thiện trong từng thời điểm nhưng trên bước đường vượt nghèo, những bước thụt lùi là điều có thể xảy ra. Đó là cái mà các nhà khoa học gọi là tính dễ tổn thương của người nghèo.

- Vốn xã hội của người nghèo: Vốn xã hội, chẳng hạn như các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội của một cá nhân hay hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng giúp người nghèo nâng cao cuộc sống của mình. Bên cạnh các yếu tố đo lường được, của vốn con người, có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động như học vấn, tay nghề, vốn… thì còn có những yếu tố vô hình nhưng đôi khi lại là yếu tố quyết định đến thu nhập của người nghèo. Các yếu tố vô hình đó có thể là những quan hệ xã hội mà một người có được từ vị trí xã hội hoặc gia đình mình. Mạng lưới xã hội đóng vai trò đáng kể với sự định vị trong phân tầng mức sống và thăng tiến của cư dân đô thị.

Như vậy, mạng lưới xã hội cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho những nhóm nghèo thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vốn xã hội của người nghèo còn rất hạn chế. Người nghèo thường sống trong những cộng đồng nghèo, hay nói rộng ra trong những khu vực nghèo, trong những xóm lao động. Họ cũng thường có họ hàng nghèo, bạn bè nghèo vì vậy khả năng giúp đỡ từ người khác là rất ít. Tỷ lệ 76,9% chủ hộ không tham gia hoạt động các đoàn thể, và 83,1% số hộ không có thành viên tham gia các hoạt động như tổ xoá đói giảm nghèo nói lên mối quan hệ xã hội của các hộ nghèo không rộng rãi lắm và như vậy các cơ hội làm ăn cũng có phần hạn chế.

Nghèo khổ là vấn đề mang tính đa diện nên cần có cách tiếp cận tổng thể để nghiên cứu vấn đề này. Các đặc trưng và tiêu chí nghèo khổ đô thị cần được xem xét trong sự tương tác lẫn nhau. Nhờ vậy mới có thể xác định chính xác sự tác động của các yếu tố khác nhau đến tình trạng nghèo khổ tại đô thị, từ đó có chiến lược giảm nghèo thích hợp. Kết quả điều tra ở các địa bàn khác nhau (nông thôn, thành thị) và những nhóm kinh tế khác nhau (<4 triệu, < 5 triệu, < 6 triệu) cho thấy có sự khác biệt nhất định.



+ Ý kiến và nguyện vọng người nghèo:

Khi tự đánh giá khả năng thoát nghèo của mình, một tỷ lệ đáng kể khoảng 1/3 cho rằng mình không thể thoát nghèo. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở những nhóm có thu nhập thấp (<4 triệu) và trung bình (<5 triệu). Tỷ lệ này cũng đặc biệt cao ở các quận trung tâm và quận ven (quận 3, quận 8) cho thấy tình hình nghèo nội thị có những điểm phức tạp cần có những nghiên cứu sâu thêm.

Tỷ lệ nỗ lực bản thân, không cần sự trợ giúp từ nhà nước và các nguồn khác, còn thấp (15,2%). Điều này cũng phản ánh là tình trạng vượt nghèo khó khăn, mặc dù nỗ lực và quyết tâm của bản thân cao. Vượt nghèo là cả một quá trình mà trong đó những rủi ro tái nghèo là hoàn toàn có khả năng.

3. Một số tiêu chí xác định chuẩn nghèo

Trên cơ sở một số lý luận nhận dạng người nghèo và qua kết quả khảo sát thực tế các hộ gia đình nghèo của thành phố, có thể đưa ra một số tiêu chí để nhận diện hộ nghèo nhằm bổ sung chuẩn nghèo thành phố.

Cần phải thấy rằng một số tiêu chí khác ở các nước khác không phù hợp lắm khi vận dụng vào điều kiện thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Một ví dụ có thể nêu ra đây là tiêu chí điều kiện sống vốn dĩ được nhiều nhà nghiên cứu cho là quan trọng. Lập luận của họ là trong nhiều trường hợp thu nhập người nghèo tăng lên nhưng không cải thiện được điều kiện sống, mức hưởng thụ các dịch vụ đô thị. Thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh với sự quan tâm chung của chính quyền, nhiều chương trình như chương trình nâng cấp đô thị đã mở rộng hẻm, cấp điện, cấp nước cho các hộ gia đình nghèo sống trong các khu dân cư nghèo. Một ví dụ khác như tiêu chí sở hữu nhà ở, với trên 90 % người nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh có quyền sở hữu nhà ở thì tiêu chí này không còn đóng vai trò phân định ai là người nghèo.

Các tiêu chí có thể đề xuất như sau:



1. Thu nhập bình quân

Qua nghiên cứu, thấy có mấy vấn đề mà bản thân chuẩn nghèo dưới 6 triệu đồng/người/năm chưa thật hợp lý cho giai đoạn 2006-2010:

+ Chuẩn 6 triệu (500.000 đồng/tháng) chỉ vừa đủ chi dùng cho ăn uống với thời giá năm 2006 để bảo đảm mức dinh dưỡng cần thiết (2100 calo/ngày/người), có thể có dư ra một ít (theo ước tính khoảng từ 400.000 - 450.000 đồng).

+ Chỉ số giá tiêu dùng tăng hàng năm, đặc biệt là nhóm hàng lương thực thực phẩm thực tế có thể tăng 10% năm, trong vòng 4 năm còn lại, có thể tăng khoảng 40%. Như vậy, 5 triệu cho ăn uống bây giờ phải tăng lên đến 7 triệu đồng, mới tương đương giá trị thực tế.

+ Các hoạt động tiêu dùng khác như học hành, chữa bệnh, đi lại theo cơ cấu tiêu dùng cũng phải khoảng 40% cơ cấu tiêu dùng chung, cũng phải khoảng 3 triệu nữa.

Như vậy chuẩn nghèo riêng về thu nhập, để đảm bảo một người có được mức dinh dưỡng tối thiểu và chi cho các hoạt động khác là khoảng 10 triệu đồng năm. Mức này là mức vừa đủ cho “tay làm hàm nhai”. Tuy nhiên, nếu đưa ra mức này thì tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng vượt làm khó khăn cho chương trình xoá đói giảm nghèo nên chúng tôi đề nghị hạ bớt mức này xuống còn 8 triệu đồng cho năm 2010 (tương đương 500 đô la Mỹ). Thực tế cuộc sống ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 1 đô la Mỹ (16.000 đồng Việt Nam) chỉ vừa đủ ăn. Từ đó cho thấy lập luận của cộng đồng quốc tế về định nghĩa người nghèo là người có thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày không thể đứng vững trong điều kiện thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.



2. Tình trạng hoạt động và việc làm

Việc làm bấp bênh là một đặc điểm khá nổi bật của các hộ nghèo.



3. Vấn đề nhà ở

Nếu vấn đề sở hữu nhà ở không trở thành một tiêu chí để xác định người nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh, thì tình trạng nhà ở và diện tích cư trú phản ánh khá rõ mức độ nghèo của người dân. Người càng nghèo ở nhà càng tạm bợ và diện tích cũng hẹp hơn nhiều.



4. Học hành con em

Việc học của các hộ nghèo tuy được quan tâm nhưng điều kiện kinh tế không cho phép họ có thể đưa con em học tiếp tục học ở những bậc học cao như hoàn tất cấp III. Tình trạng bỏ học, học chậm lớp, gia đình ít có người có thể hoàn tất cấp III.

Còn nhiều tiêu chí quan trọng khác mà qua nghiên cứu có thể có giá trị nhất định như Quy mô gia đình thường lớn hơn quy mô trung bình Thành phố (6 người), lại có thêm những người sống nhờ (không quan hệ kinh tế), có người già yếu, bệnh tật, trình độ chuyên môn: hầu như không có bằng cấp về chuyên môn, tính chất việc làm: buôn bán nhỏ, dịch vụ nhỏ, làm mướn cho người khác. Không có khả năng nắm bắt và thay đổi việc làm, vị trí trong công việc: làm công ăn lương, làm mướn, điều kiện làm ăn hầu như không có hoặc không đáng kể, thu nhập từ việc làm chính tương đối thấp <1 triệu đồng, việc làm phụ ít và thu nhập cũng thấp, chi tiêu gia đình (bình quân 5 người/hộ) không quá 2 triệu đồng/tháng, trong đó chi ăn uống từ 50-70%. Nhiều khả năng chi tiêu vượt thu nhập, nhà ở có thể sở hữu hoặc mướn, nhưng tình trạng nhà chủ yếu là tạm bợ và cấp 4, diện tích ở không quá 9 m2 bình quân người, khu vực cư trú (khu phố) đa số là người nghèo, quan hệ xã hội: ít hoặc không có người tham gia các hội đoàn, nói lên mối quan hệ xã hội của các hộ nghèo không rộng rãi lắm và như vậy các cơ hội làm ăn cũng có phần hạn chế.

Xin đề nghị đưa ra 2 phương án như sau để xác định chuẩn nghèo



1. Phương án I: Ba tiêu chí chủ yếu được dùng như sau:

- Thu nhập bình quân dưới 8 triệu/người/năm

- Tình trạng việc làm bấp bênh

- Tình trạng nhà tạm bợ, cấp 4, diện tích ở không quá 10 m2 bình quân người.

Phương án này thực chất chỉ có yếu tố thu nhập là tương đối biến động, còn lại các tiêu chí khác mang tính ổn định tương đối. Tuy nhiên việc đưa thêm các tiêu chí khác bổ sung thêm vào nhằm minh hoạ và làm rõ mức độ nghèo của hộ gia đình, đặc biệt là điều kiện nhà ở, diễn biến về tình hình việc làm. Việc phân chia ra làm 13 nhóm nghèo để có thể đánh giá xếp loại một cách khái quát mức độ nghèo để có chính sách thích hợp, ưu tiên.

Kiến nghị Thành phố, thông qua Ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo, tiếp tục một cuộc điều tra theo dõi trong năm 2007, 2008, các hộ gia đình với mức thu nhập cao hơn, cụ thể là dưới 7 triệu đồng, dưới 8 triệu đồng để chuẩn bị đưa vào chương trình vào những năm sau. Nếu như nâng mức chuẩn nghèo cho sát thực tế hơn thì có thể ước đoán tỷ lệ nghèo thành phố sẽ gia tăng. Đến năm 2010, chúng ta cơ bản xoá hết hộ nghèo dưới 6 triệu, nhưng có thể có một tỷ lệ khoảng 8% thu nhập bình quân dưới 8 triệu đồng.



2. Phương án II

Ngoài các tiêu chí ở phương án I, có thêm một tiêu chí được đưa vào: tình trạng học hành con em. Việc đưa thêm các chỉ tiêu xác định chuẩn nghèo góp phần làm sáng tỏ sự đa dạng và không đồng nhất về nguyên nhân và thực trạng của các nhóm nghèo. Hiểu được điều này sẽ là cơ sở hữu ích cho việc đề ra chiến lược giảm nghèo bám sát với đặc thù của những đối tượng nghèo khác nhau, là những nhân tố quyết định đến khả năng thoát nghèo ở nhiều trường hợp. Phương án này có ưu điểm là đánh giá sát đúng bản chất người nghèo, nhưng khó theo dõi thường xuyên liên tục. Phương án này dành cho các nhà nghiên cứu với các cuộc điều tra xã hội học thường xuyên và lặp đi lặp lại trên một số hộ gia đình nhất định. Cũng như phương án I, phương án này đề xuất 13 nhóm mức nghèo khác nhau.



Kết luận

Cuộc điều tra các hộ nghèo thành phố đã đem lại một số hiểu biết có thể không mới lắm nhưng nó nhấn mạnh và làm rõ thêm một số đặc điểm kinh tế xã hội của người nghèo. Có thể tóm tắt trong mấy đặc điểm chính: gia đình đông người, điều kiện ăn ở khó khăn, học vấn thấp, chuyên môn hầu như không qua đào tạo, điều kiện làm ăn (vốn) không có gì, công ăn việc làm đa số là bấp bênh, thu nhập thấp, tiêu dùng quá thấp, các điều kiện hỗ trợ từ bên ngoài nhìn chung là tích cực nhưng chưa đủ, chỉ mới giải quyết trước mắt, những tiền đề lâu dài như học hành con em và vốn liếng làm ăn, đào tạo chuyển đổi ngành nghề vẫn còn là ẩn số, ý chí và niềm tin thoát nghèo chưa cao. Họ có thể thoát nghèo “danh nghĩa” (vượt mức 6 triệu) nhưng không bền vững. Nhiều hộ nếu chỉ nhìn bề ngoài thì có vẻ khá hơn lên như có nhà đẹp hơn, trang thiết bị sinh hoạt trong nhà sang trọng hơn nhưng cái cơ bản nhất, cái cần câu cơm, là việc làm thì trở nên bấp bênh hơn. Nhìn về lâu dài, họ có xu hướng dễ nghèo hơn và càng ngày càng khó khăn. Điều đó nói lên rằng chỉ số cơ bản của sự nghèo khó là tình trạng công ăn việc làm và mức ổn định của nó. Đây là điều mà đa số các hộ gia đình cho rằng đó là nguyên nhân nghèo của họ. Tài sản nhà ở là yếu tố quan trọng (bán đất, có tiền, có thể thoát nghèo) và trình độ học vấn và chuyên môn là cơ sở để họ thoát nghèo về lâu dài. Nghèo đói là một vòng lẩn quẩn bao vây lấy những người thất thế và có “truyền thống nghèo” (người nghèo, khu nghèo, việc làm thu nhập thấp) mà muốn vượt qua nó, phải có những cú hích rất mạnh từ bên ngoài và sự nỗ lực từ bản thân họ.

Trong tiến trình phát triển kinh tế, trong đó bao hàm cả quá trình đô thị hoá đã đem lại những thuận lợi và những khó khăn cho người nghèo và trong nhiều trường hợp thì khó khăn nhiều hơn. Một số người nghèo đã có thể thoát nghèo một cách tương đối (so với chuẩn nghèo tại từng thời điểm) nhờ vào nỗ lực bản thân họ và sự hỗ trợ của toàn xã hội qua chương trình xoá đói giảm nghèo thành phố. Một số vừa thoát nghèo lại rơi vào lại tình trạng nghèo do vài thất bại trong công cuộc mưu sinh của họ, thị trường lao động thay đổi hay gặp phải một tai nạn hay bệnh tật gì đó đến với gia đình họ. Một số người khác cũng có thể bổ sung vào diện người nghèo vì nhà ở và công ăn việc làm của họ bị đảo lộn như những người thuộc diện di dời giải tỏa tái định cư (trong nhiều trường hợp thì họ bị thiệt thòi rất lớn), hoặc những người mà ngành nghề họ không còn phù hợp với đà phát triển xã hội phải chuyển dịch …. Một số người khác là những người nhập cư, tạm trú có thể bị bỏ sót trong những chương trình xoá đói giảm nghèo tại các địa phương. Điều này muốn nói lên rằng tình trạng nghèo không chỉ hiện diện ở những vùng sâu vùng xa, mà nó có mặt ngay tại một thành phố giàu có và có phong trào xoá đói giảm nghèo tiêu biểu nhất nước. Nó không chỉ có mặt ở vùng nông thôn, vùng ven đô mà nó hiện diện ngay tại khu vực trung tâm thành phố như ở quận 3 (và thậm chí có những mặt còn nghiêm trọng). Hơn nữa điều quan trọng hơn hết là nó có thể phát triển một cách khách quan ngoài ý muốn các nhà lãnh đạo quản lý đô thị.

Chuẩn nghèo là rất cần thiết để xác định ai là người nghèo để đưa vào chương trình xoá đói giảm nghèo để nhận sự trợ giúp. Chuẩn nghèo được xác định chính xác sẽ giúp không bỏ sót người nghèo thật sự cũng như không đưa vào chương trình quá nhiều người “gần nghèo” làm cho chương trình khó hoạt động. Với chuẩn nghèo mới (với mức thu nhập bình quân đầu người 6 triệu đồng/một năm) thì hiện nay cũng chỉ mới tập trung hỗ trợ những người nghèo nhất (dưới 4 triệu, rồi dưới 5 triệu). Nguồn lực xoá đói giảm nghèo cũng có những hạn chế nhất định.

Bản thân chuẩn nghèo mới của thành phố giai đoạn 2006-2010 với mức thu nhập bình quân đầu người 6 triệu đồng/một năm (500.000 đồng/tháng) đã thực sự vừa đủ bảo đảm chuẩn nghèo về lương thực thực phẩm (mức dinh dưỡng tối thiểu là 2.100 calo/người/ngày) và cho những sinh hoạt khác ngoài ăn uống cho thời điểm hiện nay là năm 2006. Trong khi đó thì mức chi tiêu bình quân chung của toàn bộ các hộ nghèo được khảo sát chỉ bằng 30% so với mức chi tiêu bình quân toàn thành phố. Đáng lưu ý là mức chi tiêu thấp như vậy nằm trong hoàn cảnh là những năm gần đây, một số hộ nghèo do nhận được tiền đền bù giải tỏa và nhiều hộ nghèo nhờ chương trình xoá đói giảm nghèo đã khá hơn. Chi tiêu cho ăn uống chỉ chiếm khoảng 160.000 đồng, còn quá thấp so với mức ước tính của nhóm nghiên cứu là vào khoảng 300.000-400.000 đồng. Người nghèo hiện nay đang sống dưới mức dinh dưỡng cần thiết để tái tạo sức lao động (ăn chưa đủ). Đó là chưa kể chỉ số giá tiêu dùng tăng hàng năm, làm trượt giá các mặt hàng, đặc biệt là lương thực thực phẩm. Ngoài ra còn một tỷ lệ quan trọng cho tiêu dùng các hoạt động thỏa mãn các nhu cầu khác của con người mà ngày càng tăng như học hành, chữa bệnh, đi lại, quan hệ xã hội. Như đã phân tích chuẩn nghèo 6 triệu hoàn toàn không phù hợp với việc xác định ai là người nghèo vào năm 2010 mà phải thay vào đó mức 8 triệu đồng.

Kể cả về lý luận và thực tiễn, chuẩn nghèo xây dựng trên một chỉ tiêu duy nhất là thu nhập bình quân/người/năm là chưa thật sự hợp lý. Việc đưa ra một hệ thống chỉ tiêu, vừa định lượng vừa định tính giúp cho việc nhận diện, đánh giá mức độ nghèo được chính xác, đầy đủ hơn.

Phương án được chọn là phương án có ít tiêu chí (phương án I), dễ theo dõi giám sát. Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp chỉ cần đưa vào hệ thống sổ sách thêm 3 chỉ tiêu, ngoài chỉ tiêu thu nhập bình quân người của hộ gia đình, đó là số m2 diện tích ở, tình trạng nhà, tình trạng hoạt động của các thành viên hộ gia đình, loại hình công việc của những người đang làm việc. Có thể 6 tháng một lần, cán bộ XĐGN bổ sung những thay đổi nếu có. Bộ tiêu chí này được xây dựng cho thời kỳ 2006-2010, nên có vận dụng thêm một số dự báo về tiến bộ mức sống và tình hình gia tăng chỉ số tiêu dùng qua các năm.

Đề nghị đưa phương án II, với nhiều tiêu chí hơn, thành một chương trình nghiên cứu theo dõi (monitoring) cho một nhóm nghiên cứu liên cơ quan gồm Viện Kinh tế, Cục Thống kê và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện từng năm để đánh giá thực chất hiện trạng và diễn biến nghèo đô thị.

Cuối cùng có thể nói rằng thành tích của chương trình xoá đói giảm nghèo của Thành phố là rất to lớn, không thể phủ nhận được. Những chính sách áp dụng trong thực tiễn đã giải quyết rất nhiều khó khăn của các hộ nghèo. Chuẩn nghèo mới 6 triệu đồng bình quân/người/năm là một nỗ lực của chương trình, một quyết tâm lớn của Thành phố nhưng chưa phản ánh hết thực chất vấn đề nghèo ở thành phố, đặc biệt là cho những năm từ 2007 trở đi.

Qua cuộc điều tra khá chi tiết này về các mặt của đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình nghèo, nhiều thông tin cho thấy thực trạng nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh một cách khá đầy đủ. Vấn đề cơ bản nhất để vượt lên chính mình, thoát ra khỏi tình trạng nghèo là việc làm và thu nhập. Loại công việc của người nghèo làm còn mang nhiều yếu tố bấp bênh. Có những loại công việc mà trong một tương lai gần do công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đô thị có thể phải thay đổi mà khả năng thay đổi của họ (trình độ, tuổi tác) còn rất hạn chế trong việc ứng phó với tình hình. Những loại công việc phụ để họ làm thêm không nhiều. Thu nhập từ các dạng công việc chính và phụ như vậy không cao và không ổn định lắm. Thu nhập thấp dẫn đến chi tiêu cũng phải thấp, chỉ thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản nhất và khả năng tiết kiệm để “tái sản xuất mở rộng”, phát triển công ăn việc làm của gia đình họ chưa thấy rõ.



Tiến trình phát triển kinh tế và tiến trình đô thị hoá, về lý thuyết, có khả năng làm tăng thêm phân hoá giàu nghèo trong tương lai gần. Nếu trong giai đoạn trước, chương trình Xoá đói giảm nghèo với những nỗ lực lớn của toàn xã hội đã giải quyết được việc nâng cao mức sống các hộ nghèo, tạo được công ăn việc làm bằng việc cho vay tín dụng nhỏ… thì bây giờ sang giai đoạn 2, có nhiều khó khăn hơn, đòi hỏi nguồn lực hỗ trợ mạnh hơn và những giải pháp mang tính chiến lược hơn để người nghèo có thể thoát nghèo. Mặt khác, cần nhận thức là quá trình giảm nghèo là một quá trình lâu dài, đòi hỏi cả xã hội những nỗ lực liên tục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ VIII, TP HCM, 2005.

  2. Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM, Báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội TPHCM 5 năm 2006 - 2010, TP HCM, 2005.

  3. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng, Bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Y học, 2003.

  4. Các nhà tài trợ tại hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004: Nghèo, Hà Nội, 2003.

  5. ILO, SIDA, UNDP, Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và vì người nghèo nhằm đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Việt Nam, Hà Nội, 2004.

  6. Mạc Đường, Nghèo đô thị và cuộc chiến chống đói nghèo ở TPHCM, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004.

  7. Nhóm hành động chống đói nghèo, Đánh giá nghèo theo vùng: Vùng Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội, 2005.

  8. Ngân hàng Thế giới, Toàn cầu hoá, tăng trưởng và nghèo đói: Xây dựng một nền Kinh tế Thế giới Hội nhập, Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin.

  9. Ngân hàng Thế giới, 2004, Báo cáo Phát triển Thế giới 2004: Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

  10. Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh, Đô thị hoá và vấn đề giảm nghèo ở TPHCM lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005.

  11. Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh, Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hoá ở TPHCM, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001.

  12. Ủy ban Nhân dân TPHCM – Ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo và việc làm.

  13. Tài liệu: Hội nghị tổng kết năm 2004 và triển khai chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm TPHCM năm 2005, TP HCM, 2005.
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương