PHÁc thảo tình hình sản xuất nông nghiệP…


PH¸T TRIÓN M¤ H×NH MíI VÒ Tæ CHøC CHÝNH QUYÒN §¤ THÞ



tải về 9.17 Mb.
trang25/26
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích9.17 Mb.
#37785
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26



PH¸T TRIÓN M¤ H×NH MíI
VÒ Tæ CHøC CHÝNH QUYÒN §¤ THÞ

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN ÑOÂ THÒ VAØ ÑOÂ THÒ HOAÙÙ





S.TS Bùi Thế Vĩnh*


1. Đặt vấn đề

1. Việt Nam đã trải qua 22 năm đổi mới (1986 - 2008), đã thực hiện một sự chuyển đổi lớn lao từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung (hệ quả của nó là quan liêu, bao cấp) sang cơ chế kinh tế thị trường. Mô hình quản lý kinh tế mới đã làm cho Việt Nam phát triển và hội nhập nhanh chóng. Tiềm lực và vị thế kinh tế đã được tăng so với trước năm 1986 nhiều lần. Hai thành tựu nổi bật là Việt Nam không chỉ sản xuất đủ gạo tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu, có thứ hạng cao ở thị trường xuất khẩu, số lượng nhà kiên cố được xây dựng khắp mọi miền tổ quốc, bộ mặt quốc gia thay đổi hàng năm.

Sự chuyển đổi đó tất yếu làm cho mô hình tổ chức chính quyền đô thị cũng có sự thay đổi nhất định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm. Nhưng rõ ràng về căn bản vẫn là mô hình tổ chức chính quyền đô thị theo luật tổ chức HĐND và UBHC năm 1983 và luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994, theo Hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992. Mô hình tổ chức chính quyền đô thị về căn bản đồng nhất với mô hình tổ chức chính quyền nông thôn. Có thể nói tính áp đặt và thừa kế quá nhiều.

2. Tại hội nghị lấy ý kiến của Bộ, Ngành về cơ chế quản lý và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức tại Hà Nội ngày 5/6/2002, Bộ trưởng, Trưởng ban TCCB chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) Đỗ Quang Trang đã phát biểu:

“Chúng tôi rất muốn Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thí điểm chính quyền đô thị. Bởi nhiều nước trên thế giới, tổ chức chính quyền đô thị và nông thôn là khác nhau, trong khi ở nước ta lại giống nhau. Thành phố cũng 3 cấp chính quyền mà tỉnh cũng 3 cấp chính quyền…, làm sao cho bộ máy được tinh gọn hơn, nhanh nhạy hơn”.

3. Ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều đề xuất các mô hình khác nhau về cải cách tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, đòi hỏi phải có một luận chứng có sức thuyết phục để tổ chức lại (mô hình mới) một cách căn bản chính quyền trong khu vực nội thành, có sự phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm so với chính quyền nông thôn, tổ chức hợp lý HĐND và UBND ở từng cấp như chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đã chỉ ra.

4. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), đòi hỏi phải: “Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo”.

5. Với bài tham dự Hội thảo về lĩnh vực đô thị và Đô thị hoá, tôi chọn tiêu đề “Phát triển mô hình mới về tổ chức chính quyền đô thị” ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Đây là một vấn đề đã được nhiều độc giả quan tâm từ lâu, nhưng còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Cho đến nay chưa thể có một mô hình mới trong bối cảnh trách nhiệmthẩm quyền của cơ quan và người đứng đầu cơ quan còn rất “rối ren”, cơ quan tư pháp đang đứng trước một thực tiễn quá bất cập. Hy vọng của tác giả là tổ chức chính quyền đô thị Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển sẽ có sự thay đổi căn bản mô hình tổ chức, nhờ đó cải cách tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tiếp cận được với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam là tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn.



2. Hai điều kiện cơ bản để phát triển mô hình mới về tổ chức chính quyền đô thị

2.1. Điều kiện 1: đổi mới tư duy hành chính

Một trong những kinh nghiệm của đổi mới kinh tế Việt Nam thành công là sự khởi đầu bằng đổi mới tư duy kinh tế.

Gốc rễ mọi sự đột phá là đổi mới tư duy. Không có tư duy mới thì không có sự đổi mới và cũng không thể hình thành một mô hình tổ chức mới. Nội dung cơ bản của đổi mới tư duy hành chính trong CCHC, theo chúng tôi được biểu hiện trên bốn mặt sau đây:

Đổi mới tư duy về bản chất của Nhà nước, phải cân nhắc, tính toán mối tương quan giữa chức năng thống trị và chức năng phục vụ. Mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân: Nhà nước do dân lập ra, dân bầu ra, dân giám sát và dân bãi miễn; Nhà nước làm việc gì cũng phải “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ký sắc lệnh 76 ngày 20/5/1950 ban hành quy chế công chức, trong lời nói đầu:

Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền hành trong nước là của toàn thể nhân dân

Như vậy, nguyên tắc nhà nước phục vụ dân sẽ trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản.

Đổi mới tư duy về mối quan hệ biện chứng giữa Nhà nước và thị trường.

Nhà nước cần đến thị trường.

Thị trường cũng cần đến Nhà nước.

Cách tư duy một chiều, đối lập hoặc cường điệu nhân tố Nhà nước hay nhân tố thị trường đều không mang đến hiệu quả trong việc xây dựng một nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và một xã hội lành mạnh.

Đổi mới tư duy về vai trò, chức năng và sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan hành pháp, cơ quan hành chính và các quá trình xã hội. Việt Nam luôn luôn chú ý đến kinh nghiệm của nhiều nước, đó là quản lý hành chính nhà nước chỉ nên đảm nhận những chức năng phù hợp nhất và có thể thực hiện tốt nhất trong lĩnh vực hoạt động của mình:

- Hoạch định chiến lược, chính sách, lập quy hoạch phát triển;

- Điều tiết thu nhập;

- Buộc mọi tổ chức và công dân phải tuân theo công bằng, bình đẳng theo luật pháp;

- Ngăn chặn sự phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo;

- Ngăn chặn sự bóc lột, tệ nạn xã hội và xoá đói giảm nghèo;

- Tập trung tinh lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường lành mạnh trong cạnh tranh;

Để thực hiện tư duy này, cần có bốn kỹ năng tư duy:

- Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước có cần không? Không cần thì loại bỏ.

- Chức năng, nhiệm vụ này có nhất thiết phải do Nhà nước đảm nhận không? Không nhất thiết thì xã hội hoá.

- Tất cả các công việc này phải do cán bộ, công chức thực hiện? Không nhất thiết thì phải thuê khoán hợp đồng một số công việc nhất định.

- Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ đích thực cho cơ quan hành chính Trung ương và cơ quan hành chính Địa phương đảm nhận thông qua phân công, phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương.



Có quy tắc gì chi phối phân công, phân cấp, phân quyền?

Quy tắc 1: Những hoạt động hành chính mà cấp dưới làm được thì giao cho họ đảm nhận.

Quy tắc 2: Những hoạt động hành chính mà cấp dưới không thể làm được thì cấp trên phải đảm nhận.

Quy tắc 3: Mỗi một hoạt động hành chính chỉ giao cho một cấp, một tổ chức, một cơ quan đảm nhận, tránh trùng lặp, chồng chéo, tranh giành.

Group 200


Quy tắc 4: Mọi hoạt động hành chính phải tương ứng với một dòng ngân sách nhất định khi thay đổi, chuyển giao hoạt động hành chính từ cơ quan này sang cơ quan khác, từ cấp này sang cấp khác thì phải kèm theo nguồn ngân sách. Tài chính công là căn cứ tính hiệu quả và phòng ngừa tham nhũng và lãng phí.

Quy tắc 5: Các nhiệm vụ hành chính nhà nước càng được chia nhỏ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Chỉ như vậy mới mô tả được công việc một cách rõ ràng, rành mạch cho từng công chức, từng bộ phận tổ chức. Phân tích bao giờ cũng là cơ sở để thực hiện chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá.

Đổi mới tư duy về hội nhập quốc tế về hành chính là phải từng bước, kiên trì và kiên quyết chuyển đổi từ nền hành chính công truyền thống sang nền hành chính công hiện đại, phát triển; chuyển đổi từ quản lý theo mô hình tập trung sang mô hình phi tập trung. Đây là vấn đề mang tính quy luật, tất yếu trong quá trình phát triển xã hội trong lĩnh vực lý luận hành chính.



2.2. Điều kiện 2: đổi mới nhận thức về đô thị

Đứng trên góc độ tổ chức và quản lý có 5 nhận thức cơ bản như sau:

Mỗi một đô thị là một đơn vị hành chính - lãnh thổ thống nhất, không thể chia cắt. Đó là sự thống nhất về mặt lãnh thổ và sự thống nhất về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội công cộng. Là một đô thị dù lớn hay nhỏ việc quy hoạch xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng, quy hoạch các khu dân cư… đều gắn kết chặt chẽ với nhau trên phạm vi toàn đô thị, đều phải theo quy hoạch, kế hoạch chung của cả đô thị, chứ không thể theo từng đơn vị hành chính nội bộ. Đây là căn cứ thiết kế hệ thống giao thông, chống ùn tắc.

Mỗi một đô thị là một chỉnh thể kinh tế - xã hội thống nhất, ràng buộc chặt chẽ và phụ thuộc trực tiếp vào nhau, cần nhấn mạnh rằng tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ không bị ràng buộc bởi ranh giới hành chính trong nội bộ, mà là sự đan xen, gắn kết chặt chẽ trong phạm vi toàn đô thị (thành phố, thị xã). Sự gắn kết của người dân với nơi cư trú không chặt chẽ, thường xuyên như ở các vùng nông thôn, không chịu ảnh hưởng của những tập quán, truyền thống, lễ nghi riêng biệt, mà nếu có thì chỉ là những nét đặc trưng của từng đô thị. Cũng cần nói rằng, đặc điểm dân cư đô thị phức tạp và đa dạng hơn các vùng nông thôn, làm gia tăng yêu cầu và chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý.

Quản lý nhà nước ta ở đô thị mang tính tập trung cao. Ở đây việc áp dụng việc phân cấp, phân quyền quản lý giữa các cấp chính quyền trong nội bộ đô thị không thể giống như các cấp chính quyền nông thôn (vì Quận, Phường khác với Huyện, Xã). Vì thế, thường thường là sử dụng cơ chế ủy quyền của chính quyền Thành phố, Thị xã cho các cơ quan hành chính và quản lý cấp dưới thực thi một số công việc nhất định, nhưng phải đảm bảo tính thống nhất, không phân tán, tản mạn.

Tính phức tạp, đa dạng với khối lượng lớn, loại hình phong phú trong cung ứng dịch vụ công bao hàm dịch vụ hành chính công, dịch vụ công và dịch vụ công cộng. Công dân đô thị có nhu cầu cung ứng dịch vụ chất lượng ngày càng cao đòi hỏi hưởng thụ các giá trị văn hoá và giải trí đa dạng với phương thức cung ứng thuận lợi nhất. Điều này gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, đổi mới hoạt động doanh nghiệp nhà nước công ích và các tổ chức dịch vụ.

Quản lý nhà nước về mặt xã hội trong đô thị là một đặc trưng nổi bật luôn luôn phát sinh nhiều vấn đề mới, nhất là đi lại, công ăn việc làm, tệ nạn xã hội và cũng là nơi có nhiều việc rất khó kiểm tra, kiểm soát so với nông thôn.

3. Định hướng thiết kế mô hình mới tổ chức chính quyền đô thị

1. Trước hết, nước ta cần lập một danh mục công việc phản ánh nội dung quản lý nhà nước. Từ danh mục công việc mà tiến hành việc phân bổ vào hệ thống các cơ quan (lập pháp, hành pháp, tư pháp) từ trung ương đến địa phương theo những tiêu chí nhất định gắn với 7 cuộc cải cách hiện nay (cải cách phương thức lãnh đạo của Đảng; cải cách lập pháp; cải cách tư pháp; cải cách hành chính; cải cách kinh tế; cải cách doanh nghiệp nhà nước; cải cách hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội. Mỗi một danh mục công việc là phản ánh chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng thành tố trong hệ thống tổ chức, hệ thống chính trị và có thể do một tổ chức đảm nhận. Mô hình mới tổ chức chính quyền đô thị là một thành tố trong hệ thống tổ chức nhà nước và như vậy nó mới vận hành được (“Cơ chế hoạt động”).

Mỗi một danh mục công việc có dòng ngân sách kèm theo. Ý nghĩa của “dòng ngân sách kèm theo” là để chúng ta chú ý đầy đủ “chi tiêu ngân sách nhà nước” hoạt động tự quản, “xã hội hoá”, “hoạt động phi chính phủ” và khu vực tư nhân, từ đó mới có khả năng đưa tiêu chí “hiệu quả” để đánh giá hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước.



2. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chính quyền đô thị chỉ nên nhận những nhiệm vụ đích thực. Nhiệm vụ đích thực là những nhiệm vụ mà có thể thực hiện tốt nhất để phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân, với điều kiện có quyền hạn và nguồn kinh phí kèm theo tương ứng. Đây là giải pháp có hiệu lực để chấm dứt việc nói không gắn với làm.

3. Chúng tôi cho rằng, từ năm 1983 đến nay, số lượng và loại nhiệm vụ mà HĐND và UBND Chính quyền đô thị đảm nhận là quá tải, cần giảm bớt đầu việc so với quy định hiện hành và những việc do Bộ, Ngành cấp trên quy định. Việc “đo lường” thực thi nhiệm vụ đã giao chưa được triển khai, hiện trạng này không còn thích hợp với tiến trình CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập quốc tế trong những năm tới.

HĐND Chính quyền đô thị chỉ nên tập trung vào 3 chức năng:



  • Chức năng đại diện

  • Chức năng quyết định

  • Chức năng giám sát

Việc ra các quyết định HĐND cũng nên thu gọn vào những vấn đề có tính chính sách, giải pháp (kế hoạch, ngân sách, đánh giá tổ chức và nhân sự).

UBND chính quyền đô thị cũng nên thu gọn đầu việc và nên quy thành 3 loại việc sao cho rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

- Những việc đã quy định cụ thể trong luật theo sự phân cấp, phân công, phân quyền giữa trung ương - địa phương.

- Những việc theo sự ủy quyền của cấp trên, có văn bản quy định rõ ràng (gắn với định biên và ngân sách nhà nước).

- Những việc có tính tự quản của địa phương do HĐND quyết định



4. Mô hình mới tổ chức chính quyền đô thị về đại thể:

Group 210
Theo chúng tôi, mô hình tổ chức hiện nay không chỉ là cồng kềnh mà quá phức tạp, các mối quan hệ ngang dọc chồng chéo lên nhau. Một nhiệm vụ chiến lược là đơn giản hoá bộ máy, đơn giản hoá cơ chế tổ chức.

Đối với những thành phố, thị xã có quy mô lớn, dân số đông, mặt bằng phức tạp thì có thể tổ chức các Ban đại diện hành chính tại các khu vực dân cư trong nội bộ đô thị để thực thi một số công việc cụ thể theo cơ chế ủy quyền UBND thành phố thị xã. Có thể giao toàn quyền tổ chức bộ máy cho Thị trưởng đảm trách.

Để vận hành tổ chức bộ máy chính quyền đô thị mới, cần phải thiết lập thể chế mới:

Một là: Trong luật tổ chức HĐND và UBND sẽ sửa đổi năm 2003, tách thành một chương riêng: “Tổ chức HĐND và UBND đô thị”, không nhập chung với Tỉnh.

Hai là: Áp dụng chế độ Thị trưởng hành chính. Thị trưởng có thể do HĐND thành phố bầu hoặc dân bầu trực tiếp, số lượng ứng cử viên từ 2-3 người. Ai nhiều phiếu thì trúng cử. Đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa HĐND và Thị trưởng dựa trên vai trò chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan (HĐND và UBND), mọi hoạt động của Thị trưởng đều đặt dưới sự giám sát của HĐND và cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Sự giám sát này với nhiều hình thức khác nhau, kể cả bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Ba là: Áp dụng các hình thức dân chủ trực tiếp ở đô thị, như thực hiện phương châm “dân biết, dân làm, dân tham gia, dân kiểm tra”; hoặc thực hiện hình thức “trưng cầu dân ý” đối với những việc gay cấn liên quan đến vận mệnh của đô thị, còn nhiều ý kiến khác nhau.

Bốn là: Tổ chức lại bộ máy chuyên môn của Thị trưởng. Việc tổ chức lại phụ thuộc vào quy mô, loại hình đô thị theo quy định của pháp luật (như số lượng Phó Thị trưởng, Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc một số Sở, Ban, Ngành quan trọng), có mối quan hệ mật thiết đến nhu cầu tổ chức và công dân, mà Phó Thị trưởng này, có thể nhân danh Thị trưởng giải quyết công việc. Phương thức làm việc của các Sở, Ban, Ngành Thành phố, Thị xã là theo tuyến dọc ngành dọc, đến tận đối tượng phục vụ, nghĩa là theo nguyên tắc trực tuyến.

Năm là: Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, triển khai cổng giao dịch điện tử, Internet về thủ tục hành chính… Đây là một lợi thế khách quan cho việc áp dụng mô hình tổ chức mới.

Như vậy việc phát triển mô hình mới về tổ chức chính quyền đô thị Việt Nam là hết sức phức tạp, cần một dự án thiết kế tổ cơ chức và liên quan đến hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (từ hiến pháp, các bộ luật, luật, nghị định…), do đó cần có chủ trương cấp thẩm quyền cao nhất, đặt dự án thiết kế tổ chức trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.



Không nên tiếp cận đến thuận ngữ “thí điểm”, mà phải là một quyết sách mới, đột phá sâu sắc đến hệ thống tổ chức hành chính hiện hành và thực hiện đồng loạt như là một dự án luật mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Viện khoa học Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ; Dự án điều tra thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay, Hà Nội, 2007.

  2. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phương pháp luận và cách tiếp cận vấn đề xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhà nước, đặc thù các Đô thị trực thuộc Trung ương”, Hà Nội 2008. (Đề tài KX.02-03/06-10).

  3. GS.TS Bùi Thế Vĩnh: Mười hai vấn đề về thiết kế và phân tích tổ chức các cơ quan hành chính Nhà nước, NXB Giao thông Vận tải, 2006.

  4. Đề tài khoa học cấp thành phố: Tổ chức lại hệ thống chính quyền khu vực nội thành Hà Nội, GS.TS Bùi Thế Vĩnh Chủ nhiệm, 2003.



THµNH PHè NHá - T¸C §éNG LíN?
C¸C TRUNG T¢M §¤ THÞ NHá VíI VAI TRß NH¦ C¸C §IÓM NóT T¦¥NG T¸C, TRAO §æI Vµ CHUYÓN TIÕP

H



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN ÑOÂ THÒ VAØ ÑOÂ THÒ HOAÙÙ



annah von Bloh, Tim Kaiser*


Giới thiệu

Sự đô thị hoá nhanh chóng là một động lực nhưng vẫn là một hiện tượng mới tại Việt Nam. Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các khu vực nông thôn, hiện là nơi cư trú của 73% dân số Việt Nam. Điều này đã gợi lên một câu hỏi cốt lõi tự nó đã cho thấy, trong diện mạo của sự đổi thay nhanh chóng, sự tương tác giữa thành thị và nông thôn diễn ra như thế nào? Đặc biệt là làm thế nào để hoà nhập với các khu vực nông thôn và làm thế nào để họ tham gia vào sự phát triển?

Trong bài viết này, những thành phố nhỏ (đặc biệt là các thành phố quận huyện) chính là một điểm nút hoà nhập có tầm quan trọng tiềm tàng mới dành được một ít sự quan tâm nhờ các nghiên cứu. Những tranh luận về chính sách hiện thời tại Việt Nam liên quan đến việc quy hoạch không gian ngoài ra còn tính đến vai trò của các thành phố nhỏ bên trong hệ thống các thành phố lớn. Các bước đi nhằm mục đích phân quyền nhiều hơn chẳng hạn như tạo cho các địa phương có quyền tự trị và phạm vi hành động lớn hơn là một phần của chiến lược này. Hệ thống phân loại quốc gia đối với các trung tâm đô thị giao cho các thành phố nhỏ một vai trò chủ chốt như "trung tâm cấp tỉnh đẩy mạnh phát triển trung tâm nông thôn và/hoặc quận huyện" (Coulthart et. al. 2006: 58). Theo tính toán chính thức, các trung tâm đô thị nhỏ thuộc loại "Hạng V" đại diện cho số lượng rất lớn các trung tâm đô thị bên trong hệ thống phân loại quốc gia; 612 trong số 703 trung tâm đô thị tại Việt Nam được ghi nhận thuộc về nhóm này (Coulthart et al. 2006: 59). Trong khi các thành phố nhỏ không cung cấp nơi cư trú cho phần lớn dân số đô thị cũng như chưa trải qua mức tăng trưởng dân số đô thị cao nhất, tuy nhiên do phân tán trên diện rộng và ở các vùng lân cận, họ lại đóng vai trò thiết yếu cho sự hoà nhập của vùng nông thôn. Do đó, các thành phố nhỏ là những vũ đài quan trọng, mà ở đó các cá thể đến từ rất nhiều nơi là thành thị và nông thôn, nhà nước và nhân dân giao tiếp với nhau.

Một phân tích về những quy trình cục bộ trong những thành phố nhỏ không chỉ hứa hẹn một sự thấu hiểu tốt hơn về những động lực của sự phát triển khu vực mà còn hiểu hơn những quy trình ra quyết định và những cơ cấu quyền lực ở cấp độ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của tỷ lệ lớn dân chúng. Sự hoà nhập xảy ra nhờ những cuộc chạm trán, dàn xếp và tương tác giữa rất nhiều cá thể. Một phương pháp tiếp cận cho phép kết hợp những khía cạnh của cá thể và hình ảnh mang tính kết cấu, nhấn mạnh đến "sự ảnh hưởng lẫn nhau và sự xác định chung các nhân tố và mối quan hệ "bên trong" và "bên ngoài" (Long 2001: 13) là khái niệm về cái chung của xã hội. Những không gian xã hội là một "điểm giao nhau then chốt giữa những cuộc đời con người, các lĩnh vực xã hội hoặc các cấp tổ chức xã hội nơi những điểm gián đoạn của xã hội [...] có nhiều khả năng được xác định " (Long 2001: 243). Những không gian này được mô tả bằng những sự chênh lệch về sự phân phối các nguồn lực và những sự khác biệt trong phong cách sống - thuộc tính ngoài ra còn áp dụng vào sự pha trộn cuộc sống nông thôn và thành thị trong các thành phố nhỏ. Khái niệm về những không gian do đó có thể giúp nắm bắt được tác động của những mối liên kết giữa thành phố nhỏ và các trung tâm khác nằm trong hệ thống đô thị, những liên kết trở thành những dòng người, tiền bạc, hàng hoá hoặc thông tin. Trong khi Long coi những không gian xã hội chủ yếu là những "hoàn cảnh xã hội", xem những trung tâm đô thị nhỏ như những không gian ngoài ra còn nhấn mạnh một chiều không gian (Long 2001: 241). Những không gian bao gồm và nằm trong những trung tâm đô thị nhỏ sau đó trở thành khối bê tông trong không gian như địa điểm, đối tượng và biểu hiện tương tác và những chênh lệch về quyền lực. Tôi muốn đề xuất ba không gian để xem xét kỹ lưỡng thêm, cụ thể là những tương tác giữa thành phố và nông thôn, nhà nước và nhân dân cũng như giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất (nghĩa là thị trường).

Quỹ Dân số Liên hợp quốc dự đoán tỷ lệ đô thị hoá tăng 3% hàng năm trong các năm từ 2005 đến 2010 (UNFPA 2007). Những trung tâm đô thị lớn hưởng lợi khi nguồn lực và đồng vốn trào vào gần đây có đi kèm với sự phát triển kinh tế nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển đô thị nhanh và dòng chảy di dân tràn vào đang đặt chính quyền đô thị dưới sức ép ngày càng tăng. Mặt khác, những khu vực nông thôn lại đang trải qua tình trạng kiệt quệ về vốn, nhân lực và những nguồn lực khác. Do sự đẩy mạnh thu hoạch một lần, cuộc sống ở nông thôn đang ngày càng phụ thuộc và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Tất cả những điều này góp phần vào nguy cơ của sự phát triển không bình đẳng về không gian. Hiện tại 70% GDP ở Việt Nam phát sinh từ các trung tâm đô thị, cho dù trong số này chỉ chiếm 27% dân số quốc gia. Mức đô thị hoá vẫn còn tương đối thấp ở Việt Nam tuy nhiên lại mở ra cơ hội cho những chính sách mới gây tác động lên những xu hướng địa lý và nhân khẩu học đảm bảo cho sự phát triển bình đẳng và bền vững hơn.

Các trung tâm đô thị nhỏ và vừa đặc biệt quan trọng đối với các khu vực đang trải qua sự biến đổi nhanh như Việt Nam. Do quy mô và cơ cấu của mình, những trung tâm đô thị nhỏ/các thành phố quận huyện có khả năng phải xử lý những vấn đề đô thị hoá và phát triển theo cách linh hoạt hơn so với các thành phố lớn. Được sở hữu những nguồn lực cần thiết, việc điều chỉnh những trung tâm này dễ dàng hơn liên quan đến việc mở rộng lãnh thổ, những câu hỏi về việc ra quyết định, việc sử dụng các nguồn lực địa phương và tận dụng những lợi thế về địa thế tương ứng nhằm thu hút đầu tư. Những thành phố nhỏ cho thấy một mối liên kết then chốt giữa các vùng đô thị và nông thôn đan xen vào nhau ngày càng nhiều hơn, thu hút những dòng chảy của người, hàng hoá, tài chính và thông tin trong khu vực và toàn cầu. Nhờ tính ưu việt với vị trí trung gian trong hệ thống các thành phố, sự phát triển của những thành phố nhỏ có thể khiến những trung tâm này trở thành những điểm đến lựa chọn hấp dẫn cho dân nhập cư, lưu giữ họ ở lại trong địa phương của mình và qua đó giảm đi sức ép lên các trung tâm đô thị lớn hơn. Những thành phố nhỏ như mối dây liên kết giữa thế giới nông thôn và thành thị có thể đẩy mạnh sự phát triển bên trong nông thôn bằng cách đẩy mạnh sự hoà nhập của các khu vực nông thôn và trong dòng chảy các nguồn lực của địa phương. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho địa phương tương ứng của mình những hàng hoá, dịch vụ xã hội và kinh tế, hành chính. Là một trung tâm dịch vụ trong địa bàn nông thôn, những thành phố nhỏ còn mang lại sự tiếp cận đối với những cơ sở hành chính, y tế và giáo dục, đến lượt mình lại cho tiếp cận bình đẳng hơn đến các hàng hoá và dịch vụ.



Một không gian trung tâm đó là sự tiếp xúc giữa nhà nước và nhân dân. Những trung tâm đô thị nhỏ có sự liên quan về mặt chính trị như những điểm nút trao đổi và tiếp xúc. Đây là những nơi quyết định được đưa ra, thu thập thông tin và các kênh nói lên những nhu cầu và quyền lợi của địa phương. Khi những trung tâm đô thị nhỏ đại diện cho cấp chính quyền địa phương, chúng còn đóng vai trò then chốt trong các quá trình tương tác và trao đổi giữa nhà nước và nhân dân. Ở cấp địa phương, các thể chế của nhà nước và các đại diện của nhà nước đều trở nên quen thuộc ai cũng biết. Những cuộc tiếp xúc trực tiếp như vậy giữa dân chúng và nhà nước có những hàm ý có ảnh hưởng sâu rộng, không chỉ về việc tham gia mà còn liên quan đến những câu hỏi ai sẽ là người đòi hỏi những quyền lợi này và ai thì không. Ở cấp quận huyện nơi có đặt những thành phố nhỏ, đại diện cho cấp thẩm quyền thực thi thấp nhất. Căn cứ theo vai trò hành chính được chỉ định của mình, những thành phố nhỏ đặc biệt là những thủ phủ quận huyện có đặc trưng một thành phần kinh tế nhà nước khá lớn. Những đại diện chính quyền địa phương liên kết các cấp địa phương và quốc gia giải thích và thực hiện rất nhiều điều luật, chương trình và chính sách do chính quyền trung ương ban hành. Do vị trí trung tâm giữa chính quyền trung ương và dân chúng trong việc thực thi quyền lực nhà nước, chính quyền địa phương do đó được gọi là "cấp có ảnh hưởng đáng kể" (Sikor 2004: 168). Về mặt lịch sử, "quan tri huyện làm việc trong hệ thống quân chủ Việt Nam được sai áp đặt những chỉ tiêu theo lệnh cấp trên, xét xử theo luật pháp địa phương, theo dõi những điều kiện kinh tế tìm kiếm những dấu hiệu náo động [...] một viên tri huyện tháo vát khiến chính ông trở thành một phần trong bối cảnh chính trị địa phương [...] tạo thêm vây cánh, ban phát cũng như tiếp nhận nhiều ân huệ" (Marr 2004: 33). Ngày nay, những viên công chức và những đại diện của nhà nước làm việc như những người trung gian giữa dân địa phương (mà bản thân họ là một phần trong đó) và nhà nước (mà họ là đại diện). Họ có nhiệm vụ thực hiện những chương trình và các chính sách đáp ứng theo nhu cầu địa phương cũng như tiến hành những cải cách. Họ giải thích những đường lối chỉ đạo của chính phủ theo những ưu tiên của chính mình và qua đó có thể sáng tạo không gian cho những quyền lợi cá nhân. Cân bằng những quyền lợi của cá nhân, nhà nước và địa phương trở thành một thách thức khi chúng xung đột với nhau. Dù những quyền lợi của cấp địa phương hay của nhà nước được trao quyền ưu tiên trong trường hợp có xung đột về quyền lợi, còn phụ thuộc vào việc liệu những liên kết theo chiều ngang với cấp địa phương mạnh hơn hay những liên kết theo chiều dọc với chính quyền trung ương mạnh hơn. Những nghiên cứu gần đây cung cấp những ví dụ về những tiến trình thương lượng giữa các chính quyền địa phương và dân chúng.

Không gian thứ ba bên trong các thành phố nhỏ đủ điều kiện nghiên cứu sâu hơn liên quan đến những cuộc tiếp xúc trong ngành kinh tế. Những thành phố nhỏ phát sinh những cơ hội tuyển dụng không phải làm việc trên cánh đồng biểu hiện ở những con số ngày càng tăng những hộ dân nông thôn phụ thuộc vào phương kế sinh nhai được bảo đảm. Ngành kinh tế đặc biệt là ngành kinh doanh nhỏ trong các thành phố nhỏ là rất quan trọng khi đóng vai trò như những trung tâm địa phương sản xuất và phân phối, là vai trò thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn bao quanh. Có khả năng vai trò của nhà doanh nghiệp (là ngành chính thức hoặc không chính thức) đòi hỏi sự tiếp cận những nguồn lực quan trọng và cùng lúc đó tạo ra những nguồn lực quan trọng nhất định. Một phân tích về ngành kinh doanh nhỏ do đó có thể đưa ra cái nhìn sâu hơn vào những kết cấu quyền lực, sự phân phối các nguồn lực và tổ chức xã hội trong những thành phố nhỏ. Ngành kinh tế có đặc điểm có cả hai liên kết theo chiều dọc giữa nhà nước trung ương, các chính quyền địa phương và các công dân cũng như các liên kết theo chiều ngang như giữa các thành phần chính trị (các cơ quan lập pháp và hành pháp) và kinh tế (các nhà cung cấp, người tiêu dùng công nghiệp, khách hàng địa phương, cấp vốn...). Ở các không gian xã hội, những cá thể này đảm nhận những vị trí quan trọng như những người hoà giải có thể biến nguồn tri thức bên ngoài trở thành nguồn kiến thức cục bộ. Những doanh nghiệp là một nhóm có đủ tư cách nắm giữ vai trò như người trung gian hay nhà môi giới. Họ dựa vào mạng lưới làm việc hiệu quả nhằm bảo đảm sự tiếp cận với những nguồn lực tài chính, vốn, lao động, thông tin và những nguồn lực chiến lược khác - những nguồn lực có vẻ như là đặc biệt hiếm hoi trong những thành phố nhỏ. Những liên kết các doanh nghiệp thiết lập cho phép họ hành động như những nhà môi giới kinh tế giữa các mạng lưới nối liền thị trường địa phương với cơ cấu quốc gia và trong khu vực, những người tiêu dùng địa phương với những nhà sản xuất trong khu vực trước đây. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các vùng nông thôn nơi phần đông dân số thường thiếu hụt tính cơ động và chỉ có rất ít những liên kết khu vực trước đây của riêng mình để tiếp cận. Nếu các cá thể đảm nhận vai trò như những nhà môi giới trên suốt không gian, như các doanh nghiệp, khi đã hoà nhập tốt vào các cơ cấu xã hội địa phương, họ không chỉ hưởng lợi từ nguồn vốn xã hội kiếm được từ vị trí của họ giữa các mạng lưới, mà còn từ vị trí của họ trong các mạng lưới địa phương. Khi các cá thể địa phương với rất nhiều những liên kết xã hội có rất nhiều những liên kết để tiếp cận, họ cũng có thể hưởng lợi từ mạng lưới khép kín, một nguồn vốn xã hội quan trọng. Mạng lưới khép kín có ảnh hưởng của những sắc lệnh tạo điều kiện thuận lợi, qua đó tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và cải thiện sự hợp tác trong nhóm. Tuy nhiên mạng lưới khép kín còn gợi ý khả năng bị loại trừ. Sự gắn bó xã hội có thể trở thành một nguồn lực địa phương quan trọng, khi những cá thể nhất dịnh sử dụng như một công cụ quyền lực nhằm loại bỏ những người khác ra khỏi các mạng lưới và sự phân phối các nguồn lực. Trong bối cảnh này, cơ cấu ngành kinh tế trong các thành phố nhỏ lưu ý những chênh lệch quyền lực mạnh mẽ. Thị trường lao động trong những trung tâm đô thị nhỏ bị phân mảnh cao liên quan đến trình độ, thu nhập, an ninh ... Có một sự cạnh tranh mạnh mẽ giành những vị trí hấp dẫn, thường xuyên được phân phối dựa vào những quan hệ họ hàng, tính cách sắc tộc hoặc những tiêu chí khác trong nhóm tinh tuý. Những hộ dân không có vị trí quan trọng về mặt xã hội ở đây rõ ràng không được thuận lợi, khi sự tiếp cận những cơ hội việc làm phụ thuộc phần lớn vào các mạng lưới xã hội. Các cá thể thiếu đi sự tiếp cận các mạng lưới xã hội thiết yếu có thể bị buộc phải tham gia vào những công việc có lợi nhuận ít hơn nhiều, do đó sẽ bị loại trừ khỏi những cơ hội và lợi ích phát triển vùng. Những ai còn ở bên ngoài và như bị loại trừ hoàn toàn khỏi sự phân phối những nguồn lực chủ chốt, có thể được dựa trên rất nhiều những tiêu chí. Những quy trình về tương tác, loại bỏ và hoà nhập này cũng có tác động lên khu vực xung quanh đến chừng nào mà họ quyết định những nguồn lực được phân phối như thế nào trong khu vực, và dân số nông thôn hoà nhập vào sự phát triển như thế nào.

Các trung tâm đô thị nhỏ trong các cơ cấu hành chính Việt Nam

Trước hết điều quan trọng là phải xác định những trung tâm đô thị nhỏ tại Việt Nam. Do đó một cái nhìn vào sự phân loại chính thức những thành phố là điều cần thiết. Hai hệ thống riêng biệt tồn tại: một hệ thống phân loại các trung tâm đô thị theo dân số, mật độ dân số, tỷ lệ phần trăm dân số làm việc ngoài sự cung cấp cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Các trung tâm đô thị được phân chia thành sáu hạng, hạng một "Các thành phố Đặc biệt", bao gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hạng thấp nhất là các trung tâm Hạng V (Coulthart et al, 2006). Tuy nhiên, sự phân loại sử dụng các chỉ số rất khó đánh giá. Trong khi ngay cả những chỉ số đơn giản nhất, quy mô dân số cũng không dễ đánh giá, thậm chí còn khó khăn hơn cả việc đánh giá tỷ lệ phần trăm lao động phi nông nghiệp. Thêm vào đó, những sự phân loại khác đôi khi được sử dụng, khiến việc so sánh dữ liệu trở nên khó khăn. Song song với nghiên cứu tình huống sau đây, bài viết này chỉ nhìn vào những trung tâm đô thị Hạng V, tạo thành phần lớn tất cả các trung tâm đô thị tại Việt Nam, theo đó một điểm trong nghiên cứu này là ví dụ.



Những chức năng, trách nhiệm và những năng lực của các trung tâm đô thị được xác định theo cấp bậc hành chính của họ, không trực tiếp căn cứ theo sự xếp loại. Tuy nhiên, toàn bộ các thành phố Hạng V đều có thể được tìm thấy trong cùng một cấp bậc hành chính, cấp bậc của thị trấn. Những thành phố đều có thể phục vụ như các thủ đô quận huyện. Nếu một thành phố quận huyện phát triển đến một cấp bậc cao hơn trong sự phân cấp đô thị, quận huyện phải chỉ định một thủ đô quận huyện mới, do cơ cấu hành chính. (Vũ: thông tin riêng) Các trung tâm Hạng V có cùng cấp bậc hành chính như các xã. Điều này có nghĩa là họ thuộc quyền quản lý của hành chính quận huyện và do đó phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước cấp quận huyện. Để so sánh, các trung tâm Hạng V có cùng cấp bậc hành chính như các quận huyện, do đó không phải có trách nhiệm phải giải thích với các cơ quan quận huyện, mà chỉ có trách nhiệm đối với các cơ quan thuộc tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống hành chính có sự khác biệt giữa các đơn vị thành thị và nông thôn, nó không giao những thẩm quyền hoặc trách nhiệm khác nhau cho những chính quyền của mình, ít nhất không phải ở cấp thấp nhất. Kết quả, các cơ quan trong các trung tâm Hạng V tiếp nối một cơ cấu tương tự và cùng chịu trách nhiệm như các xã ở nông thôn. Những nhiệm vụ khác nhau cơ bản không được nói đến (Nguyễn, Thang 1996: 143). Ngay cả sau khi những cải cách hành chính gần đây, quá trình ra quyết định vẫn còn phức tạp, cản trở những khả năng làm việc hiệu quả hơn của cấp hành chính thấp hơn. Chẳng hạn, các cơ quan của một thành phố có thể không có quyền lực để quyết định việc sử dụng đất mà sẽ phải tham khảo cấp cao hơn (Vũ: thông tin cá nhân). Ngoài ra, các cơ quan địa phương phải dựa vào các cấp cao hơn để phân bổ nguồn ngân sách và sự phê chuẩn các kế hoạch ngân sách. Trong khi các kế hoạch được soạn thảo ở cấp địa phương, chúng phải được trình lên và được các cơ quan cấp huyện quyết định. Những cơ quan này lại nộp kế hoạch của mình lên cấp cao hơn và cứ như thế. Dựa trên những kế hoạch này, ngân sách sau đó được phân bổ xuống hệ thống, bắt đầu ở cấp trung ương (Vũ: thông tin riêng). Ngoài ra, ngân sách cũng có thể được thổi phồng lên ở cấp địa phương thông qua các khoản thuế, lệ phí và lệ phí cầu đường tại địa phương (Kervliet 2004: 14). Trong hệ thống này, nó cho thấy sự khó khăn đối với các lãnh đạo địa phương khi phải đưa ra những quyết định độc lập thúc đẩy sự phát triển của thị trấn của mình. Một tranh luận thường được nêu ra về những cơ quan địa phương độc lập hơn phàn nàn rằng họ không có kỹ năng, không được giáo dục và không có kinh nghiệm làm việc một cách độc lập hơn. Sự tham nhũng đang tăng ở cấp địa phương cũng đáng sợ. Để khắc phục những khó khăn này, nâng cao năng lực được các tổ chức tiến hành như Hiệp hội các Thành phố Việt Nam. Ngoài ra tranh luận còn cho rằng để cải thiện những kỹ năng và kinh nghiệm, các cán bộ địa phương sẽ cần phải chịu nhiều trách nhiệm và nhiệm vụ hơn (Vũ: thông tin riêng).

Vai trò dự kiến đối với các thành phố nhỏ ở Việt Nam

Những công cụ chính chính phủ sử dụng nhằm quản lý và tạo ảnh hưởng lên những quá trình đô thị hoá là những kế hoạch then chốt được chuẩn bị cho bốn cấp hành chính, mỗi kế hoạch liên quan đến lĩnh vực mà các cơ quan tương ứng phải chịu trách nhiệm: các kế hoạch định hướng (chính sách quốc gia), các kế hoạch khu vực, các kế hoạch chính (tỉnh hoặc thành phố) và các kế hoạch khu vực chi tiết (khu vực, khu công nghiệp hay các dự án). (Coulthart 2006: ix). Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn Kế hoạch Định hướng Chính Phát triển các Trung tâm Đô thị của Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Xây dựng, nêu rõ "Những trung tâm nhỏ và trung bình sẽ đảm nhận các chức năng của các trung tâm kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các địa phương" và "các thành phố nhỏ sẽ là những trung tâm kinh tế, văn hoá và dịch vụ cho các xã hoặc các cụm xã nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn và xây dựng những vùng nông thôn mới" (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 10/1998/QD-TTg). Trong khi rất chung chung như thế, những tuyên bố này tuy nhiên lại nhận thức được tầm quan trọng của các thành phố nhỏ đối với sự phát triển của nông thôn, quốc gia và đô thị hoá. Tuy nhiên, theo Coulthart và cộng sự (2006: ix) những kế hoạch này tạo thành những kế hoạch được lý tưởng hoá về những gì mà các cơ quan và những nhà lên kế hoạch mong muốn, hơn là những nguyên tắc khả thi. Ngoài ra, không có các chính sách chi tiết nào nói về cách phải thực hiện những mục tiêu được đặt ra như thế nào. Nhiệm vụ này được để lại cho chính quyền ở địa phương, các cấp địa phương và cấp tỉnh, thường xuyên không được giao những nguồn lực, năng lực và những cơ quan cần thiết để thực hiện kế hoạch. Khi Kế hoạch Định hướng không lâu sau khi được phê chuẩn đã được nhìn nhận là không còn ăn nhập với những sự phát triển đô thị nữa, dẫn đến việc chuẩn bị một kế hoạch được sửa đổi:

Trong thời gian đó, các chính sách quốc gia có liên quan sự phát triển chủ chốt tương đương vẫn đang còn nhiều mâu thuẫn. Trong khi đang cần thiết phát triển một hệ thống các trung tâm đô thị và những trung tâm cấp dưới, bao gồm những trung tâm đô thị nhỏ và vừa, cần phải chấp nhận rằng vẫn còn không rõ ràng việc hệ thống này sẽ như thế nào và phải làm như thế nào để đạt tới mục tiêu này. (Quyết định số 10/1998/QD-TTg và Vũ: thông tin riêng).

Những phát hiện mở đầu: Nghiên cứu trường hợp Yên Châu

Thị trấn là một thủ đô cấp quận huyện của huyện cùng tên. Nằm trong tỉnh miền núi Sơn La, gần biên giới Lào. Đường cao tốc Quốc gia số 6 chạy qua thị trấn, nối liền thị trấn với thủ đô cấp tỉnh cách Đồng bằng sông Hồng và Hà Nội 66km về phía tây. Huyện là nơi cư trú của nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, những nhóm chính bao gồm người Thái, Kinh, Xin Mun và H'mông. Tuy nhiên, trong khi người Kinh còn hiếm hoi tại vùng nông thôn, họ lại nhóm chủ yếu ngay trong thị trấn. Điều này bổ sung một số lượng dân tộc nhằm phân chia thành thị-nông thôn (Khong 2002: 106-107).

Thị trấn được thành lập năm 1988 là một trung tâm đô thị đầu tiên của huyện và vẫn còn nguyên cho đến tận hôm nay. Kể từ đó, cơ sở hạ tầng của thị trấn phát triển nhanh chóng mặt. Ngày nay thị trấn có dân số 3536 người, có số lượng lớn những người dân nhập cư khoảng 100 người mỗi năm trong suốt 10 năm qua. (Đào: thông tin riêng, Nguyễn H.: thông tin riêng). Tốc độ đô thị hoá của huyện đạt 5,9% là huyện có tốc độ đô thị hoá thấp thứ ba của tỉnh Sơn La, tuy nhiên đó là trung tâm đô thị nhỏ nhất của toàn tỉnh. Trung tâm đô thị kế tiếp về phía tây là Hat Lot và phía đông là Mộc Châu. Trong khi đây là những thủ đô cấp huyện và chia sẻ sự phân loại tương tự, cả Hat Lot và Mộc Châu đều lớn hơn về quy mô và dân số. Thực ra, Yên Châu là thủ đô cấp huyện nhỏ nhất của Sơn La lại nằm ngay giữa hai thành phố lớn nhất sau Thành phố Sơn La (Bộ Xây dựng 2003).

Thành phố và nông thôn

Thị trấn được phân loại chính thức là Trung tâm Đô thị Hạng 5, nghĩa là thị trấn được trao cho vai trò của một trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, thương mại và dịch vụ, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện (Bộ Xây dựng 2003: 48).

Trên hết đó là một nơi hoà nhập với huyện. Mọi người từ khắp mọi nơi của huyện đều đến đây bán mua những sản phẩm nông nghiệp cho nhau hay những người dân đô thị của thị trấn tại chợ địa phương hay trên con phố để sử dụng hàng ngày. Qua đó, vai trò truyền thông của các thành phố chợ trên các vùng cao, như Michaud và Turner mô tả vẫn còn nắm vai trò quan trọng cho đến ngày nay (200: 86). Cơ sở hạ tầng vận tải của huyện cũng được nêu ra tương ứng, tất cả những trung tâm xã được nối với thủ đô cấp huyện bằng đường bộ. Dù vậy, hầu hết những người bán hàng đến từ các ngôi làng gần thị trấn chỉ để bán các sản phẩm nông nghiệp trong vài tiếng đồng hồ, sau đó lại quay về làng. Những khoảng cách đi lại tương đối ngắn cho phép những nông dân này nắm bắt những cơ hội tại thị trấn, trong khi cùng lúc đó họ có thể duy trì phương kế sinh nhai nông nghiệp của mình. Đôi khi điều này phải cần tới một thành viên gia đình đi khỏi làng, thường là những phụ nữ trẻ đã có chồng. Họ phải di chuyển ra thành phố thường xuyên để làm việc trong các ngành dịch vụ như nhà hàng hoặc trong khách sạn. Hầu như lúc nào họ cũng đều ở lại nơi làm việc của mình và hiếm khi trở về thăm gia đình. Tuy nhiên, cũng có những mối quan hệ gắn bó với nguồn gốc nông thôn của mình khi họ thường xuyên về thăm làng hàng ngày hoặc ít nhất là hàng tuần. Một chiến lược đó là di chuyển toàn bộ hộ dân ra thành phố nhằm xây dựng việc kinh doanh tại đó trong khi vẫn giữ lại một phần gia đình kiếm sống bằng nông nghiệp. Điều này chỉ áp dụng được đối với những hộ gia đình ở khá gần thành phố và có đất nông nghiệp gần thành phố để tiện đi lại trong thời gian ngắn.

Nhu cầu của người dân thành phố và các du khách đến thành phố mang đến cho những người nông dân cơ hội tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, mà không phải di chuyển đi xa hơn, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Giữ lại một phần gia đình làm nông nghiệp trong khi một số khác tham gia vào những công việc phi nông nghiệp cho phép các gia đình đa dạng hoá cơ cấu thu nhập và qua đó giảm đi những ảnh hưởng từ những cú sốc bên trong và bên ngoài, như sự sụt giảm giá nông nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, do khoảng cách quá lớn và điều kiện đường sá không tốt, hầu hết các hộ từ các xã vùng sâu vùng xa đều không thể hưởng lợi từ những cơ hội kiếm việc làm phi nông nghiệp này. Một số hộ định cư quá xa thị trấn nhưng lại ở gần NR 6 xây dựng một cửa hàng nhỏ bên rìa đường và tự mình đi vào thị trấn.



Yên Châu cũng có liên kết nội địa với các trung tâm đô thị cao hơn. Điều này đặc biệt dễ nhận thấy trong ngành giáo dục. Mái trường trung học duy nhất của huyện do chính quyền huyện quản lý nằm tại thị trấn. Ngoài người dân thành phố ra, khoảng 600 học sinh từ toàn huyện đều đến trường học. Nhiều học sinh từ các xã vùng sâu vùng xa ở lại các nhà ở tập thể hoặc thuê mướn phòng trong các ngôi nhà gần trường. (Nguyễn H.: thông tin riêng). Tốt nghiệp trường học này là bước đi đầu tiên tiến lên cấp cao hơn, chỉ có thể thực hiện được tại những thành phố khác. Sau khi tốt nghiệp, nhiều học sinh hoặc đến Hà Nội học hay về thành phố Sơn La học tại Trường Sư phạm. Ngoài ra, những người được phỏng vấn nói rằng họ đến làm việc tại Yên Châu hy vọng rằng họ có thể học được các kỹ năng cần thiết để có thể di chuyển đến các trung tâm đô thị lớn hơn, chẳng hạn như Hà Nội.

Thành phố nhỏ do đó mang lại cho dân số nông thôn của huyện những cơ hội tham gia vào các hoạt động đi kèm với cái hiện đại và tham gia vào sự phát triển toàn diện của đất nước.



Nhà nước và Dân số

Trong sự phân cấp hành chính, thị trấn được xếp hạng tương tự như xã. Kết quả, thị trấn rơi vào sự chỉ đạo và kiểm soát của huyện. Thị trấn Yên Châu do đó là nơi toạ lạc của chính quyền thị trấn cũng như các văn phòng chính quyền quận huyện. Trong khi hoàn cảnh này có thể mang lại lợi ích cho sự phát triển hợp nhất trong huyện và giảm sự phân chia thành thị - nông thôn, một vài khía cạnh cản trở một quy trình quy hoạch đô thị mang lại lợi ích cho cả thị trấn và những khu vực xung quanh.

Liên quan đến sự phát triển đô thị của thị trấn, “Kế hoạch xây dựng thị trấn Yên Châu” của huyện và tỉnh là tài liệu quan trọng nhất (UBND tỉnh Sơn La: 1999). Những mục tiêu của kế hoạch này như có liên quan đến sự tăng trưởng dân số, tất cả đã hết hạn: năm 1999 tổng số dân được báo là 5000, trong khi ngày nay con số những người cư trú chỉ mới 3.500, khiến số dân là 2700 trong năm 1999 sẽ hợp lý hơn. (Nguyên H.: thông tin riêng). Tuy nhiên, trong một kế hoạch đô thị hơn gần đây nhất của tỉnh, trong khi vẫn nhận rõ những sự khác biệt, lặp lại những con số cao không thực tế (Bộ Xây dựng: 2003). Điều này khẳng định quan điểm của Coultharts về những kế hoạch quy hoạch đô thị, trong những kế hoạch này bao gồm những kế hoạch được lý tưởng hoá về những gì các cơ quan và những nhà hoạch định mong muốn, hơn là những quyết sách khả thi. Ngoài ra, không hề có những chính sách chi tiết nên thực hiện những mục tiêu này như thế nào. Nhiệm vụ này được để lại cho chính quyền ở các cấp địa phương, mà thường xuyên không được giao cho những nguồn lực, năng lực và cơ quan cần thiết để thực hiện các kế hoạch đó (2006: ix).

Nhiều cơ quan dịch vụ công và chính phủ như Extension Service hoặc Ngân hàng Nông nghiệp, đều được định hướng theo những khu vực nông thôn xung quanh hơn là nhằm vào thành phố và cư dân của thành phố. Trong khi sự gần gũi chủ yếu của một vài tổ chức hành chính phụ trách việc phát triển nông thôn tại Yêu Châu có thể phát sinh những ảnh hưởng hiệp trợ, điều này không được thực hiện. Các chính sách thường xuyên được một tổ chức thực hiện, mà không có sự tham khảo hoặc hợp tác với các tổ chức khác. Kết quả là có sự lộn xộn giữa những người nông dân cũng như với tổ chức chịu trách nhiệm về dự án đó. Một trường hợp giống như vậy đã diễn ra ở xã Chieng Tuong nơi các cơ quan chính phủ khác nhau đã đẩy mạnh trồng cây ăn quả theo những chương trình khác nhau. Những người dân làng đã nỗ lực làm rõ những trách nhiệm nhưng không thành công, khi các cơ quan không chịu trả lời những lời đề nghị. (Nguyen D. L. 2004: 68). Trong trường hợp này, xảy ra trong một thị trấn và không diễn ra lâu dài tại các khu vực nông thôn, mà mục tiêu trong các chính sách của họ là khiến cán bộ ngày càng xa rời dân số liên quan. Ngoài ra, các công nhân bổ sung cũng phải chịu trách nhiệm với cấp trên của họ hơn là chịu trách nhiệm với những người nông dân họ hiện đang làm việc cùng. Điều này làm hạ thấp tính hiệu quả của những quá trình ra quyết định của người mới tham gia. (Nguyen D. L. 2004: 77). Nói chung, khoảng cách giữa các cán bộ với người dân nông thôn, địa phương cũng được tăng lên theo thực tế rằng nhiều cán bộ là những người dân vùng đất thấp được cử đến phục vụ tạm thời cho chính quyền huyện.

Như đã nói, quan hệ giữa nhà nước - nhân dân thường xuyên diễn ra theo hình thức phân chia nhà nước - nhân dân hoặc nút thắt cổ chai. Thêm vào đó, khi có nhiều hơn quan hệ giữa nhà nước - nhân dân, sự lộn xộn sẽ phát sinh khi những sự phức tạp không được giải thích.

Sự phân chia giữa nhà nước và nhân dân bị lu mờ khi các cán bộ tham gia vào các hoạt động kinh tế do làm cán bộ không có đủ thu nhập. Tại trị thấn Yên Châu, các cán bộ còn quản lý các cửa hàng photocopy hay các nhà hàng. Tại vùng nông thôn, những công nhân làm thêm cũng buôn bán các sản phẩm đầu vào nông nghiệp. (Nguyen D. L. 2004: 53).



Nhà sản xuất và Người tiêu dùng

Khi hầu như chỉ có sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Châu, những người trung gian thật cần thiết để tạo mối liên kết giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng từ bên trong và bên ngoài huyện.



Liên kết đến Nhà sản xuất: Việc thu thập các sản phẩm nông nghiệp diễn ra tại các khu vực phía ngoài thị trấn, dọc theo Quốc lộ 6. Tại đó các nhà buôn mua hoa màu của các nhà sản xuất địa phương và bán cho các nhà buôn và ngành chế biến ở những vùng đất thấp. Trong thời gian nghiên cứu thực địa, ở những nơi này chủ yếu thu thập ngô. Ngô chưa qua chế biến được bảo quản cho đến khi nhà buôn quyết định bán nó cho các nhà buôn khác có xe tải để chuyên chở các sản phẩm. Những người trung gian đóng một vai trò thiết yếu trong việc tiếp thị hoa màu, tuy nhiên vẫn không rõ ràng liệu vai trò của họ có mang lại lợi ích làm tăng thu nhập cho những người nông dân hay không. Trong khi không có dữ liệu xác nhận điều này, phần lớn các nhà buôn dọc theo Quốc lộ 6 dường như đều là người Kinh, họ đã chuyển đến vùng này sinh sống. (Đảng bộ huyện Yên Châu 2001: 16). Trong khi thị trấn có số lượng lớn những nhà buôn kiểu này, họ còn phát hiện thấy những khu định cư đô thị mới bên ngoài dọc theo Quốc lộ 6. Do đó, yếu tố chính cho phép những cơ sở kinh doanh này thực hiện việc buôn bán của họ trên đường phố, không ở trong thị trấn nữa. Trớ trêu thay, những nhà buôn này lại hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn khiến cho những ngôi làng không có khả năng mua được những chiếc xe lớn hơn. Theo cách đó, những người nông dân không có khả năng bán trực tiếp cho những nhà buôn vận chuyển hoa màu ra Đồng bằng sông Hồng.

Liên kết đến Người tiêu dùng: Những năm trước đây đã thấy sự tăng nhanh chóng các cửa hàng chuyên môn hoá, như các cửa hàng điện thoại di động, hàng hoá điện tử, hàng nội thất và xe máy hiện đại. Gần đây một cửa hàng máy vi tính đầu tiên đã mở cửa. Lý do chính cho sự tăng trưởng trong hàng hoá tiêu dùng này được đưa ra là do sự tăng thu nhập trong các khu vực nông thôn xung quanh. (Nguyễn H.: thông tin riêng). Khi sức mua của những người nông dân tăng lên, những nhà buôn và doanh nhân sẽ nhanh chóng đưa ra những nhu cầu mới. Như thế việc mở hai cửa hàng xe máy mới được thực hiện một cách kịp thời với vụ mùa ngô, không phải là tình cờ. Trong khi các nhà buôn đến thị trấn ngày càng nhanh để cung cấp hàng hoá của họ cho các cửa hàng, các chủ cửa hàng khác đi đến các nơi đến tận Hà Nội một tháng một lần mua quần áo để bán tại chợ địa phương kiếm ít tiền lãi. Vì bản thân họ không thể mua với giá bán buôn, họ chỉ có thể bán hàng hoá với giá cao hơn một chút tại Yên Châu (chủ cửa hàng: thông tin riêng 15.11.08). Qua đó lợi nhuận chính vẫn ở tại Hà Nội. Đối với một vài công việc như xây dựng, những người ở vùng đất thấp đến thị trấn chỉ trong một thời gian ngắn (khoảng 300-350 lần mỗi năm). Trong khi họ cung cấp một lực lượng lao động có giá trị, họ không kiếm được nhiều thu nhập tại Yên Châu, để gửi về cho gia đình tại nông thôn hoặc tiết kiệm tiền cho đến khi quay về, qua đó bổ sung vào dòng chảy vốn ra phát sinh trong huyện. Điều này đến mức độ nào đó là do người dân địa phương khởi xướng đi ra các tỉnh khác làm việc. Tuy nhiên, có rất ít người rời khỏi Yên Châu vì họ thiếu các nguồn lực để tiến hành di cư tạm thời. (Đào: thông tin riêng 29.10.08).

Nhiều hoạt động yêu cầu một số kỹ năng như điều hành một phòng chăm sóc sắp đẹp hay một cửa hàng bánh, đều do dân nhập cư từ Đồng bằng sông Hồng chiếm giữ, họ đã học nghề tại đó. Những người dân nhập cư này không chỉ mang lại những cơ hội việc làm cho người dân địa phương, họ còn bổ sung vào sự đa dạng tại Yên Châu. Khi một người dân tộc Thái được phỏng vấn đang làm việc trong một khách sạn, cô nói rằng cô rất hạnh phúc khi làm việc tại thị trấn vì cô có thể học được nhiều thứ sẽ có ích cho tương lai của cô. Những vị khách đến thăm chợ cũng không chỉ coi chợ như một nơi họ thu thập thông tin thông qua những câu chuyện phiếm với những người mua hàng và bán hàng khác. Trong những trường hợp như thế này, thành phố nhỏ đóng vai trò như một nơi truyền thụ kiến thức, từ đây thông tin được phân phối cho các khu vực xung quanh bằng sự di chuyển tự nhiên của người dân.



Kết luận

Thành phố nhỏ là một không gian kinh tế khá phức tạp giữa rất nhiều thành phần của cả hai khu vực thành thị và nông thôn trong và ngoài huyện. Những sự tương tác giữa hai thành phần này, những người có thể tiếp cận những nguồn lực khác nhau (kiến thức, mạng lưới xã hội) nhiều khi dẫn đến sự loại bỏ lẫn nhau, đôi khi là phổ biến và sáng tạo kiến thức. Yên Châu là một thành phố chợ vùng cao điển hình theo sự mô tả của Michaud và Turner (2004). Tuy nhiên những cơ cấu và ảnh hưởng đối với thành phố đang ngày trở nên khác biệt. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ có thể chú ý đến một số vấn đề, trong khi những vấn đề khác đều có tầm quan trọng như nhau, chẳng hạn như vai trò của thành phố trong hệ thống đô thị cấp tỉnh và cấp quốc gia, những quá trình bên trong các chính sách của chính quyền và cả nước. Ví dụ như việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La có một tác động sâu sắc lên sự phân bổ dân số và hệ thống đô thị ở tỉnh Sơn La, qua đó tác động lên thị trấn Yên Châu.



Nói tóm lại, những gì Titus đã viết năm 1998 cũng đúng đối với Yên Châu: Sự phát triển của những thành phố nhỏ còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài, ví như sự phát triển phía trong nội địa và những quy trình vĩ mô cũng như những chính sách vĩ mô ở các cấp quốc gia, quốc tế và toàn cầu. (Titus 1998). Tuy nhiên, tác động mà một thành phố nhỏ cụ thể có lên tác động cục bộ của những sự phát triển chung này chỉ có thể được đánh giá bằng một nghiên cứu ở cấp so sánh. Do đó chúng tôi hy vọng thu hút được sự chú ý vào một vài vấn đề đáng để bàn luận và rằng những thành phố nhỏ sẽ thu hút được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng như ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Xây dựng, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (Ministry of Construction, Institute of Urban and Rural Planning) (2003): Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Sơn La đến năm 2020. General Plan for the urban and rural settlement system of Sơn La province until 2020. Hà Nội.

  2. Coulthart, A., Q. Nguyen and H. Sharpe. (2006). Chiến lược Phát triển Đô thị: Những thách thức của Đô thị hoá Nhanh và Chuyển đổi sang nền Kinh tế Thị trường. Hà Nội: Ngân hàng Thế giới Khôi phục vào ngày 29/3/2008, from http://siteresources.worldbank.org/INTEAPINFRASTRUCT/Resources/Urban.pdf

  3. Kerkvliet, B. J. T. (2004): Khảo sát Chính quyền và Cơ quan Địa phương hiện nay tại Việt Nam. In: Kerkvliet, B. J. T.; Marr, D. G. (Hg.): Ngoài Hanoi. Chính quyền Địa phương tại Việt Nam. Singapore: Viện Đông Nam Á học , S. 1–27.

  4. Khong D. (2002): Dân số và Nhân khẩu Dân tộc học tại Việt Nam. Chiềng Mai: Silkworm Books.

  5. Michaud, J.; Turner, S. (April 2000): Phiên chợ Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Vấn đề đặc biệt: Di cư, những Thị trường và Biến đổi Xã hội ở vùng Cao nguyên Việt Nam. In: Asia Pacific Viewpoint, Jg. 41, H. 1, S. 85–100.

  6. Koh, D. (2006). Những phố phường Hà Nội. Singapore: Việc Đông Nam Á học.

  7. Long, N. (2001). Xã hội học Phát triển - Những triển vọng về con người. New York: Routledge.

  8. Marr, D. G. (2004). Lịch sử ngắn về Chính quyền Địa phương tại Việt Nam. In: Kerkvliet, B. J. T. and D. Marr. (Eds.) Ngoài Hà Nội - Chính quyền Địa phương tại Việt Nam. Singapore: NIAS Press.

  9. Nguyễn, V. K.; Thang, V. P. (1996): Bộ máy quyền lực cấp xã. Cơ cấu Tổ chức và Phương thức Vận hành. The power apparatus at commune level. Basis of organisation and working mode In: Phan Đ. D.; Lê S. G.; Nguyễn V. K.; Nguyễn Q. N.; Thang V. P. (Hg.): Quản lý Xã hội Nông thôn ở nước ta hiện nay. Một số vấn đề và giải pháp. Today’s administration of rural society in our country. Some issues and solutions. Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia , S. 110–146.

  10. Nguyen D. L. (2004): Mở rộng sự tham gia trong các tổ chức phát triển được lựa chọn giữa khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Luận văn tiến sỹ: Đại học Hohenheim. không được xuất bản. Đại học Hohenheim.

  11. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (23.1.1998): Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 10/1998/QD-TTg: Quyết định Phê chuẩn những Định hướng Kế hoạch chính Phát triển các Trung tâm Đô thị của Việt Nam đến năm 2020. Phê chuẩn Kế hoạch Phát triển Đô thị.

  12. Sikor, T. (2004). Chính quyền địa phương trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. In: Kerkvliet, B. J. T. and D. Marr. (Eds.) Ngoài Hà Nội - Chính quyền Địa phương tại Việt Nam. Singapore: NIAS Press.

  13. Titus, M. (1998): Thành phố Nhỏ được quan tâm lại. In: Titus, M.; Hinderink, J. (Hg.): Thành phố và vùng Nội địa tại các Quốc gia đang phát triển. Những triển vọng Tương tác Thành thị-Nông thôn và Phát triển vùng. Amsterdam: Thela Thesis , S. 203–231.

  14. UBND Tỉnh Sơn La, UBND Huyện Yên Châu; People’s committee Sơn La.

  15. UNFPA. (2007). Tình hình Dân số Thế giới. Thả lỏng khả năng tăng trưởng đô thị. UNFPA. Retrieved April 23, 2008, fromhttp://www.unfpa.org/swp/2007/presskit/pdf/sowp2007 _eng.pdf


1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương